Thứ
hai, ngày 24 tháng mười hai năm 2012
Như
thường lệ trong những ngày tháng 12 này cả nước lại tái hiện không khí thời
chiến tranh chống Mĩ. Âu đó cũng là lẽ bình thường, quên sao được tội ác giặc
ngoại xâm!. Nhưng điều không bình thường là có một cuộc xâm lược khác không
được nhắc đến, đó là những cuộc chiến lớn nhỏ do Trung Quốc gây ra từ biên giới
Tây Nam lên biên giới phía Bắc và ngoài Biển Đông kể từ sau khi "Mĩ cút,
ngụy nhào" đến nay vẫn chưa dứt. Người Việt Nam bình thường ai cũng nhận
thấy điều vô lý này. Song điều không bình thường là ai cũng im lặng hoặc nếu có
ai thắc mắc, sẽ được trả lời rằng đó là sách lược mềm dẻo, khôn khéo của ta!
Vậy
ra, đối với người Việt Nam, có hai loại chiến tranh xâm lược(?). Chiến tranh do
người Pháp, người Mĩ gây ra thì phải ghi xương khắc cốt và tuyên truyền lên án
công khai. Nhưng chiến tranh do người Trung Quốc gây ra thì phải cố mà quên đi,
thậm chí mấy cái bia tưởng niệm trót dựng lên ở Lạng Sơn cũng phải đục bỏ phi
tang (ảnh https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhACzW5KHuinvU4ULilOi6X1ecxmlA-ftxZaKExuUOZJGuzchIdu30zw9Ex999A6vcSMENLxPCJj34ITRayE7nO3YItm3_z69mVpWNqDAlR6_v4K21cCOUuW9hSnTCzm_ZQuoDShzCPftfB/s320/CT+1997.jpg);
nếu thấy tàu Trung Quốc xâm lấn biển đảo, ức hiếp dân chài ta thì gọi là
"tàu lạ"...Chỉ khổ thân những người lính đã ngã xuống trong các cuộc
chiến tranh chống quân bành trướng chưa được chính thức vinh danh như các đồng
đội chống Pháp chống Mĩ của họ.
Nếu nói rằng đó là sách lược mềm mỏng, khôn khéo thì thật trớ trêu! Vẫn biết, vì nhiều lý do, Việt Nam không nên chủ trương đối đầu với Trung Quốc, và sách lược mền dẻo, khôn khéo là rất cần thiết. Vẫn biết phải ưu tiên duy trì hòa bình, nhất là với một đất nước đã mất quá nhiều thời gian cho chiến tranh như Việt Nam. Nhưng độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải là mục tiêu cao nhất . Tuy nhiên, nhìn vào kết quả của quá trình vận dụng sách lược trong quan hệ Việt-Trung đến nay thấy trái ngược với mong đợi. Đó là lãnh thổ bị gậm nhấm, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm nghiêm trọng trong khi quan hệ hai nước vẫn luôn trong trạng thái căng thẳng, nguy cơ chiến tranh nóng có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Vì sao vậy?
Để trả lời câu hỏi trên, trước hết hãy suy ngẫm về điều này: Tại sao Việt Nam phải đánh nhau liên tục với các "đế quốc to", hết họa đế quốc lại rước họa láng giềng bành trướng ? Có một cách giải thích đã trở thành cửa miệng của người Việt Nam: Vì nước ta giàu đẹp, và vì nước ta nằm ở vị trí địa chính trị quan trong..., nên thường xuyên bị các cường quốc tranh giành hoặc lợi dụng!. Cách giải thích này không sai, nhưng chỉ đúng một phần. Về lý do giàu đẹp, đến nay chính người Việt Nam khi có dịp tiếp xúc với thế giới và biết người biết ta hơn đã không còn tin như vây. Về lý do bị tranh giành, lợi dụng, thì trước hết hãy xem lại sách lược bạn/thù của ta có gì chưa ổn (?) Phải chăng lý do chính là ở chỗ, người Việt Nam tự vận vào mình một vai trò đáng ra không nên có, đó là đứng trên tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời quá trung thành với ông bạn láng giềng cùng ý thức hệ cộng sản? Hãy xem người Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Mã Lai và nhiều dân tộc khác có cùng cảnh ngộ trong khu vực đã không làm như vậy, và họ đã sớm có hòa bình để phát triển vượt xa Việt Nam vốn từ một mặt bằng như nhau sau Thế chiến thứ Hai. Phải chăng nếu Việt Nam cũng có cách tiếp cận thực tế như các nước láng giềng thì chắn chắn đã có thể phát huy vị thế địa chiến lược một cách có lợi hơn cho mình?. Có thể có ý kiến rằng Việt Nam có đặc thù khác với các nước khu vực, đó là quá khứ Bắc thuộc. Nhưng trong cái rủi đã có cái may, đó là 100 năm Pháp thuộc ít nhiều đã có tác dụng đưa Việt Nam ra khỏi địa vị phiên thuộc của Vương Triều. Nền độc lập giành được sau Cách mạng tháng 8 năm1945 là một cơ hội lớn để vĩnh viễn thoát khỏi vị thế phiên thuộc đó. Nhưng cơ hội đó đã không được tận dụng, và Việt Nam một lần nữa lại rơi vào quỹ đạo Bắc thuộc dưới những chiêu bài mới .
Đây là một câu chuyện dài mà chỉ lịch sử mới có quyền phán xét. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là, không phải giới lãnh đạo Việt Nam không nhận ra điều này, có lẽ rõ nhất là thời kỳ sau giải phóng miền Nam và đã được đúc kết bằng phương châm " Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả" từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Song, đáng tiếc là phương châm đó đã không được thực hiện đầy đủ trong suốt quá trình về sau, thậm chí có những thời kỳ đi "chệch hướng". Nguyên nhân chính là do ý thức hệ "vừa là đồng chí vừa là anh em" đã khiến một bộ phận giới lãnh đạo thiếu kiên định với phương châm và mục tiêu đã đề ra. Sự kiện sai lầm mang tính quyết định là thỏa hiệp Thành Đô năm 1990. Từ đó đến nay Việt Nam chưa bao giờ lấy lại được thế cân bằng cần thiết, miệng nói "sẵn sàng làm bạn với tất cả", nhưng thực tế lại nghiêng về phía ông bạn láng giềng. Mặc dù nhiều phen bị ông bạn xâm hại vẫn cam chịu. Quan hệ với Mĩ và ASEAN không được thực sự coi trọng đúng mức. Chơi với họ nhưng luôn dè dặt, nghi ngờ. Điều này dược thể hiện khá rõ trong những phát ngôn của nhiều nhân vật lãnh đạo chính trị, quân sự và học thuật trong thời gian gần đây. Mới đây có một vị Đại tá, Phó Giáo sư tên là Trần Đăng Thanh khi lên lớp trước hàng trăm cán bộ lãnh đạo các trường đại học tại Hà Nội đã đưa ra cách nhận định, đánh giá về bạn/thù thật rối rắm như sau:
“… Các đồng chí nhớ người Mĩ ... nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.”
“...Đối với Trung Quốc hai điều không được quên”:“ họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” .
Nếu nói rằng đó là sách lược mềm mỏng, khôn khéo thì thật trớ trêu! Vẫn biết, vì nhiều lý do, Việt Nam không nên chủ trương đối đầu với Trung Quốc, và sách lược mền dẻo, khôn khéo là rất cần thiết. Vẫn biết phải ưu tiên duy trì hòa bình, nhất là với một đất nước đã mất quá nhiều thời gian cho chiến tranh như Việt Nam. Nhưng độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải là mục tiêu cao nhất . Tuy nhiên, nhìn vào kết quả của quá trình vận dụng sách lược trong quan hệ Việt-Trung đến nay thấy trái ngược với mong đợi. Đó là lãnh thổ bị gậm nhấm, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm nghiêm trọng trong khi quan hệ hai nước vẫn luôn trong trạng thái căng thẳng, nguy cơ chiến tranh nóng có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Vì sao vậy?
Để trả lời câu hỏi trên, trước hết hãy suy ngẫm về điều này: Tại sao Việt Nam phải đánh nhau liên tục với các "đế quốc to", hết họa đế quốc lại rước họa láng giềng bành trướng ? Có một cách giải thích đã trở thành cửa miệng của người Việt Nam: Vì nước ta giàu đẹp, và vì nước ta nằm ở vị trí địa chính trị quan trong..., nên thường xuyên bị các cường quốc tranh giành hoặc lợi dụng!. Cách giải thích này không sai, nhưng chỉ đúng một phần. Về lý do giàu đẹp, đến nay chính người Việt Nam khi có dịp tiếp xúc với thế giới và biết người biết ta hơn đã không còn tin như vây. Về lý do bị tranh giành, lợi dụng, thì trước hết hãy xem lại sách lược bạn/thù của ta có gì chưa ổn (?) Phải chăng lý do chính là ở chỗ, người Việt Nam tự vận vào mình một vai trò đáng ra không nên có, đó là đứng trên tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời quá trung thành với ông bạn láng giềng cùng ý thức hệ cộng sản? Hãy xem người Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Mã Lai và nhiều dân tộc khác có cùng cảnh ngộ trong khu vực đã không làm như vậy, và họ đã sớm có hòa bình để phát triển vượt xa Việt Nam vốn từ một mặt bằng như nhau sau Thế chiến thứ Hai. Phải chăng nếu Việt Nam cũng có cách tiếp cận thực tế như các nước láng giềng thì chắn chắn đã có thể phát huy vị thế địa chiến lược một cách có lợi hơn cho mình?. Có thể có ý kiến rằng Việt Nam có đặc thù khác với các nước khu vực, đó là quá khứ Bắc thuộc. Nhưng trong cái rủi đã có cái may, đó là 100 năm Pháp thuộc ít nhiều đã có tác dụng đưa Việt Nam ra khỏi địa vị phiên thuộc của Vương Triều. Nền độc lập giành được sau Cách mạng tháng 8 năm1945 là một cơ hội lớn để vĩnh viễn thoát khỏi vị thế phiên thuộc đó. Nhưng cơ hội đó đã không được tận dụng, và Việt Nam một lần nữa lại rơi vào quỹ đạo Bắc thuộc dưới những chiêu bài mới .
Đây là một câu chuyện dài mà chỉ lịch sử mới có quyền phán xét. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là, không phải giới lãnh đạo Việt Nam không nhận ra điều này, có lẽ rõ nhất là thời kỳ sau giải phóng miền Nam và đã được đúc kết bằng phương châm " Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả" từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Song, đáng tiếc là phương châm đó đã không được thực hiện đầy đủ trong suốt quá trình về sau, thậm chí có những thời kỳ đi "chệch hướng". Nguyên nhân chính là do ý thức hệ "vừa là đồng chí vừa là anh em" đã khiến một bộ phận giới lãnh đạo thiếu kiên định với phương châm và mục tiêu đã đề ra. Sự kiện sai lầm mang tính quyết định là thỏa hiệp Thành Đô năm 1990. Từ đó đến nay Việt Nam chưa bao giờ lấy lại được thế cân bằng cần thiết, miệng nói "sẵn sàng làm bạn với tất cả", nhưng thực tế lại nghiêng về phía ông bạn láng giềng. Mặc dù nhiều phen bị ông bạn xâm hại vẫn cam chịu. Quan hệ với Mĩ và ASEAN không được thực sự coi trọng đúng mức. Chơi với họ nhưng luôn dè dặt, nghi ngờ. Điều này dược thể hiện khá rõ trong những phát ngôn của nhiều nhân vật lãnh đạo chính trị, quân sự và học thuật trong thời gian gần đây. Mới đây có một vị Đại tá, Phó Giáo sư tên là Trần Đăng Thanh khi lên lớp trước hàng trăm cán bộ lãnh đạo các trường đại học tại Hà Nội đã đưa ra cách nhận định, đánh giá về bạn/thù thật rối rắm như sau:
“… Các đồng chí nhớ người Mĩ ... nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.”
“...Đối với Trung Quốc hai điều không được quên”:“ họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” .
Suốt mấy ngày qua dân mạng phê phán, thậm chí chưởi bới ông này dữ quá. Nhưng suy cho cùng ông ta đã thể hiện đúng thực trạng tình hình nhận thức của giới Lãnh đạo và lý luận đất nước trong thời kỳ "hậu đổi mới". Đó là tình trạng lúng túng về đường lối chủ trương chính sách, nhầm lẫn trong việc lựa chọn bạn/thù trước bối cảnh tình hình biến động tại khu vực và thế giới. Còn nhớ khi tiếp xúc cử tri Quận Ba Đình ngày 1/10/2011, người đứng đầu của Đảng cũng đã từng đưa ra cách diễn đạt tương tự về vấn đề tranh chấp Biển Đông rằng “Nói Biển Đông không phải chỉ là Biển Đông. Nói Biển Đông không phải quan hệ ta với Trung Quốc. Nói Biển Đông không phải toàn bộ vấn đề Biển đông. Nó chỉ có một cái chỗ đảo Hoàng Sa với lại… quần đảo Hoàng Sa với lại chỗ quần đảo Trường Sa ấy … và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế...”. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp phát ngôn nhiệu ngộ ở các cấp được ghi nhận trong mấy năm gần đây. Một ông Viện trưởng Mác-Lê lập luận rằng trong quá khứ ông cha ta mỗi lần đánh thắng xâm lược Phương Bắc đều trở lại triều cống ...cớ sao bây giờ lại đòi chống Trung Quốc(?). Một ông Phó ban Biên giới đánh giá hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí Bình Minh II của Việt năm hồi năm ngoái là "thương cho roi cho vọt..." (!) Vân vân và vân vân.... Tất cả cho thấy điều gì nếu không phải là tình trạng thiếu nhất quán trong việc nhận định đánh giá tình hình và sự lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược? Không phải họ "không thuộc bài" mà vì bài bản nó như vậy!
Phải chăng đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những việc làm khó hiểu gây bức xúc trong dư luận cả nước gần đây? Đó là việc mất cảnh giác khi cho "bạn" thuê đất rừng đàu nguồn, đất đai dọc biên giới, đưa hàng nghìn công nhân vào khai thác bo-xit trên Tây Nguyên, du nhập, lưu hành tràn lan văn hóa phẩm cũng như hàng hóa các loại từ Trung Quốc bất chấp nguyên tắc có đi có lại, v.v...Chủ trương đàn áp không phân biệt các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông cũng là một biểu hiện. Những việc làm đó, dù cố tình hay không, đã và đang gây bức xúc trong nhân dân và làm mất lòng tin của quần chúng vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chỉ kẻ thù được lợi, nhưng chúng không vì thế mà dừng lại./.
----------------------------
Nhận xét : Đến tận
bây giờ mà Trần Kinh Nghị vẫn còn coi Mỹ là kẻ xâm lược, thật thua xa tầm nhận
thức của giới trẻ ngày nay.
Mời đọc “Một
bài văn phản ứng của sinh viên Việt Nam ngày nay về bài giảng lịch sử: “ĐẾ QUỐC
MỸ XÂM LƯỢC” trên GS Nguyễn Đăng Hưng's blog
để làm mới suy nghĩ của mình.
No comments:
Post a Comment