Monday, 17 December 2012

LÃNH TỤ DIỀU HÂU SHINZO ABE LÃNH ĐẠO NHẬT BẢN (BBC)




BBC
Cập nhật: 14:27 GMT - thứ hai, 17 tháng 12, 2012

Ông Shinzo Abe, 58 tuổi, vừa trở thành tân thủ tướng Nhật Bản sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do của ông.
Đây là lần thứ hai ông Abe ngồi ghế thủ tướng sau nhiệm kỳ ngắn ngủi đầu năm 2006-7. Khi đó, ông là nhà lãnh đạo trẻ nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến II - nhưng ông từ chức chưa đầy một năm sau đó, với lý do sức khỏe kém, trong bối cảnh sự ủng hộ cho chính quyền ông giảm mạnh vào lúc đó.
Nay ông Abe trở lại lãnh đạo đất nước, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh là giành được 294 ghế và đối tác liên minh của đảng này là đảng Komei được 31 ghế trong Hạ viện 480 ghế.
Như vậy, số ghế của hai đảng này đã vượt 320 ghế - mức đa số hai phần ba theo đó cho phép hai đảng ban hành các dự luật trong một cuộc biểu quyết lại, nếu Thượng viện bác bỏ những dự luật này.
"Tôi đã từng trải nghiệm sự thất bại khi là một chính trị gia và chính với lý do đó, tôi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể cho Nhật Bản," ông viết trong một bài báo trước ngày bỏ phiếu.

Con nhà "chính trị nòi"
Nhà lập pháp vốn được biết tới như diều hâu cánh hữu, sinh gia trong một gia đình chính có truyền thống chính trị cao cấp.
Cha của ông, Shintaro Abe, là cựu ngoại trưởng. Ông của ông là cựu Thủ tướng Nobusuke Kishi, người bị bắt vì cáo buộc nghi phạm tội ác chiến tranh sau Thế chiến II, nhưng chưa bao giờ bị buộc tội.
Ông Abe tốt nghiệp khoa học chính trị từ Đại học Seikei trước khi học chính trị tại Đại học Nam California (USC).
Ông từng giành ghế đầu tiên của mình trong quốc hội vào năm 1993 và sau đó đã trở thành thứ trưởng nội các. Trong tháng Chín năm 2003, ông trở thành Tổng thư ký LDP là đảng đương quyền khi đó.
Được bổ nhiệm vào nội các lần đầu tiên trong tháng 10 năm 2005, ông đã được trao vai trò Chánh Văn phòng Nội các.
Khi ông trở thành thủ tướng một năm sau đó, ông được xem là một người đàn ông tiếp bước hình ảnh của người tiền nhiệm Junichiro Koizumi với phong cách thẳng thắn và được lòng cử tri tựa như ông Koizumi.
Trong những ngày đầu ngồi ghế thủ tướng của mình, ông từng giành điểm chính trị từ việc hàn gắn lại mối quan hệ hữu nghị cấp cao với Trung Quốc và giành được sự hậu thuẫn ở trong nước với lập trường cứng rắn với Bắc Hàn.
Là người theo chủ trương bảo thủ, ông Abe đã đẩy mạnh cho một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn và vai trò lớn hơn cho Nhật Bản trên trường quốc tế.
Trong giai đoạn ông nắm quyền, Nhật đã thông qua một dự luật thiết lập các bước để tổ chức trưng cầu dân ý nhằm sửa đổi hiến pháp hòa bình của đất nước này.
Ông Abe cũng kêu gọi người dân có ý thức hơn về niềm tự hào dân tộc và ủng hộ một đạo luật yêu cầu giảng dạy lòng yêu nước trong trường học.
Tuy nhiên, một loạt các vụ bê bối và lỡ mồm do cả chính ông và các bộ trưởng của mình từng làm tổn hại đến chính phủ, và thăm dò dư luận cho thấy ông mất đi sự ủng hộ rõ rệt.
Ông từng gây phẫn nộ ở Trung Quốc và Hàn Quốc khi nói rằng không có bằng chứng cho thấy quân đội Nhật Bản ép buộc phụ nữ bị buộc phải trở thành nô lệ tình dục của trong Thế chiến II. Ông bị buộc phải giải thích rõ nhận xét của mình và sau đó đưa ra lời xin lỗi trước quốc hội.
Tuy nhiên, điều gây phương hại nhất cho ông Abe là việc tiết lộ rằng qua thời gian chính phủ đã mất đi quỹ lương hưu ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu trường hợp.
Việc LDP cầm quyền mất nhiều ghế trong cuộc bầu cử thượng viện vào tháng Bảy năm 2007 kể như yếu tố lớn dẫn tới việc ông quyết định từ chức.
Ông đã từ nhiệm vào tháng Chín năm đó và rời vũ đài chính trị.

Cơ hội thứ hai
Với vai trò là lãnh đạo LDP từ tháng Chín năm 2012 trong cuộc tranh cử, ông đã trở lại sân khấu chính trị của Nhật Bản, nhanh chóng thể hiện lập trường mạnh mẽ đối với tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Nam Hàn.
"Vùng biển đẹp và lãnh thổ của Nhật Bản đang bị đe dọa, và lớp trẻ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hy vọng trong tương lai trong bối cảnh suy thoái kinh tế," ông nói.
"Tôi hứa sẽ bảo vệ đất và biển của Nhật Bản, và cuộc sống của người dân Nhật Bản dù bất kỳ điều gì."
Ông cũng đã tới thăm Đền Yasukuni gây tranh cãi, và bày tỏ mong muốn sửa đổi luật ngân hàng trung ương để củng củng cố cho kinh tế của đất nước.
Phát biểu sau khi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 16/12/2012, ông thừa nhận tình cảm của đông đảo người dân rằng chiến thắng của LDP là do sự tức giận đối với thất bại của DPJ hơn là vị thế tin tưởng của họ vào LDP.
"Người ta sẽ nghiêm túc xem liệu LDP sẽ có thể làm được những gì họ hứa hay không," ông nói.



BBC
Cập nhật: 12:28 GMT - thứ hai, 17 tháng 12, 2012

Người sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, tuyên bố không thể nhượng bộ trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại trước chiến thắng của ông Abe, sau khi đảng của ông, Dân chủ Tự do, đè bẹp các đối thủ tại phòng phiếu.
 “Quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản,” ông Abe nói tại cuộc họp báo, đề cập đến khu vực mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
“Nhật Bản sở hữu và kiểm soát các đảo này…theo luật quốc tế. Không có chỗ cho đàm phán về điểm này.”

Một người phát ngôn cho chính phủ Trung Quốc nói: “Chúng tôi rất lo ngại về hướng đi mà Nhật Bản sẽ chọn.”

Ông Abe dự kiến sẽ chính thức được các nghị sĩ bầu làm thủ tướng khi quốc hội họp hôm 26/12.
Trong nước, chiến thắng của ông tạo ra hy vọng cải thiện nền kinh tế, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng giá.
Người đã từng làm Thủ tướng Nhật cam kết sẽ phục hồi nền kinh tế sau nhiều năm thiểu phát.
Cử tri hôm Chủ nhật đã từ bỏ Thủ tướng Yoshihiko Noda, ba năm sau khi đảng Dân chủ Nhật Bản của ông hứa hẹn có thay đổi.
Đảng Dân chủ Tự do đã thống trị chính trường Nhật Bản suốt hơn nửa thế kỷ cho đến khi bị đảng Dân chủ Nhật Bản soán ngôi năm 2009.
Ông Abe từng là Thủ tướng từ 2006 đến 2007, nhưng đã từ chức với lý do sức khỏe khi sự ủng hộ dành cho chính phủ ông tụt hẳn.


Các bài liên quan
Yêu sách Biển Hoa Đông  -  Dương Danh Huy  16-12-2012






No comments:

Post a Comment

View My Stats