Lê Phan (Theo The Economist)
Saturday,
December 15, 2012 2:10:54 PM
Ông Kim Jong Eun, lãnh tụ chưa đầy 30 tuổi của Bắc Hàn, đáng lẽ
phải đi làm nghề quảng cáo. Nhưng có lẽ những cú quảng cáo của ông sẽ quá nguy
hiểm và đầy khiêu khích.
Hôm
12 tháng 12 vừa qua, quốc gia nghèo nàn vào bậc nhất thế giới đã làm ngay chính
dân mình và toàn thể thế giới giật mình khi phóng một hỏa tiễn và có thể mang
theo một hình thức vệ tinh nhân tạo nào đó vào quỹ đạo Ðịa Cầu.
Thời
điểm lựa chọn, chưa đầy một tuần lễ trước ngày giỗ đầu của ông bố rất mê hỏa
tiễn Kim Jong Il, có vẻ có mục đích chính là củng cố vị thế của ông Kim trẻ
cũng như có thể là để tăng uy tín cho ông trong đám dân mà gia đình ông đã áp
chế từ hơn nửa thế kỷ nay. Ðó là theo nhận định của các viên chức Nam Hàn.
Nhưng dĩ nhiên nó có ảnh hưởng quan trọng trên trường quốc tế.
Các
chuyên gia đã chỉ ra là cũng kỹ thuật phóng một vệ tinh 100kg lên quỹ đạo có
thể là bước đầu để tiến đến việc phóng một hỏa tiễn liên lục địa với cùng một
trọng lượng sang lục địa Hoa Kỳ. Dĩ nhiên là nếu họ có đủ khả năng để nhắm bắn
cho trúng. Các viên chức quốc phòng Hoa Kỳ và Canada, hợp tác với nhau, xác
nhận một cách thận trọng là “hỏa tiễn đã đưa một vật có vẻ là... lên quỹ đạo.”
Ông Jonathan McDowell của Trung Tâm Nghiên Cứu Vật Lý Học Không Gian
Harvard-Smithsonian chỉ ra là cái vật nay đang bay vòng quanh quỹ đạo Ðịa Cầu,
mang con số “39026, 2012-072A” có vẻ nằm ở chỗ tương đương với vị trí của vệ
tinh của Bắc Hàn.
Sự
thành công, sau khi thất bại đau đớn lần trước, có vẻ đã tăng cường “quyền lực
cứng” của quốc gia độc tài bí ẩn này. Nhưng nó cũng gia tăng trở ngại cho thế
giới muốn nói chuyện với chế độ đạo tặc này, và vào đúng lúc mà cả Hoa Kỳ lẫn
Trung Quốc có chính phủ mới. Nó cũng đến ngay trước cuộc tổng tuyển cử ở Nam
Hàn vào ngày 19 tháng 12 này. Trong cuộc bầu cử ở Nam Hàn, cả hai ứng cử viên
đều hứa sẽ gia tăng tiếp cận với miền Bắc, sau năm năm đối đầu căng thẳng dưới
triều của Tổng Thống Lee Myung Bak.
Nam
Hàn, và Nhật Bản, cũng đang trong một cuộc vận động tranh cử mà vấn đề an ninh
vùng là một trong những đề tài quan trọng nhất, nhanh chóng lên án vụ phóng
này. Hoa Kỳ gọi đó là “một hành động rất khiêu khích” và đồng thời vi phạm các
lệnh của Liên Hiệp Quốc cấm chế độ có vũ khí hạt nhân này thử nghiệm hỏa tiễn
đạn đạo. Trước đó cả ba quốc gia đã gây áp lực với Bắc Hàn yêu cầu bỏ ý định
này. Ngay cả Trung Quốc, nước duy nhất bảo trợ cho chế độ, cũng bày tỏ quan
ngại về việc vi phạm những lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc. Tuy duy trì là miền Bắc
có quyền có chương trình không gian của mình, nhưng sau vụ phóng đã bày tỏ “rất
lấy làm tiếc” về vụ phóng này.
Hội
Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã lên án vụ phóng này là “một sự vi phạm rõ ràng
các nghị quyết của Hội Ðồng Bảo An” và nói là đang nghiên cứu “phản ứng đích
đáng.” Nhưng vẫn chưa rõ là phản ứng của hội đồng rồi sẽ ra sao. Hôm tháng 4,
khi chế độ thất bại trong việc phóng hỏa tiễn ba phần nhưng cũng vi phạm lệnh
cấm của các nghị quyết, Hội Ðồng Bảo An đã đưa ra một “tuyên bố của chủ tịch”
lên án hành động này, tăng cường cấm vận và khuyến cáo về những biện pháp trừng
phạt nữa nếu Bắc Hàn tiếp tục hành động vi phạm như thế. Có điều ngồi trong Hội
Ðồng Bảo An có Trung Quốc, một quốc gia hội viên thường trực với quyền phủ
quyết. Mà Trung Quốc thì được nói là đã bày tỏ lo ngại là quá nhiều áp lực sẽ
đẩy Bình Nhưỡng dấn thêm bước nữa, thử hạt nhân lần thứ ba. Những chuyên viên
về Trung Quốc nói ưu tiên của Bắc Kinh là bảo đảm ổn định trên bán đảo Triều
Tiên nhưng cũng đồng thời muốn duy trì Bắc Hàn như là một vùng trái độn giữa
những đồng minh của Hoa Kỳ và nước mình. Việc phi hạt nhân hóa Bắc Hàn, đối với
Bắc Kinh, không phải là một ưu tiên. Hơn thế, Bắc Kinh nghe nói nghĩ là chuyện
đó không thể nào đạt được vì ông Kim trẻ cũng như ông bố tin là nhờ có khả năng
hạt nhân mà Hoa Kỳ không tìm cách thay đổi thể chế ở Bắc Hàn.
Một
số các chuyên gia còn tin là thời điểm của vụ phóng này cũng được tính toán kỹ
vì nó xảy ra gần những ngày nghỉ lễ cuối năm, và do đó sẽ giúp giảm bớt ảnh
hưởng. Trong khi chắc chắn là Liên Hiệp Quốc sẽ coi trọng vấn đề này, và cũng
có thể là tân chính phủ Nam Hàn năm tới sẽ tìm cách để chuyện này sang một bên
để tìm cách tái tiếp cận với Bắc Hàn trong cố gắng cải thiện tình hình. Giáo Sư
Narushige Michishita của Học Viện Graduate Institute for Policy Studies ở Tokyo
giải thích, “Ðây là một lựa chọn thời điểm rất tốt của Bắc Hàn. Có hai tuần lễ
để mọi người làm ồn lên, rồi thì năm mới cho mọi người cơ hội để lo chuyện
khác, cả tâm lý lẫn chính trị.”
Trước
khi có vụ phóng, tin về cuộc chuẩn bị đã bị kiểm duyệt cấm loan cho dân chúng
Bắc Hàn, có lẽ để tránh sự bẽ mặt như đã xảy ra hôm tháng 4, khi hỏa tiễn bay
lên rơi cái đụi xuống bể tan tành trước sự chứng kiến của toàn thể thế giới.
Thành công lần này được loan báo rất ồn ào. Ðài truyền hình nhà nước, thay vì
cô phát thanh viên mắt ứa lệ quần áo đen loan báo hôm 17 tháng 12 năm 2011 là Lãnh
tụ Kim đã qua đời, cũng “người đẹp” đó, mặc áo hồng, cười tươi, loan báo bằng
một giọng đanh thép tin mừng về vụ phóng thành công.
Ở
Bình Nhưỡng, theo thông tấn xã Kyodo của Nhật Bản, nhiều dân chúng đã bày tỏ
vui sướng và kinh ngạc. Một cô bán quán đã bảo với phóng viên, “Tôi không thể
tưởng tượng được cố Tổng bí thư Kim Jong Il sẽ vui sướng đến mức nào nghe tin
tuyệt vời này.”
Cũng
phải nói là tuy Bắc Hàn loan báo kế hoạch phóng hỏa tiễn này từ nhiều tuần nay.
Vụ phóng lại xảy ra khác đột ngột. Chỉ vài ngày trước, Bắc Hàn đã nới rộng thời
gian cho vụ phóng, nói lý do là có một số trục trặc không được giải thích. Một
số người cho là đây có lẽ là một cách đánh lạc hướng.
Hôm
11 tháng 12, trong một thông tin mà nay rõ ràng là sai, Nam Hàn nói là hỏa tiễn
Unha-3 đang được gỡ xuống tại trạm không gian Sohae ở vùng Tây Bắc Bình Nhưỡng.
Hẳn là cũng đã có một sự ao ước đó là sự thật. Một cách ngấm ngầm hai quốc gia
vốn là anh em này đã có một cuộc chạy đua không gian kể từ khi miền Bắc tìm
cách phóng hỏa tiễn lần đầu tiên ào năm 1998, một thử nghiệm không thành nữa.
Và chỉ mới tháng rồi, miền Nam kỹ thuật tân tiến đã tìm cách đưa một vệ tinh
vào quỹ đạo, nhưng đã thất bại, phần là tại kỹ thuật Liên Xô hơi dỏm.
Nhưng
những lời khoe khoang của Bắc Hàn cũng nên được hiểu một cách toàn cảnh hơn.
Ngay cả nếu họ có phóng được một vệ tinh vào không gian, các chuyên gia nói vệ
tinh đó cũng chỉ có thể gửi được những hình ảnh video lờ mờ về đến Bình Nhưỡng.
Những hình ảnh đó lại còn đau đớn hơn vì nó sẽ chỉ xác nhận điều mà thế giới
bên ngoài đều đã biết, đó là quốc gia Bắc Hàn thiếu điện đến mức lúc nào cũng
tối đen vào ban đêm, so với ánh sáng rực rỡ của miền Nam kế cận.
No comments:
Post a Comment