Friday 19 May 2023

VÌ SAO CÁC NHÀ KHOA HỌC PHẢI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH KHÍ HẬU? (Navin Singh Khadka / BBC World Service)

 



Vì sao các nhà khoa học phải xuống đường biểu tình khí hậu?

Navin Singh Khadka

Phóng viên Môi trường - BBC World Service

18 tháng 5 2023, 11:18 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-65630241

 

Ngày càng nhiều các nhà khoa học phải thay đổi phương thức hành động, chẳng hạn như đứng thành hàng rào quanh các tòa nhà công cộng hay chặn các con đường, để phản đối điều họ gọi là thiếu hành động đối với tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

 

Họ nói rằng các thông điệp về khủng hoảng khí hậu không còn chỉ giới hạn trong các ấn phẩm khoa học, bởi vì 'ngôi nhà của chúng ta đang bốc cháy'.

 

Việt Nam giảm mục tiêu điện gió ngoài khơi, tăng phụ thuộc than đá

'Anh hùng khí hậu' Ngụy Thị Khanh được trả tự do

Vụ Đặng Đình Bách: 'Luật thuế VN mù mờ khiến nhiều tổ chức, cá nhân gặp họa'

Điện gió VN: Nguy cơ thiệt hại hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài - Bài 1

 

Nhưng có những nhà khoa học tin rằng hơn cả việc nhấn mạnh hồi chuông cảnh báo về khủng hoảng khí hậu thông qua việc biểu tình, họ nên làm nhiều hơn thế để tìm ra các giải pháp mang tính khoa học.

 

Scientist Rebellion, một mạng lưới các nhà khoa học quốc tế, đã và đang tổ chức các cuộc biểu tình, cùng các hành động trực tiếp khác ở vài quốc gia trong hơn môt năm qua. Tổ chức này nói rằng số người tham gia đã lên tới hơn 200 người.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/13264/production/_129763487_gettyimages-1252910984.jpg

 

.

'Tôi thấy hổ thẹn vì sự bất công, chứ không phải vì bị bắt'

 

Một nhà khoa học như vậy là Cornelia Huth ở Đức.

 

Là một nhà dịch tễ học với hơn 20 năm kinh nghiệm, bà đã tham gia vào cuộc biểu tình.

Sau khi tham gia chặn đường ở Munich tháng 10 năm ngoái, bà bị bắt, bị buộc tội ngăn cản xe ô tô lưu thông trên đường và cản trở giao thông.

 

Phiên tòa đang tiếp diễn, nhưng bà Huth nói rằng bà quyết tâm tiếp tục biểu tình.

"Khoa học đã đưa ra giải pháp để khí hậu không bị đe dọa nhưng các chính phủ thì không thực hiện chúng, vì thế chúng tôi phải hành động - từ đường phố."

 

Hội khị khí khậu Liên Hiệp Quốc tiếp theo - COP28 tổ chức tại UAE- được cho là sẽ tiến hành kiểm kê lần đầu tiên về tiến trình của mỗi quốc gia trong việc thực hiện các mục tiêu khí hâu đã thống nhất tại một hội nghị khí hậu quốc tế năm 2015.

 

Thỏa thuận này đặt mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, và hướng tới mục tiêu 1,5 độ C - ngưỡng mà các nhà khoa học cho là an toàn hơn.

 

Để đạt được mục tiêu này, thế giới cần giảm phát thải carbon xuống 43% so với mức của năm 2019 vào năm 2030.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/18084/production/_129763489_gettyimages-1252090637.jpg

 

Nhưng đánh giá mới đây nhất của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái chỉ ra rằng thế giới đang chứng kiến sự gia tăng phát thải carbon lên 11% từ năm 2010 thay vì giảm.

 

Bà Huth nói rằng mối đe dọa còn lơn hơn thế đối với khu vực nam bán cầu.

 

"Con người sống ở đó đóng góp rất ít vào phát thải khí nhà kinh nhưng lại đặc biệt bị đe dọa bởi các tác động của chúng, hơn là chúng ta ở Đức, tôi cảm thấy hổ thẹn vì sự bất công này."

 

.

Hành động công khai hay chỉ trong các ấn phẩm?

 

Một số nhà khoa học lại vặn lại rằng con người ý thức được về khủng hoảng khí hậu và không cần các nhà khoa học biểu tình để hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.

 

Một trong số này là Jessica Jewell, Phó giáo sư tại Chalmers University, người cho rằng biểu tình có thể hủy hoại danh tiếng của nhà khoa học.

 

"Vai trò của các nhà khoa học là đánh giá độc lập các rủi ro và các lựa chọn, điều này đặc biệt quan trong khi biết rằng mỗi lựa chọn khí hậu, bao gồm cả việc không hành động, đều có được và mất. Để bảo toàn danh tiếng của mình, các nhà khoa học cần tránh việc phục vụ các tác nhân chính trị cụ thể trong cuộc tranh luận này," bà nói.

 

"Thực tế là chúng ta phải đối mặt với một trường hợp khẩn cấp thực sự khiến điều quan trọng hơn là chúng ta phải nghiên cứu khoa học nhiều hơn để giải quyết vấn đề này."

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4BEC/production/_129763491_gettyimages-1244661602.jpg

 

Một nhà khoa học khí hậu khác Zeke Hausfather đã tweet vào năm ngoái: "Tôi đã quen với những nỗ lực ngu ngốc và sai lầm khi đổ lỗi cho các nhà khoa học khí hậu vì xã hội đã không giải quyết hiệu quả biến đổi khí hậu.

"Nhưng đề xuất rằng một giải pháp để các nhà khoa học khí hậu đình công và ngừng làm khoa học là một sự ngu ngốc."

 

Một cuộc thăm dò của BBC World Service tại 31 quốc gia vào năm 2021 cho thấy trung bình 56% người dân muốn chính phủ của họ đặt ra các mục tiêu mạnh mẽ hơn để giải quyết biến đổi khí hậu càng nhanh càng tốt.

 

36% khác muốn chính phủ của họ có cách tiếp cận ôn hòa hơn và hỗ trợ hành động dần dần.

 

.

"Khoa học khí hậu - đủ rồi"

 

Các nhà khoa học tham gia biểu tình phản đối đối lập luận rằng đã có đủ nghiên cứu được thực hiện trong bốn thập kỷ qua. Họ nói rằng các giải pháp đã được chỉ ra trong sáu báo cáo của IPCC nhưng các chính phủ không hành động dựa trên bằng chứng.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9E58/production/_129763504_gettyimages-1243447808.jpg

 

Giáo sư Julia Steinberger, người đã phải đối mặt với việc bị bắt giữ và hầu tòa vì các cuộc biểu tình về khí hậu, là tác giả chính của một trong những báo cáo của IPCC được công bố vào năm ngoái.

 

"Khi báo cáo được xuất bản, tôi đã trả lời các yêu cầu của giới truyền thông trong vài ngày, kết quả là 42 bài viết trên truyền thông.

"Sáu tháng sau, tôi đã ngồi trên đường cao tốc Thụy Sĩ trong khoảng 20 phút để phản đối, và tôi vẫn nhận được yêu cầu của giới truyền thông vì hành động này."

"Vì vậy, về mặt tác động truyền thông và để duy trì chủ đề về tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu, một vài phút ngồi trên đường cao tốc có tác động lớn hơn nhiều so với nhiều năm tôi làm việc để cho ra mắt báo cáo của IPCC."

 

.

"Khi các nhà khoa học hành động, mọi người lắng nghe"

 

Trước khi đưa ra đánh giá của mình, các nhà khoa học của IPCC đã dành nhiều ngày họp kín với các nhà hoạch định chính sách và đại diện của các chính phủ tham gia tiến trình khí hậu của Liên Hiệp Quốc, để thống nhất về nội dung của báo cáo.

 

Rose Abramoff, một nhà khoa học trái đất ở Hoa Kỳ tin rằng bất chấp mọi nỗ lực khoa học, hầu như không có bất kỳ thay đổi chính sách nào từ phía các chính phủ chủ yếu là do nhiên liệu hóa thạch và các nhà vận động hành lang kinh doanh nông nghiệp, những người vẫn có ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của các quốc gia.

 

Cho đến hai năm trước, cô Abramoff đã từng lặng lẽ đứng trên lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy ở Alaska, đo lượng khí nhà kính thải ra khí quyển và chạy các mô phỏng về việc trái đất ấm lên sẽ làm tăng lượng khí thải carbon từ đất như thế nào.

 

Cô nói với chúng tôi: "Tôi không thấy một lộ trình thực tế nào cho nghiên cứu của mình để thay đổi chính sách với tốc độ cần thiết.

"Tôi nghĩ đã đến lúc thử một cái gì đó khác biệt."

 

Cô bị bắt sáu lần vì tham gia biểu tình trong 12 tháng qua - lần cuối cùng vào ngày 10/5 tại Massachusetts, Hoa Kỳ, nơi cô cùng các nhà khoa học và nhà hoạt động khác chiếm phòng lập pháp của bang trong nhiều giờ để yêu cầu chấm dứt đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho nhiên liệu hóa thạch.

 

Tại cuộc họp của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ vào tháng 12 năm ngoái, ngay trước khi các diễn giả bước lên sân khấu, cô và một nhà khoa học khí hậu của NASA, Peter Kalmus đã giương cao biểu ngữ có nội dung "Ra khỏi phòng thí nghiệm và xuống đường".

 

Cô nói: "AGU đã trục xuất chúng tôi khỏi hội nghị."

 

Nhưng cũng có những thành tựu, cô nói.

 

Cô và những người biểu tình khác đã tự trói mình lại tại hơn mười sân bay tư nhân ở 13 quốc gia vào tháng 11 năm ngoái để phản đối du lịch sang trọng.

 

Sân bay Schiphol ở Hà Lan là một trong số đó. Vào ngày 4/4/2023, nó đã đưa ra một tuyên bố, công bố một số kế hoạch bao gồm lệnh cấm máy bay phản lực tư nhân.

 

Tuyên bố từ sân bay nêu: "Schiphol muốn cấm máy bay phản lực tư nhân và hàng không dành cho doanh nghiệp nhỏ, vốn gây ra tiếng ồn và lượng khí thải CO2 trên mỗi hành khách một cách bất cân xứng.

 

Bà Abramoff nói: "Khi các nhà khoa học hành động, mọi người sẽ lắng nghe."

 

Jordan Andres Cruz, một nhà khoa học carbon ở Ecuador, đồng tình.

 

"Hành động của chúng tôi không chỉ gây áp lực lên các chính phủ mà còn khiến công chúng tò mò và điều đó giúp họ hiểu được mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng khí hậu," nhà khoa học từng tổ chức các cuộc biểu tình ở vùng núi Andes xa xôi cũng như ở các thành phố cho biết.

 

Một trong số đó là tại Bộ Môi trường ở thủ đô Quito năm ngoái khi ông và các nhà khoa học khác dán các tài liệu nghiên cứu khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu lên tường và cửa sổ của cơ quan chính phủ.

 

"Hành động này nhằm mục đích phơi bày tiêu chuẩn kép của chính phủ: một mặt, chính phủ tự cho mình là thân thiện với môi trường tại các diễn đàn toàn cầu, đồng thời theo đuổi mục tiêu tăng sản lượng dầu ở khu vực Amazon của Ecuador.

 

"Cánh cửa hành động vì khí hậu của chúng ta đang đóng lại rất nhanh và nếu các nhà khoa học, những người có kiến thức, không cảnh báo người dân thường và gây áp lực lên chính quyền, thì tôi không biết ai có thể làm được."

 

Một mạng lưới các nhà khoa học quốc tế cho biết hơn một nghìn nhà khoa học ở khoảng 20 quốc gia đã phản đối những gì họ cho là không hành động trước tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Theo nhóm này, cuộc nổi loạn của các nhà khoa học, 18 nhà khoa học đã bị bắt trong khi dàn dựng biểu tình bất bạo động trực tiếp trong một tuần qua nhưng hiện tất cả đã được trả tự do và năm người ở Pháp đang chờ xét xử. Các cuộc biểu tình diễn ra ở Châu Âu, Mỹ, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.

 

Các nhà khoa học tham gia biểu tình nói với BBC rằng thông điệp khủng hoảng khí hậu không còn bị giới hạn trong các ấn phẩm, bởi vì "ngôi nhà đang cháy" trong khi các thành viên khác của cộng đồng khoa học cho rằng hành động đó đã làm xói mòn uy tín của các nhà khoa học.

 

Scientist Rebellion cho biết hành động của họ bao gồm chặn đường, khóa lối vào, dán các bài báo khoa học lên tường và cửa của các tòa nhà công cộng, chiếm giữ các tòa nhà của chính phủ và công ty, đồng thời phá rối các cuộc họp cổ đông của các công ty nhiên liệu hóa thạch.

 

Nhóm này cho biết chiến dịch "khoa học rõ ràng" nhằm mục đích kêu gọi các nhà khoa học và học viện tham gia vào cuộc phản kháng dân sự bất bạo động và gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc các chính phủ chủ động phớt lờ khoa học.

 

Các nhà khoa học đã dùng đến các cuộc biểu tình về khí hậu chỉ ra báo cáo mới nhất của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết không nên tiếp tục dự án nhiên liệu hóa thạch mới nếu mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu được giới hạn ở ngưỡng an toàn là 1,5 độ C. Họ lập luận rằng các chính phủ, thay vì thế, đang khiến nhiệt độ tăng lên.

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats