Thursday 4 May 2023

CƯ DÂN MẠNG ĐÒI CÔNG LÝ CHO BÀ LÊ THỊ DUNG : CHỈ DẤU CỦA SỰ TIẾN BỘ VỀ DÂN CHỦ? (RFA)

 



Cư dân mạng đòi công lý cho bà Dung: Chỉ dấu của sự tiến bộ về dân chủ?    

RFA
2023.05.01

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/social-media-users-speak-out-strongly-about-a-verdict-an-indicator-of-democratic-progress-05012023132459.html

 

Việc tòa sơ thẩm kết án bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, năm năm tù giam vì gây thiệt hại gần 45 triệu đồng đã diễn ra hôm 24 tháng 4 2023, thế nhưng cư dân mạng xã hội đến nay, vẫn tiếp tục lên tiếng đòi công lý cho bà Dung.  

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/social-media-users-speak-out-strongly-about-a-verdict-an-indicator-of-democratic-progress-05012023132459.html/@@images/126d3763-8863-4067-8bb0-4bd565d524b5.jpeg

Bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên  (Báo Lao Động)

 

.

Có công bằng, dân chủ?

 

Nhiều bài viết của một số nhân sĩ trí thức đang nhận được nhiều đồng tình từ cư dân mạng xã hội. Ví dụ như đoạn status của nhà giáo Thái Hạo. Ông viết (chúng tôi xin trích đăng):

 

“Phiên tòa của huyện Hưng Nguyên chính là bản án khắc nghiệt dành cho người tử tế, là đòn hạ thủ đối với những nhà giáo có nhân cách còn sót lại trong bối cảnh nền giáo dục ngày càng sa sút, bệ rạc.

Tất cả các lý do ấy đã cộng hưởng để làm thành một dư luận dữ dội; dư luận ấy cũng chính là biểu hiện của lương tri và chính nghĩa chưa chết hẳn trong lòng người Việt. Và đó cũng là niềm hi vọng cứu rỗi của chúng ta về một tương lai tốt đẹp hơn cho xã hội, khi còn được chứng kiến sự sống sót của ý thức về lẽ phải và điều thiện trong dân Việt Nam.”

 

Một tuần sau phiên xử, ngày 1 tháng 5 năm 2023, ông Trần Quốc Cường, Chánh văn phòng Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An nói với báo giới trong nước, cơ quan này đã nắm bắt dư luận và yêu cầu TAND huyện Hưng Nguyên báo cáo cụ thể, chi tiết về vụ án. Bà Lê Thị Dung đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Vụ án sẽ được Hội đồng Xét xử phúc thẩm nghiên cứu, đánh giá khách quan và xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

 

Tiếp theo đó, ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Nghệ An cũng nói với truyền thông, ông đã chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam;  Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của đoàn viên, người lao động bằng một phiên xử công bằng, đúng pháp luật.

 

Không chỉ vậy, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng góp ý, lãnh đạo Bộ đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, bày tỏ mong muốn các cơ quan pháp luật của tỉnh xem xét vụ án một cách toàn diện, bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai; đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân nói chung, của nhà giáo nói riêng.

 

Nói về bản án của mẹ mình, con trai bà Dung trả lời RFA hôm 1/5:

 

“Hiện giờ đang nghỉ lễ nên họ chưa nhận được kháng cáo. Phiên phúc thẩm sắp tới phụ thuộc vào luật sư. Em hy vọng mẹ em được minh oan.”

 

Sai thì sửa?

 

Đây không phải vụ việc đầu tiên phía Nhà nước (các cơ quan ban, ngành) lên tiếng “cộng hưởng” với cộng đồng mạng khi thông tin về một vụ việc được cho là oan sai được lan truyền mạnh trên mạng xã hội và nhận được sự đồng cảm từ dư luận.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/social-media-users-speak-out-strongly-about-a-verdict-an-indicator-of-democratic-progress-05012023132459.html/01775edf-568b-4bcc-bb89-6d5404f7e281.jpeg/@@images/820e3b83-5d27-4398-8080-054c2fc9f27b.jpeg

Bà Lê Thị Dung

 

Tuy vậy, với vụ án của bà Lê Thị Dung, nhiều người vẫn tỏ ra “lo lắng” liệu TAND huyện Hưng Nguyên có xem xét lại một cách công bằng trong phiên phúc thẩm hay không? Một luật sư muốn ẩn danh nói vói RFA sáng ngày 1 tháng 5 năm 2023:

 

“Dư luận lên tiếng mạnh mẽ cũng là một trong những cơ sở để tòa xem xét lại. Tuy nhiên nó có hai góc độ ở đây. Góc độ thứ nhất là tiếng nói của người dân thể hiện một bước tiến bộ trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Người dân đã sử dụng tiếng nói của mình đòi công lý cho người khác. Điều đó cho thấy người dân không còn tin vào hệ thống ban phát công lý từ chính quyền nữa. Họ không còn tin vào tòa án và những định chế tương tự như vậy nữa.

Góc độ thứ hai là về phía chính quyền. Lẽ ra những bản án khi tuyên, bản thân nó đã là công lý chứ không phải là bản án để người dân dị nghị, đòi công lý sau đó nữa. Đó là mặt rất dở của chính quyền”.

 

Vị luật sư này nói thêm, nếu những lời ta thán của công chúng khiến tòa thay đổi quan điểm xét xử trong phiên phúc thẩm tới theo hướng có lợi cho cô Dung, thì đó chưa hẳn là công lý. Đó là công chúng xét xử.

 

Vẫn theo vị luật sư giấu tên, điều đó thứ nhất, là nó không đúng thẩm quyền, thứ hai là bất cứ bản án nào sau này người dân cũng sẽ lên tiếng thì nó không hay cho nền công lý Việt Nam.

 

Nhìn nỗ lực của cư dân mạng trong việc lên tiếng cho cô Lê Thị Dung, nhiều người bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng vào tiến trình dân chủ hoá đất nước. Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng phân tích với RFA:

 

“Nếu mà so với trước đây dân bị bịt miệng cả thì bây giờ tiến bộ rất là nhiều, và tiến bộ rất là hiển nhiên. Tôi có một cái lòng tin về sự tiến bộ của đất nước. Cuộc sống nó cứ lừng lững tiến tới dù họ vẫn luôn luôn đàn áp. Không có một cái xã hội toàn trị nào mà không quan tâm đến chuyện sản xuất ra cái chất bôi trơn cho cái cỗ máy toàn trị nó chạy mà không bị đổ sụp, đó là sự sợ hãi. 

Nhưng cuộc sống nó cứ tiến tới không cưỡng được. Chuyện của cô Dung cũng thế thôi. Bây giờ người ta thấy rất rõ là mạng xã hội như Facebook chẳng hạn, có ai mà nói năng này kia thì lập tức bị bắt. Họ bị bắt rồi bị tù chỉ vì những bài viết trên Facebook. Nhưng mặt khác, bên công an họ có bộ phận chuyên môn lắng nghe. Và trong một số trường hợp người ta không phải vì cái thế mà e sợ địa vị lãnh đạo của họ thì họ cũng có tác động để làm. Trường hợp sửa sai vụ án của chị Lê Thị Dung thì tôi nghĩ là họ có thể sửa sai. 

Internet mở ra cho người dân một cái khoảng trời tự do, dân chủ. Và nền dân chủ đó gọi là nền dân chủ bắt buộc. Bắt buộc có nghĩa là không cho thì không được”

 

Trong báo cáo cuối năm 2022, Freedom House xếp Việt Nam ở vị trí thứ năm từ dưới lên về mức độ tự do Internet, do Hà Nội đã có những hành vi kiểm duyệt nội dung và vi phạm các quyền của người dùng. Từ lâu, kiểm soát sự truy cập thông tin trực tuyến đã là một ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.

 

Trong cuốn “Nghiên cứu về sự kiểm soát của Việt Nam đối với các nội dung chống Nhà nước trực tuyến” xuất bản đầu năm 2022, tác giả Lương Nguyễn An Điền cho biết, trong hai thập kỷ qua, sự chú trọng vào các nội dung chống Nhà nước đã định hình cách mà các cơ quan chức năng Việt Nam triển khai nhiều chiến lược kiểm duyệt khác nhau với mục tiêu kép là tạo ra sự cởi mở ở bề ngoài nhưng vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ các cuộc thảo luận trên mạng.  

 

Tuy bị kiểm soát chặt chẽ nhưng cư dân mạng vẫn lên tiếng bảo vệ những người yếu thế, không được đối xử công bằng. Đó là một bước tiến lớn so với nhiều năm trước đây.

 

---------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

·        Ngày nhà giáo VN 20/11: những ước vọng của giáo viên

·        Đồng nghiệp nghĩ gì về cô giáo uất ức tự tử

·        Bạo hành của giáo viên mầm non

·        Học phí – tăng mấy cho vừa?

·        Ngày nhà giáo 20-11, nhớ cô giáo Hạnh.





No comments:

Post a Comment

View My Stats