24-12-2012
Xem cái clip cưỡng chế ở Đông
Triều hôm 21 tháng 12 vừa qua, ý nghĩ đầu tiên đến trong đầu tôi là: tết nhất
đến nơi rồi, nhiều nhà sẽ mất tết đây!
Năm ngoái, cũng gần tết, cả nhà
Đoàn Văn Vươn mất tết. Nhà bị phá tanh bành, tài sản mất sạch. Đàn ông thì vào
tù. Ở ngoài, đàn bà trẻ con nhao nhác. Tết mưa phùn! Rét căm căm. Chó hai con
thì thoát được mỗi một (không phải vào tù mà là vào nồi nhà ai đó). Rồi thì
ngoài đời cả người và chó cùng chui vào cái lều bạt dứa, dựng lên giữa cảnh
hoang tàn, cùng dựa vào nhau mà sống qua cái tết.
Ông bà ta có câu, giời đánh
tránh miếng ăn. Cả năm trời đầu tắt mặt tối, mải miết làm ăn, ai cũng chỉ mong
đến ngày tết vợ chồng con cái đoàn tụ, ăn bữa cơm tất niên, thăm làng trên xóm
dưới…thế mà cưỡng chế lại cứ nhè cuối năm mà diễn, không nhà này tan đàn xẻ
nghé thì nhà kia cũng mất ruộng, mất vườn. Lòng dạ nào mà tết với nhất nữa.
Nghiệt ngã quá đi thôi.
Chưa cần biết sự thât đằng sau
cuộc cưỡng chế ấy là gì, nhưng nhìn cái cảnh quân cơ động khiên giáp rầm rập,
ngồi giơ khiên (trông rất bài bản) tránh gạch đá từ phía người dân ném tới (chả
bõ gãi ghẻ), rồi ùa đến chỗ đám dân (hệt như đánh giáp la cà). Tiếng dân kêu la
vang dậy cả một góc trời. Rồi một hình người rũ rượi bị xốc nách, kéo lê chân
trên mặt đường lướt qua màn hình (chắc đây là nhân vật quá khích đã bị dùi cui
vô hiệu hóa). Tận thế không diễn ra trên trái đất, nhưng những cảnh này ở Đông
Triều còn thê lương, ai oán hơn cả tận thế ấy chứ?
Ngây thơ đến mấy cũng hiểu, chả
thể chống lại quân cơ động bằng gạch đá. Vậy sao họ vẫn làm? Tại sao từng là
quân nhân, quá hiểu thế trận không cân sức, Đoàn Văn Vươn vẫn liều mạng nổ
súng?
Tôi chợt nhớ câu hỏi của nhà
báo Đoan Trang, khi người dân muốn bày tỏ chính kiến thì phải làm thế nào? Viết
thư? Gửi đơn?
Cái nhà anh công an kia trả lời
mới thật ngây ngô. Gửi đến phòng tiếp dân thì đợi sang thế giới bên kia cũng
chưa có câu trả lời.
Nhưng đấy là bày tỏ chính kiến.
Còn đây là quyền lợi sát sườn, người dân muốn bảo vệ quyền lợi đó của họ thì
phải làm thế nào?
Câu trả lời là những đoàn người
đi khiếu kiện năm này qua năm khác. Theo dòng thời gian, Hà Nội sẽ có những
vườn hoa đi vào lịch sử như vườn hoa Mai Xuân Thưởng, vườn hoa Lý Tự Trọng với
một cái tên khác: vườn dân oan!
Những ngày cuối năm, liệu có
thêm người bị bắt? Trong tù có ai bị đánh đập?
Nghe nghèn nghẹn trong lòng. Mi
mắt nong nóng. Xót thương biết chừng nào.
Nhiều người mang quan tài, nằm
ra đường chống đối lực lượng chức năng
Theo quan sát của PV, trên quốc lộ
18A, đoạn đối diện dự án khu đô thị Kim Sơn từ 11 giờ trưa có cả nghìn người
vây kín, nhiều người mang theo áo quan, nằm lăn ra đường ngăn trở giao thông.
Do lượng người tiếp tục kéo đến ngày càng đông nên khoảng 12 giờ Công an huyện
và CSGT được điều đến. Cao trào của sự việc vào khoảng 17 giờ khi nhiều người
dân dùng gỗ, đá tấn công lượng CSCĐ. Phải đến 19 giờ tối đám đông mới được giải
tán.
Ông Vũ Kiên Cường – Phó chánh văn
phòng UBND tỉnh xác nhận sự việc và cho biết, vụ xô xát khiến 5 người bị
thương. Theo ông Cường, ngày 4/9/2009 UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 41,59ha
của 852 hộ dân giao cho Công ty TNHH Thành Tâm 668 thực hiện đầu tư Dự án khu
đô thị Kim Sơn.
Đường Quốc lộ 18A, đoạn từ thị trấn Mạo Khê đến thị trấn Đông Triều ách
tắc kéo dài từ 11h trưa đến 19h tối 21/12.
Lượng người kín đặc khiến lực
lượng công an rất vất vả phân luồng giao thông.
Từ tháng 6/2010 đến nay đã có
778 hộ dân tiền bồi thường, hỗ trợ. 74 hộ dân còn lại không chịu nhận tiền hỗ
trợ vì họ cho rằng đền bù chưa thỏa đáng. Theo quyết định cưỡng chế, hết ngày
23/12 chính quyền sẽ tổ chức cưỡng chế. Được biết, Công an tỉnh Quảng Ninh đã
ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và cản trở giao thông.
No comments:
Post a Comment