Monday 17 December 2012

HẠT ƯƠM HƯ [5/9] – (truyện dài Vũ Đình Kh.)




12:01:am 06/12/12

Chương 13

Trận cuồng phong tiêu diệt “văn hóa đồi trụy miền Nam” vừa mới bắt đầu, do lão Tôn khởi xướng, qua ủy ban quân quản, đã làm căng lên tinh thần cả khu phố. Người dân trong phố bắt đầu sống trong sự lo âu. Họ dò xét nhau một cách kín đáo, và thu mình sống như một loài ốc mượn hồn, không biết bị kéo ra khỏi cái vỏ mỏng manh ấy bất cứ lúc nào. Họ vừa sợ lão Tôn, vừa muốn tìm cách đối xử thân thiện hơn với lão để lấy điểm.Cuốn sổ của “Thiên tào Tôn”, là nỗi ám ảnh rõ nét nhất đối với họ. Con thằn lằn đeo cột đình ngày nào… giờ oai ra phết, với cây gậy “thị oai” quơ quơ lên cao khi đi ngoài phố. Lão Tôn phong “thánh” cho mụ Bốn Cao với chức: Hội trưởng hội phụ nữ nhân dân xã! Lão cho rằng: mụ Bốn Cao xuất phát từ giai cấp bần cố nông vô sản, từ lò mỗ heo, lao động chân chất, sau vì sinh kế gia đình nên lao động cật lực hơn, bằng cách đi bộ lên tận núi Khánh Vĩnh, mua bán kiếm sống qua ngày, mới có địa vị như ngày hôm nay.
“Lao động là vinh quang.Chỉ có bọn tư sản mại bản mới sống trên xương máu của nhân dân lao động!”
“Mẹ kiếp! Tui lao động còn hơn mụ Bốn Cao. Hai vợ chồng đẩy hai chiếc xe nước mía đi khắp phố, làng mấy chục năm, mới có cơ đồ như ngày nay, mà lão Tôn vẫn bảo tôi là tư sản!”- Ông Thuận Thanh than van khắp phố.
Ngay trưa hôm ấy, lão Tôn bệ vệ trong bộ đồ Mao Trạch Đông bốn túi tự may, với sợi dây nịt “made in usa” to bản thắt ngang lưng; nhìn, giống như một con khỉ biến thái thành người! Lão loắt choắt, bé tí so với cái áo đại cán mùa hè, cùng cây gậy “thị oai” của núi rừng Khánh Vĩnh. Lão cầm loa đi khắp phố, ra lệnh mọi nhà phải nộp hoặc thiêu hủy sách báo ngay lập tức trước cửa nhà. Lẽ ra, công việc này không phải của lão, vì dù sao lão Tôn cũng là Xã trưởng, nhưng lão thích làm thế, như muốn răn đe mọi người và củng cố địa vị đang có.
Dường như, trong sinh hoạt hàng ngày, trong nhà lão có một việc gì đó, làm lão Tôn bối rối. Mấy hôm nay, lão lúng túng mỗi khi bước ra khỏi nhà.Hôm qua, lão xuống chổ ông Tư Cò lò rèn, đánh hai cái khoan bằng sắt, như cái còng số tám của Mỹ, khóa chặc cửa, trước khi đi. Lão lấm lét, nhìn trước sau, thấy an toàn rồi mới ngước mặt ngẩng cao nhìn ông Thiên, chễm chệ bước khoan thai.
Ông Trí, chủ nhà sách “Đức Trí” lớn nhất ở phố Thành, là người đầu tiên tự nguyện thi hành mệnh lệnh của lão Tôn.
Ngay trưa hôm đó, cả gia đình ông, chất tất cả sách, báo… toàn bộ tài sản bao đời gây dựng, ra trước nhà, rồi còn kêu lão Tôn đến làm chứng sự hủy diệt văn hóa miền Nam.Ông Trí chủ tiệm sách, tưới xăng đốt toàn bộ báo, truyện, sách ngay cả dụng cụ cho học sinh… trước mắt lão Tôn. Lão hài lòng vui vẽ bắt tay cả nhà, khen ông Trí là người thức thời đối với cách mạng luôn bao dung. Ông Trí khom người, bắt cả hai tay với mấy lượng vàng Kim Thành, gói kín kèm theo.
Ai lại đi đánh kẻ về với mình, vì thế, lão Tôn chẳng bao giờ để ý đến gia đình ông Đức Trí nữa. Lão còn khối kẻ đáng ngờ đang theo dõi, trong cuốn sổ “Thiên tào” trong bao năm qua, đã ghi, đã bình…
Mấy hôm sau, cả gia đình ông Trí, là những người đầu tiên đã vượt biên thành công sau hai tháng “giải phóng” miền Nam! Ba ngày sau, lão Tôn mới khám phá, khi cánh cửa sắt hiếm có ở phố, đóng im ỉm. Lão Tôn tức tối biết bị gạt, kêu bọn đầu bò, đầu bứu là đám du kích, du côn vào phá nát tiệm sách. Lão Tôn có lẽ cũng thu được một số chiến lợi phẩm bất ngờ, nên bớt hung hăn như mọi khi.
Mỗi sáng, khi ra khỏi nhà, lão Tôn kín đáo nhìn trước sau, rồi mới đi một vòng quanh phố, nhìn xem có nhà nào bỏ ngỏ vượt biên? Sau đó, lão xuống Đình, bước qua chợ ngồi uống ly càfê một chập, xắp xếp công việc cho bọn du kích, đoạn đạp xe đến trường.
Con mắt lé liêng, cộng cái mũi diều hâu gẫy gập, luôn ám ảnh ông Năm “Bóng Tối”, một thời từng là cộng sự viên đắc lực cùng lão Tôn, với một lý lịch mới toanh, lẫn lờ mờ về nhân thân. Ông Năm, bây giờ mới hoảng sợ. Ông bảo Tuấn.
- Thằng anh Luật sư của cháu, là một thằng phản động! Bao nhiêu cuốn “play-boy” của tụi Mỹ đem qua, tụi Đại Hàn tặng tao, nó đều giấu kín (lúc đó ông chưa tu tại gia). Tao nghĩ, nó giấu trong cái tủ sắt trên căn gác xép của cháu.
Lão Tôn, không là một thằng tầm thường. Cháu lên đó phá cái tủ và đem đi đốt mọi thứ sách báo, kể cả cái tủ sách gia đình!
Tuấn khômg trả lời. Anh đi lên căn phòng khách của ông Năm, dọn dẹp mọi loại sách, mà con gái ông, lớn hơn Tuấn ba tuổi, đặt mua hàng tháng. Tuấn chun vào cái lổ trên trần nhà, trước kia anh dấu cây Carbin M.2 vào đó. Anh chất những cuốn sách, chồng trên cây súng – sau khi “hôn” nó! Tuấn bắt đầu nạy những hộc sách bằng thép – một loại tủ bằng thép, của Mỹ đem vào miền Nam dùng cho văn phòng, chính phủ. Không một cuốn “play-boy” nào trong đó! Chỉ Lenin toàn tập, Nhật trung nhật ký, Vừa đi đường vừa kể truyện của Trần Dân Tiên, v… v…
Một thứ sách, báo hổn lốn… của cs! Những tờ báo được cắt ra, từ những tờ báo Tuấn thường đọc trước kia, như:
Trắng Đen, Con Ong, Sóng… Trên tờ Sóng, được vòng một vòng tròn đỏ: “Chu Tử phải chết!” – Chữ viết của ông anh Tuấn.
Tuấn tê tái cả tâm can! Anh ngồi bệt xuống sàn nhà, ôm đầu.
- Tại sao? Tại sao??? Trời ơi!!!
Một ông anh, mà Tuấn hằng kính mến thương yêu, dạy Tuấn làm người trong cuộc đời đau khổ này, khi anh, chị cùng ông bố độc thân (sau này lấy mẹ Tuấn, sinh ra anh và ba đứa em trai), dắt dìu nhau từ Bình Định chạy vào Diên Khánh, trốn lánh cộng sản, lại là người cộng sản, mang danh một Luật sư của chính quyền Sài gòn??? Tuấn khóc ngất!
- Ăn học cao để làm gì? Tu thiền để làm gì? Khi mà cái ác đang ngày một leo thang, đang khủng bố, gài bom, giết hại tập thể dân lành, mà một đứa “con nít” như Tuấn cũng nhìn ra!!!
Tuấn chán nãn, đạp cái tủ sắt, bước xuống căn gác, đi lênh bênh, rồi ghé vào Vườn Trầu nhà thằng Đại.
&
Dường như, đó là một linh tính báo “bão”!
Tuấn mượn con dao chặt trái dừa của nhà thằng Đại, lận sau lưng đến trường, vào buổi trưa. Từ khi ông bố thằng Đại bị chính quyền cách mạng đem đi biệt tích, không một thông báo, nó bắt đầu thù lão Tôn ra mặt. Đại ít đến trường, thường ở lì trong phố, ở cái nhà sát vách của lão Tôn, để mỗi trưa theo dõi lão.
Ngồi trong lớp học, Tuấn cứ nôn nao…
Tiếng guốc gõ đều đặn, như cái đồng hồ từng nhịp, từng nhịp, tích tắc… vang dần. Cô Mai, chủ nhiệm lớp Tuấn, gõ cửa bước vào lớp, nói nhỏ với thầy Sơn dạy Toán, rồi gọi Tuấn ra khỏi lớp.
- Em có thấy (lấy) hai cuốn tự điển Larouse?
Ra thế! Hai cuốn tự điển Larouse đã được nhiều người nhìn thấy và mơ ước được giữ nó, ở một thành phố nhỏ miền Trung này.
Ban nãy, trước khi rời khỏi nhà thằng Đại, Tuấn cố lôi nó đi đến trường, nhưng nó lắc đầu bảo.
- Tao chán cái chế độ dối trá đến tởm lợm này, không còn “từ” gì để nói. Thôi mày đi, đi. Mày còn cả tương lai trước mắt!
- Tương lai gì?
- Cách mạng Đỏ!
- Đ.m… mày, bỏ qua chuyện ấy đi.Đừng chửi tao. Mày phải đến trường, để nhìn lũ khốn nạn và nhất là, lão Tôn, thằng Ban bò… tụi nó đang đốt sách, chôn học trò!
- Dù Tần Thuỷ Hoàng, hay cs… có đốt hàng triệu, tỉ tỉ cuốn sách, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử! Mày nên nhớ, thằng Mọt sách ạ. Nó sẽ còn đó, còn đó mãi mãi… Chưa hẳn, những thằng cs VN ngu, để ra cái chính sách hủy diệt toàn bộ sách báo miền Nam, mà chúng gọi là “văn hóa đồi trụy”; nhưng chúng chỉ tin và xử dụng những thằng Ngu như lão Tôn, Ban bò… – như chính chúng trước kia, khi mới đi theo cách mạng! Khi chưa leo, trèo cao lên đỉnh quyền lực, những thằng Ngu thích dùng thái độ và hành động bá đạo để lập công. Đó là điều dễ hiểu!
- Tao không muốn nghe lý luận cùn nhằn của mày. Tao muốn nhìn!
- Nhìn, rồi mày ghi, viết… sau này khi có điều kiện?
- Dĩ nhiên, nếu thế!
- Dân tộc Việt nam đã nhìn và đã ghi lại hàng tỉ nghìn trang sách trong thời dựng Nước và giữ Nước, hơn bốn ngàn năm lập quốc. Bọn bành trướng Trung quốc, đã thiêu hủy toàn bộ sách vở ghi chép ấy, nhưng chúng sẽ không xóa nỗi khẩu truyền dân gian của mọi dân tộc bị chiếm đóng và khai hóa của nền “văn minh” xâm lăng. Những Anh hùng, Liệt nữ được truyền tụng mãi mãi mãi về sau, là do dân gian, tức nhân dân bây giờ! Mã Viện thua trận chạy trốn, chun trong ống đồng, có thật không? Chun trong một ống đồng từ Trung quốc nối sang Việt nam, hay cái ống đồng dài cả chục thước, mà họ đi cướp nước khác mang theo, ngừa hậu hoạn sẽ chết xứ người!? Nhưng tất cả hậu duệ chúng ta đều biết, thắng Tàu không bao giờ chiếm được VN, qua khẩu truyền dân gian! Tao chẳng cần nhìn và ghi lại. Con cháu tao, tự chúng sẽ biết qua dân gian truyền khẩu đi vào tâm khảm họ, để lại con cháu đời sau…
Tuấn lắc đầu nhìn cô Mai ngạc nhiên. Giác quan Tuấn thật nhạy! Anh tiên đoán đúng phốc. Thằng Ban bò đã báo cáo tất cả.Thằng Đại thật đúng, khi nhìn cặp mắt của Ban bò đang bắt đầu thay đổi. Nó đã bán đứng Tuấn, để củng cố địa vị đang có và cái chức Đoàn trưởng đoàn thanh niên cs Hồ chí Minh đã ám ảnh Ban. Giờ này, Ban bò chưa có mặt trong lớp, tất nhiên, hắn đâu đó trên văn phòng giám thị hoặc trong thư viện còn ngỗn ngang sách báo, mà Tuấn không muốn nhìn. Tuấn bỏ mặc cô Mai đang chăm chăm nhìn anh suy nghĩ, Tuấn chạy thẳng lên thư viện nhà trường. Anh rút con dao chặt dừa dấu sau lưng, nắm chặt cán trong tay. Thì ra Ban bò vẫn còn ở thư viện. Tuấn xộc vào với cái dao trên tay, chạy tới định chém Ban bò. Hắn đang ôm đống sách cao ngất, vội ném tất cả số sách vào người Tuấn, bỏ chạy thoát thân. Mấy đứa con trai nhào tới ôm chặt Tuấn cùng con dao. Bấy nhiêu năm đi học, Tuấn nổi tiếng ngoan hiền và học cực giỏi, chưa bao giờ đứng hạng tư trong tổng số gần 50 học sinh trong lớp. Cũng chưa bao giờ, Tuấn đánh lộn với bạn bè. Biết mình nghèo, mồ côi cha năm tám tuổi, sống như ở đợ với người cậu ruột, Tuấn luôn luôn phấn đấu và học hành mong thoát khỏi kiếp nghèo, nên vô cùng chăm chỉ. Tình thế đã đổi thay làm đảo lộn mọi mơ ước của anh. Tuấn biết, ông Năm đã bắt đầu một thái độ khang khác với anh, từ khi bị mất hết số tiền bỏ trong ngân hàng Nhà nước. Những đứa trẻ mồ côi, thường nhạy cảm hơn những đứa trẻ bình thường, đã đặt vào đầu óc Tuấn từ rất lâu. Giải phóng miền Nam, tất nhiên hy vọng mà Tuấn ước mơ đã hết. Tuấn không có ước mơ to tát gì lắm, anh chỉ mong khi học xong hệ 12, anh sẽ tình nguyện đi lính, vì không muốn ai cưu mang, xót thương mình nữa… Một ước mơ chết người, mà cũng có kẻ mơ ước!
Tuấn vùng ra từ tay mấy thằng con trai, chạy rượt theo Ban bò đang chạy về phòng Giám thị. Hắn gõ cửa ầm ầm kêu cứu. Ông Giám thị vừa mở tung cánh cửa, Tuấn nhảy vào đá Ban bò. Hắn nhảy qua, né tránh với một động tác thật khéo.Tuấn mất đà, đạp vào ngực lão Tôn, làm lão chới với.Anh sửng sờ trong một thoáng, rồi cắm đầu chạy ra khỏi trường.Tuấn chạy về nhà thằng Đại ở Vườn Trầu.
&
Tuấn lưu lại nhà thằng Đại được hai hôm không dám đến trường. Anh hoang mang chờ đợi cơn dạy sóng đổ ụp xuống cuộc đời.
- Cùng lắm, chết chung với lão Tôn! – Tuấn nghĩ thế và nhớ đến cây Cabin M-2.
Ông Năm cho đứa em bà con gọi Tuấn về. Nhà ông Năm hôm ấy có khách, mà có lẽ là khách cán bộ cấp cao. Hai chiếc xe jeep đậu trước nhà, vài anh lính đứng canh trước cửa nhà rất nghiêm trang. Tuấn bước vào nhà, thấy một người đàn ông trung niêm mặt quen quen, mặc đồ dân sự đang ngồi nói thao thao bất tuyệt của kẻ thắng trận. Ông Năm cũng hoan hỉ không kém! Lần đầu tiên, sau ngày “giải phóng”, Tuấn mới thấy ông Năm “Bóng Tối” nói nhiều và vui. Ông nhìn Tuấn, nhìn ông khách rồi nói.
- Thằng trời đánh đó, anh Bốn! Nó dám cả gan đạp ông Tôn một đạp… nên thân!
Tuấn len lén chào người đàn ông, dò xét.
- Bác Bốn của cháu đó! Ông làm bên Bộ ngoại giao, đang đi công tác vào Sài gòn, ghé thăm má cháu và cậu.
- A, thì ra đây là bác Bốn, ông bác ruột mình.
Tuấn nghe nói, ông đi kháng chiến trước thời 45 và ở luôn ngoài Bắc. Tuấn cũng chẳng vui, cũng chẳng thấy buồn khi nhận được ruột rà, thân nhân. Từ khi cha Tuấn tha phương cầu thực, rời đất Bình Định, làng Mỹ Chánh, rồi ông mất khi Tuấn còn rất trẻ với một bà mẹ điên cùng ba đứa em trai, đứa nhỏ nhất vừa biết lẫy tám tháng tuổi, không một ai từ ngoài ấy, vào thăm hoặc giúp đỡ con cháu cuộc sống mới, mà phó thác cho phía ngoại Tuấn. Cũng may, ông Năm giàu có, cưu mang anh em Tuấn. Bà chị và ông anh được ông nuôi ăn học thành tài. Tuấn ở nhà ông Năm, ba thằng em kề Tuấn, sáng, trưa, chiều… đi học, đều ghé nhà ông Năm ăn bát cơm, rồi về, tối ngủ nhà với bà mẹ trí óc không bình thường.
Tuấn nhìn bác ruột, trên 30 năm xa cách, lí nhí chào, rồi lững thững bước lên căn gác xép, thui thủi như mọi ngày của mọi ngày, của một kẻ ăn nhờ ngủ đậu qua cuộc đời mỏng manh này!
Ở anh, tình cảm dành cho người cộng sản – dù ruột thịt – nó nhạt còn hơn nước ốc! – Tuấn đau đớn nhận ra.
Có lẽ, vì hoàn cảnh chiến tranh?
Chiến tranh nó tàn phá tất cả! Của cải vật chất, xác người… đã đành; nó còn hủy diệt cả con người, nếu người ấy – không – và còn, biết lương tri của con người để nhìn và nhận xét, theo nhân sinh quan!
&
Lão Tôn, bây giờ nhìn ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối” với một cặp mắt khác. Cặp mắt ấy, lão nhìn như van lơn, nài nỉ ở sự tha thứ.Một cặp mắt đã biết sợ, vì sự lém lĩnh dại dột của mình, coi trời bằng vun, nơi lão ngụ cư.
Là người tu hành tại gia, ông Năm chả thèm phản công như mọi công dân trong phố mong muốn, là dạy cho lão Tôn một bài học đích đáng! Ông tránh ra lề đường ngồi sửa ảnh, ông về nhà Từ đường, cách nhà ông chưa tới trăm mét, nằm trong một con hẽm sâu có vườn cây ăn trái rất rộng; nơi đó, chị ông – là Mẹ Tuấn, cùng hai bà Dì độc thân – sống nhờ mảnh vườn bằng cây trái đem ra chợ bán hàng ngày. Ông muốn quên tất cả những gì đã qua, dù cái đau của cuộc đời vẫn còn lẫn quẫn quanh ông. Đó là sự miệt thị cuộc đời ô trọc này!
Tuấn trở lại trường như không có gì xẩy ra. Anh nhìn Ban bò bằng cặp mắt lạnh buốt, không nói sau cái bắt tay giảng huề của cô Mai. Học với nhau bao năm, Ban bò biết, Tuấn là một học sinh rất tốt với bạn bè, nhưng cá tánh Tuấn cực kỳ nóng nãy. Khi Tuấn tức giận điều gì do bạn bè trêu ngươi, mặt anh tái trắng, tay run run kềm chế sự thịnh nộ. Cũng may, cả lớp ai ai cũng biết, Tuấn được ngồi thiền qua nhiều năm, nên cũng biết kềm hãm cái tuổi trẻ ưa manh động, quậy phá.
Sau ngày tựu trường hơn một tháng, sáng nay lớp Tuấn mới có hai tiết chính trị. Dường như cả cái trường Trung học Diên Khánh này, chả học sinh nào ưa ông giáo dị hợm này.
Chiếc nón cối, cặp kính đen, áo quần xanh màu lính, cùng cái đài nho nhỏ bên hông, thường đạp xe trong sân trường mỗi khi học trò trở về ăn cơm trưa, sau những tiết học. Năm giáo viên miền Bắc, ba nam, hai nữ, chiếm hai lớp học gần nhà ông Cai trường cho tiện sinh hoạt.
Từ ngày trở lại trường sau vụ đạp lão Tôn, Tuấn cùng ba thằng bạn thân thường trốn học ra đây tập tành hút thuốc.
Gia đình ông Cai ở đây đã rất lâu, từ khi có cuộc di tản từ miền Bắc vào Nam sau 1954. Con cái ông lớn lên, ăn học thành người qua cái quán bán chè, kẹo bánh và chút sách vở, phấn bút…
Bây giờ, gặp cái đám thanh niên mới lớn, đổi đời, buôn bán không như trước, bà Cai cũng mua thuốc lá bán lén lút. Ở những thành phố nhỏ lại sát nông thôn, tiền bạc đối bọn học sinh như Đại, Tấn không là vấn đề. Không tiền, chúng chặt cây trái ở nhà vườn trao đổi, bà Cai càng thích, vì có lợi hơn. Vì thế, bọn Tuấn tha hồ bắt đầu ghi sổ nợ, cho sự học đòi thành người lớn, qua những điếu thuốc trên môi, và luôn thắc mắc. Tuấn thường thắc mắc.
- Hay đây là sự phản kháng đang thành hình của tuổi mới lớn, nhìn một xã hội vừa thay đổi và đang từ từ thành hình? Ôi cuộc đổi đời: hạnh phúc hay cay đắng? Có lẽ cả hai!?
- Ừ nhỉ, đúng. Nhị Thiên Đường. Đó là thứ dầu dùng để: thoa, bóp, nắn, bẻ… của thằng Mã Viện đưa sang Việt Nam!
Thằng Đại thổi vào tai Tuấn nghe ù ù…

*

Chương 14

Đã vào Hè, học sinh bắt đầu nghỉ học.
Chưa mùa tan trường nào mà học sinh lại âu sầu đến thảm thương. Không khí học đường không còn trong trẻo theo cái nghĩa của nó. Đó là sự bịn rịn chia tay bạn bè cuối hè. Không khí ấy đã chết, khi ban Giám hiệu nhà trường đã thay đổi tất cả. Họ làm đảo lộn mọi trật tự hằng có nhiều chục năm ở miền Nam. Nhiều thầy cô giáo đã bị đổi hệ môn dạy học. Sử Địa bị đổi qua dạy Anh văn, Công dân giáo dục bị đổi qua dạy toán; vì thế nhiều giáo sư bất mãn đã nghỉ dạy, số còn lại dạy như cầm hơi làm học sinh cũng bất mãn theo.
Một mùa tan trường lần đầu tiên trong chế độCS, bọn học sinh không trao đổi những trang lưu bút vào hè. Nó đã chết một cách tự nhiên như một miền Nam đã chết trước đó không lâu.Chưa bao giờ học đường có một không khí nặng nề đến thế. Bọn học sinh nhìn nhau, chia tay không một lời chào như những năm trước, sau một năm học nhọc nhằn. Những ánh mắt thất vọng, nhọc nhằn…
- Thùng. Thùng.. Thùng… Thùng…..
Tiếng trống buổi trưa vang dài kết thúc một kỳ học, do thầy Bảo đích thân đánh trống như thúc dục. Thầy Bảo là Hiệu trưởng trường trung học Diên Khánh đã nhiều năm; sau 1975, thầy bị đưa xuống làm Hiệu phó, ngồi chơi xơi nước và một ông cà lăm nói ngọng từ miền Bắc đưa vào làm Hiệu trưởng chỉ biết về chính trị Học đường.
Mà… chính trị Học đường là gì, khi thầy Bảo hỏi, ông Hiệu trưởng như giả vờ không nghe!
Giáo Minh – Chính trị viên của trường – chờ bọn học trò tan trường ra về ngày cuối cùng, mỗi lúc vắng đi, trịnh trọng dắt chiếc xe đạp “cuộc” vừa mới tậu, đeo cái kính đen, và mở cả đài để nghe. Gã đạp lòng vòng quanh sân trường một cách chăm chỉ.Càng đạp, gã càng khoái.
- Mẹ kiếp! Xe đạp Phượng Hoàng của Trung quốc là cái đếch chó gì, mà cả miền Bắc đều thích. Không như xe bọn Ngụy, lên dốc, xuống đèo chỉ cần bật cái cần nhỏtrên tay lái là đạp nhẹ tênh, khỏi phải nhỏng cái đít, rướn người… đạp. Nó lại nhẹ tênh, chỉ nâng bằng hai ngón tay là nhấc bổng lên được.
Đạp mấy vòng vã mồ hôi, giáo Minh, dắt chiếc xe đạp vào hàng phượng vĩ nghỉ lấy sức, săm soi nhìn chiếc xe đạp Peugeot bằng nhôm, màgã săn tìm được khi mới vừa vào miền Nam.
- Mẹ nó! Xích xe tăng Liên xô còn chưa “văn minh” thế này. Uốn éo lên, xuống thấy… kỳ vĩ. Hèn chi đạp nhẹ tênh!
- Khi nào bắt cái “bọc ba ga” đồng chí chính trị viên…?
- Xe này làm gì có “bọc ba ga”. Xe thể thao mà lị!
- Thì cứ bắt vào. Hôm nào, đèo tớ xuống phố chơi cho biết… văn minh bọn Ngụy.- Cô giáo dạy Toán mới vào miền Nam háo hức. Đối với giáo Minh, chiếc xe là cả một gia tài to lớn, mà gã và nhiều người nữa hằng mơ ước trước kia khi còn ở ngoài miền Bắc. Nghe cô giáo Lan, bảo bắt thêm cái “bọc ba ga” để đèo Ả, giáo Minh tức khí, văng tục.
- Tớ không đèo; và, tớ… đéo thèm đèo…
Gã ngồi chồm hổm như cóc, săm soi từng cọng căm xe tránh nhìn giáo Lan. Giáo Lan ôm chồng sách, đỏng đảnh bước đi về phòng. Dường như cô không quan tâm lắm tiếng nói tục của giáo Minh.
Thầy Bảo lắc đầu ngao ngán sự đối đáp của trí thức miền Bắc VN.Ông khép cánh cửa văn phòng, sửa soạn đi về, sau một năm học dỡ dang nhiều điều. Ông dắt chiếc xe đạp cà tàng, đi qua hàng phượng vĩ, chào giáo Minh cho phải phép.
- Chào đồng chí Chính trị viên, tôi về!
- Ai đồng chí với anh. Lạ nhỉ?
Giáo Minh tức hộc lên khi những người miền Nam gọi hắn là: đồng chí! Hắn nhớ lại, mới hôm qua, một thằng học trò miền Nam dám gọi hắn là đồng chí!
- Tôi, Chính trị viên trường trung học cấp ba Hoàng Hoa Thám (đã đổi tên). Tôi, tên Minh sẽ dạy các anh, chị về chủ nghĩa CS!
- Thưa Thầy, tụi em học Toán ạ!
- Dĩ nhiên, các anh chị học Toán, nhưng… phải qua giờ chính trị của tôi! Đó là đường lối chủ trương của đảng Lao động VN quang vinh của chúng ta!
- Thưa thầy. Thế nào là đảng quang vinh ạ? – Thằng Đại hỏi.
- Anh tên gì?
- Thưa thầy. Em tên Đại ạ. Đại là lớn, là to, là vĩ đại ạ!
- Không. Anh không vĩ đại, vì anh là học trò! Chỉ có bác Lê-nin, bác Sì-ta-lin, bác Mao, và bác Hồ là vĩ đại. Các Bác ấy dẫn dắt nhân dân vùng lên thoát ách nô lệ đến năm châu đại đồng. Vì thế, chỉ có các Bác ấy vĩ đại. Anh nhớ nhé!
- Thưa thầy em nhớ. Em không là Đại, em là Dại ạ! – Thằng Đại bụm miệng cười.
Giáo Minh hài lòng, và bắt đầu giảng bài chính trị về: Thực dân và Đế quốc. Gã tuôn ra lênh láng những gì mà các chính trị viên vào miền Nam thường rao giảng, khi kết thúc.
- Đế quốc Mỹ: bỏ con tép vào miền Nam, để bắt con tôm trên bàn cờ chính trị VN!
Lại cái thuyết: bỏ con tép bắt con tôm, mà các chính trị gia đại tài nhà nước VNDCCH thường lý luận khi chiếm được miền Nam. Con tép và con tôm có khác nhau bao xa? – Thằng Đại nghĩ thế, nên hỏi.
- Thưa thầy, sao không là con tôm càng, hay con tôm hùm, mà là con tôm thôi ạ? Nếu thằng Đế quốc Mỹ muốn vào VN, thì nó bỏ con tép, nó phải lấy con tôm càng to lớn, thưa thầy! Bỏ bèn gì một con tôm nhép ạ!?
Cả lớp cười rộn lên.Giáo Minh nhăn mặt quay mặt vào bảng viết đề tài giảng dạy về chính trị.Một tiếng nói dóng lên.
- He he… Vượn đòi làm người!
Giáo Minh mặt tím tái quay lại,hét.
- Anh nào vừa nói gì? Đứng lên coi nào!
Cả lớp im lặng.Giáo Minh đưa cặp mắt sau tròng kính râm đen nhìn quanh lớp, dò xét.Im lặng. Hoàn toàn im lặng!
Gã quay mặt, định viết tiếp trên cái bảng đen, một giọng nói vang lên.
- Vượn đòi làm người!
Giáo Minh quất cục phấn trắng xuống nền cement, vỡ vụn. Gã gỡ cặp kính, rú lên.
- Thằng phản động nào??
Bọn học trò nhìn lên. Bây giờ họ mới vỡ lẽ! Đó là đôi mắt của một con lươn. Nó ti hí như hai sợi chỉ căng thẳng một đường!
Mọi khuôn mặt nhìn trân trân lên bảng đen, không ai trả lời.
- Ai, ai vừa phát biểu phản động?
Ban bò đứng lên. Tuấn đưa bàn tay chặt xuống. Hắn hiểu ý, nói.
- Thưa thầy! Chỉ là nhầm lẫn.
- Anh là trưởng lớp, lại là phó Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh, mà không theo dõi sinh hoạt trong lớp, là thế nào?
Giáo Minh chỉ xuống lớp, quơ quơ tay.
- Các anh là một thứ phản động, do Ngụy quyền để lại! Đó là một thứ đĩ điếm, thèm khát bơ sửa ngoại bang, bán buôn đất nước! Một lũ người vô tri, vô giác trước một vận mệnh dân tộc, do ngoại bang xâm lược.
Dường như, đây là lúc mà giáo Minh phát tiết ra những gì bấy lâu gã nghĩ về một xã hội ở miền Nam do bị chế độ CS nhồi nhét 20 năm ở miền bắc VN. Chỉ có sự thù hận, dù họ là những học sinh, trong trắng như một tờ giấy trắng chưa bước vào đời gây nghiệp quả nhân gian. Lẽ nào, một trí thức bị nhồi sọ đến mê muội và ngu xuẩn đến chừng ấy? Tuấn ngồi bên dưới, tím tái cả người.Anh đứng lên, trịnh trọng nói.
- Thưa thầy! Chúng em chỉlà những học sinh dưới mái trường, dù ở bất cứ xã hội nào, chế độ nào!
- Các anh nói thế, nhưng lúc nào cũng muốn chống chính quyền!
- Thưa thầy. Em là một Đoàn viên của đảng CSVN.
Giáo Minh không thèm nhìn vào mặt thằng học trò, nhìn quanh lớp lớn tiếng.
- Bọn thanh niên các anh, toàn là một lũ phản động luôn chống đối chính quyền nhà nước VNDCCH. Ăn mặc thì quần loe, áo đuôi tôm, tóc tai dài quá ót. Các anh là di lụy của bọn Ngụy Sài gòn để lại. Các anh có biết, các anh là những Hạt Uơm Hư do chính quyền thối tha Ngụy để lại?
Đến lúc này, Tuấn không còn nhịn nỗi nữa.Anh nói lớn như muốn khóc.
- Báo cáo đồng chí Chính trị viên: Tôi là đoàn viên, đoàn thanh niên CS Hồ chí Minh! Chúng tôi, những học sinh miền Nam không là những Hạt Ươm Hư như đồng chí vừa phát biểu. Chúng tôi là những công dân của nước VN, dù ở chế độ nào!
Giáo Minh khựng lại, cúi xuống nhặt cục phấn, vo vo trong tay.
- Anh là đoàn viên, mà phát biểu linh tinh… Tôi sẽ trục xuất anh ra khỏi đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh!
- Mời đồng chí, cứ tự nhiên! Tôi chả ham cái chức này. Đó là do thầy Giám thị kết nạp tôi vào đoàn, chứ tôi không tranh đấu để xin vào. Đồng chí cũng nên nhớ rằng, gia đình tôi cũng cống hiến sức lực, máu và mồ hôi cho cuộc cách mạng thành công.Không hễ cứ là người miền Nam, đều là những công dân xấu xa như đồng chí nói. Nhưng tôi cũng nhắc đồng chí rằng: đồng chí nên đọc, tác phẩm “Ngựa chứng trong sân trường” của nhà văn Duyên Anh, để hiểu rõ về học sinh ở miền Nam!
- Thứ văn hóa đồi trụy ở miền Nam, tôi không bao giờ để mắt tới!
- Cái đó, tùy đồng chí!
Tuấn đi ra khỏi lớp học.

*
Buổi sáng, giáo Minh vừa thức dậy, gã liếc nhìn chiếc xe đạp dựng ở góc tường như thường lệ. Gã hỗn loạn tột cùng khi chiếc xe biến mất như một ma thuật. Rõ ràng, tối qua gã đã xăm soi, lau kỹ từng cọng căm xe đến bóng lừng, trước khi dựng vào tường đi ngủ. Giáo Minh dụi mắt như không tin vào chính đôi mắt mình. Căn phòng rộng có thể chứa đến 100 học sinh, chỉ ba giáo viên miền Bắc ngủ. Gã hô toáng lên.
- Trộm. Trộm rồi các đồng chí ơi! Thức dậy ngay.
Hai ông giáo Bắc ngơ ngác giật mình ngồi dậy.Cả ba chạy vào nơi để các hòm rương cá nhân, nơi họ tự túc nấu ăn.
Mọi thứ nồi niêu, xoong chảo không cánh mà bay mất hết. Giáo Minh bắt đầu khóc hù hụ như đứa con nít, vì tiếc cái xe đạp cả đời dành dụm mới mua được. Họ nhớn nhác tỏa ra khỏi phòng, chạy đi tìm. Trường trung học Diên Khánh có trên 60 lớp học, nên sân trường rất lớn. Xoài là thứ cây trường trồng nhiều nhất.Mỗi mùa ra trái trường bán cũng khá bộn tiền góp vào quỷ nhà trường, do học sinh tình nguyện hái và bán. Ba ông giáo túa ra ba ngả đi tìm trong hy vọng mong manh.Giáo Minh chạy tới lui trong sân trường rộng lớn đến vả mồ hôi, miệng gã mếu máo trông đến thảm thương. Gã chạy tọt ra hàng mì của nhà ông Cai sau trường, tìm kiếm.
Giáo Minh đập cửa nhà ông Cái trường rầm rầm, làm cả nhà ngơ ngác sợ sệt túa ra. Giáo Minh chộp vai ông Cai hổn hển nói.
- Đêm qua có bọn trộm vào trường.Ông có khóa cổng kỷ lưỡng, trước khi đi ngủ không, hở ông?
- Thưa giáo viên có ạ. Chuyện gì xảy ra?
- Có!? Mà bọn chúng thuổng chiếc xe đạp tôi mới mua. Ông giết tôi rồi, ông Cai ôi!
- Làm sao tôi giết giáo viên được! Đêm nào, trước khi đi ngủ tôi cũng đi quanh trường ít nhất ba lần để quan sát, thì làm sao không khóa cổng cơ chứ!
- Vậy ai vào? – Giáo Minh gào to đến khản cổ, mắt rưng rưng.
- Giáo viên chạy ra nhà tiêu công cộng xem bọn cắp có giấu xe ở đó không. Nơi này ít người lai vãng.
Nghe ông Cai trường nói vậy, một tia hy vọng chợt lóe lên trong đầu, giáo Minh chạy vội ra nơi ấy.
Trên cây xoài tượng cao lớn, che khuất dãy nhà vệ sinh Nam, chiếc xe đạp mà gã yêu như trứng, hứng như hoa treo tòng teng trên cao của một nhánh xoài tượng đang mùa ra trái, hoa trắng nõn dưới một khung trời đầy mây xanh. Nhìn chiếc xe đạp, lòng giáo Minh chết điếng! Hai cái bánh xe bị bẻ cong ngoàng, hai cái ruột xe bị kéo lòi ra thòng xuống, gió buổi mai thổi đong đưa, như kẽ bị thương lòi ruột. Cái khung xe bị cưa ra làm đôi, treo mỗi phần mỗi nơi. Những cái nồi, xoong… bị đạp dẹp lép cũng treo tòng teng trên cao. Giáo Minh không nhìn thấy cái yên xe êm ái mà gã thích ngồi hàng tiếng đồng hồ, ở đâu. Gã biết là chiếc xe chẳng còn giá trị gì, huống hồ gì cái yên xe đạp! Nhưng gã vẫn còn tiếc nuối, vẫn muốn kiếm tìm.Giáo Minh đi tới cây xoài ngước nhìn lên cao, lòng vô cùng đớn đau. Gã ngồi thụp xuống, quỳ hai gối trên đất, chợt thấy cái yên xe đạp, bị đóng dính cứng vào thân cây xoài tượng bằng hàng chục cọng tăm xe, với mảnh giấy đe doạ.
- Hạt Ươm Hư thực thi lời nói…!
- Thằng nào. Ôi giời ôi, bọn khốn nạn miền Nam! Cả cơ nghiệp của tôi.
Giáo Minh ôm mặt khóc hu hu như đứa con nít. Gã bắt đầu đầu thấy sợ thực sự, cái bọn Hạt Ươn Hư của miền Nam, mà gã rủa sả!

*

Chương 15

Tháng Chín mặt trời dậy muộn. Hè đang lụi tàn, dần phai. Một thị trấn giữa đàng như Thành – dọc con Quốc lộ 1 – sinh hoạt giữa phố thị và nông thôn hòa lẫn nhau. Hầu như mọi cư dân thường sinh sống và phát triển theo triền con Quốc lộ, và hậu phương là nền tảng căn bản cho cuộc sống quay cuồng của đô thị. Nó không thể thiếu nguồn dưỡng sinh tạp nhạp giữa văn minh thành phố (dù nhỏ) lẫn tinh khiết chất đồng quê hiền hòa.
Lão Tôn thức dậy từ lâu.Lão đang đứng trước cái gương hoen rỉ nhặt đâu đó sau chiến tranh, cao hơn thân hình.
Lão khoát cái áo đại cán tay dài cho mùa Thu sắp vào, tự chính tay lão may. Lão xoay người trước gương và hài lòng những đường chỉ đến khít khao. Lão với tay lấy cái mũ vải của Công an Biên phòng, xin được của ai đó, đội vào cái “mỏ ác” trơn bóng. Lão nhìn ngôi sao vàng khè đính giữa mũ, hài lòng, cười mỉm!
Lão Tôn vung cây gậy của núi rừng Khánh Vĩnh, có khắc hình gã dân tộc thiểu số thật tỉ mỉ tinh xảo và rất nhỏ, đeo cái gùi sau lưng, hông đeo con dao quắm, giống như gãH’Nia dạo nào còn sống, trong ngôi nhà âm u của mụ Bốn Cao. Lão vác ngang vai như vác cái ô che mưa nắng, không trịch thượng quơ quơ điểm mặt ông Thiên như thói quen thường hằng. Lão băng qua ngã ba A Ùi, đi phăng phăng tới nhà mụ Bốn Cao.
Trời còn mờ sương và ngai ngái mùi bùn đất từ những cánh đồng hắt lên.
Từ khi là Xã trưởng và Hội trưởng hội Phụ nữ nhân dân, lão Tôn cùng mụ Bốn Cao tha hồ qua lại mà không hề sợ tiếng đồn dị nghị, dèm pha. Ai dám dèm pha người đại diện cho một chính quyền vừa mới thành hình, mà nhân dân ai ai cũng sợ, trốn rúc trong một cái vỏ ốc mong manh có thể bị kéo ra lúc nào họ thích.
- Cách mạng là Ta. Chính quyền là Ta. Luật lệ là Ta! – Là người từng sống dưới hai chính quyền trong những thành phố chiến tranh, bão lửa, lão Tôn biết lợi dụng cái quyền hành đó qua sự mất mát một người vợ đáng thương. Khi quyền lực trong tay đang có, phải biết tận dụng nó để ngoi lên làm người, dù là loại người gì đi chăng nữa. – Lão Tôn từng nghĩ như thế, khi lão chộp một cơ hội khá bất ngờ.
Ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối” là một kẻ tu hành vô vi… tào lao không đáng sợ lắm! Thằng Tuấn “mọt sách” mà bạn bè nó thường gọi, đáng để lão lo ngại nhất. Nó từng đạp lão một đạp, thiếu điều… rụng tim! Lão Tôn biết chắc Tuấn, là thằng học trò đã dạy giáo Minh, chính trị viên nhà trường một bài học đích đáng, nhưng lão vẫn làm ngơ.
Một ông Bắc kỳ, giữa lúc nhiễu nhương những ngày đầu chiếm lấy miền Nam không biết giữ mình, hòa đồng mà huênh hoang tuyên bố “linh tinh”, bị một thằng học trò dạy cho một bài học là đáng đời.
- Phải coi chừng thằng này. Nguy đấy, Tôn ơi! – Lão Tôn tự suy diễn và nhắc nhở bản thân.Lão đưa cây gậy “thị oai”
kẹp vào nách, gõ cửa nhà mụ Bốn Cao, nhìn dáo dác đề phòng. Bấy giờ, lão lúc nào cũng dáo dác và đề phòng! Chắc lão có điều gì đó, khó giải quyết chăng?
Mụ Bốn Cao mở cánh cửa, đứng trên bực thềm, nhìn lão Tôn. Mụ ỏn ẻn.
- Anh mới qua, có chuyện à?
Lão Tôn đứng dưới bực thềm ngước mắt nhìn lên. Lão thấy mình bé bỏng làm sao! Lão đứng gần như ngang vú mụ Bốn Cao. Nhưng lão cũng biết: thấp, bé, to, nhỏ mà làm gì, khi việc nước… việc “nhà” tao là luật, là chính quyền của nhân dân; huống chi đất trời, người ngợm. Cột đình tao còn leo được! Lão nói rổn rảng.
- Bọn phản động đang ráo riết nói xấu chính quyền cách mạng ta. Tối hôm qua, chúng đồn rằng: nay mai, chính quyền sẽ đổi tiền của bọn Ngụy Sài gòn ra đồng tiền miền Bắc VN. Chúng còn bêu xấu “nhà nước ta” sẽ cướp tiền của nhân dân miền Nam, bằng cách mỗi người chỉ đổi được 200 đồng, tiền miền Bắc VN.
- Không có chính quyền nào lại đi cướp của, của nhân dân, anh Tôn nhỉ? – Mụ Bốn Cao đế vào.
- Đúng vậy! Bác Hồ nói: Nhân dân là gốc của mọi chính quyền. Vì thế: Đảng ta lo cho dân và vì dân, là thế!
- Bây giờ ta phải làm gì… đồng chí Tôn?
- Đồng chí cái con khỉ! Cô Bốn bây giờ là Hội trưởng hội phụ nữ. Cô xuống Đình, bảo mấy thằng dân quân du kích, đưa cho cái loa, đi tuyên truyền, là bọn phản động còn sót lại, đang manh nha phản kích chúng ta.
Mụ Bốn Cao vấn tóc, te te đi xuống Đình. Xuất thân từ chốn bần đinh cơ hàn, mụ chả biết cái quái gì là chính trị, chính em cả. Với mụ cái gì có lợi cho cá nhân, là mụ làm ngay không đắn đo,suy nghĩ. Từ hàng bần đinh lên làm lãnh đạo phụ nữ trong một khu phố, có mấy trăm năm lịch sử, khai phá từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh di dời về phương Nam, đã làm mụ quên đi tất cả.Giấc mơ báo mộng của thằng H’Nia từng cho mụ thấy về lão Tôn, xém chút mụ đã tính đi tu dưới chùa Sư nữ trước đó, mụ cũng đã quên từ lâu.
Từ 8 giờ sáng đến trưa, mụ và lão Tôn ra rã cái loa khắp phố lên án tin đồn đổi tiền của bọn Nguỵ quyền còn sót lại chống đối nhà nước VNDCCH. Dân chúng bắt đầu tin những cái loa tuyên truyền.Nhưng ngoài chợ, dân tứ phương buôn bán bắt đầu có sự thay đổi. Người ta mua gạo, muối… những thứ thường dùng không một đắn đo. Giá cả bắt đầu leo thang từ buổi trưa nắng chói chang. Mụ Bốn Cao nhìn thấy cũng bắt đầu nghi ngờ, những lời mà mụ cố tuyên truyền, vội bỏ loa về nhà và bán đổ, bán tháo mọi thứ bằng giá rẻ mạt.Mụ dự tính mua vàng nay mai. Nhưng đã trễ! Buổi chiều, 3 giờ rưỡi hơn, lão Tôn cùng đám Hành chính trên Huyện ủy xuống phố bắt loa thông báo: giờ đổi tiền bắt đầu!
- Mọi công dân có bao nhiêu tiền, cũng chỉ được đổi 200 đồng của Cách mạng lâm thời miền Nam VN, bằng thứ tiền của VNDCCH miền Bắc!
- Như vậy không là tin đồn, mà là một sự thật được che giấu bởi chính cái chính quyền mụ Bốn Cao, đang rò rĩ thông tin láo toét. Lão Tôn là con người hai mặt, nguy hiểm. – Mụ Bốn Cao tự nhủ và chết điếng cả cõi lòng! Bao tài sản mà mụ cố bán tháo, bán đổ cả ngày hôm ấy đi đoong. Mụ chữi lão Tôn không tiếc lời, bằng những danh từ xuất phát từ một cái lò mổ heo năm nào, mụ còn u mê tăm tối thất học, nay đã là bà Hội trưởng hội phụ nữ của nhân dân.
- Lão Tôn ơi, là lão Tôn. Đéo mẹ con thằn lằn, đeo cột đình. Thằng phản bạn!
Mụ chạy dáo dác như người điên.Vừa chạy vừa chửi lão Tôn không tiếc lời.Chẳng ai thèm nhìn mụ, vì ai ai cũng chạy dớn dác như mụ, tìm đường thoát. Cái lưới CS bủa chụp tuy nhỏ mà lồng lộng như trời cao! Mà dường như, mụ Bốn Cao điên thật. Mụ chạy sang nhà ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối”, một người mà mụ luôn kính nể và không ưa cái tánh gàn rỡ của kẻ tu tại gia.

*
- Ông Năm ơi. Tôi mất sạch rồi! Thằng nhà nước khốn kiếp, nó nói không đổi tiền, bây giờ nó đổi tiền về chiều… hu hu… chắc tôi chết mất!
- Ơ kìa. Chính cô Bốn cầm loa kêu gọi mọi người hãy tin tưởng vào đảng, vào nhà nước VNDCCH kia mà. Cũng chính cô và ông Tôn bảo là bọn phản động của chính quyền Ngụy còn sót lại tung tin thất thiệt để đánh phá nhà nước ta, phải không? Cô là Hội trưởng hội phụ nữ, mọi chuyện của xã hội, chính quyền, cô phải biết chứ. Sao ăn nói càn rỡ thế! Chính quyền nghe được, cô không được yên đâu!
- Hội trưởng phụ nữ? Tổ cha lão Tôn. Lão Tôn là tên cướp! Lão dụ tôi đi gạ làng xóm, nói không có đổi tiền. Rồi lão lại gạ tôi bán cho lão 10 chiếc xe máy hon-da với cái giá rẽ như bèo. Tôi tin lão, tôi mất trắng, ông Năm ơi!
Ông Năm không hiểu câu chuyện đầu cua, tai nheo ra sao, hỏi tới, mụ Bốn thật tình kể lại tất cả những việc làm của lão Tôn bấy lâu nay. Ông cũng thở dài.Ông cũng mất tất cả tài sản một đời làm ra, cũng vì niềm tin cách mạng.
Những đồng đôla bấy giờ ông giữ, là những đồng đô la đỏ của quân đội Hoa kỳ dùng để buôn bán trong quân tiếp vụ, mà họ gọi là PX, giờ coi như mất trắng tất cả.
- Giờ cô Bốn muốn gì ở tôi? – Ông Năm chán nản hỏi.
- Tôi mượn thằng Tuấn của ông đêm nay!
- Cô Bốn, cho cháu xin tô mì. Cả ngày nay, cháu chả ăn gì! – Tuấn gãi gãi cái bụng xẹp lép, nói.
- Mày muốn ăn mì gì? Ba con cua, hay gà, mà mấy gói?
- Cô cho cháu hai gói mì con cua, đói quá. – Tuấn vuốt bụng lần nữa, sau khi vác trên chục cái bao bố từ trên căn gác xuống.
Quả thật, cả ngày nay, nhà ông ông Năm cũng như mọi người, khi nghe cái tin đồn đổi tiền, ai ai cũng lo lắng chạy ngược xuôi nghe tin tức. Đến khi nghe lão Tôn và mụ Bốn Cao trấn an, ai cũng tin, lật đật về nhà lo cơm nước. Đùng cái, bắt đầu đổi tiền vào buổi chiều. Thế là loạn lên.
Mụ Bốn Cao đem lên tô mì cao ngút, bảo Tuấn.
- Ăn đi cháu. Rồi mày mở mấy cái bao bố này đốt cho tao!
- Cái gì trong này, cô Bốn?
- Đốt hết đi. Đừng hỏi!
Tuấn nhìn tô mì.Anh thấy trong đó có ba cái trứng gà còn đỏ tươi. Mụ Bốn Cao nổi tiếng hà tiện về ăn uống mà cả phố ai cũng biết, không như thằng chồng phá gia chi tử của mụ. Mụ chỉ ăn rau muống luộc, hoặc cà pháo (một loại cà nhỏ trái ở thôn quê không ai ăn, chỉ ăn cà dĩa, to như cái chén hoặc dĩa) với mắm nêm; cùng lắm mụ ăn mấy con cá nục bé tí bằng ngón tay, ba ngày không hết một xoong bằng bụm tay.
Tuấn ăn láu liếng, thoáng cái đã xong. Anh lần mở từng cái gút thắt chặt của cái bao bố đầu tiên, đổ ra.
- Tiền!!!
Những tờ giấy bạc lớn của Ngân hàng nhà nước VNCH, tuôn ra như những hòn gạch cứng ngắc được cột chặt bằng những sợi lạc mây từ núi rừng Khánh Vĩnh. Mắt Tuấn hoa lên, cả người run lên như kẽ say rượu. Anh ngồi bất động, nhìn.
- Con người chết cho chiến tranh hay chết cho một lý tưởng, hay thảng hoặc cho một chủ nghĩa nào đó, qua những tờ giấy gọi là đồng tiền? Có thật thế không, khi đồng tiền ngự trị tất cả!? Quả thật, Tuấn không biết! Anh chưa cầm đồng tiền thật lớn, nên không biết sức mạnh của nó. Nhưng đảng CSVN đã đạt được: chiến tranh chấm dứt, lý tưởng đạt được và chủ nghĩa hoàn thành trách nhiệm được giao phó. Vậy tiền để làm gì, khi họ muốn cướp tất cả cái sau cùng của con người để mưu sinh, để sống có cuộc sống thăng tiến hơn sau chiến tranh chấm dứt? Cải cách ruộng đất, đào tận gốc rễ cường hào địa chủ, dù chỉ 2, 3 sào ruộng ở miền Bắc đã không là một bài học cay đắng mà ông Hồ Chí Minh đã nhễu giọt nước mắt cá sấu, khóc xin lỗi đồng bào sau 1954. Hay đó chỉ là một trò hề nhạt nhẽo và vô cùng bần tiện? Là những người lãnh đạo đất nước không thể lập lại sai lầm tệ hại lần thứ hai, khi biết khóc cho đồng bào mình, dân tộc mình đã đi sai trào lưu tiến bộ của xã hội. Trừ những thằng điếm chính trị đương thời, cố tình lập lại lần nữa trên quê hương, tổ quốc đã cưu mang mình, sau chiến thắng! Loài thú thiểu năng trí óc, chúng cũng không bao giờ ăn thịt đồng chủng, huống chi con người. Hồ Chí Minh đã từng giết những người đã cưu mang mình, và cả tổ chức của đảng CS trong kháng chiến chống Pháp. Đây là con người hay con thú?
Như một cuốn phim đã được dàn dựng và trình chiếu cho nhân dân hai miền Nam Bắc xem.
Tuấn thấy trước mắt anh là hình ảnh: Lửa vẫn cháy và vẫn cháy nóng bỏng đến tận cùng, lồng trong đám cháy ấy là hình ảnh, những người lính đi liêu xiêu khỏa lấp cả núi rừng Trường Sơn trong vô vọng, với đôi dép lốp ô tô mà họ gọi là dép Bình Trị Thiên. Và bên phải hoặc trái lồng trong đám cháy ấy, đó là tấm ảnh ông Lê Đức Thọ trên bàn Hội nghị Paris phô diễn tài ảo thuật chính trị lưu manh và tiếp diễn trò nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn của chiến tranh đồng chủng giết nhau bằng súng đạn phương Tây. Cộng đồng thế giới biết chắc chắn, con Thú CSVN đang chơi trò lừa đảo chính trị, dù có chết hết thanh niên miền Bắc trên con đường Trường Sơn hay còn gọi là con đường mòn Hồ chí Minh, cho đến khi chấm dứt cuộc chiến tương tàn; nên họ phong cho Thọ cái giải Nobel Hòa Bình qúy giá, để ngăn chặn những mạng người chết tức tưởi,vì một chủ trương chính trị thất nhân tâm.
Vì thế, Lê Đức Thọ nào dám nhận! Thọ không ngu mà nhận cái giải cao quý được trao hàng năm cho những nhân vật xuất sắc trên thế giới vì tính cống hiến cho nhân loại để phát triển và nâng cao mọi mặt. Vì nhận, là CSVN phải triệt thoái toàn bộ quân đội trở qua vĩ tuyến 17 phía Bắc.
Phải chiếm miền Nam cho bằng được theo chủ nghĩa quốc tế CS, để bành trướng cả Đông Dương. Đó là tiêu chí của những người CS! Giờ đây họ đã đạt được. Và họ lập lại tại miền Nam, những cái mà lãnh tụ họ từng xin lỗi đồng bào miền Bắc năm 54.
- Thử hỏi, sau đổi tiền, cán bộ và nhân dân miền Bắc đem tiền vào miền Nam, năm ba chục ngàn, trăm ngàn hoặc tiền triệu… như vậy, đồng tiền miền Nam như những tờ giấy lộn, mà họ được quyền thao túng!
Tuấn bê mấy cái chậu sành của mụ Bốn Cao, đem lên giữa nhà bắt đầu đốt… tiền! Lửa bắt đầu ngun ngún khói, rồi cháy.Tuấn bỏ những “cục gạch” tiền thêm vào chậu, khói trắng lên ngùn ngụt. Anh chạy lại tường, nơi chất những thứ dễ cháy, như: mây, tre, gậy, rái nhựa (một thứ nhựa để tráng lườn ngoài ghe, rất dễ cháy)… đổ ụp vào. Ngọn lửa bùng lên và phát cháy liên tục.
Trong các loại của giấy – bất cứ thứ nào gọi là giấy.Giấy của đồng tiền là thứ mùi khó ngữi nhất trần đời. Nó vừa tanh, vừa hôi như một xác chết trương lên khó tả. Đồng tiền luân lưu qua mọi thứ nhơ bẩn cuộc đời, đã tạo nên thứ mùi hôi kỳ cục! Tuấn vội mở cánh cửa lớn trước nhà cho khói tuôn đi.
- Ô kìa, sao mọi nhà đều giống như nhau? Tuôn khói đầy trời!
Tuấn ngồi đốt tiền tới gần sáng, đôi mắt đỏ hoe vì khói. Anh nói.
- Cô Bốn à. Thôi đừng đốt nữa. Cháu nghĩ ra rồi…
- Mày nghĩ cái gì?
- Cô Bốn xuất thân từ xóm Lò Heo.Sao cô không chia sẻ họ, cho mỗi người một số tiền để đổi lấy 200 bạc nhà nước, để họ có cuộc sống như mọi người hiện nay.
- Ê, cái thằng. Mày tưởng tao có phú quí tiền bạc ngày nay dễ lắm chắc! Mày tưởng tao lên cái đất Khánh Vĩnh cộng sản đầy rẫy, như đi ăn bắp ấy à? Tụi nó đè, hiếp tao ra phết đấy. Cả bao nhiêu thằng đói khát! Nó thả tao về, chẳng qua chúng nó cũng đói khát mọi thứ. Tao như một thứ công dân đóng thuế cho hai chế độ, cho nên chúng để tao yên, chứ tốt lành gì! Bây giờ mày bảo tao chia sẻ? Quên đi con ạ. Đồng tiền là máu ruột của tao. Tao không cho ai cả. Khi tao nghèo, tao đói… có con, thằng chó nào nó cho tao ăn, hay nó đánh, hiếp tao cho sướng cuộc đời!
Không. Đốt tất. Giữ cái này cho tao!
Tuấn nín thin, không đáp đưa tay nhận lấy cái bì thư, hờ hững đút vào túi quần. Anh cần mẫn đốt những tờ giấy tội lỗi.
Mụ Bốn Cao bước lên lầu. Mụ mở toang cánh cửa nhìn xuống đường. Mụ thấy những đám cháy bập bùng hắt lên không trung đen tối.
- Quả thật, con người bần tiện đến não lòng và vô cùng ích kỷ.
Mụ sung sướng với ý nghĩ bệnh hoạn ấy, khi thấy nhiều người cùng có ý nghĩ như mình.
- Làm lại từ đầu bằng con số 200? Không bao giờ! Lão Tôn phải trả giá của sự phản bội!
Ban mai đã chói chan ánh dương chiếu xuống soi rọi mọi thứ.
- Đời có đẹp hay đời đen tối?
Mụ Bốn Cao nhìn xuống lòng đường, miên man suy nghĩ trước quyết định cuộc đời. Những con kiến bé nhỏ vẫn bò ngược xuôi, trên lưng cõng những thức ăn kiếm được tha về tổ cho những tháng ngày sau. Mụ nhớ về thời thơ ấu đói nghèo súc vật, rồi trườn lên thành người. Mụ ngẩn ngơ. Mụ nghĩ đến thằng chồng phá gia chi tử. Hắn vậy mà khôn! Biết tận hưởng những gì đang có trước mắt, không như mụ, keo kiệt đến từng miếng cơm, manh áo, rồi cuối cùng, vẫn hoàn trắng tay.
Mụ Bốn Cao giơ hai tay lên cao, rồi xòe ra ngang vai như đôi cánh đại bàng, trước khi tung cánh bay về khung trời xa xăm. Nơi đó mặt trời vừa hừng đỏ cuối chân trời, mụ cười ngạo nghễ lẫn thảm thiết, tung đôi cánh, chúc người xuống.
Tiếng cười của mụ xoáy vào tai của mọi nạn nhân đang chờ chực thảm họa giáng xuống đời họ, ở buổi sớm tinh mơ. Họ ngước nhìn lên, tìm tiếng cười ấy…
Và họ nhìn thấy, một thân người lao xuống đường như một cánh chim, gãy gục!
Tuấn chạy nhào ra khi nghe tiếng cười của mụ Bốn Cao, anh giơtayđịnh kéo mụ lại, nhưng đã trễ. Bấy giờ, anh mới biết, mụ Bốn Cao chính là con đại bàng, trên cả những loài chim có cánh, dù chỉ là một con đại bàng xấu xí, tư kỷ! Đó là ngày 02/09/1975 tại miền Nam Việt Nam, ngày đổi tiền lần đầu tiên.

*
Những cây bông trang lá nhọn và dầy, đâm lên tua tủa sau hàng rào nhà Từ đường của ông ngoại Tuấn. Anh huơ rựa phạt những nhánh vươn cao quá đầu.
Đã lâu lắm, Tuấn mới trở về nhà, nơi Mẹ anh đang ở với ba thằng em trai.Tuổi thơ của Tuấn, đã trải qua một thời khốc liệt đầy tủi nhục, khi cha anh mất ở tuổi 38 và anh lúc đó tám tuổi.Cái tuổi chưa biết mơ mộng nhưng đã trãi qua nhiều nổi buồn trong ký ức tuổi thơ.Anh xa Mẹ với sự uất ức cuộc đời tàn bạo khi phải đi ở đợ nhà người Cậu.
Ở tuổi thơ của Tuấn chỉ là làm việc và làm việc với cái máy ảnh và căn buồng tăm tối rửa ảnh, mà sau này, lẽ ra nghề chụp ảnh anh phải chọn, nhưng anh đã từ khước nó, như từ khước một dĩ vãng đau buồn. Vì thế, anh luôn giận người Mẹ không bình thường, đã sinh ra anh trong cuộc đời này. Chỉ thi thoảng, Tuấn về nhà từ đường, với bao gạo trong tay do thằng Đại “sớt” cho, đổ vào khạp gạo của Mẹ rồi ra đi trong im lặng.
Với Tuấn, tuổi thơ anh không muốn nhớ tới.
Anh đưa con rựa chặt phừng phựt từng ngọn bông trang, đi lần đến đầu ngỏ. Khi những nhánh bông trang cuối cùng rơi xuống, Tuấn thấy một thanh niên trạc tuổi anh, đứng sừng sững trước cổng với cái ba lô “con cóc” của bộ đội, nhìn anh. Tuấn bỏ rựa nhìn anh ta, hỏi.
- Bạn muốn gì?
- Cho tôi xin hỏi nhà ông Phan Đ. ở đâu, bạn? – Một giọng Bắc nằng nặng vang lên.
- Ông Phan Đ. nào? Tôi không rõ lắm!
- Ông ấy là ông Nội tôi. Vậy, có chú Năm ở nhà?Tôi từ Hải Phòng vào đây.Bố tôi là Phan Trường Sơn đi tập kết, năm 54.
Quả thật, Tuấn không biết, ông Ngoại mình tên gì, nhưng cái tên Phan Trường Sơn, anh có nghe ông Năm nói tới.
Thật ra, ông Cậu Tuấn không phải tên là Trường Sơn gì đó, mà là sự đổi tên sau khi theo CS. Những cái tên:
Trường Sơn, Chiến Thắng, Nam Tiến… là những cái tên “theo mùa” CS!
- Đây đúng là nhà từ đường ông Nội anh. Mời anh vào!
- Bố ơi! Đúng là đây rồi. – Anh thanh niên chỏ miệng ra đường gọi.
Một ông trung niên mặc áo bộ đội màu xanh cứt ngựa chạy thọt vào. Tuấn nhìn ông, thấy khuôn mặt tựa ông Năm.
Anh biết đây là cậu mình, người đi tập kết 20 năm trên đất Bắc, với tên Phan Trường Sơn, ông Năm “Bóng Tối” thường nhắc sau cách mạng thành công. Trên vai ông, hai thùng hòm bằng gỗ đeo tòng ten, như thường thấy các cán bộ và bộ đội mang vào miền Nam. Đó là tất cả “cơ đồ và sự nghiệp” sau 20 năm chống Mỹ cứu nước!
- Cậu ơi. Cậu Hai vềề… – Tuấn bỏ đi vào trong nhà Từ đường, ngồi trên bộ ván chờ đợi sự việc xảy ra. Ông Năm chạy ra. Hai anh em nhìn nhau, rồi ôm nhau khóc toáng lên. Thằng con trai đứng lớ ngớ ôm cái ba lô con cóc ngơ ngác nhìn nơi cội nguồn sinh ra bố mình, cũng khóc thảm thiết.
- Cậu, Mợ thế nào rồi? – Ông nói rặc tiếng Hải Phòng.
- Cậu, Mợ mất đã hai năm! Cậu, Mợ chờ anh mãi. Trước khi ra đi còn nhắc, hỏi anh bao giờ mới về! – Ông Năm tiếp lời.
- Ôi. Cậu, Mợ ơi. Con có lỗi! Chiến tranh đã cướp đi tất cả mọi nguồn sống gia đình.Hết Thực dân rồi tới bọn Ngụy quyền miền Nam gian ác.Chúng đã đưa dân tộc ta chia lìa trong đời sống gia đình, Nam, Bắc xa nhau.
Ông quỳ xuống, lết hai đầu gối vào cái nhà thờ gia tiên, gục đầu khóc nức nở.Ông thắp mấy nén nhang, đi toàn bộ quanh nhà rờ từng cột nhà, bức tranh mà mấy mươi năm vẫn treo chỗ cũ.Ông gọi to.
- Sơn Hà đâu? Vào thắp cho Nội mày, mấy nén hương tưởng nhớ cội nguồn!
Gã con trai lúng túng, đi vào nhà thờ Họ thắp mấy nén nhang, ngồi khóc ròng. Tuấn ngồi im, lắng nghe sự xúc động lòng mình.Anh cũng khóc.Khóc cho sự gặp lại tình ruột rà thân quyến. Anh sống bên Ngoại, thường cọ sát tình thương yêu máu mũ hơn bên Nội chưa bao giờ vào thăm, dù bị hất hủi thường nhật. Cái dây thiêng ấy, nó ràng buộc tình máu mũ thiêng liêng. Anh ôm Sơn Hà khóc rống lên. Ông Cậu Trường Sơn thì bò quanh nhà, rờ cái này, rớ cái kia, ôm xiết và chỉ khóc. Khi nhìn thấy chiếc xe “vespa” của ông Năm dựng trước thềm, ông thắc mắc hỏi ông Năm.
- Xe gì lạ vậy? Một bên to phình, chạy không sợ bị “chẹt” à?
- Xe này của Ý. Đang thịnh hành trên thế giới, đó anh!
- Hả… Chú bảo gì cơ.Thịnh hành trên thế giới?
- Anh thích, em tặng anh đấy!
Ông Trường Sơn đứng lên, trố mắt nhìn ông Năm, như không tin lời ông em, nói.
- Chú cho tôi? – Ông hỏi gặng lần nữa, như không tin vào đôi tai mình.
Ông Năm gật đầu nhìn anh, cười. Ông Trường Sơn lúc bấy giờ như người nổi cơn điên. Ông đi đến, nâng lên hai cái hòm cá nhân luôn khư khư ôm bên mình – cái gia tài vĩ đại – khi vào Nam, đập xuống nền nhà! Gạo, chén đũa, vài thứ linh tinh tung tóe xuống nền nhà!
- Tao bị gạt rồi Năm ơi! Hơn ba mươi năm có Đảng, dân giàu nước mạnh là như thế này sao?
Tuấn thảng thốt nhìn sự việc. Quả, trên ba mươi năm, nhân dân miền Bắc gị gạt, sau thời Thực dân phong kiến đói nghèo. Miền Nam dù sao cũng còn no ấm hơn miền Bắc ngày đó. Vả lại, ông Cậu Trường Sơn của Tuấn, xuất phát từ gốc miền Nam, và đã từng trở về trên con tàu định mệnh sau 1962; lẽ nào ông không biết chế độ và xã hội miền Nam, suốt cuộc hành trình trở ra đất Bắc bằng đường bộ nhiều tháng, cả khi nhiều năm lén lút trên con đường mòn mang tên định mệnh Hồ Chí Minh, của cả dân tộc có tên là Việt Nam.
Tuấn buông ông anh bà con ruột rà, vừa đoàn tụ sau trên 20 xa cách, lủi thủi trở về trên phố.
- Tin ai, ở cuộc sống sau 1975 này? Mụ Bốn Cao là một bài học! Một vở kịch thật tuyệt vời do người Cậu từ đất Bắc trở về đóng!
- Tin ai???

*
Tuấn xuống Đình, đưa cái giấy gọi trình diện Nghĩa vụ quân sự, trong đó có cái giấy tình nguyện đầu quân của anh kèm theo, do xã đội gửi. Lão Tôn nhìn cái giấy, rồi nói.
- Cháu tình nguyện đi bộ đội à?
- Cháu không tình nguyện và cháu không biết cái giấy này từ đâu ra!
- Vì sao?
- Bởi, chữ ký này không là của cháu!
Lão Tôn mừng hụt. Lão cứ tưởng cái giấy này do Tuấn ký.
- Vậy, cháu ký lại coi nào!
Tuấn thoan thoắt ký. Chữ T. đầu, không là tên của Tuấn bằng chữ T., mà bằng chữ Kh. trịnh trọng!
- Sao lại Kh.?
- Cháu về được chưa?
Lão Tôn khoát tay. Tuấn ra về. Bây giờ, anh mới thấm thía sự ăn nhờ, ở đậu (đợ) do họ định đoạt sinh mạng anh, dù là ruột thịt. Con là máu, cháu là mủ, là điều tất nhên. Anh hiểu và khóc, khi biết rằng con đường cụt đang dẫn đến.

*
Đó là hai gã công an Biên Phòng, còn được gọi là công an nhân dân Vũ Trang. Đã là Công An – mà mọi người dân miền Nam ghê tởm, khinh ghét gọi là Bò Xanh – lại còn được thêm danh xưng Nhân dân! Hai gã cứ lượn lờ suốt mười mấy xã ở Diên Khánh, từ ngày nọ qua tháng kia. Nhiều thanh niên vừa 18 tuổi, có gia đình tham gia cách mạng, là hai gã cứ bám vào chiêu dụ tòng quân.Tuấn gặp hai gã ấy mùa tựu trường lần hai hai sau giải phóng.
- Này. Cậu vào Công an đi nhé. Gia đình cậu, là gia đình cách mạng có công nhiều đời. Cậu vào Công an, bọn tớ sẽ ủng hộ hết mình, giúp cậu đi theo con đường chú, bác đã đi theo Hồ chủ tịch, tương lai rạng rỡ vô cùng. Hơn nữa, cậu có học vấn, lại có nghề nghiệp trọng thị, con đường thênh thang nhé.
- Thưa anh bộ đội cụ Hồ. Tôi còn đang đi học dỡ dang lớp 12. – Tuấn thoái thác. Đời lính là kiếp nạn giải thoát anh ra khỏi kẻ ở đợ! Nhưng đi lính CS anh chưa từng bao giờ mơ tưởng!
- Với trình độ học vấn của anh và lý lịch gia đình cách mạng nhiều đời, anh sẽ là một sĩ quan công an nhân dân.
Chúng tôi hứa thế!
- Công an mà có thằng nhân dân đi kèm, thì chẳng khác gì, ông Hồ Chí Minh, khóc sau vụ giết bà Năm từng ủng hộ ở Hà Nội và đồng đội sau cải cách ruộng đất, chẳng là một thằng khùng và ngu sao???
Tuấn từng nhìn thấy ở xã hội VN trước và sau 1975, lắm điều nhiễu nhương và tàn ác tận cùng của CS. Chờ cho gã Công an Biên phòng rút lui, anh chữi toáng lên.
- … mẹ nó! Hồ Chí Minh cao thủ giết người không gớm tay, vừa tự khen mình, qua:
- “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, vừa… “Tôi dẫn năm châu đến đại đồng”!

(Còn tiếp)

© Đàn Chim Việt





No comments:

Post a Comment

View My Stats