Sunday 14 May 2023

HỘI CHỨNG CỦA MỘT THẾ GIỚI HUNG DỮ, ÁC ĐỘC (Stephanie Zacharek  / TIME)

 



Hội Chứng Của Một Thế Giới Hung Dữ, Ác Độc

Stephanie Zacharek  trên báo TIME ngày `15/5/2023

Nguyễn Minh Tâm dịch

May 13, 2023

https://www.baocalitoday.com/viet-nam/hoi-chung-cua-mot-the-gioi-hung-du-ac-doc.html

 

Khi làm những phim rùng rợn như Cape Fear, Death Wish và John Wick, người viết truyện thường dựng nên những mưu sâu, kế độc để lôi cuốn người đọc. Trong đó, việc lén xâm nhập vào một căn nhà thường được dùng rất nhiều. Những họa sĩ dựng lên nhiều cảnh hãi hùng như Michael Haneke dựng nên cảnh Funny Games hay Ari Aster dựng cảnh lo sợ trong bức tranh Beau is Afraid. Tất đều lấy ý từ những việc làm liều lĩnh của những tên lưu manh, coi thường luật pháp xâm nhập vào khu vực riêng của nhà ở tư nhân. Nhưng những người bình tĩnh tỉnh táo đều hiểu rằng đó chỉ là những tình huống giả tạo, được  dựng nên cho thêm phần ly kỳ, hoang tưởng.

 

Nhưng trong khoảng thời gian ba ngày, hai con người ở cách xa nhau hàng ngàn dậm đã dùng súng để bắn hai người trẻ vô tội. Họ bị xem là đem lại đe dọa, nguy hiểm cho an ninh của người cầm súng bắn. Vào ngày 13 tháng Tư ở thành phố Kansas City, tiểu bang Missouri, một ông già 84 tuổi, tên là Andrew Lester, Da Trắng, bắn trọng thương cậu bé Ralph Yarl, 16 tuổi, Da Đen, khi cậu nhỏ gõ cửa lầm nhà. Cậu đi tìm căn nhà để đón người anh em song sinh của cậu. Ở tỉnh nhỏ Hebron, New York, vào ngày 15 tháng Tư, ông Kevin Monahan, 65 tuổi đã bắn chết cô Kaylin Oillis, 20 tuổi, ngồi trong xe cùng với hai người bạn khác, tại một khúc quanh, chiếc xe đã quẹo lầm vào lối ra vào của căn nhà ông Monahan, nằm trong một khu hẻo lánh, có nhiều cây cối bao quanh của một khu rừng nhỏ. 

 

Hai vụ bắn người kể trên miêu tả phản xạ tâm lý hay được viết trong các tiểu thuyết giả tưởng về những kẻ cô đơn, thường hay nghĩ xấu về người khác. Họ tin rằng thế giới họ đang sống là một thế giới vô cùng nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả những gì thực sự đang xảy ra. Những kẻ này tự bào chữa cho hành vi dùng súng để tự vệ, nhất là khi đương sự lại có sẵn súng trong tay. Thường ra chúng ta vẫn thấy những kẻ hya có ý ngĩ xấu-“paranoid”- này sống trong xã hội quanh ta, nhưng sang đến thế kỷ thứ 21, có sự biến chuyển theo chiều hướng mới. Nhiều người sợ rằng nền văn minh nhân loại đã bị biến mất, và họ trở nên điên khùng. Nhất là đối với những người lo sợ rằng quốc gia của người Da Trắng đang bị tấn công, bị trù dập. Tâm lý lo sợ đó lại được thổi lửa to thêm, bằng những câu chuyện hoang tưởng của nhiều tổ chức truyền thông. 

 

Trong cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện, đứa cháu nội của ông già Andrew Lester miêu tả ông nội của cậu là một kẻ kỳ thị mầu da -racist- thường nghe tin tức của hệ thống truyền hình Fox News. Cậu ta cũng cho biết ông nội của cậu có quan điểm giống như nhiều ông già Da Trắng khác theo đạo Cơ Đốc Giáo. Những ông già Da Trắng này thường hay tha rằng họ đang bị vây khốn, bị phong tỏa, dồn vào thành nhóm thiểu số. Tâm lý bị bao vây đó lại được những tay bình luận nổi tiếng như Tucker Carlson thổi phồng lên từ mấy năm nay. Hôm 24 tháng Tư vừa qua, Tucker Carlson vừa bị sa thải khỏi hãng tin Fox News. 

 

Thực ra, thế giới chúng ta đang sống có bất an quá hay không? Và sự kiện đó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta đến mức nào? Vào thập niên 1970”s giáo sư về truyền thông, ông George Gerbner, sáng chế ra cụm từ Mean World Syndrome- tạm dịch là Hội Chứng Của Một Thế Giới Hung Dữ, Ác độc. Cụm từ này diễn tả con người đã bị cách thức miêu tả bạo động trên các hệ thống truyền thông, ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta ra sao. Lối suy nghĩ đó còn nguy hiểm hơn cả hành vi bạo động trong thực tế. 

 

Khi giáo sư Gerbner sáng chế ra cụm từ này, nhiều tội phạm liên quan đến bạo động đang trên đà gia tăng. Nhưng sang đến thập niên 1990’s, cả hai loại tội phạm: xâm nhập tư gia cũng như bất động sản bắt đầu giảm bớt, và chỉ hơi tăng một chút vào năm 2020, và tỉ lệ đó hiện vẫn giữ nguyên không tăng hay giảm. Rất nhiều người Mỹ lại đi tái sáng chế – reinventing- ra tình huống xem đất nước đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm. Họ sẵn sàng bắn bất cứ kẻ nào bước chân vào nhà của họ. Trong cuộc thăm dò dư luận của Viện Gallup thực hiện hồi tháng Ba, 54% người Mỹ trả lời rằng cá nhân họ thực sự lo âu “rất nhiều” về tình hình bạo động và tội phạm ở trong nước. Khoảng 29% công chúng còn lại nói rằng họ lo “khá nhiều” về tình trạng bạo động và tội phạm ở trong nước. 

 

Có những mảng nhỏ cần biết thêm về sự thực trong các câu truyện giả tưởng. 

 

Nhiều người ở Mỹ thuộc lứa tuổi 50 hay già hơn đang sống cô đơn  một mình so với trước đây, gần 26 triệu người, so với 15 triệu người hồi năm 2000. Không hẳn là tất cả mọi người đều sống cô đơn một mình, và không phải người già nào cũng có cảm tưởng là mình sống trong cô đơn và lo sợ, nhưng quả thực sự lo âu tăng lên khi người ta trở nên lớn tuổi. Cũng vì thế, chúng ta dễ mường tượng ra tình cảnh một đất nước có nhiều người già sống lủi thủi một mình trong nhà nên cứ tưởng tượng rằng những cảnh bạo động tường thuật trên đài truyền hình sẽ xuất hiện trước cửa nhà mình. 

 

Tại New York, luật sư biện hộ cho ông Kevin Monahan lên tiếng nói rằng chiếc xe chở cô Gillis và bạn cô khi rẽ vào phía nhà ông Monahan đã gây ồn ào, náo động cả xóm. Vì thế, họ đã đem lại sự lo âu, hoảng sợ cho một ông già lớn tuổi, sống trong khung cảnh yên tĩnh, và đang phải chăm sóc cho bà vợ già bị bệnh. Gạt vấn đề tuổi tác sang một bên, 65 chưa phải là già. Song chúng ta sẽ thấy càng ngày càng có nhiều ông già lẩn thẩn, và quá lo sợ như hai ông Andrew Lester và Kevin Monahan. Con số người già như vậy sẽ còn tăng thêm, chứ không giảm bớt. 

 

Vì lý do đó, đất nước này rồi đây sẽ còn xảy ra nhiều vụ xả súng bắt chết nhiều người- mass shooting. Đây là điều lo ngại mới đang xảy ra ở nước Mỹ. Những người quá lo âu về tội phạm, khi họ có súng trong tay dễ dùng súng để tự vệ. Một đất nước trong đó số người làm chủ cây súng với số lượng súng nhiều hơn dân số của cả nước sẽ nguy hiểm vô cùng. Hậu quả là những tội phạm bịa ra bởi những nhà văn viết truyện hay bởi phim ảnh trên TV không cụ thể, không nhiều bằng những vụ bắn giết đang xảy ra ở ngoài đời.  

 

Ý kiến cho rằng hình ảnh bạo động trên phim ảnh là nguyên nhân gây ra bạo động ngoài đời thực ra chỉ là những định kiến có sẵn, là lý thuyết không được kiểm chứng, và lập đi lập lại nhiều lần khiến nhiều người tin là thực. Nhưng thực tế cho thấy phim ảnh xuất hiện từ 130 năm nay, và chúng ta đã có rất nhiều thì giờ để suy nghĩ xem nó ảnh hưởng đến xã hội như thế nào. Súng đạn là điều hiển nhiên có trên phim ảnh, phim ảnh không thể tách rời với súng đạn. Tuy nhiên mọi người đều thừa hiểu rằng súng đạn trong phim ảnh chỉ nhằm mục đích giải trí mà thôi. Kỹ nghệ làm phim biết rõ họ làm gì, chỉ có con người để cho phim ảnh, súng đạn ảnh hưởng đến xã hội mà thôi. Việc con người tái sáng chế ý nghĩa của bạo hành bằng súng đạn là điều hết sức nguy hiểm.

 

Bài quan điểm của Stephanie Zacharek  trên báo TIME ngày `15/5/2023

Nguyễn Minh Tâm dịch

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats