12:01:am
04/12/12
Chương
7
Cái
xác Bảy Rắn chưa kịp chôn, còn ở trong Vườn Trầu nhà ông Xã trưởng, thì hôm
sau, một chuyện trọng đại xẩy ra.
Quân
Bắc Việt đang tiến vào thị trấn Diên Khánh.
Đó
là vào lúc sáu giờ, khi lão Tôn thức dậy và bắt đầu ghi nhật ký phố Thành, như
thường lệ.
Trời
sinh ra lão Tôn, có đôi tai và cái mũi “ó đâm” rất thính!
Những
tiếng ù ù… gầm rú của xích xe tăng, đang bò qua cầu Sông Cái càng lúc, rõ dần.
Lão Tôn đang viết dỡ dang trang sách, đút vội vào túi quần, nghểnh tai nghe
ngóng, định vị trí. Lão tung cửa chạy ra ngoài đường.
Ông
Năm, chủ tiệm hình “Bóng Tối”, cũng vừa dắt chiếc vespa ra khỏi nhà. Ông khởi
động đạp cái bàn đạp bên hông xe, trèo lên. Lão Tôn kêu ré lên, đưa tay vẫy
vẫy.
-
Ông Năm. Chờ tôi với. Tôi đi cùng ông.
Lão
Tôn thót người, nhảy lên đệm xe, ôm chặt cứng hông ông Năm. Chiếc xe lao vút đi
về hướng Cải lộ tuyến, nơi có cây Dầu đôi vài trăm tuổi.
Bên
kia cầu Sông Cái, hàng mấy chục chiếc xe tăng T.54, nòng pháo xếp xuống, kềnh
kềnh như những con bọ hung, nối đuôi nhau tiến vào thị trấn Diên Khánh. Chiếc
cầu do người Mỹ xây lên, để quân lính Mỹ và Triều Tiên di chuyển trong chiến
tranh và đóng quân bên kia đèo Lương Sơn, trước kia, run bần bật. Chiếc trước
chạy, chiếc sau nối tiếp, cứ thế, tỏa ra đầy khói đen. Đến những chiếc gần
cuối, những cái xích của tăng T.54, cào lên một lớp nhựa đường đen thui, bắn
vãi về sau. Bộ đội Bắc Việt, đội nón cối, nằm, ngồi đầy bên ngoài trên chiếc xe
tăng, dáo dác nhìn ngược xuôi.
Qua
khỏi cây cầu, đến ngã ba Cải lộ tuyến, bọn lính Tăng khựng lại. Chúng dò dẫm
phương hướng.
Quẹo
trái, hay quẹo phải?
Cái
nòng súng T.54 đang nâng lên cao từ từ. Chợt nhiên, nó bắn một phát đạn. Nó bắn
thị uy hay bắn “sảng”!?
Vừa
khi ấy, một chiếc xe Jeep của Quân Cảnh VNCH, từ dốc cầu Ông Cạn, hú còi, chạy
xuống chận đầu đoàn xe tăng. Ông Bé, Xã trưởng, anh họ gã Bảy Rắn – vừa bị bắn
chết sáng hôm qua – rút cây colt 45 ngang hông, bắn ba phát lệnh, rồi đeo vào
tay trái cái vòng vải đỏ. Ông móc trong túi áo ra một lá cờ Mặt Trận, cột chặt
vào cây ăng-ten xe!
Chiếc
xe tăng đầu tiên rống ga, cái nòng súng quay phải, trái liên tục như dò dẫm.
Khẩu pháo T.54 hạ xuống từ từ, chĩa thẳng vào chiếc xe jeep của quân đội VNCH,
chuẩn bị loạt pháo thứ hai. Khi cái cờ xanh đỏ của Mặt Trận, được ông Xã trưởng
Bécột chặt trên cái ăng-ten chiếc xe jeep, gã lái chiếc xe tăng, chợt hiểu. Nó
quẹo phải, theo gã Xã trưởng tiến về phố Thành.
Ông
Xã trưởng nằm vùng hú còi, dẫn đường!
Gần
tới cầu Ông Cạn, cảnh cũ cũng lập lại. Lớp nhựa đường bị bóc ra từng mảng, đen
đặc bay về sau. Ông Xã trưởng Bé, xuống xe, điều khiển từng chiếc tăng qua cầu,
vì cầu Ông Cạn nhỏ và hẹp.
Ông
Năm đèo lão Tôn, lách lẹo qua cầu, giúp ông Bé Xã trưởng, điều khiển đoàn quân
tăng qua cầu an toàn. Khi đoàn tăng, qua hết cầu. Ông Xã trưởng mới nói.
-
Cái băng đỏ của anh đâu rồi?
Lúc
bấy giờ, ông Năm mới nhớ đến khẩu hiệu ngầm, trong tổ chức, nằm vùng. Ông lấy
ra tấm vải đỏ, cột vào cánh tay.
Không
hiểu lão Tôn cố ý hay tình cờ, cũng có một miếng vải đỏ khá dài, bề ngang bằng
ba lóng tay. Lão cột chặt vào cánh tay, đến nổi gân.
Ông
Xã trưởng và ông Năm, ngẩn người nhìn lão Tôn.
-
Ông cũng là…?
Lão
Tôn không trả lời, vội trèo lên ghế chiếc xe jeep ông Xã trưởng nằm vùng, nhặt
đâu đó, khi lính Cộng Hòa tan rã, tháo chạy rồi bảo.
-
Trước mắt… trước mắt, như… chạy lửa! Ông Bé. Cái loa, ông để chỗ nào?
-
Dưới chân ông.
Chiếc
xe Jeep vượt đoàn tăng, vào ngã ba A Ùi, với cờ Mặt Trận!
-
Việt cộng vào rồi!
-
Không, cách mạng vào rồi!
Lão
Tôn thầm nghĩ.Lão mỉm cười, tự khen cái sự thông minh của mình. Là người từng
trốn chạy chiến tranh trước kia ở ngoài Trung, lão đã từng chứng kiến, cảnh
những tên Việt cộng nằm vùng, khi có thời cơ cướp chính quyền, như chúng thường
rêu rao. Chúng thường đeo băng đỏ để dễ nhận diện nhau. Là người lo xa, lão Tôn
luôn luôn giấu một cái băng đỏ như thế trong người, ngừa hậu sự khỏi bị chết
oan, khi biết chiến tranh ngày càng ác liệt. Thật ra, lão chẳng ưa gì CS. Vợ
lão chết dưới tay chúng mà. Lão muốn an phận làm người, có cuộc sống an nhàn,
nên lão phải thủ thân!
Lão
ngồi trên hai cái gọng che gió, nắng mưa, của chiếc xe Jeep nhà binh, bắt loa
nói huyên thuyên.
-
Đây là Mặt Trận giải phóng miền Nam, đại diện cho chính quyền lâm thời. Quân
Cách mạng đã giải phóng miền Trung, thoát ách Đế quốc Mỹ, Ngụy! A lô, a lô…
Quân Cách mạng đang vào. Bà con ra chào đón đoàn quân cách mạng…
Qua
khỏi chợ Thành, đoàn xe T. 54 chợt ngưng ngang ngay ngã ba. Cái ngã ba bề ngang
trên bốn thước, chỉ đủ cho một chiếc xe jeep hoặc xe lam ba bánh chạy. Trước
mặt chiếc xe tăng là những dãy nhà lầu.
Mà
cái nòng nóng súng T.54 lại quá dài! Những chiếc xe tăng T.54, đứng khựng lại.
Cũng lại cái ngã ba đường! Cái nòng súng T.54 lại bắt đầu bấn loạn, như khi vào
ngã ba Cải Lộ tuyến. Cái nòng súng, càng lúc, càng quay lên cao.
-
Ình!
Nó
bắn một phát đạn hù dọa. Rồi một phát nữa như tức tối!
-
Ình!
Khi
thấy chiếc xe Jeep của ông Xã trưởng, quay ngược lại. Nó thốc tháo đâm đầu tiến
tới.
Trước
mặt, là tiệm Pharmacy của bà Hai Thơ. Chiếc tăng rấn lên, quên rằng cái nòng
súng chưa hạ xuống. Nữa cái nhà đổ sập.Chiếc tăng ủi thêm vào, rồi nó lui
ra.Đất đá, gạch ngói, rớt ầm ầm phủ cả chiếc tăng. Gã lái xe mất phương hướng,
cái nòng súng quẹt qua, quẹt lại, hai căn nhà hai bên đổ sập cả mặt tiền. Hàng
loạt chiếc tăng phải de lại. Chiếc đầu tiên mới đủ chỗ, rướn đi tiếp.
Trời
sáng hẳn.
Khi
đoàn quân Bắc Việt tiến vào hai con đường của phố Thành, mọi người ùa ra, đứng
hai bên đường vẩy tay và la ó, như một lũ điên. Nhiều gã trai tráng trong phố,
chạy ra leo lên những chiếc tăng reo hò vui mừng.
Từ
trên căn gác lững, nơi Tuấn và một người anh thường ngủ, đang là Luật sư hành
nghề ở Sài gòn; Tuấn nhìn xuống.
Hình
ảnh đầu tiên, đập vào mắt anh, không là những chiếc Tăng T.54, mà là những lá
cờ của Mặt Trận giải phóng miền Nam treo đầy! Những lá cờ này, được treo trước
nhà, hay trên sân thượng của những Hoa kiều, sống rất lâu ở phố Thành!
Tổng
Thống Ngô Đình Diệm, là một vị Tổng Thống anh minh.Ông rất đúng, khi ban hành
nhiều sắc luật.trong đó có: Cấm người Hoa, nhiều mặt về buôn bán. Ông sợ số
người Hoa ngụ cư này, thao túng kinh tế và lũng đoạn nền chính trị miền Nam.
Những
lá cờ này, từ đâu ra, khi mà người dân phố Thành, lúc đó mới biết, đó là cờ:
Mặt Trận Giải phóng miền Nam???
Tuấn
nhìn đám người dưới đường đang vui mừng la ó, hò reo quân Bắc Việt, lẩm bẩm.
-
Reo hò cho đã đi, rồi từ từ thấm đòn!
Tuấn
nhìn đoàn xe tăng đang chầm chậm tiến vào. Anh nhìn thấy, dẫn đầu đoàn tăng là
ông Năm trên chiếc xe vespa, sau đó là ông Xã trưởng cùng lão Tôn đang vung cái
loa nói thao thao. Tuấn giật mình, hoảng hốt.
-
Sao kỳ vậy? Lão Tôn là Việt cộng nằm vùng, mình không ngạc nhiên, nhưng lão Xã
trưởng Bé mà cũng nằm vùng à?! Hèn chi, lão ta chứa gã Bảy Rắn giả điên, nhận
bà con. Mẹ. Lão Tôn “chơi chẳng bao giờ đã”, như lời mụ Bốn Cao rao khắp phố
cũng ghê gớm thiệt! Miền Nam sắp mất vào tay CS rồi!!!
Lão
Tôn đưa cái loa, ngang cái mũi “ó đâm”, nói rổn rảng.
-
Kính thưa đồng bào trong phố. Đây là đoàn xe tăng đầu tiên, của quân đội nhân
dân chính quy, từ Hà Nội, đang trên đường vào tiếp thu Sài gòn. Họ đi đường xa,
xin bà con ủng hộ quân đội cách mạng những gì có thể. Họ là bộ đội cụ Hồ! A lô…
a lô… Bà con có nghe tôi nói?
Bà
con có nghe tôi nói? Ai, chứ lão Tôn mà nói câu này, thì phải hiểu bằng một ý
khác. Lão ghi vào sổ nhật ký là tàn đời trong giai đoạn tranh tối, tranh sáng
này!
Tuấn
đưa mắt quan sát.
Dân
chúng bắt đầu đem mọi thứ có được mang đến tận những chiếc xe tăng, hân hoan
dâng quà. Đám bộ đội còn rất trẻ, cở tuổi Tuấn, hí hửng nhận.Trên lầu cao, đám
Hoa kiều liệng xuống những bao gạo nặng ký cùng đồ ăn, thức uống. Trên ban công
nhà ông Thuận Thanh ném xuống những hộp sửa ông Thọ. Ông cố tình ném thật mạnh,
vào đầu một gã bộ đội, rồi thụt người vào. Gã bộ đội trẻ, la ré lên, ôm cái đầu
máu cùng hộp sửa ông Thọ, nháo nhác nhìn.
Tuấn
lắc đầu, nhìn cái ban công nhà ông Thuận Thanh không một bóng người, chép
miệng.
-
Đồ vô hậu, ăn ở bạc ác. Hèn chi lão sinh chục đứa con gái, không trai!
Trời
bắt đầu nóng.Cái nóng hừng hực lửa của bắt đầu vào Hè.
Đó
là ngày 2 tháng 3, năm 1975.
Đoàn
xe tăng nổ máy, bắt đầu di chuyển xuôi Nam, cho một hành trình kế tiếp. Ông Năm
dẫn đầu đoàn xe, tiếp đến lão Xã trưởng Bé nằm vùng, cùng lão Tôn trên chiếc xe
jeep với cái loa luôn luôn léo nhéo, trực hướng Cam Ranh.
-
Chiến tranh và khói lửa đang chờ họ trước mặt. Liệu đám thanh niên miền Bắc mới
lớn này, dù có chết, xác lấp đầy núi rừng Trường Sơn, do một chủ nghĩa ngoại
lai du nhập, có bao người còn lại để nhìn thấy một Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông
– với ánh sáng chói lòa, tỏa khắp thành phố..
Ôi.
Dân tộc Việt Nam, cả hai miền Nam, Bắc. Hãy bắn giết nhau đi, dù đồng chủng!
Tuấn
thầm nghĩ.Anh bước vào nhà khép cánh cửa lại, anh ngồi xuống giữa nhà, nhập vào
thiền và quên đi tất cả.
Một
kiếp phù du!
&
Người
con gái ông Năm, 21 tuổi, gọi Tuấn bằng anh, vì con cô cậu. Cô đưa cho Tuấn một
tấm ảnh bằng lụa, nói.
-
Ba bảo: Anh chụp lại tấm ảnh này, rồi rửa ra 200 tấm ảnh, cở 9×6. Phải xong
chiều nay!
Tuấn
mở mắt, đưa chân duỗi dài ra vì ngồi thiền khá lâu, rồi đứng dậy, cầm tấm
ảnh.Đó là tấm ảnh của một ông già tốt tướng, râu trắng bạc phơ.Anh hỏi.
-
Hình ai đây?
-
Đố anh đấy!
Tuấn
lắc đầu, chịu thua.
-
Bác Hồ đấy nhé!
-
Bác Hồ nào?
-
Chính thị bác Hồ Chí Minh mà lị! Ba giữ tấm ảnh này lâu lắm rồi!
Tuấn
nhìn kỷ bức ảnh lần nữa, anh không nghĩ: đó là ảnh ông Hồ. Anh nói.
-
Đây không phải ảnh ông Hồ Chí Minh.Trong những tờ báo, cậu đặt mua ở Sài Gòn,
Tuấn thấy hình ổng nhiều lần. Đó là khuôn mặt của một con cáo, hai tai vễnh như
tai chuột, miệng thì nhọn, hơi hô, gầy đét như một kẻ nghiện thuốc lá rất nặng.
Đây không thể là hình ông Hồ, một khuôn mặt phúc hậu, trái với ảnh ông Hồ trên
các tờ báo Tuấn đọc hàng ngày.
-
Nhưng rõ là Bác Hồ mà lại! Bởi vậy, ba mới kêu anh chụp lại, phóng ảnh 6×9,
phát cho dân trong phố để… thờ!
-
Mẹ kiếp. Cái dân tộc VN đến quái lạ.Thờ gì không thờ. Đi thờ một gã, đã giết
chính dân tộc mình! Mậu Thân ở Huế, Hè Đỏ Lửa ở Quảng Trị, Bình Long chết thảm…
không cho họ một bài học? – Tuấn định buột miệng, nhưng anh kịp dừng lại, nói
lãng.
-
Được rồi! Tuấn đi làm việc đây.
Tuấn
biết, tấm ảnh đã được sửa, thêm thắt, cho đúng khuôn mặt của một Cha già lãnh
đạo dân tộc!
&
Buổi
chiều, ông Năm cùng lão Tôn trở về trên chiếc xe vespa. Bây giờ, lão Tôn là
người sốt sắng nhất phố Thành.Lão đi vận động từng nhà, kêu gọi họ đến tiệm ông
Năm, mua ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh về thờ, không quên kèm thêm lời hù dọa.Người
ta ùn ùn kéo đến mua ảnh.
Tuấn
cố tránh mặt, leo lên căn gác lửng ngủ, nên không biết ông Năm bán một tấm ảnh
bao nhiêu tiền.
Đang
ngủ, chợt nhiều tiếng khóc thảm thiết từ dưới đường vọng lên, làm Tuấn thức
giấc. Anh chạy ra ban công nhìn xuống. Một cảnh tượng làm anh đến sửng sờ. Trên
con lộ nhỏ bốn thước chiều ngang, 500 thước chiều dài, bọc xuống ngã ba A Ùi.
Anh thấy, trước mỗi nhà là một cái bàn thờ, với di ảnh Hồ Chí Minh, được trân
trọng đặt giữa bàn, với hai cây đèn cầy hai bên, cùng bánh trái.
Tuấn
thấycó người ôm bàn thờ quỳ khóc, như chính cha mẹ họ chết.Họ quỳ hàng loạt,
như những công dân hiếu hạnh.
-
Sao mà giống ngày Phật tử xuống đường ở Huế năm Mậu Thân!
Ô
kìa…
-
Bác Hồ ơi, là bác Hồ! Hu… hu… Bác sống khôn, thác thiêng, hãy về đây mà chứng
giám! Bác chết chi quá sớm, để không nhìn thấy thành quả chiến thắng ngày hôm
nay, Nam Bắc đã một nhà. Công ơn Bác, dân miền Nam chúng con một lòng trân
trọng biết ơn! Hu… hu…
Đó
là giọng khóc của mụ Bốn Cao. Mụ khóc nghe ghê, đến rợn tóc gáy, sởn cả da, gai
gai! Nó nheo nhéo như cái loa ở phố treo vội vã hồi chiều, để tuyên truyền
chiến thắng.
Lão
Tôn tay trái đeo băng đỏ, tay phải cầm cây gậy quơ quơ, đang đi gần đó, thấy
vậy bước tới. Vừa nhìn thấy lão Tôn, mụ Bốn Cao chụp vai lão Tôn, khóc nức lên
đến thảm thiết.
-
Ông Tôn ơi, là ông Tôn! Hu… hu…
-
Nín khóc, nín khóc cô Bốn. Hôm nay là ngày đại thắng miền Nam, chớ nên khóc lóc
làm mất không khí linh thiêng ngày cúng vái!
Mụ
Bốn Cao nằm vật xuống, hai tay đập thùi thụi xuống đùi.
-
Ông Tôn ơi, là ông Tôn ơi. Hu… hu… Sao hồi trước, ông không nói cho tôi biết,
ông là người của Cách mạng, là người… của bác Hồ yêu quý của chúng ta… Tôi
sẽủng hộông hết mình! – Miệng vẫn lu loa, mắt ráo hoảnh, mụ liếc nhìn lão Tôn,
van lơn.
Lão
Tôn khoái chí trong bụng, cúi xuống, nói nhỏ.
-
Vậy, vẫn mùa hoa khế tím nhé, em Bốn Cao!
Tuấn
đóng sập cánh cửa, buông câu.
-
Rõ một bọn phường chèo nhơ bẩn!
*
Chương
8
-
Ình… ình…
Hai
tiếng nổ lớn vào sáng sớm, làm mọi người trong phố nhốn nháo.
Dân
chúng tưởng Việt cộng pháo kích phố Thành, trước khi đưa quân đội Bắc Việt vào.
Từ sáng hôm qua, khi đoàn xe tăng đi ngang qua phố, rồi xuôi về Sài Gòn, nhiều
lời đồn truyền tai nhau. Họ bảo: Cộng sản ác lắm. Đàn ông họ bỏ tù và bắn hằng
loạt, đàn bà mà son phấn họ sẽ cắt, rút móng tay, chân. Cộng sản đi đến đâu, là
pháo kích bừa bãi vào nơi sắp chiếm đóng…
Vì
thế, khi nghe hai tiếng nổ lớn, mọi người đều hoảng hốt.Ngoài chợ Thành, kẻ
buôn người bán, quẩy gánh, thúng, đóng các sạp hàng, chạy tán loạn. Phút chốc
cái chợ tan hoang, tiêu điều. Rau cỏ, bánh trái vứt bừa bãi, không còn một bóng
người lai vãng.
…
…
Vài
gia đình, lại rón rén mở cửa bước ra đường nghe ngóng. Không một động tĩnh.
Im
lìm đến đáng sợ!
Vài
phút sau đó, sự chờ đợi như đến căng cứng, không thể chịu nỗi nữa, tất cả mọi
cánh cửa mở bung ra; nhưng, họ vẫn lấp ló bên trong cánh cửa, nhìn dè chừng.
Vài
phút sau đó nữa, họ thấy một tốp người từ trong nội thành chạy ra.
Đầu
tiên là bốn chiếc xích lô của dân Ba Làng nghèo khổ, ngoài phố, gần lò mỗ heo,
dẫn đầu. Trên những xe xích lô chất đầy hàng của Quân tiếp vụ do người Mỹ cung
cấp cho chiến trường miền Nam. Sau những chiếc xích lô, là những chiếc xe đạp
chở quá tải, bánh xe gần như xẹp lốp, cố gắng đạp cho nhanh. Sau đó nữa, là
những con người, tay xách tay mang, cả kẹp vào nách, mọi thứ mà họ lấy được.
Cuối cùng là mụ Bốn Cao, ngồi sau bọc-ba-ga, chiếc xe ba-gác của ông A Ùi.
Gã
H’nia đang cố đạp cho nhanh, nhưng vì tải nhiều thứ, nên gã vừa thở hổn hển,
vừa trẹo chân đạp.
-
Đồ ở đâu mà nhiều vậy, chị Bốn? – Vài người hỏi.
Mụ
Bốn Cao nín khe, làm như không nghe.Mụ hối gã Dân tộc.
-
Đạp nhanh lên H’nia, rồi còn trở lại chở tiếp. Tối có “thưởng”!
Gã
Dân tộc thiểu số, bấy giờ đã rành tiếng Việt lắm rồi.Gã biết cả những gì bọn
người Kinh ma mãnh, thường nói bóng gió, đẫy đưa.
H’nia
ở đợ cho mụ Bốn Cao gần chục năm, từ khi là một thanh niên cao, to 16 tuổi,
từng dẫn đường mụ.Gã càng hiểu biết tánh tình của mụ chủ hơn.Những buổi trưa,
cả phố, mọi nhà đều đóng cửa ngủ trưa.Đó là lúc, gã thỉnh thoảng trổ tài. Gã
tắm truồng… theo kiểu người Dân tộc vùng cao, mà mụ chủ của gã đã dạy!
Mụ
Bốn Cao vô sinh, nên H’nia đi lên, xuống trong nhà thoải mái.Thường, gã đống
cái khố, che cái cần che, vô tư đi long nhong trong nhà mụ Bốn Cao.Ra ngoài
đường, đố ai biết H’nia là một người Dân tộc thiểu số. Chỉ khi nào nhìn vào hàm
răng gã khi cười, toàn vàng là vàng, do ông Nha sĩ gần nhà lão Tôn trồng, mới
biết gã là ai. Nhưng ít khi H’nia cười. Có cười, ấy là đôi môi nhích lên vén
một bên như con đỉa, không đuôi, không đầu, vừa khinh khỉnh, vừa ngu dại của
núi rừng Khánh Vĩnh.
Gã
bắt đầu nhử, như mụ Bốn Cao từng rình!
Ở
đợ cho mụ Bốn Cao nhiều năm, H’nia trở thành một gã người Kinh láu cá vô
thường.Trái lại, mụ Bốn Cao đổi ngược, trở chứng, thích thành một thứ người dân
tộc lai căng.Mụ thích ngắm gã ở đợ tắm truồng và mặc khố đi trong nhà.Mụ còn
bắt H’nia thổi khèn. Ôi. Tiếng khèn của H’nia vào buổi trưa ngái ngủ, vào những
canh khuya khó chợp mắt, thao thức, như tiếng con rắn rung chuông, đụt vào tai
mọi cư dân trong phố. Tiếng trầm trầm, bỗng bỗng giữa trưa và giữa đêm, nghe
đến tê tái cả người.
Cái
tánh ác, ranh và tham, thì mụ Bốn Cao giầu lắm!
Nhưng
mụ lại có cái đầu thiểu năng!
Mụ
Bốn Cao và gã H’nia làm gì giữa trưa hè oi ả, nhiều người nhìn thấy.Nhà nào
cũng có lầu.Có lầu cao, lầu thấp. Họ nhìn thấy thông thống cái giếng con, cạnh
cái sân gạch của nhà mụ! Nó trần trụi, như khi mụ nằm, ngồi, đứng trên thân thể
cao lớn của gã Dân tộc vùng cao, đang ngày càng bắt đầu ranh mãnh, quỷ ma.
Nhưng
H’nia là người dễ dạy.Thật ra, gã càng ngày càng lém lỉnh.Gã cung cúc phục vụ
bà chủ tận tụy và không bao giờ hé môi.Vì gã biết, đường về Bản làng đã bị khép
kín, khi lần cuối H’nia trở về thăm cha mẹ già. Nơi đầu ngàn, của núi rừng
trùng trùng, điệp điệp cây cối vươn cao của quận Khánh Vĩnh, gã nhìn thấy một
tấm bảng gổ, ghi hàng chữ:
“Cấm
vào. Khu Cách mạng trú đóng!”. Kèm theo cái hình sọ người, màu đen cùng hai cái
xương trắng bắt chéo nhau!
Đây
không còn là vùng “da beo”, mà là khu Việt cộng trú đóng, vượt khỏi sự kiểm
soát của quân đội VNCH.
…
…
Nghe
có “thưởng” cho tối nay, H’nia cong đít lên, rướn người đạp tới.Cái mông tròn
ủm của gã, chỉa vào mặt mụ Bốn Cao. Mụ đưa tay, xoa xoa cái mông u ú thịt, rồi
bóp mấy cái thật mạnh. Gã Dân tộc biết, khi bà chủ vui hay hừng chí thường có
cử chỉ ấy. H’nia khoái lắm. Đêm nào được ‘thưởng”, gã lâng lâng cả người qua
ngày hôm sau. Nghĩ đến cảnh tượng, mụ Bốn Cao ngồi trên bụng mình, như ngồi
trên lưng con ngựa điên trở chứng, phi vun vút tới đoạn đường cuối đầy hãnh
tiến, đôi vú thây lẩy còn săn cứng, của mụ chủ, nhấp nhô, nhấp nhô, trùng trùng
vó ngựa, gã cứng cả người sảng khoái.
H’nia
tắp xe vào lề, vác mọi thứ đem vào nhà. Mụ Bốn Cao khóa cửa. H’nia quay đầu xe
trở ngược, mụ Bốn Cao nhảy lên ngồi chàng hảng, sau cái bọc-ba-ga. Mụ ôm thắt
lưng, lần xuống, kín đáo véo vào mông H’nia thật mạnh. Gã Dân tộc thấy đau nhói
lên, nhưng hừng chí, đạp chiếc xe ba-gác lao vun vút. Đến ngã ba chợ, khi quặc
cái cua, chiếc xe nghiêng qua một bên, muốn lật. Mụ Bốn Cao ré lên.
-
Từ từ, chỗ này dễ lật. H’nia, mày nhớ hông? Tối có “thưởng”!
*
Tuấn
dắt chiếc xe đạp “đòn dông”, phóng ra đường chạy theo H’nia, qua cửa Đông, rồi
về phía trại Trung Dũng Diên Khánh. Trước mắt anh, là một cảnh hổn độn đến dễ
sợ!
Bọn
thanh niên, phá cửa kho đạn, đem súng ra bắn ầm ì. Thằng Đức, người xã Diên
Thạnh, lớp 11 ban A, đang đưa cây M.16 ngắm bắn những trái gòn treo lơ lững
trên cây. Vài thằng khác, mang mấy cây M.72, dài hơn nửa thước, to bằng bắp vế,
ra khu tập bắn, loay hoay tìm cách sử dụng. Thì ra, hai tiếng nổ lớn lúc sáng
sớm, làm tán loạn dân tình, do mấy ông mãnh này gây ra!
-
Không nên dây dưa với bọn thanh niên đang hăng máu. Tẩu là thượng sách!
Tuấn
nghĩ thế. Anh bỏ đi và đạp xe lên Chi khu Diên Khánh.
…
…
Một
cảnh tượng cũng không kém gì dưới trại Trung Dũng!
Người
ta khiêng, vác mọi thứ, sau khi đập khóa, cửa hàng Quân tiếp vụ. Gạo, vãi trắng
xóa đầy đường từ cổng vào Chi khu.
Tuấn
dựng xe nhìn.
Hàng
đống đồ Quân tiếp vụ, cho chiến tranh, cho sinh hoạt đời sống để chống chiến
tranh, chồng chất lên nhau cao ngút như núi. Lòng tham con người bị chiếm lĩnh
bởi vật chất trước mắt, làm họ mờ đi lí trí. Cái gì có trước mắt, là họ
lấy.Cao, trèo không tới, họ lấy từ bên dưới. Thế là họ rút ra.Những bao gạo, và
những thùng đồ hộp, được họ rút ra không suy tính.
Những
tấn hàng từ trên cao đổ xuống. Bấy giờ, họ mới biết đang làm điều ngu xuẩn!
Máu
đổ ra lênh láng bởi những thùng đồ hộp tiếp tế của quân đội Mỹ đổ ụp xuống; và,
nhiều người chết trên những bao gạo 50 ký có lằn vải chỉ xanh.
Nhưng
người ta vẫn lao vào, như con thiêu thân!
Tuấn
thấy mụ Bốn Cao đứng ngoài cửa canh chừng chiếc xe ba-gác, mắt láo liên.
-
H’nia. Cái tủ lạnh, cái tủ lạnh…Mày bỏ bao gạo, khiêng cho tao nhanh… – Mụ Bốn
Cao chỏ miệng vào, gào lên.
H’nia,
bỏ bao gạo xuống, theo cái chỉ tay của mụ Bốn Cao. Gã quay sang trái, định cõng
cái tủ lạnh thì mọi thứ, đều đổ ụp xuống!
Mụ
Bốn Cao chết điếng người, khi thấy K’nia nằm khuất dưới những bao gạo, đầy máu.
Mụ định chạy, nhưng một bàn tay, dường như lớn lắm, vô hình, nắm vai mụ, bóp
cứng làm mụ tê tái cả người, đứng yên…
*
Lão
Tôn đang ngồi viết nhật ký. Lão ghi lại chiến tích oai hùng của đoàn quân giải
phóng, thì nghe hai tiếng nổ lớn. Lão cũng dò dẫm như mọi người, len lét nhìn
xem tình hình. Cái mũi “ó đâm”, cùng đôi tai chuột, hít hít liên tục, dò xét,
ngửi, nghe. Lão biết, đây là giây phút quyết định cho cuộc đời và con cái
lão.Lão không muốn tạo nghi ngờ, như khi ông Xã trưởng nằm vùng từng hỏi.
Lão
Tôn chờ!
Khi
đợt thứ hai hôi của, lão quyết định cột cái khăn đỏ trên cánh tay trái, khệnh
khạng bước ra đường với cây gậy ngắn quơ quơ.
Vừa
khi ấy, mụ Bốn Cao, cùng H’nia, bước xuống chiếc xe ba-gác, khi tới gần nhà.
Lão nhìn quanh, thấy nhiều người đang chạy ngược xuôi, đi hôi của, lão nói.
-
Bốn. Cô lấy xe ông A Ùi làm cái chi vậy?
Mụ
Bốn Cao hoảng hốt, nói.
-
Cha A Ùi trốn mất rồi! Chả bỏ lại cái xe ba-gác, em thấy tiếc, định đem về sau
này xài!
-
Chớ không phải em Bốn, vừa mới “phùa” đầy nhóc hai cái xe ba-gác? Đừng gạt anh!
-
Anh Tôn. Mình yêu nhau dưới bầu trời, có dàn hoa khế tím, như một chia sẻ ngọt
bùi yêu đương.Bốn có gì, sẽ chia sẻ với anh. Đừng nói với ai nhé!
-
Không được! Anh là người Cộng Sản, là người của Cách mạng tiên tiến, vì dân,
như bác Hồ kính yêu từng nói.Bác đã vì nhân dân miền Nam chúng ta, đáp tàu thủy
qua Pháp, làm bồi bàn, mà nên danh, nên sự nghiệp ngày nay. Anh không thể nào,
làm trái những điều Bác mong muốn: Ta phải tự chủ bản thân, không ăn cắp, không
ăn xin của ai và không lấy vật của người khác dù là của địch!
-
Tôn ơi. Sao lại nói vậy?
-
Ta không nói. Bác Hồ nói vậy! Ta, kẻ làm người cách mạng, chí công vô tư. Tôn
này là đầy tớ của nhân dân. Vì nhân dân, Tôn này làm tất cả!
-
Ông muốn gì? Mụ Bốn Cao đỏ mặt, chuyển sang tái. – Mụ gào lên.
-
Bốn ơi! Bốn đã đi hai chuyến rồi. Chuyến này, Bốn nên dành cho anh!
-
Ê. Lão Tôn, đừng quá đáng nha. Người ta kháo rằng: ở phố Thành này có ba “khứa
lão” nằm vùng: ông Năm tiệm hình“Bóng tối”, cha Bảy Rắn điên điên, khùng khùng
giả dạng, và lão Xã trưởng Bé vừa mới xuất hiện. Còn Tôn. Tôn ơi… mày là thằng
Cách mạng dỏm. Nghe chữa!
Lão
Tôn như điên lên! Lão quơ quơ cây gậy, mà từ khi lão ngồi chễm chệ trên chiếc
xe jeep của lão Xã trưởng Bé nằm vùng cho giặc. Lão cầm cây gậy, như mặc định:
lão có toàn quyền sinh sát trong tay, sau ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối” và
gã Xã trưởng Bé nằm vùng. Lão định tát mụ Bốn Cao vài cái cho hả giận. Khi cây
gậy lão Tôn vừa mua để làm dáng uy quyền, bị giữ cứng ngắt bởi một bàn tay to
lớn, thò ra gọn gàng. Tiếng thổ âm, lơ lớ.
-
Tôn. Mày liệu cái thần hồn của mày. Xéo ngay!
Lão
Tôn nhìn “thằng Mọi”, (như lão hằng nghĩ) thân thể nó toàn máu me đầm đìa,
taycầm con dao quắm dọa. Lão Tôn sợ rum rúm, bỏ gậy chạy vụt đi.
Đó
là tiếng nói từ núi rừng Khánh Vĩnh của H’nia.
Mụ
Bốn Cao, nhìn sửng H’nia, đôi chân run run. Chợt nhiên, mụ quỳ mọp xuống.
-
Anh H’nia yêu thương của em!
Gã
H’nia nhào tới, hai con mắt lồi ra, như mắt ma, quỷ của rừng Khánh Vĩnh. Đôi
mắt đỏ kè lẫn máu.Gã đè mụ Bốn Cao xuống, bóp cổ.
Cái
lưỡi của mụ Bốn Cao, càng lúc, lặc lè dài thêm ra. Nó dài hơn cả thước, quấn
vào cổ gã Dân tộc định siết mụ! Gã H’nia cầm con dao quắm đi rừng, thường đeo
ngang hông hồi còn trẻ, chém xuống thật lực.
Mụ
Bốn cao la ú ớ trong cổ họng, máu tuôn ra đầm đìa.Nhưng, mụ vẫn cố đưa cái chân
dài, đạp vào hạ bộ H’nia.
Nhưng…
mụ đá vào thinh không. Gã Dân tộc biến mất!
Mụ
Bốn Cao ngồi bật dậy, đưa tay rờ cần cổ, rồi thọc tay vào miệng, xem còn lưỡi
không. Mụ thở hồng hộc.Trán mụ tươm đầy mồ hôi.
Mụ
biết: mụ vẫn còn sống và không bị cắt lưỡi.
Đó
chỉ là giấc mơ, bị ám ảnh bởi cái chết của gã Dân tộc có tên H’nia!
*
Chương
9
Mặc
dù đã xuống sống hoà lẫn cùng người Kinh, nhưng H’nia vẫn đeo bên người một báu
vật khó ly thân từ truyền kiếp núi rừng, đó là con dao quắm. Khi con dao quắm
chặt đứt cái lưỡi mụ Bốn Cao, mụ biết mình sẽ chết. Mụ vái thầm.
-
Hãy tha tao H’nia ơi. Vì lòng tham của tao, mà mày phải chết! Tao sẽ cúng vái
mày, đưa độ mày về miền tiên cảnh.
Tuy
nghĩ vậy, nhưng cái bẩm sinh từ đói nghèo và lòng tham, ác hằng bám vào máu quá
lâu; mụ vẫn cố đưa đôi chân dài thường leo núi trước kia, đạp mạnh vào hạ bộ
H’nia. Có lẽ, câu vái thầm, đi trước hành động đá vào hạ bộ gã Dân tộc, nên
H’nia đã rút rui.
Dù
trong cơn mơ, mụ Bốn Cao cũng biết có một cái gì đó linh thiêng mách bảo mụ:
hãy coi chừng lão Tôn nguy hiểm, mà H’nia hiển lộng trong mộng!
Mụ
ngồi bẹp dí sát tường, ôm đầu khóc thút thít, nhớ lại từ thời ấu thơ.
Mụ
ở đâu, sinh ra ở quê quán tỉnh, làng nào trên cái đất nước chiến tranh triền
miên này, mụ không nhớ nỗi. Khi có trí óc, mụ biết rằng đang sống cơ cực trong
một cái lò mổ heo, ngoại ô phố Thành, gần con sông Cái, bên kia xã Diên Thủy.
Mụ
sống lừng lững như một dây leo hoang dại mạnh mẽ, vươn cao theo ánh mặt trời,
như một định luật: sự sống còn của muôn loài! Và lớn dần,theo thời gian khổ
cực. Mụ trổ mã con gái và có thân hình khá cao, gợi cảm.
Hai
Heo là một gã sống bạt mạng, coi trời bằng vung.Sướng hôm nay, khổ ngày mai gã
chẳng bao giờ để ý tới.Gã chỉ sống cho ngày hôm ấy.Ăn như heo. Ngủ như heo. Dơ
bẩn như heo. Làm tình như heo.Đó là cung cách sống cũa gã, khi mới 16 tuổi,
suốt ngày quần quật trong cái lò mỗ heo.
Khi
cái Cao vừa tròn 16 tuổi, gã thường dẫn con bé ngu ngơ, vào những chuồng nhốt
những con heo sắp bị đưa đi hành hình nay mai, vẫn còn rậm rực gieo giống. Ở
thời thơ ấu của cái Cao, là giao giống và gieo giống! Nó bám vào não trạng mụ
suốt cuộc đời đang đi sau này.
Mụ
lấy Hai Heo. Khi giàu lên, Hai Heo bắt đầu cuộc sống sa đọa và chết trên bụng
con đàn bà nào đó. Mụ oán Hai Heo không cho mụ một mụn con nào, trước khi chầu
Diêm vương. Mụ thường nghĩ, làm đàn bà mà không đẻ đái sinh con, nó có cái gì
đó bất thường. Từ đó, là cái ác bắt đầu nảy sinh trong con người mụ.Mụ thường
nghĩ, người đàn bà sinh con, để có cái nối tiếp tộc dòng là điều quan trọng
nhất.Nhưng cái quan trọng nhất, của người đàn bà, là, muốn làm thiên chức của
một bà mẹ, biết thương yêu con.
Mụ
Bốn Cao không có những cái thiêng liêng làm người đó.Mụ hận đời và muốn phá
toanh hoanh cuộc đời này.Gã đàn ông nào thích ong bướm, mụ sẽ làm những gì đã
nghĩ.Mụ đi qua nhiều gã đàn ông trong phố. Ai dèm pha, xiên xỏ, mụ bất cần! Mụ
cần một đứa con, chứ mụ không cần một lời chê trách: con đĩ dâm loàn.
Gã
H’nia, đáng tuổi con mụ. Những ngày đầu, được nó dắt vào bản làng buôn bán, mụ
cũng thương nó như con.Sau này, khi nhận nó làm con nuôi, cả phố ai cũng biết.
Càng làm ăn với người Dân tộc thiểu số, mụ khám phá ra nhiều cái lợi, cái giàu
có từ núi rừng. Mật ong, mật gấu, trầm hương, kỳ nam… Đó là chưa nói đến những
loài sinh vật quý hiếm, kiếm ra vàng –đổi từ muối. Chỉ bốn, năm ký trầm và kỳ
nam đeo trong xách tay mụ và trong cái gùi đeo trên lưng gã H’nia xuống núi,
cùng cái dao quắm luôn đeo ngang hông của gã Dân tộc cao lớn, chở che
trên
suốt đường rừng Khánh Vĩnh, xuôi đồng bằng.
Mụ
có thể tậu vài căn nhà trên phố.
Gã
Dân tộc thiểu số H’nia, chỉ ranh mãnh trên thân xác của mụ Bốn Cao, khi xuống
đất người Kinh làm người.Cánh rừng bạt ngàn Khánh Vĩnh đã khép lại vì thời cuộc
và chiến tranh.H’nia đành chịu thua. Sự trung thành và lòng biết ơn, đã cột
chặt gã với mụ Bốn Cao, với miếng mồi nhục dục!
Thế
nhưng, vì lòng tham vô độ, mụ Bốn Cao đã để H’nia chết thê thảm dưới những bao
gạo 50 ký, chỉ viền xanh.
Bây
giờ, mụ mới thấy sợ sự cô đơn bủa quanh, một mình trong căn nhà, lúc nào cũng
có bóng dáng trước kia của H’nia đứng tắm ở truồng, sau giếng; hoặc, mặc khố đi
quẩn quanh trong nhà, hông đeo con dao quắm theo thói quen rừng núi không rời
được.
Mụ
chợt òa khóc lên.
-
H’nia… H’nia ơi.Tao thương mày như con. Tao đã lầm rồi!
Mụ
Bốn Cao vấn tóc, cột cao lên, bó một túi sau ót. Mụ xách cái rổ, trong đó đựng:
trầu, câu, vôi, dăm mớ rễ, nhúm thuốc lá… kẹp vào nách. Mụ ngần ngừ, nhìn, ngó
trước sau trong nhà, tiếc rẻ…
Sau
cùng, mụ tặc lưỡi, quả quyết… đi xuống chùa Sư Nữ
*
Lão
Tôn cầm cây gậy vừa mới “xin mượn” hôm qua ở cửa hàng mụ Bốn Cao, sau màn kêu
khóc nhớ ơn bác Hồ. Cây gậy thật đặc biệt.Nó màu đen mun. Cái cán khắc hình
người Dân tộc nam, hông đeo con dao quắm, một cái gùi nho nhỏ sau lung, vừa tầm
tay nắm. Đầu gậy thật to, như cái gậy bóng chày, tụi Mỹ dùng để đập trái bóng
nhỏ xíu, thỉnh thoảng, chiếu trên kênh truyền hình VN.Lão quơ quơ như người
sành điệu, bước ra khỏi nhà. Lão nhìn quanh, bước qua bên kia đường, nơi tiệm
phở của ông A Ùi đã đóng cửa hai hôm nay. Lão bắt đầu đi từ đầu phố, đôi mắt
láo liêng.
Dân
trong phố, bây giờ càng ngán lão hơn. Ai ai, cũng nghĩ tới cuốn nhật ký của
lão, không biết khi nào được tung ra “thị trường chữ nghĩa dân gian”! Bấy giờ,
cuốn nhật ký ấy, nó không còn đút trong túi quần của lão như trước. Nó nằm
chình ình trong túi áo của lão, nghênh ngang, chìa một nữa ló ra, như dằn mặt
mọi người!
Lão
Tôn khoái chí, mỉm miệng cười, đưa tay vò cái mũi “ó đâm” gãy gập, đến đỏ
choét. Lão dừng lại suy nghĩ thoáng chốc.
-
Đi đâu đây?
Đoạn,
lão bước đến nhà ông Thái An người Hoa.
Quả
thật, ông Thái An là người nghiện thuốc phiện lâu năm, như trong nhật ký lão
Tôn hằng ghi. Thuốc phiện, đại khái từ rất lâu, xuất phát ở các xứ quanh vùng
Ấn Độ. Nó được nhập vào Hoa Lục thời: “Người Trung Quốc và Chó, không được vào
công viên”! Thực ra, thuốc phiện như một thứ cần sa sau này. Nếu biết dùng nó,
(ít) vô hại, là sử dụng đầy đủ và có tiền. Nhiều người Hoa dùng thuốc phiện,
chủ ý cho sự kích thích ăn uống, no, ngon và sống lâu. Người Việt lại cho rằng,
thuốc phiện là một thú độc hại, nên tránh. Nó cũng gây kích thích trí tưởng tượng
đi xa hơn của con người, nhất là ởnhững nghệ sĩ.
Ông
Thái An là chủ một tiệm vàng người Hoa, lớn nhất phố Thành.
Lão
Tôn bước vào nhà ông Thái An, tay quơ quơ cây gậy như thị oai.
-
Nị hủ mạ!
-
Dà… hủ… hủ… Mời ông cán bộ ngồi!
Lão
Tôn khoái chí, làm mặt nghiêm.
-
Ông An nè. Tôi biết, ông hút thuốc phiện từ bao nhiêu năm nay. Nhưng tôi là
người không nhặt cọng tóc nhỏ, chỉ nghĩ đến điều lớn lao. Chẳng hạn… góp sức
với đất nước, chính quyền cách mạng, tạo lập xã hội an bình, đuổi quân Ngụy ra
khỏi bờ cõi, như ngày hôm nay. Nhưng tôi lại không ngờ, đến ngày hôm nay, ông
vẫn còn muốn làm hư hỏng cộng đồng dân tộc tôi. Ông vẫn hút thuốc phiện như
ngày nào. Đó là một thứ quốc cấm!
-
Ôi. Ông Tôn ơi! Tôi đã bỏ rồi!
-
Bỏ! Sao mùi thơm vẫn còn?
Ông
Thái An, rên.
-
Ôi. Mấy cái sái, nó hại tôi, ông Tôn ơi. Sái hai, sái ba còn lại, cho để nhớ…
buồn ấy mà!
-
Ông An, không được. Tôi không muốn nghe cái… để nhớ mà buồn của ông! Cách mạng
là đi về phía trước, là đạp đổ cái hủ lậu, tha hóa, xây dựng cái mới hơn, đẹp
hơn. Chớ… không để nhớ mà buồn! Ông hiểu không?
Lão
gõ, gõ mấy ngón tay ngắn ngũn trên mặt gương cái bàn dài, không còn bao vàng
bạc đá quý. Lão kêu lên.
-
Á, à. Sao trống trơn vậy? Nhật ký tôi viết cho ông nè!
Khỏi
cần đọc nhật ký của lão Tôn, ông Thái An biết phải làm gì.
-
Ông chờ tôi chút!
Lão
Chệt già đem ra một gói vải màu đỏ khá nặng, biếu lão Tôn. Đôi mắt lão Tôn sáng
hực lên, như đôi đèn pha của chiếc xe jeep, sáng sớm hôm qua dẫn đoàn xe tăng
từ Cải lộ tuyến vào phố Thành.
-
Cám ơn… Cám ơn, ông. Sự thành tâm của ông, với cách mạng, chúng tôi sẽ ghi vào
số!
*
Lão
Tôn dợm hơn mươi bước chân, đã tới nhà ông Thuận Thanh.
Ông
Thuận Thanh, có mười cô con gái. Cả mười cô con gái này, từ Tiểu học tới Trung
học, đều học ở Nha Trang cách Thành 10 cây số, cuối tuần mới về.
Dân
trong phố, chả mấy ai ưa ông.
Hai
vợ chồng ông Thuận Thanh, xuất thân từ miền Bắc vào, sau cuộc di cư Cộng sản
khủng khiếp. Họ làm giàu trên hai chiếc xe bán nước mía, đi khắp Thị trấn Diên
Khánh. Khi phất lên, thoạt đầu, ông Thuận Thanh mua một chiếc xe “ca”, chạy
tuyến đường Sài Gòn-Nha Trang. Sau đó, con số xe mỗi lúc một nhiều hơn. Ông lập
ra hãng xe “Thuận Thanh”. Ông phất lên nữa từ đó. Rồi mở cửa tiệm đại lý nhiều
hãng xe máy ở Nhật. Càng lúc ông càng giàu thêm.
Dường
như, con người nghèo khổ từ lúc sinh ra, đến khi có của nã thông thường, bắt
đầu hợm hĩnh về nhân sinh quan cách sống.Mụ Bốn Cao cũng vướng vào cái nghiệp
tục lụy này. Ông Thuận Thanh nói rằng:
-
Nền văn hóa, giáo dục ở Diên Khánh không bằng Nha Trang!
Lão
Tôn ghi vào nhật ký. Để đó!
Lão
bước vào nhà ông Thuận Thanh.
-
A. Chào ông Thuận.(Thanh, tên bà vợ).
-
Chào đồng chí Tôn! – Ông Thuận Thanh riu ríu.
Lão
Tôn vờ sụ mặt xuống.
-
Ai là đồng chí của ông?
-
Thôi mà anh Tôn. Chúng ta là dân ngụ cư, nên bênh vực che chở cho nhau!
-
Ngụ cư? Đúng! Che chở cho nhau? Đúng! Nhưng ngụ cư mà phách lối như ông, ai
ưa!? Che chở cho nhau? Mà ông chê khinh ngành giáo dục quận nhà, cho con đi học
tận dưới Nha Trang! Ông có đọc nhật ký của tôi, bị một thằng khốn nào đó tán
phát trong phố, làm… lộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của tôi. Trong đó tôi có
ghi: Ông. Là chủ của tám chiếc xe“ca” mười bánh, đường Sài Gòn – Nha trang, có
hơn 50 chiếc xe máy vừa Honda, Suzuki… và vô khối những chiếc xe đạp, cùng đồ
phụ tùng.
Ông
Thuận Thanh bắt đầu run. Lão Tôn giáng tiếp một đòn thật mạnh.
-
Ông từ miền Bắc di cư vào. Ông cũng từng đọc báo của bọn Ngụy Sài Gòn. Chúng
rêu rao viết rằng, trong đợt Cải cách miền Bắc, gần hai trăm ngàn dân bị giết
oan uổng.Ông nghĩ sao, khi miền Nam không cùng một hệ thống chính trị của họ?
-
Tôi biết. Tôi nghe mà anh Tôn! Gia đình tôi có ai còn sống sót sau vụ Cải cách
ruộng đất ở giáo xứ Quỳnh Lưu.Là dân cùng ngụ cư, anh giúp tôi nhé.
-
Dĩ nhiên, tôi sẽ giúp ông! Là người của Cách mạng, tôi khuyên ông, nên giải
quyết những chiếc xe máy.
-
Giờ phút này biết giấu ở đâu, ông Tôn? – Ông Thuận Thanh gào lên.
Lão
Tôn gãi gãi cái tai chuột bên phải, tay kia vò cái mũi “Ó đâm” đến đỏ choét.
Chợt lão reo lên.
-
Trong khu vườn cây ăn trái nhà tôi!
Ông
Thuận Thanh mừng lắm, dúi vào tay lão Tôn, một bọc vải khá nặng.
*
Lão
Tôn bước ra khỏi cửa hàng xe máy, xe đạp, định bước qua bên kia đường cho nhân
vật thứ ba, như lão đã sắp xếp trong đầu.
Chợt
lão thấy mụ Bốn Cao, tay cắp rỗ trầu cau, lủi thủi bước nhanh về phía chùa Sư
Nữ, mắt đỏ kè vì khóc.
Lão
ngoắc tay.
-
Cô Bốn, đi đâu?
Mụ
Bốn Cao đang đi chợt khựng lại. Thấy lão Tôn đưa tay vẫy, mụ co rúm người. Giấc
mơ buổi trưa, trở lại nơi mụ.
Bây
giờ, mới đúng là giấc mơ!
Sau
giấc mơ, người ta thường nghĩ hoảng bởi giấc mơ gây ra tình tiết! Người nằm mơ,
thường hành động trong hỗn loạn. Muốn đi cho mau, nghĩ cho mau rồi đi, để trốn
tránh những gì họ làm, để trốn thoát sự dằn vặt bi ai chốc lát trong lòng. Nghe
lão Tôn gọi một cách nhỏ nhẹ và thân thiện, mụ Bốn Cao như hả tấm lòng, quên đi
giấc mơ và lời cảnh cáo của gã Dân tộc H’nia.
Mụ
Bốn Cao kéo cái đầu lùn chủn lão Tôn vào ngực, hôn lên trán, giống như khi
chiến thắng của đoàn quân xe tăng hôn vào cái mũi “ó đâm” của lão. Mụ thỏ thẻ.
-
Gì vậy anh Tôn?
-
Nè. Nhà Bốn có thể chứa 50 chiếc xe máy hon-da?
-
Chi vậy Tôn?
-
Đừng hỏi! Bao nhiêu chiếc?
-
Cả trăm chiếc, còn được!
-
Nghe này. Tối nay, anh và lão Thuận Thanh, sẽ chuyển sang nhà Bốn 20 chiếc xe
hon-da. Số xe này là của anh và Bốn đấy nhá!
Mụ
Bốn Cao rung rung đôi chân, muốn khụy.
-
Trời ơi. Mười chiếc xe máy hon-da của Nhật sắp là của tôi!
-
Ừ! – Lão Tôn cười.
Mụ
Bốn Cao cũng: “Ừ”, một tiếng thánh thót, khỏe re.
Mụ
quên rằng: mụ đang giằng xé tâm can trong lòng, để xuống chùa Sư nữ… cắt tóc đi
tu! Mụ quên luôn cái giấc mơ của H’nia báo mộng!
Lão
Tôn cười bí hiểm, vuốt cái mũi ó đâm liên tục đến đỏ choét!
(Còn
tiếp)
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment