Sunday 21 May 2023

ĐÂU CHỈ MĂNG CỤT XANH! (Cù Mai Công)

 



Đâu chỉ măng cụt xanh !

Cù Mai Công

19/05/2023

https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/05/cu-mai-cong-au-chi-mang-cut-xanh.htmlb

 

Gỏi gà xé phay trộn me, xoài, cóc, ổi...non gì cũng ngon mà. Thịt gà luộc coi bộ như một cô thôn nữ đẹp nền nã mà lại khá thoải mái, có vẻ bất kỳ anh chị, cô dì chú bác, con nít con nôi… rau củ quả gì đi với cổ cũng vinh dự “mồm miệng”

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjezk20eX7jDW6DQNiG9nFdFNGCOkfgF0v7cMdlh4HX3UftZbsCue2UjN4E5319VEiFPJtTS49Z7wFivoEUIZVXhAgl5tA_DfUeyk95OxZknKwO7hAAuz7j6EV10V2nGUd3sPibnntbIYdC8LwUtgNAlCLmDLvM1mOGbyRTW4zYFbfTw6GDyy3PJLUZeg/w400-h276/goi_01.jpg

 

Đơn giản nhất là món thịt gà luộc xé phay, chỉ cần trộn với ớt sừng, rau răm, lá chanh cũng đủ ngon. Buồn tình thì thêm giá, hành tây, dưa leo, cà rốt, rau càng cua…Hoặc mang ra trộn gỏi với ngó sen, bắp cải, bắp chuối, rau muống, chôm chôm, mãng cầu, bưởi, me – xoài – cóc -ổi… để lên bàn nhậu, bàn ăn cũng sạch ráo trọi, chẳng ai chê - dù ăn uống vốn tùy miệng.

 

Vậy mà bỗng dưng “mùa hè năm nay, ai đã đưa em rời phố chợ đôi ngày” về Bình Dương săn lùng măng cụt xanh trộn gỏi gà. Ai chưa đi được thì tự tìm mua măng cụt xanh về kỳ công chế biến, thưởng thức cho “bằng chị bằng anh”, rồi lên Facebook khen nức nở: “Vị ngọt thanh, mềm của thịt gà hòa quyện vị hơi chua, ngọt nhẹ của măng cụt”.

 

Món này xưa nay có xa lạ gì với dân Bình Dương, và du khách ghé một số quán ăn ở Bình Dương cũng biết món gỏi này. Ăn nó cũng na ná như bao nhiêu món gỏi gà khác trộn rau củ quả: giòn giòn, chua chua, ngọt ngọt… Còn về bổ béo, các nhà dinh dưỡng học xác định dinh dưỡng của nó cũng từa tựa măng cụt chín; ăn vô, như ăn mấy món rau củ quả trộn gỏi khác, không phải “thập toàn đại bổ” nhưng cũng không có hại nếu không ăn nhiều (ăn gì nhiều chẳng có hại, kể cả sâm nhung).

 

Đùng một phát, một sớm một chiều “gỏi gà - măng cụt xanh” thành trend. Thợ gọt măng cụt vốn không cần chuyên nghiệp gì cũng kiếm được 500.000đ/ngày. Thời buổi khó khăn này, kiếm được “việc nhẹ lương cao” như vầy không dễ, cũng hay. Gà qué đang ế ẩm bỗng hút hàng, phải nói là mừng cho bà con nuôi gà…

 

Có ý kiến, như một chủ vườn ở Bình Dương, anh Nguyễn Quang Trợ - chủ vườn măng cụt ở ấp Phú Hưng, xã An Sơn, TP Thuận An (Bình Dương) lại “quyết không theo trend măng cụt xanh”. Vì theo ảnh, “Phía trên trái măng cụt, mỗi năm sẽ ra một cặp lá, cặp lá này năm sau sẽ ra trái mới. Khi hái măng cụt còn chưa chín, bắt buộc phải bẻ luôn cặp lá này, không như trái chín nó sẽ tự rơi cuống. Do vậy, mùa vụ sau chắc chắn ít trái hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng cả vườn măng”.

 

Vì vậy, gia đình ảnh không bao giờ bán trái xanh. Không chỉ anh Trợ, cũng có một số nhà vườn ở Bình Dương chung suy nghĩ trên nên cương quyết “nói không với bán trái măng cụt xanh”.

 

Nhưng cũng có ý kiến: “Việc bán măng cụt xanh hay chín chỉ đơn thuần là kinh tế. Bán xanh giá cao thì nhanh thu tiền, thu tiền sớm khỏi lo sâu bệnh hay rụng trái; cây lại có nhiều thời gian dưỡng cho vụ mới”.

 

Tôi không phải nhà vườn, cũng không phải nhà sinh thái học, kinh tế học, dinh dưỡng học nên chả biết nghe ai. Mà nghe cái gì bây giờ khi nó là một trend tới giờ chắc cũng không hại ai. Bà con nông dân trồng măng cụt chắc cũng tính toán hết rồi.

 

Trend thì bao giờ chẳng vậy, bạo phát bạo tàn, nhất là mùa măng cụt ở miền Đông kéo dài không lâu, từ tháng Tư đến tháng Sáu. Như cách đây vài năm, người ta còn mang hoa phượng trộn gỏi gà. Ăn cũng chẳng chết ai. Thậm chí cách đây hai chục năm, có một nhà hàng trên đường Võ Văn Tần bán "ve sầu chiên bơ", cũng có khách ăn. Có điều cái này thì hơi đáng lo, ăn ve sầu cũng chẳng ngon lành gì, thua xa “nhộng chiên bơ”, có khi lại trúng độc chứ chẳng chơi. 

 

Chỉ nói trước các nhà hàng, quán ăn một cái tánh quen thuộc của mồm miệng dân Sài Gòn: bất kỳ món gì mới lạ, trong hay ngoài nước vô đây là người ta quất láng “cho biết”; từ “bún đậu mắm tôm”, “trà chanh chém gió”, “bánh mì nướng muối ớt”… cho tới dimsum (điểm tâm) Taiwan, “mì cay bảy cấp độ” Korean, McDonald's American…. Biết rồi, quất nữa hay không thì hên xui.

 

Cá nhân tôi thì nghĩ: Giá cả gỏi gà mức này, công chế biến măng cụt cỡ nọ, ăn vô thấy cũng không ghê gớm gì thì…

 

Thôi kệ, trend mà.

 

CÙ MAI CÔNG 17.05.2023

Publié par Thụy My RFI à 16:21

 

 

=======================================================

 

 

Nhớ Đồi Cù trước đây quá !

Hà Sĩ Phu

19/05/2023

https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/05/ha-si-phu-nho-oi-cu-truoc-ay-qua.html

 

(Đồng tiền đã chỉ huy Xã hội hoang dã?)

 

Tôi nhớ Đồi Cù quá, những buổi chiều đã thanh thản dạo chơi, như trong hình.

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiYrfnWN7ZCUc5oUMRLrL5oau0HYBuQwrBKloEn4y2_wtXmCIbo1NZXW8ltxs5FMLkWoJ60m52fb1j5Twtf2PCxIuNrHXcYqELuuxQ38WLva2RpUlgwSHSlTy3gWQnP0L7OEthVQigyTACN5riGOQyqokCrpT4BKU_XuN87g2C3luUHLnwQTK4wubsZyA/w400-h209/dalat_01.jpg

 

Người Pháp đã để lại cho Đà Lạt một Đồi Cù tự nhiên mà đặc sắc. Tại sao Đồi Cù lại vô duyên như bây giờ?

 

Câu trả lời ngắn gọn: Không chỉ Đồi Cù, nước Việt Nam bây giờ về hình thức ai cũng bảo đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, nhưng không phải. Đồng Đô-la đang và sẽ chỉ huy toàn cõi Việt Nam, chỉ huy cả Bộ Chính trị !

 

Chủ nghĩa cộng sản bài trừ Tư bản và đồng tiền, nhưng kết cục đang làm nô lệ cho chính ĐỒNG TIỀN. Tức là lý thuyết Ảo tưởng sẽ phải quy hàng trước Quy luật của đời sống thực tế !.

 

Mà kẻ hoang dã nếu cứ miễn cưỡng đầu hàng, cố níu kéo cái bản tính cũ, thì tuy vẻ ngoài hoành tráng hào hoa nhưng sẽ phải gánh chịu mặt trái, mặt tiêu cực của Quy luật là chủ yếu !

 

(Chưa thể vui là ở chỗ ấy, chứ nếu thành tâm, mạnh dạn và chủ động thay cũ đổi mới cho đồng bộ thì mới được hưởng mặt phải, mặt hoa thơm trái ngọt của QUY LUẬT !).

 

HÀ SĨ PHU 19.05.2023

Publié par Thụy My RFI à 16:48

 

                                                     

=====================================================

 

Mùa hè Sài Gòn xưa và nay

Trần Tiến Dũng

19/05/2023

https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/05/tran-tien-dung-mua-he-sai-gon-xua-va-nay.html

 

Mùa hè là gọi chung, ở miền Nam là đầu mùa mưa. Thời nay người ta không còn tâm trạng lãng mạn về hoa phượng, tiếng ve, hàng me lá non, các cơn mưa rào...

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiYPl6YRo3Jd4vzhy2PBIW01_r3FtEGoClRow8KDNiAFnW8o4WvZGu77ZR8k1ZgwTgrmd5QXhY2NtgNnC_dIXdCnMUE_mA6ldC5kCw82H-npwzu_18pcJrRZUkNkHpiAxeluoad0tAwwDSgJSyefgymHWVUzEP3PvF8fWjyRdDNFub_Lqt6m1tf-_2mTA/w400-h264/03.jpg

 

Điệp khúc đầu tiên mà người đô thị Việt Nam là nghe đài về hồ thủy điện cạn nước, thiếu điện, lên giá tiền điện. Điệp khúc mà người ta nói cho nhau nghe từng giờ là trời nóng như lửa, đường ngập...

 

Đã 48 năm rồi, có người sinh sau 1975 đã có dâu, rể, có người đã ẵm nựng cháu ngoại nhưng điệp khúc cũ về vấn nạn mùa hè suốt 48 năm vẫn y vậy. Hay đó là thứ điệp khúc về "thành tựu" để họ thuộc lòng và hát, nói mỗi năm nhằm truyền lại cho đời con, cháu.

 

Ngày xưa, có nghĩa là xưa trước 1975, mùa hè ở Sài Gòn hẳn không mát rượi nhưng ít ra con người không phải bị nung trong nồi hấp. Những ngày xưa đó, nếu bước vô tiệm nước, nồi nước sôi trụng mì hủ tíu, nồi nước lèo tỏa khói không làm ai phải sợ hãi vì hơi nóng. Trên trần nhà tiệm nước, cái quạt trần quay nhè nhẹ, ánh đèn ne-on, đèn vàng dây tóc sáng cho thực khách. Họ không cần uống cà phê đá, trà đá, họ vẫn cứ  quen: Trời nóng, uống đồ nóng đã khát hơn.

 

Ông hàng xóm qua tuổi 90 kể. Mùa hè dân chạy xích lô, taxi, lao động chân tay cứ qua 4 giờ chiều là nghỉ làm. Họ ghé quán lề đường người giải khát với chai bia con Cọp, ly nước mía. Có người còn "lãng mạn" hơn đem chiếu ra lề đường gần Sở Thú, Vườn Tao Đàn... để hít thở qua đêm với rừng cây xanh mà ngủ như hiền nhân, hiền triết.

 

Ối trời, mới đó mà 48 năm rồi sao? Nhanh quá, nhanh đến mức, thiệt là không biết đời người đô thị này đi về tương lai thoải mái hay đang thất lạc ở vùng đất ngộp hơi nóng nào?

Thôi đi cha nội ơi cứ đoái hoài quá khứ chi hoài vậy. Bây giờ là mùa hè thứ 48, hãy chai lì hơn mà đối mặt với chuyện có thật là: Trình độ nói dóc về những thành tựu đã đạt đến mức tạo ra một không gian mùa hè chói lói. Ai cũng phải được luộc chín để cùng hát cùng nói về chuyện tăng giá điện, đường ngập, học phí  năm học mới cho con ...

 

Sài Gòn 18-05-2023

TRẦN TIẾN DŨNG

 

Publié par Thụy My RFI à 16:39




No comments:

Post a Comment

View My Stats