Friday, 7 December 2012

CAMSA TIẾP TỤC GIẢI CỨU ĐỒNG BÀO BỊ BÁN SANG NGA (Mạch Sống)




Posted on Friday, December 07 @ 18:58:35 EST

Từ đầu năm nay, Liên Minh CAMSA bắt đầu phanh phui đường dây buôn người từ Việt Nam sang Nga. Nạn buôn người Viêt ở Nga khác với các nước khác ở chỗ thủ phạm lại chính là những người Việt đang tâm bóc lột đồng hương của mình. Họ mở các xưởng may dệt và hãng thầu xây cất, rồi tuyển người từ Việt Nam. Chỉ riêng quanh thủ đô Moscow, hiện có trên ba ngàn xưởng may “đen” do người Việt làm chủ.

“Thậm chí họ còn lập Hội Dệt May với sự đỡ đầu của Toà Đại Sứ Việt Nam”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS và đồng sáng lập viên CAMSA, cho biết.

Nhiều nạn nhân đã bị lường gạt. Họ phải đóng khoản tiền lệ phí lớn để đi lao động ở Nga, theo chương trình “xuất khẩu lao động” của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Khi đến nơi, họ bị tịch thu giấy tờ tuỳ thân, bị giam trong ph òng kín, và phải lao động quần quật mà không được trả lương. Chủ sử dụng lao động dựng ra những khoản nợ bắt họ phải làm không công để trả. Ai ốm bịnh không lao động được nữa thì phải đóng tiền chuộc mạng lên đến nhiều ngàn Mỹ kim thì mới được thả ra. Thâm chí nhiều người đóng tiền để đi lao động nhưng chỉ được cấp visa du lịch có hiệu lực 3 tháng, sau đó trở thành cư trú bất hợp pháp ở Nga.

Khi nạn nhân cầu cứu, chính quyền Việt Nam lờ đi. Khi nạn nhân lên tiếng tranh đấu, thì Toà Đại Sứ Việt Nam hăm doạ nạn nhân thay vì bênh vực và giải cứu họ. Sau khi nạn nhân được giới chức Nga giải cứu, chính quyền Việt Nam cử phái đoàn từ Hà Nội sang Nga yêu cầu họ quay lại đi làm với lý do là kẻ buôn người đã hứa thay đổi và trở nên tử tế hơn.

“Làm vậy là vi phạm luật Việt Nam, luật Nga và luật quốc tế”, Ts. Thắng nhận định.

Phỏng vấn Ts. Thắng về nạn buôn người Việt sang Nga:


Một số nạn nhân của Công Ty Victoria đã về đến Việt Nam

Theo Ông, luật phòng chống buôn người của Việt Nam, hiệu lực đầu năm nay, đòi hỏi sự truy tố và trừng trị thủ phạm buôn người. Những kẻ buôn người này thường xuyên đi đi về về Việt Nam cho nên không có gì khó khăn để câu lưu và điều tra họ. Không những vậy, họ sử dụng trung gian và môi giới ở Việt Nam; chính quyền Việt Nam có thừa khả năng để triệu tập và điều tra những kẻ tòng phạm này.

Luật Nga không cho phép người ngoại quốc ở lậu. Khi giới chức chính quyền Việt Nam không giải quyết để đưa các nạn nhân đã trở thành cư trú bất hợp pháp sau khi visa du lịch đáo hạn thì có nghĩa là ép công dân phải sống lậu ở Nga.

“Đây là cố tình vi phạm luật di trú của Nga”, Ông nói.

Cũng theo Ông, Việt Nam đã ký vào Hiệp Định Thư Palermo, là một công ước Liên Hiệp Quốc về chống buôn người, ngày 8 tháng 6 vừa qua. Qua đó Việt Nam có trách nhiệm, chiếu theo luật quốc tế, bảo vệ nạn nhân, trừng trị thủ phạm và ngăn chặn đường dây buôn người sang các quốc gia khác.

“Chúng tôi đang làm việc với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và vận động chính phủ Nga ép Việt Nam phải tuân thủ luật quốc tế, ngưng xâm phạm luật Nga, và nghiêm chỉnh chấp pháp luật do chính mình ban hành”, Ts. Thắng cho biết.
Dưới đây là bản tin RFA về vụ Victoria, một trong nhiều vụ buôn người mà Liên Minh CAMSA đang can thiệp.

====

Cty Victoria ở Nga đổi tên để chạy tội bóc lột công nhân
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-12-06
Công ty may mặc Victoria ở Matxcơva, do ông Nguyễn Văn Lập làm chủ và bóc lột người đồng hương như nô lệ, hiện đã đổi tên xưởng và cho một người Nga đứng tên làm bình phong để né tránh tội ác và qua mặt giới công lực.

Nhốt công nhân đòi tiền chuộc?
Việc công ty Victoria đổi tên để “chạy tội” được một nạn nhân là anh Vũ Minh Đức cho biết:
Bây giờ họ đổi tên công ty rồi, không dùng Victoria nữa mà dùng tên khác rồi. Và người khác đứng tên chứ không phải ông Nguyễn Văn Lập đứng tên nữa.”
Trong khi đó, chúng tôi được tin chủ nhân Nguyễn Văn Lập, còn gọi là Lập Đen, đang ráo riết “đòi tiền chuộc” một cách vô cảm đối với những nạn nhân cùng dòng máu Việt, như ông Lê Thanh Nghị ở Ninh Bình kể lại về thân nhân của ông:

Đọc tiếp:

***

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA


Bài liên quan:


Công Ty Victoria tại Nga Sa Thải Nhân Viên Bị Nghi Tiết Lộ Thông Tin cho Giới Truyền Thông
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2533

Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2522




No comments:

Post a Comment

View My Stats