Quận Cam: Vùng phi cộng sản?
DCVOnline
DCVOnline
07-12-2012
Sau hai mươi năm cấm vận sau ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt,
Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Clinton, đã tái lập bang giao với nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1995. Mối giao hảo Mỹ Việt chừng như ngày một
thêm nồng ấm. Cả hai nước đều lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và dân
Mỹ chuộng hàng sản xuất bằng giá lao động rẻ ở Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam ngày
nay muốn có nhiều cuộc tập trận chung với Hải quân Mỹ hơn là cường điều về
những sự kiện Mỹ Lai, thuốc khai quang, hay vụ ám sát Tổng thống Diệm mà chính
phủ Mỹ đã can dự.
Ít người cho rằng đây là hướng phát triển không tốt trừ trường hợp bạn đang ở trong vùng quận Cam ở tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Ít người cho rằng đây là hướng phát triển không tốt trừ trường hợp bạn đang ở trong vùng quận Cam ở tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Người Mỹ
gốc Việt hoan nghênh nghị quyết của Tp. Garden Grove . Nguồn ảnh: RON GONZALES,
THE ORANGE COUNTY REGISTER
Như vẫn còn kẹt lại trong thời chiến tranh lạnh, Hội đồng Thành phố Garden Grove vừa ban hành một nghị quyết không khuyến khích giới chức của Việt Nam ghé thăm thành phố này.
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin cho hay bộ Ngoại giao Việt Nam nói, “những nghị quyết đó là sai lầm, như cá trên cạn, và đi ngược hướng phát triển quan hệ giữa hai nước.”
Tuy nhiên, ông Bruce Broadwater, tân thị trưởng Garden Grove nói với đám đông người Mỹ gốc Việt ở địa phương, “Chúng ta thực tình không muốn họ [đến đây].”
Nghị quyết của Garden Grove yêu cầu tất cả những phái đoàn của Việt Nam phải cho họ biết 14 ngày trước khi đến nếu không sẽ phải trả chi phí cho dịch vụ bảo vệ của cảnh sát.
Bà Diana Nguyễn, nghị viên Graden Grove nói, “Chính phủ đáng khinh đó không xứng đáng được khuyến khích.”
Ông Neil Nguyễn, Chủ tich Liên hội Người Mỹ gốc Việt ở Nam California nói, “có thể với quần chúng Mỹ, cuộc chiến đã chấm dứt năm 1975, nhưng cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền tiếp tục.”
Tương tự như Garden Grove, Hội đồng thành phố Santa Anna đang chuẩn bị một nghị quyết tương tự, hôm 19 tháng 11. Garden Grove và thị trấn Westminster cạnh bên, nơi có đông người Mỹ gốc Việt nhất Hoa Kỳ, đã có chính sách không hoan nghênh các phái đoàn của Việt Nam từ năm 2004 nhưng những nghị quyết đó đã hết hiệu lực.
Ông NGuyễn Bá Hùng, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco nói những nghị quyết đó không có răng, vô hiệu.
“Đó là nghị quyết không thể áp dụng. Nó không có giá trị ràng buộc
trên mặt pháp lý.”
Đã có it nhất 10 phái đoàn Việt Nam thăm viếng quận Cam hàng năm, theo lởi ông Hùng. Tất cả những chuyến viếng thăm đó đã được phối hợp với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chứ không phải với các cơ quan địa phương, ông Hùng nói tiếp. Và đó là chỉ dấu quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp, ông Hùng nói.
“Quan hệ với Hoa Kỳ rất tốt,” ông nói.
Tuy quan hệ ngoại giao giữa hai nước CHXHCNVN và Mỹ đã bắt đầu từ 1995 nhưng giới lãnh đạo người Mỹ gốc Việt tại quận Cam đã dẫn đầu chống lại việc giao thương với Việt Nam. Đầu năm 2012, người Mỹ gốc Việt khắp Hoa Kỳ đã gởi đến Nhà Trắng một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Mỹ phải yêu cầu Việt Nam thả tù nhân chính tri khi phát triển quan hệ với Việt Nam. Bản kiến nghị có hơn 130.000 chữ ký, phát xuất từ Garden Grove.
Ông Tổng Lãnh sự CHXHCNVN tại San Francisco gọi những người chống lại Việt Nam là “cực đoan” là những người “sẵn sàng làm tất cả những gì để làm suy yếu quê hương.” [Người Mỹ gốc Việt, ở quận Cam và những nơi khác, thật ra chống lại chính sách độc tài và chính phủ chuyên chế Việt Nam chứ không chống lại quê hương Việt Nam. - DCVOnline.]
Ông Nguyễn Bá Hùng nói những chống đối đó không phản ảnh quan điểm của Hoa Kỳ, hoan nghênh chào đón những phái đoàn của giới lãnh đạo Việt Nam đến Mỹ.
“Những nghị quyết sai lầm đó chỉ làm hại cho những người Mỹ muốn giao thương với Việt Nam và không bao giờ ngan cản được những phái đoàn của hai chính phủ,” Nguyễn Bá Hùng nói.
Giới chức thành phố Garden Grove nói những cuộc thăm viếng từ các quốc gia cộng sản tới thành phố này hay thị trấn Westminster cạnh bên tạo ra những rủi ro an ninh và là một gánh nặng tài chính cho thành phố và cộng đồng. Và những cuộc viếng thăm đó còn gây ra những cuộc biểu tình chống đối cần có sự bả vệ an ninh của cảnh sát địa phương. Năm 1999, sự kiện Trần Trường treo cờ đỏ sao vàng và ảnh ông Hồ Chí Minh trong một tiệm video đã gây tổn thất cho ngân quỹ của Westminster khoảng 750.000 đô-la chi phí cho dịch vụ của cảnh sát bả vệ an ninh cho cuộc biểu tình kéo dài 53 ngày.
Tuần này, theo đài truyền hình KHOU11 tại Houston, TX, nghị viên thành phố Houston, Al Hoàng [Hoàng Duy Hùng], nói ông đã bị người có súng đe dọa tại tư gia sau khi tiếp đón một Thứ trưởng CHXHCNVN [Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam] với mục đích phát triển thương mại, quan hệ giữa hai nước cũng như đường bay trực tiếp về Việt Nam.
Theo nhật báo Người Việt, Al Hoàng cho hay, ông thấy trước nhà “một bọc khả nghi” và gọi cảnh sát. Bọc khả nghi đó có chất nổ, ngòi nổ, và một miếng giấy viết ‘Chúng tao sẽ giết chết gia đình Hoàng Duy Hùng vì theo Việt Cộng’.
Tại Garden Grove, giới chức thành phố cho hay những chuyến thăm viếng của chính phủ Việt Nam chỉ khiêu dậy những cảm xúc sâu kín và gây ra phản ứng không thuận lợi.
“Những phái đoàn dân sự hay thương mại liên hệ đế chế độ Hà Nội viếng thăm Sài Gòn Nhỏ không những không đem lại một lợi ích kinh tế hay chính trị nào mà còn gây náo động, xâu xé cho thành phố và dân cư tại đây,” bản nghị quyết tuyên bố.
Không như những nghị quyết cũ, nghị quyết mới của Garden Grove không có ngày hết hiệu lực. Nghị quyết này sẽ kết hiệu lực “khi Bộ Ngoại giao Mỹ chính thứnc tuyên bố Việt Nam là một quốc gia tự do và dân chủ.”
Phản ứng xử và ngộn từ tuyên truền của giới ngoại giao Việt Nam làm cho nghị quyết của thành phố Garden Grove thêm phần hữu lý.
© DCVOnline
Đã có it nhất 10 phái đoàn Việt Nam thăm viếng quận Cam hàng năm, theo lởi ông Hùng. Tất cả những chuyến viếng thăm đó đã được phối hợp với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chứ không phải với các cơ quan địa phương, ông Hùng nói tiếp. Và đó là chỉ dấu quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp, ông Hùng nói.
“Quan hệ với Hoa Kỳ rất tốt,” ông nói.
Tuy quan hệ ngoại giao giữa hai nước CHXHCNVN và Mỹ đã bắt đầu từ 1995 nhưng giới lãnh đạo người Mỹ gốc Việt tại quận Cam đã dẫn đầu chống lại việc giao thương với Việt Nam. Đầu năm 2012, người Mỹ gốc Việt khắp Hoa Kỳ đã gởi đến Nhà Trắng một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Mỹ phải yêu cầu Việt Nam thả tù nhân chính tri khi phát triển quan hệ với Việt Nam. Bản kiến nghị có hơn 130.000 chữ ký, phát xuất từ Garden Grove.
Ông Tổng Lãnh sự CHXHCNVN tại San Francisco gọi những người chống lại Việt Nam là “cực đoan” là những người “sẵn sàng làm tất cả những gì để làm suy yếu quê hương.” [Người Mỹ gốc Việt, ở quận Cam và những nơi khác, thật ra chống lại chính sách độc tài và chính phủ chuyên chế Việt Nam chứ không chống lại quê hương Việt Nam. - DCVOnline.]
Ông Nguyễn Bá Hùng nói những chống đối đó không phản ảnh quan điểm của Hoa Kỳ, hoan nghênh chào đón những phái đoàn của giới lãnh đạo Việt Nam đến Mỹ.
“Những nghị quyết sai lầm đó chỉ làm hại cho những người Mỹ muốn giao thương với Việt Nam và không bao giờ ngan cản được những phái đoàn của hai chính phủ,” Nguyễn Bá Hùng nói.
Giới chức thành phố Garden Grove nói những cuộc thăm viếng từ các quốc gia cộng sản tới thành phố này hay thị trấn Westminster cạnh bên tạo ra những rủi ro an ninh và là một gánh nặng tài chính cho thành phố và cộng đồng. Và những cuộc viếng thăm đó còn gây ra những cuộc biểu tình chống đối cần có sự bả vệ an ninh của cảnh sát địa phương. Năm 1999, sự kiện Trần Trường treo cờ đỏ sao vàng và ảnh ông Hồ Chí Minh trong một tiệm video đã gây tổn thất cho ngân quỹ của Westminster khoảng 750.000 đô-la chi phí cho dịch vụ của cảnh sát bả vệ an ninh cho cuộc biểu tình kéo dài 53 ngày.
Tuần này, theo đài truyền hình KHOU11 tại Houston, TX, nghị viên thành phố Houston, Al Hoàng [Hoàng Duy Hùng], nói ông đã bị người có súng đe dọa tại tư gia sau khi tiếp đón một Thứ trưởng CHXHCNVN [Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam] với mục đích phát triển thương mại, quan hệ giữa hai nước cũng như đường bay trực tiếp về Việt Nam.
Theo nhật báo Người Việt, Al Hoàng cho hay, ông thấy trước nhà “một bọc khả nghi” và gọi cảnh sát. Bọc khả nghi đó có chất nổ, ngòi nổ, và một miếng giấy viết ‘Chúng tao sẽ giết chết gia đình Hoàng Duy Hùng vì theo Việt Cộng’.
Tại Garden Grove, giới chức thành phố cho hay những chuyến thăm viếng của chính phủ Việt Nam chỉ khiêu dậy những cảm xúc sâu kín và gây ra phản ứng không thuận lợi.
“Những phái đoàn dân sự hay thương mại liên hệ đế chế độ Hà Nội viếng thăm Sài Gòn Nhỏ không những không đem lại một lợi ích kinh tế hay chính trị nào mà còn gây náo động, xâu xé cho thành phố và dân cư tại đây,” bản nghị quyết tuyên bố.
Không như những nghị quyết cũ, nghị quyết mới của Garden Grove không có ngày hết hiệu lực. Nghị quyết này sẽ kết hiệu lực “khi Bộ Ngoại giao Mỹ chính thứnc tuyên bố Việt Nam là một quốc gia tự do và dân chủ.”
Phản ứng xử và ngộn từ tuyên truền của giới ngoại giao Việt Nam làm cho nghị quyết của thành phố Garden Grove thêm phần hữu lý.
© DCVOnline
Nguồn:
- Garden Grove to Vietnam: don't visit. By ROXANA KOPETMAN / THE ORANGE COUNTY REGISTER. November 30, 2012
- Why are Orange County suburbs beefing with Hanoi bureaucrats? Pattric Winn, DEcember 7, 2011.
- Nhà nghị viên Hoàng Duy Hùng ở Houston bị nghi đặt bom. Ðỗ Dzũng, Người Việt 27/11/2012.
No comments:
Post a Comment