Lữ Giang
18-12-2012
Trong tuần qua, người Mỹ đã tỏ ra xúc động mạnh về vụ tên Adam Lanza vác súng vào
trường tiểu học Sandy Hook, thành phố
Newtown, bang Connecticut, bắn chết 26 người, trong đó có 20 trẻ em, vào ngày 14.12.2012. Vấn đề quyền xử dụng súng lại được đặt ra.
Trước những xúc động mạnh và những đòi hỏi của quần chúng, những người có trách nhiệm đã nói rất mạnh
miệng. Hội Súng Toàn Quốc (National Rifle
Association - NRA) cũng giả vờ dịu giọng. Nhưng những người hiểu rõ quyền lực tối thượng và thủ đoạn của NRA không tin vấn nạn này có thể giải quyết được trong vài chục năm trước mắt.
Trước khi nói đến
các biện
pháp mà các nhân vật có thẩm quyền “dọa” đưa ra, chúng tôi xin nói qua về quyền xử dụng súng tại Hoa Kỳ, quyền lực tối thượng và thủ đoạn của NRA và tình trạng buôn bán vũ khí tại Hoa Kỳ. Đọc những chuyện này độc giả có thể ngạc nhiên: Tại sao ở một nước “dân chủ pháp trị” như Hoa Kỳ lại có thể xẩy ra những chuyện như
thế?
QUYỀN SỬ
DỤNG SÚNG
Các nhà đại tư bản về súng đã dựa vào đâu để bảo vệ quyền tối thượng của
họ? Có hai căn bản chính mà lúc nào họ cũng xử dụng, đó là Tu Chính Án II của Hiến Pháp Hoa Kỳ và “Học Thuyết Lâu Đài” (Castal Doctrine).
1.-
Hiến Pháp Hoa Kỳ
Tu chính án II của Hiến Pháp Hoa Kỳ ban hành năm 1791 đã quy định:
“Xét thấy lực lượng dự bị có tổ chức nghiêm chỉnh là rất cần
thiết cho nền an ninh của một quốc gia tự do, quyền của dân chúng được giữ
và xử dụng
vũ khí sẽ không bị vi
phạm.” (Bản
dịch của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam)
2.-
Học Thuyết Lâu Đài
Đây là một học thuyết dựa trên một thành ngữ
trong luật phổ thông (common
law) của Anh là “một nhà của người Anh là lâu đài của người đó” (an Englishman's
home is his castle). Học thuyết này cho rằng nơi ở là nơi con người được bảo vệ và miễn trừ trách nhiệm khi chống lại những kẻ
xâm phạm,
kể cả xử dụng vũ lực đưa tới chết người.
Dựa vào học
thuyết này, NRA
đã vận động các tiểu bang ban hành những đạo luật được gọi là “Luật Lâu Đài” hay “Luật
Bảo Vệ Nơi Cư Ngụ” (Castle
Law hay Defense of Habitation Law), cho phép người dân được xử dụng vũ lực, kể cả súng, để bảo vệ nơi ở của họ mà không bị truy tố.
Đây là chiến dịch “Nhà nhà có súng”. Tài liệu kiểm kê năm 2010 cho biết nước Mỹ có khoảng 130 triệu hộ gia cư,
trong đó có đến 54% có súng. Hiện nay đã có 31 tiểu ban ban hành luật bảo vệ lâu đài. Riêng tiểu bang Texas không chỉ bảo vệ nơi ở mà còn bảo vệ cả nơi làm việc và trong xe hơi. Ai xâm phạn là có quyền bắn.
QUYỀN
LỰC CỦA HỘI SÚNG
Nói đến súng
người ta nghĩ ngay đến Hội Súng Toàn Quốc (National
Rifle Association) ở Hoa Kỳ. Đây là một hội được thành lập năm 1871 dưới hình thức một tổ chức bất vụ
lợi với mục tiêu được nói là bảo vệ Tu Chính Án II của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Trong thực tế, đây là một tổ chức vận động hậu trường để các cơ quan lập pháp đưa ra các đạo luật nhằm bảo vệ thị
trường súng và ngăn chận tất cả nhưng chủ
trương giới hạn quyền xử dụng súng.
Hiện nay NRA có
khoảng 4 triệu hội viên với
ngân sách 2012 là khoảng 300 triệu USD. NRA được coi là một tổ chức quyền lực lớn
tại Hoa Kỳ.
Hai nhân vật có quyền
lực nhất hiện nay của hội NRA là Chris
W. Cox, giám đốc chấp hành của
Viện Hành Động Pháp Lý của NRA, và Wayne LaPierre, Phó
Chủ Tịch Chấp Hành của
Hội NRA.
Với tư cách là trưởng nhóm vận động hậu trường, Chris W. Cox
chỉ huy 8 đơn vị
vận động
hậu trường trên khắp
nước Mỹ. Ông ta
thành công lớn trong kế hoạch đưa các nhà chính trị vào các cơ quan công quyền. Một tài liệu cho biết năm 2004, có đến 95% ứng củ viên vào các chức vụ liên bang và 86% ứng cử viên các chức vụ tiểu bang được NRA ủng hộ đã đắc cử. Tài
liệu cũng cho
biết hai ứng cử viên tổng
thống năm 2000
và 2004
là Phó Tổng Thống El Gore và Thượng
Nghị Sĩ John
Kerry đã bị
NRA đánh bại
vì chủ
trương hạn chế xử dụng súng.
Ngoài việc đưa
người vào các chức vụ công để bảo vệ quyền lợi của NRA,
Chris W. Cox còn có nhiệm vụ ngăn chận các đạo luật bất lợi cho việc buôn bán và xử dụng súng và đưa ra các đạo luật bảo vệ các nhà sản xuất và buôn bán súng. Cụ thể năm 2003, NRA đã thành công trong việc vận động Quốc Hội thông qua một đạo luật cấm các cơ quan điều tra không được tiết lộ thông tin về nguồn gốc các loại vũ khí được các hung thủ xử dụng. Năm 2004
NRA đã ngăn chận không cho Đạo Luật Liên Bang
Cấm Các Võ Khí Tấn Công (Federal Assault Weapons Ban) được
ban hành ngày 13.9.1994 hết hiệu lực kể
từ 13.9.2004 được
tiếp tục áp
dụng. Đây chỉ
là hai
thí dụ điển hình thôi.
Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm 2012, NBA đã gặp
khó khăn trong việc làm cho Đảng Cộng Hoà thắng thế. Chris W. Cox đã báo động:
“Cuộc bầu cử năm nay đang
quyết định
tương lai quyền tự do (tức quyền xử dụng súng) của chúng ta, có lẽ hơn bất kỳ thời kỳ nào khác trong lịch sử chúng ta.”
Còn Wayne LaPierre nhấn mạnh: Obama âm mưu phá hủy
Tu Chính Án II trong nhiệm kỳ thứ hai của ông ta (destroy the Second Amendment
during his second term). Tuy nhiên NRA đã đại bại, vì Đảng Cộng Hòa không còn được ủng hộ nữa.
THIÊN
ĐÀNG CỦA SÚNG
Tài liệu cho biết hiện nay ở Mỹ có khoảng 129.817 cửa hàng buôn bán súng được cấp giấy phép, trong đó có 51.438 tiệm bán lẻ, 61.562 người sưu tầm súng. Số người buôn lậu không thể biết được.
Các chuyên gia ước lượng hiện nay có khoảng 270 triệu khẩu súng các loại đang lưu hành trong quần chúng ở Mỹ. So với số súng lưu hành tại 178 quốc gia trên thế giới, nước Mỹ đứng đầu, Serbia đứng thứ hai, Yemen đứng thứ ba. Việt Nam đứng thứ 128. Tunisia đứng hạng chót.
Trong 50 tiểu bang ở Mỹ, hai tiểu bang Texas và Arizona được coi là “Thiên Đàng của Súng” (Gun Paradise). Đây
là hai tiểu bang nằm tiếp giáp với
Mexico nên việc
buôn bán súng rất phát đạt.
Texas là bang có nhiều cửa hàng bán súng nhất: Có 29 cơ sở sản xuất súng, 6.492 cửa hàng bán lẻ. Trong 12 cửa hàng buôn súng đứng hàng đầu nước Mỹ, có đến 8 cái nằm ở tiểu bang Texas,
trong đó có 2 cái mang bảng hiệu Carter's
Country của ông trùm Carter. Năm nay 78 tuổi, ông Carter được coi là một tay lái súng cự phách nhất nước Mỹ. Ông ta quản lý 4 cửa hàng lớn ở Houston, 1 ở
California, và 4 cửa
hàng bán lẻ trong thung lũng Rio Grande. Các cửa hàng của ông ta từng dính vào nhiều vụ buôn bán súng trái phép (bán cho đối tượng buôn lậu xuyên biên giới) nhưng
Carter vẫn ung dung không hề
hấn gì.
Nạn buôn bán súng lậu ở Mỹ đã gây thảm họa
cho Mexico, một nước được
coi là có luật lệ về súng rất khắt khe. Theo tờ
Washington Post, trong 4 năm qua,
hàng trăm ngàn khẩu súng các loại từ Mỹ đã được các tổ chức buôn lậu súng chuyển sang Mexico. Hernan
Ramos, một công dân Mỹ 22 tuổi, một tên buôn súng cắc ké, khi bị bắt đã khai trong vòng 3 tháng đương sự đã mua 112 khẩu súng tại các cửa hàng ở Tucson, Arizona, với giá hơn 100.000 USD, trong đó có 30 khẩu mua tại cửa hàng Mad Dawg nổi tiếng nhất ở
bang này. Số
súng đó đã được Ramos giao cho các
“gunrunners” chuyển cho tập đoàn ma túy ở bang Sinaloa của Mexico.
Nhà chức
trách
Mexico cho biết họ đã tịch
thu được trên 93.000 súng các loại do Mỹ sản xuất.
BỊ TƯ PHÁP CHẬN CỔ
Cơ quan có nhiệm
vụ quản lý việc
kiểm soát súng tại Hoa Kỳ hiện nay là Cục Quản Lý về Rượu, Thuốc Lá, Súng Đạn và Chất Nổ (The Bureau of
Alcohol, Tobacco, Firearms and Explosives, viết tắt là ATF). Cơ
quan này hiện
nay do ông B.
Todd Jones giữ chức vụ Quyền Giám Đốc và ông Thomas E. Brandon làm phụ tá. Cơ quan có khoảng 5.000 nhân viên với
ngân sách là $1,12 tỷ (2010).
Năm 2006, cơ quan đã triển khai một kế hoạch phá vỡ các đường dây buôn lậu súng từ Mỹ qua Mexico gọi là Project Gunrunner (Dự
án Truy
Lùng Bọn
Vận Chuyển Súng) với
chi phí $60
triệu. Cơ quan đã huy động hơn 220 nhân viên điều tra và 165 kiểm tra viên để thực hiện.
Cuối năm
2007, các nhân viên bí mật của ATF đã thành công trong việc giả làm "dân
buôn súng cắc ké"
(straw purchaser) và bắt quả tang chủ hiệu buôn súng X-Caliber tên là George Iknadosian ở Phoenix,
Arizona, đã bán súng trái phép cho các đối tượng buôn lậu súng qua biên giới Mexico.
Qua kiểm tra ATF phát hiện cửa hàng
X-Caliber đã bán trên 1000 khẩu súng cho bọn tội phạm ở Mexico,
trong đó có hơn 700 khẩu AK-47, hơn 200
khẩu SKS và cả
loại súng
Barrett cỡ nòng 50
có thể
bắn thủng xe bọc thép. Toàn bộ hồ sơ vụ án đã được Bộ Trưởng Tư Pháp Arizona là Terry Goddard duyệt xét và truy tố Iknadosian 21 tội
danh.
Tuy nhiên, vào tháng 3/2009, khi vụ án sắp được chuyển đến cho đoàn bồi thẩm xem xét thì thẩm phán Robert Gottsfield
của Tòa
Superior Court ở Maricopa County, Arizona, ra án lệnh hủy bỏ vụ án. Án lệnh tuyên bố Ikanadosian, 47 tuổi, vô tội vì “trong
khi những tài liệu đã được làm sai lệch, người mua có đủ tư cách pháp lý để mua vũ khí, do đó sự lừa
dối không dẫn đến việc
"giả mạo các tài
liệu" theo luật pháp.”
Nói một cách
giản dị, tòa không chấp nhận nhân viên an ninh làm cò mồi để gài bắt đối tượng phạm pháp và tuy tố. Trong khi đó tại nước Mỹ này các vụ nhân viên FBI thường làm cò mồi đề gài bắt các vụ phạm pháp khác lại được công nhận!
RỒI SẼ ĐI TỚI ĐÂU?
Dân Biểu John Yarmuth, thuộc đảng Dân Chủ
từ Kentucky nói rằng
ông cảm
thấy thối thúc cần
phải nói lên một vấn đề vốn được xem là “cấm kỵ” đối với nhiều dân cử. Ông phát biểu:
“Trong hơn sáu năm qua, tôi hầu như hoàn toàn giữ im lặng về vấn đề bạo hành do súng đạn, nhưng nay tôi lấy làm hối tiếc cho chính mình cũng như đau buồn đối với các gia đình bị mất mát quá nhiều qua biến cố gần đây nhất... Hiệp hội
súng
National Rifle Association đã âm thầm chi ra hằng triệu dollar để làm cho
người dân cũng như
chính trị
gia của chúng ta phải sợ hãi.”
Ông nói thêm: “Theo
tôi, nỗi sợ về súng mới đáng sợ
hơn cái thế
lực chính trị
ảo tưởng của NRA.”
Thị trưởng New York, Michael Bloomberg, một người quyết tâm ủng hộ việc kiểm soát súng đã nói:
"Chúng ta đã nghe toàn những lời hùng biện. Nhưng điều chúng ta chưa nhìn thấy là vai trò lãnh đạo, chưa thấy từ Tòa Bạch Ốc và từ Quốc hội. Chuyện này phải chấm dứt ngày hôm nay.
"Ông ta (Obama) cần
phải làm gì đó trong nhiệm kỳ thứ hai này nhằm giải quyết vấn nạn đã khiến 48 ngàn người Mỹ bị giết do súng - một con số xấp xỉ số người
Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam."
Hôm 19.12.2012, khi đến thăm các gia đình nạn nhân tại Newtown, Tổng thống
Obama kêu gọi
Quốc hội hành động để lập lại lệnh cấm vũ khí loại tấn công và khép lại các lỗ hổng của luật pháp từng giúp người Mỹ có thể mua súng mà không cần kiểm tra quá trình trước đây. Ông giao cho Phó Tổng thống Joe Biden nghiên cứu một dự án để giải quyết vấn đề bạo lực do súng ống gây ra.
Thượng Nghị Sĩ
Feinstein của California cho biết ngày 1.1.2013 tới đây bà sẽ đệ trình một dự luận cấm các vũ khí tấn công (assault weapons)
tại Thượng Viện và Hạ
Viện. Đạo
luật này sẽ “cấm bán,
chuyển nhượng, nhập cảng và sở
hữu các vũ khi
tấn công”, nhưng không có hiệu lực hồi tố, chỉ
có hiệu
lực về tương lai (not retroactively, but prospectively).
Nếu chỉ có thế
thì chẳng
đi tới đâu. Tài liệu cho biết trong số vũ khí giết người tịch thu được tại
phạm trường chỉ có 8%
thuộc loại hợp pháp. Như
vậy 92% còn lại
là vũ khí lậu. Vậy nếu Tổng Thống
Obama và Đảng Dân Chủ chỉ phục hồi lại đạo luật “Federal Assault Weapon Ban” ngày
13.9.1994 cấm xử dụng võ khí tấn công như bà Thượng Nghị Sĩ Feinstein đã xác định thì vấn đề xử dụng súng bừa bải vẫn chưa giải
quyết được, vì với số vũ khi tấn công còn lại trên thị trường, kẻ phạm pháp có thể tìm kiếm dễ dàng. Phải vài chục năm nữa cơ quan an ninh mới có thể lượm được đa số loại súng này.
Quyền “giữ và xử
dụng vũ khí” trong Hiến Pháp và “Học Thuyết Lâu Đài” chỉ
cần thiết cho một thời xa xưa, khi những người đến định cư
trên đất nước này còn phải đối phó với nhiều bất trắc và các phương tiện bảo vệ an ninh
chưa bảo đảm. Ngày nay tình trạng đó không còn. Nếu bảo rằng phải có súng để chống lại những kẻ dùng súng uy hiếp mình là đi vào cái vòng lẫn quẩn: Súng cứ tiếp tục đẻ ra súng.
Vấn đề là phải xét lại quyền giữ và xử dụng súng trong Hiến Pháp. Nhưng, như Dân Biểu John Yarmuth cho biết
hội NRA đã “làm cho người dân cũng như
chính trị
gia của chúng ta phải sợ hãi” nên
chẳng ai dám làm cả. Đó mới là vấn đề.
Ngày 18.12.2012
Lữ Giang
No comments:
Post a Comment