Monday 17 December 2012

HẠT ƯƠM HƯ [6/9] – (truyện dài Vũ Đình Kh.)




12:10:am 09/12/12

Chương 16

Đại khòm người xuống, trước bức tường cao gần hai mét, đưa đôi vai bảo Tuấn.
- Mày leo lên trước, khi lên được, bỏ dây xuống kéo tao lên. Coi chừng ông Cai trường đi lòng vòng hàng đêm, mình từng “nhập nha” nhà lão Minh chính trị viên.
Đây là “con đường mới” mà bọn Tuấn, Đại nhập vào những đêm muốn xông vào trường.
Từ khi bị mất chiếc xe đạp yêu quý nhất trần đời, giáo Minh ra lệnh cho bọn học sinh Cờ đỏ, đốn tất cả những cây xoài mọc ngoài thành tường gạch cao của trường. Những cây xoài này cao vút, bọn Tuấn chỉ cần leo lên cao, nhảy vào nhà chứa xe đạp học trò, trèo xuống là xong. Cái tánh bá đạo mang dòng máu CS của giáo Minh vẫn còn trong máu, dù đã biết sợ bọn con trai học sinh miền Nam. Nhưng dường như, sự kiêu hãnh lẫn trong sự ngu dốt không khai mở tâm trí của giáo điều buộc chặt, bị bủa chụp và cấy sâu vào não trạng ở gã, làm bọn Tuấn thêm quay quắc đùa phá.
- Mày chịu nỗi không?
Đại gồng mình, tấn hai chân lấy thế.
- Leo lên mày!
Tuấn đạp đôi vai thằng bạn, bám gờ tường, hít thật sâu rồi thót lên bằng hai tay. Anh thòng sợi dây dừa xuống. Thằng Đại leo lên bằng hai chân như người Dơi. Cả hai chạy lúp xúp vào Hội trường. Hội trường của trường Diên Khánh có thể chứa tới 300 học sinh, do chính quyền Mỹ viện trợ nhân đạo nền giáo dục VN.
Trên bục giảng, ba bức tượng bằng thạch cao. Đó là những bức tượng của ba cái đầu người từ cổ trở lên – đã chết thối từ lâu – vẫn hằng bị nhiều dân tộc trên thế giới nguyền rủa suốt đời, ngoài những người CS: Sì-ta-lin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, do bạn Hòa lớp phó nắn tượng. Hòa là một học sinh ở Thanh Minh học rất giỏi nhưng con nhà nghèo. Anh kiếm tiền để học bằng cách nắn những con tượng Tò he, nhờ người đem xuống phố bán. Mấy hôm trước, nhân dịp khai trường, ban Thanh tra Ty Giáo Dục Tỉnh quyết định công bố danh sách những nhân vật nào sẽ lèo lái “cai trị” trường Trung học Diên Khánh, sau một thời gian vừa giải phóng chưa điều chỉnh nhân sự học đường. Thầy Bảo, phó Hiệu trưởng bảo Tuấn.
- Thầy nhờ Tuấn chụp hình cho buổi ra mắt “bộ chỉ huy” hôm ấy nhé.
Với Tuấn, chụp hình cho trường và cho chính quyền là chuyện thường hằng như cơm bữa trước kia, 1975. Tuy nhiên, có những lúc họ trả công và cũng có những lúc họ lờ đi! Một xứ sở nghèo đói, chiến tranh và tham nhũng… là điều ắt khó thoát, khi quyền lực có trong tay. Những trò nhờ chụp hình cho trường, đối với Tuấn không mới mẽ gì! Anh gật đầu chào thầy Bảo trở về lớp.
- Mày ỉa chưa Đại? Sao tao khó ị quá, như táo bón!
- Tao cũng chưa ỉa được. Mày đừng thúc nữa được không, thằng mọt sách. Từ từ, tao… ỉa!
“Hừ… hừ…” – Thằng Đại gầm gừ trong cổ họng, rán rặn.
- Mẹ nó. Bình thường, ngồi xuống là ị ngay một bãi thối um trời, giờ khó quá!
- Sao mày cứ hối thế?
- Tao nói cho chính tao mà lị. Ai hối mày… ỉa đâu!
“Tủm… tủm…!”
- Bằng đít hay bằng mồm… nhát khỉ đấy, Đại?
- Tao nói: tao đang ráng mà! Mẹ kiếp, chẳng lẽ tự mày nhận mình là khỉ! Hôm nay sao mày nói nhiều thế?
- Câm cái mồm mày lại. Đừng nói to thế, coi chừng ông Cai trường. Để… tao ỉa đã!
- Ờ, ráng ỉa đi… khỉ!
- Xong rồi! – Thằng Đại nói, tay bịt mũi. Hai thằng bê hai đống phân, gộp lại.
- Cứt của mày như cứt của tao! Sao bịt mũi?
- Tao thử mày thôi. Coi mày có ưng ý cứt của tao, như của mày. He..he…
Hai gã thanh niên bê hai đống phân lên bục giảng có ba bức tượng của những lãnh đạo CS, trịnh trọng đặt xuống. Thằng Đại nói.
- Mời ba ông thối thây, xơi nhé. Của thơm ngon mới ra lò, còn nóng hổi như ổ bánh mì “patê phân thịt người”!
- Trong ba thằng. Thằng nào ngu nhất và khôn nhất. Mày nói tao nghe thử coi, Đại?!
- Ngu nhất, là Hồ Chí Minh. Vì nó là “thằng” không có ăn học nhiều, làm bồi bàn trên tàu viễn dương khi sang Pháp. Thằng ngu thứ nhì cũng là “nó” nốt. Nó nói: nó không có tư tưởng cách mạng con mẹ gì, ngoài thằng Mao và thằng Các-Mác hay Lê-nin gì đó! Ờ… ờ…
- Cái ngu thứ ba?
- Nó đọc Tuyên ngôn độc lập khi ra mắt nhà nước VNDCCH cho thế giới biết, trong đó “nó” có nói về nhân quyền, của mọi công dân đất nước, qua ông Nguyễn Hữu Đang biên soạn, mà chúng nó ăn cắp của Mỹ – vì ngu không có tư tưởng – vì vậy, nó không biết thực thi, hay lưu manh như một thứ côn đồ, coi trời bằng vung! Nó cứ tưởng, nó ăn cắp “bản quyền” của nước khác mà không một ai trong cái đất nước nó vừa cướp được và cai trị, đều ngu như nó!
- Vậy thằng nào khôn nhất?
- Thằng “Ăn-Gian” hoặc, thằng “Cày-Mác”!?
- Vì sao?
- Nó chỉ đưa ra “định đề”, nhưng không hề nghĩ… sẽ “bị thực thi” giết người hàng loạt, bởi những thắng khùng và ngu mang tên CS, đưa nhân dân đến năm Châu Đại đồng… không có thiệt!
- Bạn Trần Đại. Bạn là một tên phản động của nhân dân chưa từng có, ở thời buổi hoang sơ cách mạng này! Bạn là một Hạt Ươm Hư của thằng Ngụy để lại, để bôi nhọ chế độ chuyên chính và vì dân này! Hơn nữa, bạn lại trùng tên với một tên cướp giang hồ nỗi tiếng, ở miền Nam VN do nhà văn Duyên Anh viết ra tiểu thuyết nóng bỏng: “Đại Cathay”. Cũng phản động với chính quyền miền Nam, không kém gì ngươi với Cách mạng và Đảng ta!
- Nhưng Trần Đại ăn cắp đồ của Quân tiếp vụ Mỹ và giới giang hồ. Hắn ta không ăn cướp của nhân dân và giết nhân dân của chính dân tộc hắn ta. Tội hắn chưa nặng!
- Thi hành bản án!
- Bản án gì?
- Nhét cứt!
- Là Ai?
- Những thằng giết đồng loại và dân tộc mình!
- Thì… để từ từ tao trét!
- Nhét, không phải trét!!!
Thằng Đại cầm bịch phân, định trét lên những gờ tường chung quanh hội trường rộng lớn cho thối, Tuấn ngăn lại.
- Mày, nhét cứt vào trong đầu tụi nó. Thằng nào Ngu nhiều nhất, từ dưới cái cổ trống rỗng cứ nhét cho nhiều.
Thằng Đại bê đống phân vừa ị, nhét cả vào cái đầu trống lỏng của Hồ Chí Minh. Tuấn bê đống phân của anh nhét vào đầu lão Sì-ta-lin và lão Mao.
- He he… Ngày mai là ngày hội chúng ta!
Quan (khách) tề tựu đông đủ.Thanh tra tỉnh từ Nha Trang đi lên dự Hội nghị khai trương năm thứ hai của trường Hoàng Hoa Thám. Hiệu trưởng Tiệu, lăng xăng đón khách. Từ trường ra đến con lộ hơn 50 chục mét; cờ, phướng giăng đỏ cả một con đường. Trước cửa phòng Giám thị, lão Tôn với cái áo đại cán mùa Thu, đứng nghiêm trang, hai tay xoa liên tục, hồi hộp chờ ban Thanh tra tỉnh. Trước văn phòng của lão, cũng cờ phướng đỏ rợp trời.Lão không biết, lão có còn là Giám thị đợt quyết định nhân sự, đợt này nữa không?Lão ra lệnh.
- Mang chân dung những lãnh tụ vĩ đại của thế giới, đón các đồng chí Thanh tra.
Bọn học sinh cờ đỏ bê những bức tượng thạch cao, từ bên hội trường sang văn phòng lão Tôn, trân trọng đặt lên bàn thờ có hình chủ tịch Hồ Chí Minh lồng trong khung kính. Đoàn Thanh tra bước lên bậc thềm, mọi người cúi người nghiêm nghị mắt liếc dọc ngang. Ông trưởng ty Giáo dục cầm lấy cái mi-cro, thổi phù phù, định phát biểu, bỗng úp tay chụp mi-cro.
- Các đồng chí ạ. Dường như có mùi cóc chết đâu đây nhé!
- Chỗ nào, thưa đồng chí Trưởng ty? – Lão Tôn hốt hoảng, ngoắc bọn cờ đỏ tìm kiếm, nhưng không thấy gì!
Tuấn đưa máy lên chụp ngay cái ảnh đầu tiên, khi “đồng chí” Trưởng ty bịt mũi.Anh quỳ xuống, nhấn thêm mấy “pô” nữa, cười thầm trong bụng.
- Tôi cho Ngài… ba “bô” thật đầy!
Phòng Giám thị nhỏ, chỉ chứa khoảng 30 nhân mạng, nhưng nằm gần cột cờ, lão Tôn phải xếp những bức tượng thạch cao trong phòng đủ cho học sinh thấy những lãnh tụ CS. Cái mùi cóc chết càng lúc càng khắm ra khắp phòng. Lão dò quanh tìm, nhưng bất lực. Họ làm việc nhanh chóng, vừa nói trên mi-cro, tay bịt mũi nháo nhát dò tìm cái mùi khắm, cóc chết ấy. Đoàn Thanh tra đành thoái thác ra về sớm, quên cả buổi tiệc đang chờ!
- Có lẽ họ nghĩ, mùi cóc chết này do bọn Ngụy cài lại sau chiến tranh? Tuấn cười trong đầu. – Cũng có thể! Cái toilet, lon Coca-cola, đã chẳng là những thứ bọn Ngụy gài lại sau khi thua trận, bỏ chạy qua Mỹ ăn bơ thừa canh cặn, như CS thường rêu rao!
Lão Tôn tức điên người! Lão cho đập mọi thứ trong văn phòng Giám thị.Nhưng lão còn ngại ngùng không dám đập ba bức tượng lãnh tụ thế giới Đại đồng.
- Mẹ nó. Bọn thù địch nào đây?
Đêm đến, lão ở lại trường loay hoay tìm kiếm, cũng không thấy gì. Lão nhìn trước ngó sau, dù là đêm đã tối lắm, lão run run, nắm cái đầu họ Hồ lên, nhìn bên trong. Lão hãi hùng. Toàn là phân người!
- Mẹ nó. Phản động.Bọn phản động đã đến sân trường. Ông Cai đâu rồi!?
Đầu năm học thứ hai sau ngày CS chiếm đóng, một nhân vật “kiệt xuất” thứ hai xuất hiện, sau giáo Minh. Đó là “thầy” Dụ!
Ông xuất thân từ đâu, không một học sinh nào biết. Ông cao lắm! chưa đầy một thước 50 centimét. Bé loắc choắc như cái kén. Trên cổ lúc nào cũng có cái còi “tu hít” đeo tòn teng, của chính quyền cũ. Đó là một giáo viên năng nổ thích… “văng miểng”, như tụi con trai thường diễu.
Giống như mấy ông bộ đội và cán bộ vào Nam sau chiến thắng: “Cà-rem phơi đầy đường, tủ lạnh chạy khắp nơi trên đất Bắc…” và vo gạo hoặc nhốt cá trong bàn cầu toilet, rồi giựt cần bị trôi đi mọi thứ, đổ thừa bọn Ngụy gài lại!
Một cái tướng lất sất, ngay cả một học sinh trung học cũng không hề có! Kéo cái lưng quần lên, ông thường túm bó gọn… đôi ngọc hành hoặc dương vật lòng thòng nào ai biết!
- Trước chiến tranh, tôi thường chạy đường dài các em ạ, từ năm 14 tuổi đấy nhé. Từ Khánh Vĩnh tôi chạy một ngày là đến nơi, 70 cây số chim bay đường rừng, để giao thư của bộ Chỉ huy quân đoàn. Tôi đoạt danh hiệu chiến sĩ thi đua ba miền từ ngày ấy.Tôi có thể chạy bất kể ngày đêm của một liên lạc viên thạo đường. Hồi ấy, bộ đội, du kích, liên lạc viên chúng tôi, làm gì có… quần nội y. Tôi chạy miết 7 năm như một lực sĩ, nên bây giờ cu dái, nó xệ xuống trông thật chán! Ông vừa nói, với bọn con trai sau giờ nghỉ giải lao, vừa thâu tay tóm nút cài quần hất “thằng nhỏ” lên!
- Thế sao, thầy được dạy về thể thao?
- Đã nói là chiến sĩ thi đua ba miền mà lị! Thật ra hồi đó mình vừa nghèo, vừa thất học, nên lên núi chạy văn thư và liên lạc cho xã, rồi huyện. Khi cách mạng thành công, mấy ông ấy hỏi nguyện vọng của mình là gì. Mình nói: muốn làm thầy giáo. Thế là mình được điều về đây.
- Thì ra thế. Hôm nào, thầy chạy xuất phát cho tụi em xem nhé! – Thằng Đại chêm vào.
- Này. Con bé nhà ai, mà có cặp vú như sừng trâu ấy nhỉ? Hồi mình còn ở trên rừng, con gái Trường Sơn… “núi non” hổng có, vì bị sốt rét rừng. Nhìn chán lắm, nhưng vẫn thấy thèm!
- Vợ thằng Ban bò đấy! Cả hai vợ chồng nó đều có võ, thầy đừng “linh tinh” nhé!
- Thưa thầy, đây là giờ Thể dục, xin thầy vào đề. – Tuấn lạnh nhạt nhắc nhở.
- Chạy đường dài là môn thể dục ít ai biết đến, trong thời chiến tranh leo thang (?). Trước khi chạy, các bạn không nên ăn uống nhiều, sẽ bị sốc. Khi bọn Mỹ đánh miền Nam, tôi ở trên rừng Khánh Vĩnh, kiên quyết, nhất định không chịu ăn, mà chỉ chịu chạy. Vì thế, khi bọn Mỹ trút bom xuống cánh rừng Trường Sơn, tôi chạy theo hình díc-dắc các bạn ạ. Đố chiếc B.52 nào… bắn trúng tôi, vì cái tài chạy! Bọn đế quốc, ỷ lại là một đất nước giàu có, nên nó cứ tha hồ trút bom trên quê hương chúng ta. Nó đang dẫy chết hàng loạt bên Mỹ. Thằng tài phiệt Cooper
Field đang chôn hàng triệu chiếc xe xuống lòng đất vì thặng dư giá trị thị trường, đang bán tháo đổ…
- Thưa thầy, đây là giờ Thể dục, chứ không là giờ chính trị. – Tuấn đứng lên lần nữa, nói.
Thầy Dụ vẫn làm lơ, vẽ trên cái bảng đen to tổ bố với trên 300 học sinh, đang ngồi bên dưới lắng nghe. Ông nói tiếp và vẽ những vòng tròn.
- Đây nhé. Tụi Mỹ trút bom phía bên này, bọn mình đã chạy tọt bên kia nấp, nó đếch làm gì được nhé!
Tuấn đi lên bục giảng. Anh thản nhiên, đưa tay xóa những vòng tròn của phấn, rồi trét hai bàn tay vào mông, đi ra khỏi Hội trường, ngước mặt nhìn lại ông như khiêu khích.
Thầy Dụ mặt tím tái, tay cầm viên phấn trắng, run run.
Một hôm khác, ở sân tập thể dục, với đủ mọi loại dụng cụ thể thao…
- Này nhé. Khi các bạn muốn chạy xuất phát cho lực tăng lên thật nhanh. Nhưng… tại sao mình chạy? Bởi thằng đế quốc Mỹ nó đang rà rà trên bầu trời trong xanh nơi núi rừng kia kìa…
- Thầy chạy làm sao cho tăng lực nhanh, khi B.52 bay bằng ánh sáng thời gian? – Thằng Đại hỏi.
- Thế này nhé! Bạn chọn tìm một khúc cây làm lực nơi hai bàn chân trước khi bậc chạy.Thế này nhé.Mình không có khúc cây nào nơi đây.Phải biết ứng biến bạn nhé. À, bực nhảy này đã được đào sâu hơn hai tấc, vào bãi nhảy cao bằng cát kia. Bạn đưa bàn chân vào bực thềm của bãi cát và bắt đầu tống đôi chân vào nơi ấy, tung người chạy…
Thầy Dụ bật người lên định chạy.Tuấn đưa bàn chân phải vào hai cái “giò heo” như đôi tre Mạnh tông của ông, khóa cứng.Ông giáo Dụ, té cái “ụi” trên bãi cát, mũi rướm máu. Ông đứng dậy, thẳng tay tát vào mặt Tuấn hai cái thật lực.
- Mày đi ra khỏi hàng!
- Ông có biết, ông là một con chó? Gia đình, thân tộc Nội, Ngoại tôi đã và đang là những con chó sừng sỏ nhất ở thị trấn này? Ông dám tát tôi à? Tôi hỏi ông, quyền lực đang ở trong tay ai? Hả… hả.

*

- Tuấn. Em chụp ảnh cho Ty Giáo dục hơn tuần rồi, sao không đưa cho trường?
- Thưa thầy. Em không thể nào đưa những bức ảnh mang tính chất vô văn hóa của trưởng Ty Giáo dục phát biểu trước học sinh, bằng cách bịt mủi mình khi cầm mircrô. Nhìn phản cảm quá!
Thực ra, Tuấn chả có lắp cuộn film nào vào máy.Đó là ý định đầu tiên của anh muốn thế. Một thằng thợ ảnh, có thể nói muôn ngàn lý do khi ảnh bị hư hỏng, nếu không đưa tiền đặt cọc! Đó là lối làm ăn ở VN. Tuy nhiên, ban đầu ý định của anh là muốn “chơi” một vố ngoạn mục của tuổi trẻ háo thắng và bất mãn, nhưng không ngờ sự việc lại nhảy qua một hướng khác, anh phải đáp lời cách khác.
Bọn học sinh và ban Giám thị trường, ai ai cũng nhớ sau năm thứ hai tựu trường, cứ ngày nghỉ cuối tuần, học sinh phải đi lao động kinh tế mới; hoặc đào những con kinh, hay chặt rừng trồng khoai mì cho nhà nước.
Ở lớp, Tuấn cứ đưa cái máy chụp ảnh ra dụ bạn bè khi tới những cánh rừng nguyên sinh trên Khánh Vĩnh, tàn phá nó.
- Các bạn, thích chặt rừng trồng khoai lang cho nhà nước hay thích chụp ảnh? Tôi hứa, cả 50 bạn nếu muốn kiểu ảnh nào của núi rừng Khánh Vĩnh, tôi sẽ trổ tài của một nhiếp ảnh gia, lấy những bức chân dung hoang dại nhất của bạn để đời sau này.
- Không được, bạn Tuấn ạ. Đây là chính sách của nhà nước! – Tiếng Ban bò.
- Bạn là Trưởng đoàn thanh niên CS… hay là tôi?
Ban bò lặng im. Từ khi, Tuấn đạp ông Giám thị Tôn một đạp xém… rụng tim, cộng cái vụ cưa đôi chiếc xe đạp giáo Minh trên cây xoài tượng, với đôi vỏ lốp xe như đôi ruột lòng thòng, Ban bắt đầu biết dè chừng Tuấn. Ban biết, Tuấn bây giờ là một con Ngựa chứng trong sân trường thứ thiệt, chứ không còn là một tiểu thuyết ngoài đời, dựng nên qua Nhà Văn Duyên Anh.
- Làm sao trồng được cả mấy ngàn “hom” mì, trong vài giờ đồng hồ? – Các bạn nhao nhao.
- Này nhé. Tôi hỏi các bạn cùng lớp. Chúng ta đào từng con kinh này, qua chặt những cánh rừng khác là để cho ai? Cho nhân dân à?Còn lâu các bạn nhé.Chúng ta là nhân dân của đất nước này, mà những gì chúng ta làm, rồi đi tới nơi khác ai hưởng?Nhân dân?Còn lâu. Nếu họ nghĩ tới ta là nhân dân họ, thì chúng ta không có cảnh, tự nấu nướng đồ ăn đem theo, tự tìm phương tiện giao thông để đi đến hiện trường lao động vinh quang. Họ phân phát cho những gia đình chúng ta 200 bạc ngoài Bắc làm phương tiện sinh sống, đã chẳng là họ cắt đường đi sinh hoạt mọi thứ đời sống chúng ta? Một lần nữa, chúng ta đã vừa mất tiền, vừa mất thêm một nguồn sống nhỏ mọn dâng cho họ hay sao! Các bạn có nhớ? Tháng trước, chúng ta đã trồng hàng trăm hécta giống cây thơm (dứa), tận Suối Dầu, rồi đi vào Suối Tiên xa xôi trên 60 cây số, tự lo lương thực và giao thông đi, về! Xong rồi, không biết gì cả.Các bạn nghĩ sao?
- Vậy phải làm sao?
- Đào một cái hố, chôn hết những “hom” mì là chí phải! – Tiếng thằng Đại.
Ban bò lỉnh tuốt, không nói.
- Em là một học sinh xuất sắc, từng đại diện trường đi thi cả hai môn Toán và Văn toàn Tỉnh khối 11, ở Khánh Hòa. Sau 1975, em có nhiều thái độ khó hiểu quá?
- Thưa thầy. Thầy khó hiểu về em hay thầy khó hiểu về thầy?
- Em nói vậy là sao?
- Là một Hiệu trưởng trường Trung học Đệ nhất, nhị cấp, thầy bây giờ là ai?
- Em hỗn láo!
- Em không hỗn láo! Bao nhiêu lớp 11, 12… đã từng bị ông giáo Minh chính trị viên, chữi tụi em là những Hạt Ươm Hư thối, do chế độ cũ để lại, thầy đã biết và có thái độ gì. Hay thầy trùm chăn kín mít, nghe chữi, mặc học trò chống chỏi!?
- Ai ăn cắp nồi niêu, xoong chảo và cưa đôi cái xe đạp thầy Minh?
- Thưa thầy. Là em! Là một con người dám nói trước lớp học và cả chính trị viên học đường, tại sao em phải dấu hoặc trốn tránh? Em có thể trốn tránh, dối lừa những con người mình chống đối; nhưng em sẽ không trốn tránh những người cùng trong một hoàn cảnh hoạn nạn chung của cả đất nước và dân tộc.
- Và em đã xúi dục bọn học sinh, chôn hàng đống“hom” mì vào một cái hố?
- Cũng chính là em, thưa thầy!
- Ôi trời. Một thằng học trò mà tôi đãthương yêu, bây giờ nó phản tôi ở cuối đường cùng… mạt tận! Đi ra… đi ra…
- Em xin lỗi thầy, khi nghe thầy nói câu cuối cùng này.
Giáo Dụ, càng lúc càng quá đáng! Ông cho tập hợp hơn ba trăm học sinh vào cái Hội trường to lớn làm những động tác: chạy nhổm, chạy bật sức, chạy đường dài và nhảy cao bằng thực hành trong một cái Hội trường bỏ túi. Bọn nữ sinh thơ ngây, cứ cúi đầu xuống mà thao tác hành động! Giáo Dụ hả hê nhìn. Tuấn vừa bước vào lớp, ông quơ tay.
- Mày bị đuổi học hai tuần, không được vào!
Tuấn đi ra khỏi Hội trường, nhìn bâng quơ.Anh chợt nhớ. Trước 1975, bên kia Hội trường, là Chi khu hành chánh quận, nơi đó có Pháo binh hàng ngày thường bắn đại bác lên núi, nơi CS thường trú ẩn. Anh đã từng chui qua rào kẽm như một thắc mắc và háo hức tuổi trẻ. Tuấn từng nhìn thấy có những lon đồ hộp, hoặc lon bia dùng để báo động giả bọn học sinh: đừng vào đây, để lượm những túi bọc đạn, trong đó có chứa nhiều viên thuốc gây nổ – gọi là thuốc đạn – mà bọn con nít thường vấn vào những bao bạc thuốc lá để đốt nó, bay lên kêu xì xi và tỏa khói khắp nơi. Anh mỉm cười khoái chí.
Đêm đó, kho đạn của chính quyền VNCH cũ còn sót lại nổ vang như pháo tết.
Cả cái quận lỵ Diên Khánh người người hoảng loạn, cứ tưởng bọn “Ngụy” trở lại, như CS từng làm!
Tuấn và thằng Đại lén vào Hội trường, nơi giáo Dụ, thường dụ bọn học sinh vào thực tập, để nhìn cho đã con mắt với bọn nữ sinh ngu muội tình Thầy, Trò bị gạt nham nhở.
Cả hai, đập vỡ trên 50 cái bóng “đèn tiếp” màu trắng một cách hả hê.
… Sắp sửa thi kỳ hai tam cá nguyệt, Tuấn và thằng Đại chẳng biết đang theo học cái gì, chương trình gì… vì cả hai hầu như thất học, lo đàn đúm ca hát nhạc vàng đồi trụy, làm thơ than khóc cho cuộc đời học sinh hơn là học…
Những Hạt Ươm Hư vô tội và có tội, trườn lên ánh mặt trời, một màu đỏ của máu!

*

Chương 17

Đại nhìn tờ giấy của Tuấn đưa – của mụ Bốn Cao – trước khi tự vẫn vì sót của.Nó cũng ngạc nhiên không kém gì Tuấn, khi nhìn thấy. Mụ Bốn Cao không biết chữ, nên “di cảo” của mụ là vẽ lại những bức hình, rồi trao cho Tuấn trước khi vào cỏi mênh mông. Mụ vẽ ngoằn ngoèo 10 chiếc xe, vừa giống xe đạp hoặc xe máy, trong một cái hầm tối với một cái bóng điện lờ mờ sáng. Cuối dãy xe là một hình nhân ngồi co ro ăn tô mì, vung sợi ra khỏi tô treo toòng ten. Thằng Đại mân mê tờ giấy. Nó lật ra trang sau, thấy hình vẽ một gã đàn ông hói đầu, tay vung gậy trịch thượng chỉa lên trời, với cái mũ vải Công an Biên Phòng. Thằng Đại nói.
- Quái lạ. Hình gì kỳ vậy?Tuấn.Mày không đùa chứ? Chả lẽ, trước khi tự vẩn, mụ Bốn Cao điên nặng hay sao mà vẽ những bức hình này! 10 chiếc xe với hai hình nhân ngồi ăn tô mì và vung gậy lên trời? Lạ nhỉ!
- Tao cũng không hiểu, mụ muốn nói gì ở bức hình này và đưa cho tao trước khi tự tử.
Tuấn nhìn thằng Đại đi loanh quanh dưới những tàn cây vú sửa trong ngôi nhà từ đường ở Vườn Trầu, nghĩ vu vơ.
Đại đã bị đuổi học vĩnh viễn hai ngày nay, vì tội chống phá nhà nước.Buổi trưa hôm ấy, hai đứa định lấy nắm cơm ra ăn, rồi ngủ ở lớp cho tới tiết học chiều. Tuấn không thể ăn cơm thiếu ớt, nên bảo thằng Đại chờ, để chạy ra nhà ông Cai trường tước vài trái ớt về ăn. Tuấn chạy đi.
Thằng Đại đi vu vơ quanh lớp. Nó nhìn lên cái bảng đen, thấy hình lãnh tụ Hồ Chí Minh treo trên cao qua nóc bảng.Máu nóng thanh niên bốc lên, Đại bắt đầu cầm bốn chiếc đũa làm phi tiêu phóng vào hình lãnh tụ.Nó vừa phóng chiếc đũa thứ hai, giáo Minh xuất hiện như một bóng ma lặng lẽ.
- A. Thằng học trò phản động! – Gã gào lên như bắt được cướp.
Đại bị đuổi học vĩnh viễn từ hôm ấy. Lẽ ra nó phải đi tù, nhưng may mắn là mấy hôm trước, ông Cậu ruột nó đi tập kết cùng ông cậu Trường Sơn của Tuấn thời 54, từ miền Bắc về với chức danh một nhà đạo diễn phim ở Hà-nội.
- Đất nước này quả kỳ quặc. Anh, em, chú, bác, bà con, dòng họ… chém giết nhau trên 20 năm, nay mới nhận ra nhau, sau hòa bình!
Ngôi trường này, bọn Tuấn, Đại yêu nó như căn nhà của mình. Những hàng phượng vĩ, những cây xoài quanh trường và hai hàng dương dọc từ con đường lớn vào cổng trường, chính tay họ đào đất và trồng lên khi còn bé tí. Có những trưa hoặc những đêm hai đứa thường ở lại ngủ quanh quất đâu đó, như muốn tìm lại một quá khứ vàng son vừa vuột mất không bao lâu khi con thủy triều CS ập vào, đập tan tác tất cả mọi ước mơ của một thời tuổi trẻ.
- Tao nghĩ ra rồi. Thằng cha vung gậy chỉ lên trời với cái trán hói, nhất định là lão Tôn.Đúng là lão Tôn, Tuấn ơi.Mụ Bốn Cao vẽ không khéo, nhưng lột trần sự thật về hình ảnh. Đây đúng là lão Tôn 100%! Mày còn nhớ, cái ngày đổi tiền? Mụ và lão Tôn leo lẻo phát loa phóng thanh, tuyên truyền không đổi tiền, do bọn Ngụy đánh phá. Sau đó, mụ nhờ mày đốt toàn bộ số tiền rồi nhảy lầu tự vẫn.Vậy phải có cái gì kỳ quặc trong vấn đề này.
- Bây giờ, tao cũng nghĩ là lão Tôn. Chỉ có lão mới vung gậy chỉa thẳng trời, đi huênh hoanh. Nhưng, mày thường theo dõi lão, mày có thấy gì lạ trong khu vườn nhà lão?
- Không có gì lạ. Hằng đêm, lão vẫn chong đèn dưới tán lá cây khế viết lăng nhăng, miệng nhóp nhép như đọc kinh!
- Lạ nhỉ! Mụ Bốn Cao tự vẫn là điều ai ai ở trong phố đều ngạc nhiên. Mụ mê tiền mà!

*
Thằng Đại bị đuổi học vĩnh viễn làm Tuấn càng buồn thêm. Anh thường ở lại nhà nó ăn cơm và ngủ luôn trong Vườn Trầu. Còn gì để mất sau cuộc bể dâu?
Sau đợt đổi tiền lần đầu, không còn một ai tới tiệm chụp ảnh của ông Năm “Bóng Tối”. Người ta chạy cái ăn từng bữa và bắt đầu xếp hàng nhận lãnh khẩu phần của gia đình, qua mười mấy ký gạo cho cả tháng; và hàng tuần, qua mấy lạng thịt bầy nhầy, hôi tanh mùi xã nghĩa.
Ông Năm tỏ thái độ với Tuấn ra mặt.Ông đóng cửa nhà sớm trước 8 giờ tối. Tuấn thường ở nhà Đại đến khuya mới về. Ông khóa cửa, Tuấn trèo trụ điện leo lên mái ngói vào nhà, qua cánh cửa sổ trên ban-công. Anh chưa chết là may, qua dòng điện cao thế. Ông Năm biết được, sau đó, chặn luôn đường về của Tuấn. Anh nằm trước nhà, co ro ngủ.
Cứ thế nhiều lần. Cậu cháu không đối mặt nhau, nhưng hành động âm thầm vì hoàn cảnh của mỗi bên do thời cuộc.
Vì thế, ngủ đêm trước hiên nhà là thường nhật đối với Tuấn. Thân phận bạt bèo nào mà chả vậy!
- Mày là thằng khốn nạn nhất trần đời, Tuấn!
Một gã đàn ông – không có mặt – xiết cổ Tuấn, xoay vòng cái cần cổ anh 360 độ, rồi lật ngược trở lại như quay con vụ.
- Mày là thằng đồng phạm giết tao, qua một vụ sát nhân có bằng chứng hẳn hòi là mày, nhưng mày im hơi không lên tiếng, để chỉ rõ kẻ sát nhân – thằng, đã giết người của cách mạng!
- Ai giết ông, và; ông là ai?
- Tao là Bảy Rắn nè!
Tuấn thót giật mình ngồi dậy.Anh dụi mắt nhìn người đàn ông – không có mặt – nói.
- Ông đừng hù dọa tôi nhé. Ông Bảy Rắn chết từ hồi “nẵm” năm kia rồi!
“Gã đàn ông không mặt” bỗng chốc biến thành Bảy Rắn, với cái cần cổ có hai cái lổ to hóm, bị Cu dài bắn năm rồi.
- Chú Bảy, chú chưa chết à?
- Mày đùa nhễ. Mày thấy rõ ràng ràng, thằng Cu dài nó bắn tao hai phát vào cổ, chết tươi, nhưng mày không báo cáo với ai cả. Làm tao không đầu thai vào được bất cứ nhà nào. Mày hại tao. Tao phải vặn cổ mày!
Bảy Rắn lại vặn đầu của Tuấn, nghe “lốp cốp”… của những đốt xương phát ra.
Cái đầu của Tuấn xoay 360 độ, cộng thêm nữa là 720 độ, cứ thế tăng tiếp theo cấp lũy thừa vô tận! Tuấn đưa tay chặn cái cổ của mình, nói.
- Chú Bảy. Chú thấy đó.Hồi trước, chú muốn chữi ai, muốn làm gì chú cứ làm, đếch biết “người ta” nhịn chú bao điều. Chú chữi lính quốc gia, nhân dân tự vệ, rồi chú biểu tình, nằm vạ giữa đường chận xe nhà binh, không ai bắt chú vào tù. Rồi chú về nhà nhậu rai rai vài ve và ngày mai lại chữi tiếp. Quá cha thiên hạ hén!? Bây giờ, chú dám chửi hay biểu tình nằm vạ trên xa lộ không? Chú nói thử tui nghe coi. Dám không? Hay chú cũng phải xếp hàng “xin ăn hay ăn xin” như tụi tui – một con chó – giống như thiên hạ xếp hàng cả ngày?
- Mày im đi. Thằng phản động!
- Đã chết rồi, đừng hù ai nhé, chú Bảy! He he… con Ma nhà họ Hứa của chú, thật vinh quang, vĩ đại! Xã hội chủ nghĩa, đồng nghĩa với Xếp hàng cả ngày, để được vài lạng thịt bầy nhầy, mớ rau úng cho heo ăn. Ông Cu dài bạn đường phố giả điên khùng của chú, dường như sợ cách mạng quá, nên vượt biển qua cái đất nước của bọn… dư bơ thừa, canh cặn rồi! Chú chết, tụi nó coi chú như con chó vừa thi hành xong nhiệm vụ… ăn cứt, vất thân thể chú trong Vườn Trầu, nhà ông xã trưởng, cũng chết sau đó không lâu, mà chúng có an ủi hỏi han ông Xã trưởng nằm vùng cho cách mạng thành công? Ý. Đại thành công! Giờ chú muốn bóp cổ tui, mà không dám bóp cổ cái lũ người buôn bán trên thân xác anh em, đồng chí của chú??? He… he… nực cười!
Bảy Rắn, buông cổ Tuấn ra, xoay mấy vòng cho cái mặt Tuấn nhìn về hướng nhà thằng Đại, nơi gã bị bắn chết tức tưởi. Gã ngượng ngùng, nhặt cây a-ka 47 lên, như nhặt một khúc củi, đi từ ngã ba A Ùi, quẹt đầu súng vào thành cửa, những tấm ván, những cổng sắt kêu “ì ì”.
Tuấn giật mình thức giấc, đưa tay rờ cần cổ. Biết mình nằm mơ.
Một giấc mơ quái dị!
Thì ra, Bảy Rắn còn quanh quẩn đâu đây, trên cái đất của người Chăm đầy bùa yễm, mà họ đã mất cả một dân tộc, để lại sự thù hận lai cửu, ngàn khơi!
Như quê hương của Tuấn, hiện tại.
Sau này, nhiều người quả quyết đồn rằng: Bảy Rắn, hằng đêm thường đi vất vưỡng trong khu phố như một bóng ma trơi, không nơi nương tựa. Nhưng nhất quyết, không một ai trong phố cúng cho Bảy Rắn một oẳn xôi hay cái bánh vào những dịp rằm, như phong tục truyền thống ngàn đời VN.

*
Chính quyền CSVN đổi tên các Tỉnh lỵ toàn quốc năm ấy.Quảng Nam và Đà Nẵng, thành Quảng Đà. Phú Yên và Khánh Hòa, thành tên: Phú Khánh v.v.
- Tao không thích quê mình bị đổi tên! Khánh Hòa là Khánh Hòa.Phú Yên là Phú Yên.Đây là ý trời đã định.Mỗi một Miền, một Tỉnh có thổ ngữ và âm giọng riêng biệt rất khác nhau, dù không xa nhau mấy. Phú Yên là phải trọ trẹ, nhẹ giọng hơn; ra đến đất Quảng Trị, Huế, Thanh Hoá… nặng dần, không như Khánh Hòa, trộn lẫn hai miền Trung, Nam. Tao phản đối nhà nước này!
- Mày phản đối bằng cách nào?
- Tao phải đổi tên tao bằng hai chữ KH. Tụi mày hãy lựa tên cho thay đổi hợp thời! – Tuấn uất ức, gào lên trong khu vườn vú sữa về đêm, có gió mát.
- Ừ, mày nói đúng. Khánh Hòa là Khánh Hòa! Không một thằng mắc dịch, vô văn hóa, ngu xuẩn nào… đến mức, đổi tên những gì Tiền nhân, Tổ tiên mình gây dựng và lập nên: Xã, Quận, Tỉnh… Phải là Khánh Hòa. Phải là KH!
Thằng Đại lấy tên là Khoa, Thằng Tấn lấy tên là Khiêm… Tuấn lấy tên KH.
- Ý chà. Thằng này muốn là T.T.KH!
- Vớ vẩn! Mày bị đuổi học mà còn thơ, với thẩn.
- Chứ sao KH.?
- KH. Đây nè! Mày hiểu cái đạp này chưa!? – Tuấn đạp thằng Đại một phát té ngữa. Cả bọn cười ồ lên, nhớ đến giáo Dụ lúc xuất phát bật chạy, té cái “ụi” mũi ăn trầu!
Tuấn ngồi ở giữa lớp, cạnh cánh cửa sổ, gần hàng xoài cao to xỏa trái nặng chĩu. Lúc vui, anh ngồi đọc cuốn những truyện trước 75 của thư viện thằng Đại còn sót lại. Buồn buồn, khi thầy, cô giáo vừa quay người trên bảng đen, Tuấn phóng ra cửa sổ, xuống nhà ông Cai trường, kiếm củ mì, củ khoai lang ngồm ngoàm nhai, cho qua cơn đói, sau nhiều đêm ngủ trên vỉa hè. Với anh: cos, sin, parapol… của thứ toán học mà anh hằng yêu thích, giờ nó vô nghĩa. Một xã hội đã vô nghĩa, có níu kéo lại cũng chỉ là vô nghĩa! Thực dân, Tư bản, Cộng sản… đều là thứ vô nghĩa… khi cái đói của con người đang bị rình rập hàng ngày!
Chế độ miền Nam, chưa bao giờ dạy học sinh về các thể chế chính trị, ngoại trừ môn Công dân Giáo dục, dưới một thể chế thực thi quyền căn bản làm người và đạo đức. Một đất nước không có chương trình Giáo dục dạy học sinh làm người, đó là một chế độ phỉ báng làm Người của chính thể chế đó.
Môn học Công dân Giáo dục bị bỏ trong ngành giáo dục học đường, thay vào đó là môn chính trị. Những “con giòi” từ mảnh vải đỏ của cái gọi là: Khăn choàng đỏ, hồng hơn chuyên, đã làm nên chuyện từ năm 1945.
- Hãy đặt tờ giấy trắng, hoặc đen trước mắt bọn trẻ, sau thời cách mạng thành công, bạn sẽ nhìn thấy những gì xảy ra! – Đó là thánh lệnh của một lời nguyền cho một dân tộc bất hạnh.
Tuấn đã đặt tờ giấy ấy, trước mắt mình; và không thấy gì xảy ra.Anh vừa bước tới tuổi 18. Là một chàng trai dại khờ, nông nổi, nhưng lý trí vừa đủ nhìn ra, một hệ thống, xiết chặt bằng miếng ăn, là miếng nhục nhã nhất của con người. Đói.Anh vẫn nằm ngoài khung cửa nhà ông Năm, ôm bụng lặng thinh. Nhưng anh quyết không xin ăn những ruột thịt của mình đã hất hủi, thà rằng, anh nhảy cửa sổ lớp học, xin vài củ khoai mì, lang ăn dấm dớ qua cơn đói khát.
… Nhưng với thế hệ kế tiếp, nó sẽ không là trắng hay đen. Nó sẽ là màu đỏ của tai ương trùm xuống dân tộc đầy hận thù này. Chiến thắng mùa Xuân 1975 của quân đội Bắc Việt, là một cơ hội vô cùng to lớn cho đất nước VN này, sau thống nhất để canh tân xứ sở, của chiến tranh đói nghèo và lạc hậu, để cùng nhân loại bước những bước vững mạnh theo trào lưu thế giới. Người CS đã cố tình lơ đi điều ấy. Đây không là sự thù hận đơn giản, mà nó là giáo điều có tính toán của những kẻ làm việc cho chủ nghĩa CS quốc tế, muốn thâu tóm cả Đông Dương. Họ lập lại những gì, họ đã và vẫn còn đang làm trên miền Bắc và bây giờ là miền Nam! Chính quyền CS là một chính quyền lật lọng, xảo trá, vô luân, thất nhân tâm…
Chính sách tập trung Cải tạo đã nói lên sự bỉ ổi của một chính quyền luôn luôn rao giảng: Vì dân và lo cho dân! Một đất nước được cai trị bởi những kẻ vô học, thì đất nước ấy, dân tộc ấy, sau rốt cũng trở thành một đất nước lạc hậu, đầy nguy hiểm với sự trù ếm thân phận làm người. Không một quốc gia nào có thể nghĩ rằng: trên thế giới này có một quốc gia mang tên VN đã nhốt mấy trăm ngàn người vào nhà tù, qua danh từ “cải tạo” bất nhân.
Chỉ có bọn cướp của giết người, mới không có trái tim sắt đá với đồng loại mình. Mà quả thật, CSVN là một bọn cướp ngày khi họ hân hoan loan báo trên truyền thông đại chúng:
- Đảng CSVN đã cướp được chính quyền từ tay Bảo Đại và người Pháp!
Có thằng ăn cướp nào, nó tự bảo nó là thằng cướp? Chỉ có bọn vô học, vô luân, đầu đường xó chợ, nó không biết nó nói gì!
- Tuấn. Thầy giám thị muốn gặp em!
Tuấn đang ngồi lơ mơ nghĩ vẫn vơ về cướp, thì cô Mai bước vào lớp học thông báo. Tuấn đứng lên bước ra khỏi lớp.Cô Mai nheo mắt bảo nhỏ.
- Cẩn thận nhé. Có chuyện lớn rồi đó.
Tuấn nhìn cô Mai cười… buồn tênh! Anh biết, cô đang lo lắng cho anh biết dường nào. Bọn Tuấn học cô 3 năm; và 3 năm ấy cô là chủ nhiệm lớp Tuấn theo yêu cầu của học sinh. Trước 75, cô dạy môn Anh ngữ, lái xe “xịn” đi dạy học trò từ Nha Trang lên. Hồi ấy, cuối tuần bọn học sinh như Tuấn, Đại thường đạp xe xuống đại lộ Duy Tân tắm biển, thường ghé nhà cô lấy cớ thăm “Thầy”, để được cô chạy qua bên kia đường, mua những vốc kem đãi bọn học trò láu cá. Sau 75, cô bị chuyễn qua dạy Toán – như một hình thức đuổi dạy từ từ – nhưng cô vẫn cố gắng trụ lại. Trong lớp, cô thương nhất là Tuấn và cũng sợ nhất là Tuấn. Sau vụ chôn hàng ngàn “hom” mì, cô thường năn nỉ Tuấn.
- Thôi. Tuấn ở nhà, không được đi tuần này. Cô cho 8 điểm lao động! – Tuấn “dạ, dạ”, rồi cũng bám các bạn lên khu kinh tế mới, làm loạn cả trường.

*
Lão Tôn ngồi ngay ngắn trước bàn thờ… Hồ Chí Minh, hai tay đặt trên bàn: thẳng và dài… như cây gậy của lão thường vung dài ra tới đỉnh trời; một cách trịnh trọng cố ý. Tuấn bước vào nhìn lão Tôn.
- Chú gọi cháu có việc?
- Ta là Giám thị trường, không con, cháu gì cả. Ngồi xuống! – Lão mím môi, nói gầm gừ trong miệng.
- Dà…
- Dạ hay Dà? Anh bị ở lại lớp 11 C1, bắt đầu từ hôm nay!
- Thưa Giám thị, sao vậy ạ?
- Anh không đủ điểm đạo đức học sinh, trong niên khóa 1975!
- Thưa Giám thị.Niên khóa 1975, chi hơn tháng là chấm dứt niên học, thì làm sao em có điểm hoặc không về đạo đức cách mạng ạ. Vả lại niên học mới gần cả nữa năm rồi, sao bây giờ mới thông báo?
Giáo Minh bước vào, đeo cặp kính đen thui, hậm hực.
- Bắt đầu từ hôm nay, anh bị trục xuất ra khỏi đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, vì vấn đề đạo đức không có!
- Thưa thầy. Tôi đã nói rồi: tôi chẳng ham cái chức danh đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh chó chết gì đó! Chẳng qua là ông Giám thị Tôn, cố ép gia đình tôi và tôi nhận cái chức chết tiệt đó. Chớ tôi nào ham!
- Anh lại ăn nói “ninh tinh!”
Tuấn nhìn lão Tôn, không đáp lời giáo Minh.
- Ông Tôn. Ông chơi một chiêu tuyệt đấy! Ông muốn tống tôi ra khỏi cái nhà trường, mà tôi muốn ói từ lâu rồi nhé. Ông liệu cái thần hồn ông đi! Trong con mắt ông, tôi là cái gai ông muốn nhổ. Vậy thì tôi đi.Nhưng khi tôi đi, ông có còn ngồi đây, bảnh chọe và hại người là điều tôi không thích. Ông nên nhớ điều đó!

*
Tuấn nói với cô Mai, chủ nhiệm lớp.
- Thưa Cô. Cuối tháng này em lên đường tình nguyện đi “nghĩa vụ quân sự”. Em sẽ là một Công an vũ trang của chính quyền này. Em chúc cô luôn vui khỏe.
- Em bảo sao? Tuấn ơi, sao làm vậy?
- Giáo dục Học đường này, là một nền giáo dục gây chia rẽ và thù hận cùng chủng tộc VN. Có Hồng hơn Chuyên, có gia đình cách mạng và không cách mạng… để đưa đến một giai cấp mới. Giai cấp của thù hằn lương tri nhân loại!
- Nhưng em sẽ là công an. Cái mà cô biết nhất, em ghét bọn họ hơn hẳn ai!
- Vâng, thưa cô. Bằng mọi cách, em sẽ đi ra khỏi đất nước thù hận này. Vượt biên!
Cô Mai hốt hoảng bịt miệng Tuấn.
- Tuấn về đi. Cô tin em!
Một buổi chiều cuối tháng 10, ông anh Luật sư của Tuấn trở về sau gần 2 năm “giải phóng”. Đi cùng anh là hai gã đeo gương đen, như bọn Mafia trong phim thời thượng của Mỹ. Anh thì không đeo gương đen, như một gã đui, không mang cái đài bên hông để nghe, như một kẻ nặng tai sắp điếc đặc, nhưng trên vai vẫn là một cái “sắc cốt” (còn gọi là sà-cột, một loại “sắc cốt” của Mỹ chứa, đựng mìm claymor thải ra sau khi dùng); đó là mốt thời thượng của người CS hai miền Nam, Bắc ưa dụng sau chiến tranh. Chửi Mỹ nhưng vẫn thích xài đồ Mỹ vất lại sau chiến tranh.Tuấn nhìn anh ngỡ ngàng. Một trí thức miền Nam là thế này sao?Anh ngượng nghịu, khi Tuấn nhìn chăm chăm cái “sắc cốt” đang đeo trên vai.
- Cái “mốt” bây giờ đó em!
Tuấn không trả lời. Trong 7 anh chị em, giữa anh và Tuấn, thường liên lạc nhau bằng thư từ qua lại, từ khi khi Tuấn vào học ban đệ tứ, dù cùng cha khác mẹ. Nhưng giờ đây, Tuấn thấy sao xa cách quá! Ở khuôn mặt họ, là một khuôn mặt bằng sáp, không biểu lộ nhân sinh và tình cảm. Nó biểu hiện sự đấu tranh luôn thôi thúc, rình mò và nhập cuộc vào đời bằng sự lạnh tanh, mang tính hoang sơ nguyên thủy từ loài khỉ, vượn!
- Anh nghe nói, chú tình nguyện đi Công an vũ trang? Không được! Bây giờ anh đã về, chú nên đi học lại! Tương lai còn dài.Cha mất sớm, anh phải lo cho chú.
Chưa bao giờ, Tuấn nghe ông anh gọi mình là chú! Trước 75, chỉ có anh và em. Nó thân mật và đậm đà tình máu mũ làm sao! Cái gì đang thay đổi?Tuấn lắc đầu.
- Em đã 18 tuổi. Em biết lo cho cá nhân và tương lai em.
Lão Tôn, xéo bên kia đường, chạy vụt qua. Áo đại cán bốn túi uy nghi, cái mũ Công an biên phòng bằng vải, đeo dính cái ngôi sao vàng khè, cùng cây gậy chỉa ngang trời vung vung. Lão nói.
- A. Cậu Quyền. Bấy lâu nay cậu đi đâu? Tôi cứ nghĩ, cậu theo bọn đế quốc tàn dư Mỹ Ngụy, ăn bơ sữa rồi đấy chứ! Cậu về, có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã, huyện, tỉnh?
- Chú Tôn. Chú nói gì lạ vậy?Tôi sinh sống ở đây bao lâu chú đã biết, mà chú còn hỏi tôi giấy tờ, là làm sao?
- Tôi bây giờ là Xã đội trưởng. Tôi có quyền hỏi giấy tờ của bất cứ công dân nghi ngờ nào, lãng vãng ở đây!
- Ông Tôn. Nó học Luật ở Sài-gòn bao nhiêu năm ông biết mà. Sao làm khó dễ con cháu?
- Ông Năm. Tôì không khó dễ, mà tôi đang làm luật. Luật nhà nước VNDCCH!
Hôm sau.
Lệnh tập trung “nghĩa vụ quân sự” khóa 1 ở Diên Khánh, được diễn ra ở trường trung học Hoàng Hoa Thám.59 tân khóa sinh từ mọi vùng quê Diên Khánh, được điều động về đây, cộng thêm trên 200 bộ đội tòng quân.
- Tại sao không là Nha Trang một thành phố lớn? Nhiều người hỏi như thế.
Lão Tôn hãnh diện trả lời.
- Đây là đất của cách mạng thời khởi phát. Phải đưa tiễn những đứa con đất nước ra đi làm người lính trấn biên ải của Tỉnh nhà!
Tuấn leo lên một chiếc GMC của quân đội Mỹ để lại, trong nhiều chiếc đang đậu hàng dài, từ đường cái vào trong sân trường. Anh giơ tay từ biệt Đại, cùng các bạn. Chiếc GMC đang dần chuyễn bánh. Lão Tôn đưa tay vẫy, mặt hân hoan.
- Dừng. Dừng xe lại!
- A. Cậu Quỳnh. Chào cậu.Cậu muốn gì?
Ông anh Luật sư của Tuấn chả thèm nhìn lão Tôn, anh gọi.
- Tuấn ơi. Về nhà đi em!
Tuấn nhìn anh lắc đầu trong vô vọng.Anh ngồi xuống hàng ghế “nhà binh” thẳng thớm, như bao thanh niên, vào đời bằng sự thẳng thóm của nhà binh. Một – hàng – dọc – ngồi – thẳng!
Lão Tôn chỉ gậy vào ông anh Tuấn, nói.
- Quyền, mày là ai, mà hống hách thế?
- Nhân danh Bí thư Huyện ủy, huyện Diên Khánh, tôi, Vũ Quyền, bắt, không cần án lệnh của tòa án, ông Lê Đại Tôn ngay lập tức!
- Tôi bị bắt vì tội gì?
- Tội bao che binh lính Sĩ quan Ngụy dưới hầm, là thằng Tẩn con ông. Tội tàng trữ xe trái phép; và tội giả dạng là chiến sĩ cách mạng trong thời chiến… Còng!
Đó là những gì Tuấn để lại trong tủ anh Quyền, lá thư định mệnh của mụ Bốn Cao để lại, khi ra đi làm người lính thú. Là một Phật tử lại Tu thiền, Tuấn không muốn dây dưa món nợ kiếp lai sinh. Nhưng anh vẫn nghĩ: những con quỷ CS cần phải khai trừ! Dù chúng là ruột thịt anh em.
Hãy để chúng cắn xé nhau.
Chúng cắn xé, dành quyền lực nhau, tự chúng giết chết nhau, nhanh hơn nhân dân nổi dậy, khi bị một cái cùm to tổ bố là bao tử luôn luôn bị đói hành hạ, làm thui chột kiếp làm người!
Tuấn thầm rên lên.
- Anh Tẩn ơi.Cho em xin lỗi. Mỗi người là một con bài sẽ bị lật lên lúc cuối cùng của cuộc chơi!
Và, Tuấn biết, anh đang chơi với cuộc chơi cả đời mình!

(Còn tiếp)

© Đàn Chim Việt







No comments:

Post a Comment

View My Stats