MẶT
TRÁI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ “BỘC PHÁT và ĐỐT GIAI ĐOẠN” Ở VIỆT NAM (phần 1)
https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/pfbid07zAJBb9dauz7huvHcwLjzjVt5aAfvawshFQNpfkUCa6juj2ggYn9ZnxmRZAruxdKl
·
XÂY CẤT và XÂY DỰNG
Trong khoảng hai chục năm trở lại đây, ở các
thành phố lớn của Việt Nam, người ta bắt đầu thấy những đề án, những dự án và
những công trình xây cất, mọc lên như nấm sau cơn mưa rào. Tuy nhiên, khoảng chục
năm sau này, những công trình xây cất gia tăng theo cấp số nhân, to lớn hơn, vĩ
đại hơn và khủng khiếp hơn, bắt mắt hơn, sang trọng hơn và có giá bán cao đến
chóng mặt. Bạn có tin là ở Sài Gòn, có những căn biệt thự nhìn rất xoàng nhưng
có giá 2 trăm tỷ đồng không? Hơn 8 triệu đô la đấy.
Thế nhưng, cứ khởi công, chưa kịp đặt gạch là
đơn đặt hàng đã xếp cao như hồ sơ xin đi định cư ở Mỹ, và chỉ trong một thời
gian ngắn thôi là đã “hết hàng”. Nhu cầu tăng, bắt buộc sản xuất phải tăng
theo. Có những khu chung cư cao tầng với hàng ngàn “căn hộ” vẫn được bán sạch 2
năm trước ngày “bàn giao”.
***
MẶT
TRÁI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ “BỘC PHÁT và ĐỐT GIAI ĐOẠN” Ở VIỆT NAM (phần 2)
SẢN XUẤT CAO, KINH
TẾ ĐI LÊN, NGƯỜI DÂN ĐƯỢC HƯỞNG BAO NHIÊU?
ĐẦU TƯ:
Ta có thể thấy, hầu hết các nguồn đầu tư, các
công trình xây dựng lớn lao và “khủng” ở Việt Nam ngay từ ngày đầu, luôn có phần
trăm rất cao từ nguồn vốn nước ngoài. Các tập đoàn mang đủ các thương hiệu ngoại
quốc đến từ Úc, Nhật, Nam Hàn, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và có cả ông Hoa
Kỳ, đều có mặt, tham gia ở tất cả các công trình xây dựng, từ cỏn con với giá
trị vài triệu đô lên tới những công trình bạc tỷ đô. Hầu như tất cả các công
trình liên quan đến đường xá ở Việt Nam, là do các công ty của Nhật giúp và thực
hiện.
Những bản báo cáo hàng năm cho thấy, tổng số
tiền đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài (FDI – Foreign Direct
Investment) tăng đều đặn mỗi năm. Cũng chẳng có gì lạ, các nhà đầu tư thứ dữ
trên thế giới, đã nhìn ra cái “tiềm năng phát triển” của Việt Nam từ hơn 2 thập
kỷ trước:
***
MẶT
TRÁI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ “BỘC PHÁT và ĐỐT GIAI ĐOẠN” Ở VIỆT NAM (phần 3a)
https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/pfbid0a2yQU4WioxzUQ9gfkzjKovqAhGeT8JjpBUiJRmsYwsX7hiKquG5tzTo9hNdHWTtsl
TẠI SAO PHÁT TRIỂN
nhưng VIỆT NAM VẪN CÒN NGHÈO.
Đi khắp nơi trên đất nước, không khó gì để thấy
đầy dẫy những mảnh đời bất hạnh, nghèo khổ và vất vả, nhưng nhiều nhất vẫn là ở
những thành phố lớn. Đơn giản là ở những nơi này, người sung túc khá giả nhiều
hơn, du khách đông hơn và cái may mắn kiếm ăn kiếm sống sẽ cao hơn, bởi họ chỉ
còn biết trông chờ … vụn bánh rơi xuống gầm bàn.
1) Thành phần bán ve chai ở những thành phố lớn,
tuy không nhiều nhưng là những người có cuộc sống vất vả nhất vì công việc vô
cùng nặng nhọc mà lương thu nhập của họ lại quá thấp, nếu không muốn nói là thấp
nhất trong xã hội.
2) Kế đến là dân cư lao động không kiến thức
căn bản, không nghề nghiệp, đến từ ngoại thành và các vùng nông thôn, trong đó
các công nhân ở các xí nghiệp may mặc, ở các công ty sản xuất có lợi nhuận thấp.
Họ phải làm rất nhiều giờ mỗi ngày và gần như là phải tiêu xài hết thời giờ quý
báu của mình chúi đầu vào công việc, nhưng ngược lại, lương thu nhập thì lại rất
thấp, đáng được xếp hạng chung vào nhóm những người nghèo nhất trong xã hội.
***
MẶT
TRÁI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ “BỘC PHÁT và ĐỐT GIAI ĐOẠN” Ở VIỆT NAM (phần 3
b)
CUỘC SỐNG của MỘT
GIA ĐÌNH VỚI MỨC THU NHẬP 10-12 TRIỆU ĐỒNG MỘT THÁNG.
Thật khó mà hình dung ra được một cặp vợ chồng
trẻ ở Sài Gòn, có mức thu nhập khoảng 10-12 triệu đồng một tháng. Nhìn chung, một
cặp vợ chồng từ quê lên Sài Gòn sinh sống, người vợ thường là nhân công cho một
xí nghiệp, một công ty sản xuất nào đó và anh chồng thường phải tháo vát, lăn lộn
ghê lắm, để tìm cho mình một chân bảo vệ, hoặc trở thành tài xế xe Grab, khá
hơn nữa thì vay tiền mua một chiếc xe hơi nhỏ, ghi danh chạy Grab, thường thì
những tài xế xe hơi Grab, trừ các khoản chi phí, sẽ còn mang về nhà khoảng từ
15 đến 20 triệu một tháng. Có một số tài xế chạy xe Grab giỏi vì nhiều kinh
nghiệm, kiếm được từ 25 đến 35 triệu sau khi trừ mọi khoản chi phí mặc dù con số
này không nhiều. Trung bình, đa số các cặp vợ chồng lao động thu nhập được trên
dưới 12 triệu hoặc hơn thì mới sống nổi.
Thế thì họ sẽ phải sống như thế nào ở Sài Gòn
hoặc ở nhưng vùng ven đô, vùng phụ cận?
*****
MẶT
TRÁI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ “BỘC PHÁT và ĐỐT GIAI ĐOẠN” Ở VIỆT NAM (phần 4 của
4 phần)
GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
- TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?
Những tệ nạn ở Việt Nam, tuy không dẫn đến những
cái chết tức tưởi tới người dân ở trong nước, như những vụ nổ súng xảy ra gần
như hàng ngày ở Mỹ, nhưng nó giết lần giết mòn nền giáo dục và các giá trị nhân
bản của một xã hội, trong đó, mỗi người là một phần tử tạo thành chính cái xã hội
đó.
Cái đập vào mắt đầu tiên là … đi đến đâu cũng
thấy rác, đi đến đâu cũng thấy bảng cấm, nhưng điều oái oăm nhất là hễ chỗ nào
có bảng cấm, thì y như rằng người dân làm ngược lại. Cấm Đái Bậy – Người ta đái
ngay tại chỗ cắm bảng. Cấm Đổ Rác – Người ta chất thành những đống rác khổng lồ
ngay tại chỗ đặt bảng cấm.
Bên cạnh những thứ tệ nạn này, thì những thói
hư tật xấu: ồn ào, bát nháo, chen lấn, xô đẩy, chửi thề, ăn uống xong hả họng
cho nguyên bàn tay vô miệng moi đồ ăn còn dính ở kẽ răng, ăn uống vừa ăn vừa
nói, khoe đủ thứ thức ăn trong miệng, ho thẳng vào không gian trước mặt, không
cần che miệng và khạc nhổ tứ tung nơi công cộng, là những vấn nạn khác, rất phổ
biến ở Việt Nam. Thế thì, cái câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đã đặt ra từ
lâu lắm rồi, là những sự băng hoại này của xã hội, phát nguồn từ đâu và ai phải
trực tiếp chịu trách nhiệm?
No comments:
Post a Comment