Sunday, 28 August 2022

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở 4 TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM BỊ HÀN QUỐC ĐÌNH CHỈ (VOA Tiếng Việt)

 



Xuất khẩu lao động ở 4 tỉnh phía bắc Việt Nam bị Hàn Quốc đình chỉ

VOA Tiếng Việt

25/08/2022

https://www.voatiengviet.com/a/xuat-khau-lao-dong-o-4-tinh-bi-han-quoc-dinh-chi/6716200.html

 

https://gdb.voanews.com/01630000-0aff-0242-07a1-08da8694593a_w650_r1_s.jpg

Theo một nghị quyết của Chính phủ Việt Nam vào tháng 7/2022, những người tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc được vay tiền ký quỹ 100 triệu đồng. Photo Cổng thông tin Chính phủ.

 

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam vừa loan báo dừng tuyển chọn xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc đối với cư dân ở bốn tỉnh miền bắc Việt Nam do chính quyền Hàn Quốc siết chặt quy chế cấp thị thực sau khi xảy ra tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp, bỏ ra ngoài khi chưa hết hạn hợp đồng hoặc hết hạn không về nước.

 

Chương trình xuất khẩu lao động đối với cư dân tại 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa bị tạm dừng vì lý do nêu trên, trang VietNamNet dẫn lời ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH cho biết hôm 24/8.

 

“Chỉ vì lợi ích cá nhân, những người lao động bất chấp phá bỏ hợp đồng rồi cư trú bất hợp pháp ở lại Hàn Quốc, việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến hợp tác chung của giữa Việt Nam - Hàn Quốc mà còn những người lao động khác tại địa phương” ông Liêm nói.

 

Được biết những địa phương này có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên ở các huyện.

 

Việc đình chỉ này dựa trên các quy định trong Bản ghi nhớ về Hệ thống Cấp phép Việc làm (EPS) được ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm 2008, theo đó Hàn Quốc đồng ý tiếp nhận lao động nhập cư từ các nước Đông Nam Á.

 

Chính phủ Việt Nam vào ngày 8/7 năm nay đã ban hành một nghị quyết chính thức áp dụng chính sách được áp dụng thí điểm từ năm 2020, theo đó người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS phải trả một khoản tiền đặt cọc 100 triệu đồng (4.290 đôla) và người lao động được vay tín chấp cho khoảng ký quỹ này.

 

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp đưa người lao động bất hợp pháp về nước cũng như những người lao động nhập cư khác theo hợp đồng của họ.

 

Theo Cục Lao động Ngoài nước của bộ này, chỉ tiêu tuyển dụng của chương trình EPS cho năm 2022 là 59.000, tăng 7.000 so với năm 2021.

 

Hiện có 28.000 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo diện EPS, và từ đầu chương trình này đến nay đã có hơn 110.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.





No comments:

Post a Comment

View My Stats