Dec 17, 2012 3:12 PM
Trung Quốc vừa nộp lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa
thuộc LHQ (CLCS -Commission des limites du plateau continental), ngày
14-12-2012, hồ sơ thềm lục địa mở rộng của nước này.
TQ đã ký và thông qua bộ Luật quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) lần lượt vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 và ngày 15-5-1996. Bộ luật này có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên từ năm 1994.
Theo điều 76, khoản 8, các quốc gia ven biển cần lập hồ sơ thông báo cho Ủy ban ranh giới TLD (CLCS) những chi tiết kỹ thuật về ranh giới thềm lục địa nước mình, nếu đường ranh giới này vượt quá 200 hải lý. Ủy ban có thẩm quyền xem xét và đưa ra những khuyến cáo về các vấn đề liên quan đến đường biên giới ngoài thềm lục địa của các các quốc gia. Biên giới TLD của quốc gia được xác định trên cơ sở các khuyến cáo của Ủy ban này có tính chung cuộc và bắt buộc.
Cũng theo điều ước trên, CLCS được thành lập theo Phụ lục II của UNCLOS.
Về thời hạn đệ trình hồ sơ, các quốc gia thành viên phải nộp hồ sơ của mình lên CLCS trong vòng 10 năm tính từ ngày bộ Luật Biển có hiệu lực. Tuy nhiên, thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ là ngày 13-5-2009 (điều 4, Phụ lục II).
Đến thời hạn, các quốc gia thành viên ven biển có thể nộp hồ sơ của mình toàn phần hay từng phần, hoặc chỉ nộp những thông tin sơ khởi về ranh giới thềm lục địa. Các quốc gia cũng có thể bảo lưu quan điểm của mình đối với đường ranh giới TLD của các nước khác vừa đệ trình.
Trung Quốc đã nộp hồ sơ gồm những thông tin sơ lược về ranh giới thềm lục địa của nước họ vào ngày 11-5-2009, theo đúng thời hạn cũng như phương cách mà CLCS đã ấn định. Hồ sơ này TQ đưa ra những yêu sách từng phần của họ tại biển Hoa Đông, theo đó thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của nước này là thềm lục địa « kéo dài tự nhiên », mở ra cho đến đường rảnh Okinawa. TQ cũng bảo lưu quyền bổ túc hồ sơ tại vùng biển Hoa Đông cũng như tại các vùng biển khác. Trung Quốc chưa nộp bất kỳ một thông tin nào về thềm lục địa của họ tại biển Đông, ngoài công hàm phản đối các hồ sơ thềm lục địa mở rộng của VN ngày 8-5-2009, thể hiện qua đường 9 đoạn chữ U và tuyên bố đại khái : « Trung Quốc có chủ quyền tại các đảo và vùng biển chung quanh ».
Như thế hồ sơ của TQ đệ trình ngày 14-12 là hồ sơ bổ túc cho hồ sơ đã nộp ngày 11-5-2009.
Bỏ qua một số chi tiết về kỹ thuật, ranh giới thềm lục địa của TQ được áp dụng phương pháp Hedberg, tức từ “chân của bờ triền” (the Foot Of the Slop – FOS) + 60 hải lý. Ranh giới phía ngoài thềm lục địa là đường màu vàng trên bản đồ dưới đây.
Nguồn: Hồ sơ TLD của TQ nộp lên CLCS 14-2-2012.
TQ đã ký và thông qua bộ Luật quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) lần lượt vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 và ngày 15-5-1996. Bộ luật này có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên từ năm 1994.
Theo điều 76, khoản 8, các quốc gia ven biển cần lập hồ sơ thông báo cho Ủy ban ranh giới TLD (CLCS) những chi tiết kỹ thuật về ranh giới thềm lục địa nước mình, nếu đường ranh giới này vượt quá 200 hải lý. Ủy ban có thẩm quyền xem xét và đưa ra những khuyến cáo về các vấn đề liên quan đến đường biên giới ngoài thềm lục địa của các các quốc gia. Biên giới TLD của quốc gia được xác định trên cơ sở các khuyến cáo của Ủy ban này có tính chung cuộc và bắt buộc.
Cũng theo điều ước trên, CLCS được thành lập theo Phụ lục II của UNCLOS.
Về thời hạn đệ trình hồ sơ, các quốc gia thành viên phải nộp hồ sơ của mình lên CLCS trong vòng 10 năm tính từ ngày bộ Luật Biển có hiệu lực. Tuy nhiên, thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ là ngày 13-5-2009 (điều 4, Phụ lục II).
Đến thời hạn, các quốc gia thành viên ven biển có thể nộp hồ sơ của mình toàn phần hay từng phần, hoặc chỉ nộp những thông tin sơ khởi về ranh giới thềm lục địa. Các quốc gia cũng có thể bảo lưu quan điểm của mình đối với đường ranh giới TLD của các nước khác vừa đệ trình.
Trung Quốc đã nộp hồ sơ gồm những thông tin sơ lược về ranh giới thềm lục địa của nước họ vào ngày 11-5-2009, theo đúng thời hạn cũng như phương cách mà CLCS đã ấn định. Hồ sơ này TQ đưa ra những yêu sách từng phần của họ tại biển Hoa Đông, theo đó thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của nước này là thềm lục địa « kéo dài tự nhiên », mở ra cho đến đường rảnh Okinawa. TQ cũng bảo lưu quyền bổ túc hồ sơ tại vùng biển Hoa Đông cũng như tại các vùng biển khác. Trung Quốc chưa nộp bất kỳ một thông tin nào về thềm lục địa của họ tại biển Đông, ngoài công hàm phản đối các hồ sơ thềm lục địa mở rộng của VN ngày 8-5-2009, thể hiện qua đường 9 đoạn chữ U và tuyên bố đại khái : « Trung Quốc có chủ quyền tại các đảo và vùng biển chung quanh ».
Như thế hồ sơ của TQ đệ trình ngày 14-12 là hồ sơ bổ túc cho hồ sơ đã nộp ngày 11-5-2009.
Bỏ qua một số chi tiết về kỹ thuật, ranh giới thềm lục địa của TQ được áp dụng phương pháp Hedberg, tức từ “chân của bờ triền” (the Foot Of the Slop – FOS) + 60 hải lý. Ranh giới phía ngoài thềm lục địa là đường màu vàng trên bản đồ dưới đây.
Nguồn: Hồ sơ TLD của TQ nộp lên CLCS 14-2-2012.
Tuy nhiên, như đã thấy trên bản đồ, biển Hoa Đông là một vùng biển hẹp, rộng không quá 400 hải lý, ở khoảng giữa lục địa Trung Quốc và chuổi đảo Nam Tây (gồm nhiều quần đảo Lưu Cầu, Tát Nam, Điếu Ngư…) thuộc Nhật. Việc này tạo sự chồng lấn về biển và thềm lục địa giữa các bên Trung Quốc với Nhật và Trung Quốc với Nam Hàn.
Phần 7 “phân định vùng biển” của hồ sơ Trung Quốc đệ trình lên CLCS có dẫn nội dung của đoạn 2, phụ lục I của UNCLOS. Theo đó TQ thông báo cho Ủy ban biết những tranh chấp trong vùng với các bên Nhật và Nam Hàn. TQ cũng cho biết sẵn sàng cùng các bên phân định thềm lục địa và vùng nước liên quan.
Như thế, các chi tiết kỹ thuật về thềm lục địa của TQ theo hồ sơ đệ trình, có thể nói là phù hợp với tinh thần của UNCLOS. Vấn đề là, hai bên Trung-Nhật sẽ phân định thềm lục địa như thế nào?
TQ đã dựa theo điều 76 của UNCLOS và phương pháp Hedberg để xác định bề rộng thềm lục địa của nước này.
Phía Nhật sẽ gặp khó khăn nếu áp dụng đúng theo điều 76, vì các đảo của nước này, ngoài quần đảo Điếu Ngư nằm trên bờ rìa thềm lục địa, thì không có đảo nào có thềm lục địa. Không có thềm lục địa thì làm sao có thể mở rộng thềm lục địa ?
Vì vậy Nhật sẽ áp dụng điều 121 về chế độ các đảo và điều 55 về vùng Độc quyền kinh tế (ZEE), theo đó các đảo “có người sinh sống và có nền kinh tế tự túc” thì được hưởng 200 hải lý bề rộng, tính từ đường cơ bản, vùng biển ZEE và thềm lục địa.
Theo các tin tức đã biết từ trước, dẫn lại từ bản đồ dưới đây, Nhật chủ trương phân định vùng biển và thềm lục địa theo “đường trung tuyến”. Trong khi phía TQ vịn lý do “thềm lục địa tự nhiên” để đòi thềm lục địa. Khác biệt giữa Nhật và Trung Quốc trong việc phân định vùng biển và thềm lục địa sẽ là sự khác biệt giữa “thềm lục địa tự nhiên” theo điều 76 đối với “thềm lục địa theo luật định” theo các điều 121 và 55 của UNCLOS.
Việc phân chia này phức tạp. Phía TQ sẽ viện dẫn các đảo của Nhật là các đảo nhỏ, do đó có hiệu lực giới hạn ZEE, đồng thời các đảo này không có thềm lục địa tự nhiên.
Nếu áp dụng đúng các điều ước của UNCLOS, các đảo của Nhật có hiệu lực tối đa 200 hải lý và TQ có thể mở rộng thềm lục địa tối đa 350 hải lý. Tỉ lệ căn bản để phân định giữa Nhật và Trung Quốc sẽ là : 200:350 = 4/7. Tức 7 km chiều rộng phía TQ sẽ tương ứng với 4km phía Nhật.
Nhưng, mỗi trường hợp phân định là một trường hợp duy nhứt. Ta không thể nào đoán được.
Nguồn: Atlas Géopolitique des espaces maritimes – D. Ortolland và J.P. Pirat – Editions Technip2008.
Bản đồ trên cho thấy các chi tiết sơ lược về vùng biển
tranh chấp. Đòi hỏi của TQ là đường màu xanh, đòi hỏi của Nhật là đường màu đỏ.
Hai bên Trung-Nhật cũng đã có ký kết một tạm ước ngày 11-11-1997 về vùng đánh
cá chung, là vùng B trên bản đồ, được xác định theo tứ giác đường màu đỏ.
-----------------------------------
No comments:
Post a Comment