Saturday, 20 August 2022

HOA KỲ ĐÃ CẤP PHI ĐẠN TẦM XA CHO QUÂN ĐỘI UKRAINE DÙNG TRONG HỆ THỐNG HIMARS? (Van Pham)

 



NỘI DUNG :

 

HOA KỲ ĐÃ CẤP PHI ĐẠN TẦM XA CHO QUÂN ĐỘI UKRAINE DÙNG TRONG HỆ THỐNG  HIMARS?   

Van Pham   |   19-08-2022  22:56

.

UKRAINE ÂM THẦM CHUYỂN HƯỚNG: - MANG MẶT TRẬN TỚI CRIMEA ĐỂ GẦN NƯỚC NGA HƠN

Van Pham    |   19-08-2022  21:19

 

=============================================

.

,

HOA KỲ ĐÃ CẤP PHI ĐẠN TẦM XA CHO QUÂN ĐỘI UKRAINE DÙNG TRONG HỆ THỐNG  HIMARS?   

Van Pham

19-08-2022  22:56  

https://www.facebook.com/vanhenrypham/posts/pfbid02TtX9yJNMXr7Y7at2kDYBKMh3foYp9mFgpnqeNndwDJpQX7aHV9oefDZjHCbKcFEJl

 

Sau khi được đưa vào trang bị, Lockheed Martin tiếp tục phát triển dự án ATACMS với việc cho ra đời các biến thể tiếp theo của MGM-140 gồm: MGM-140B - Block IA, MGM-164 ATACMS - Block II và MGM-168 ATACMS - Block IVA.Mỹ đã cấp tên lửa tầm xa cho quân đội Ukraine dùng trên hệ thống HIMARS?

 

Truyền thông Nga dẫn lời từ đại diện phe ly khai Ukraine cho biết, Kiev đã nhận được tên lửa tầm xa từ Mỹ cho hệ thống pháo phản lực HIMARS. Hiện cả Kiev và Washington đều chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên.

 

Phe ly khai Ukraine cho rằng Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine tên lửa tầm xa ER GMLRS và ATACMS Block I với tầm bắn lần lượt là 120 và 150 km.

 

Phó tư lệnh quân đoàn đầu tiên của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng, ông Eduard Basurin khẳng định, Lực lượng vũ trang Ukraine thực sự đã có những tên lửa như vậy.

 

“Với hệ thống pháo phản lực HIMARS và tên lửa mới, phạm vị tấn công của quân đội Ukraine đã tăng lên đáng kể, từ 80 lên 120 và 150 km”, ông Eduard Basurin nhấn mạnh.

 

"Ngoài ra những loại đạn pháo 155mm tăng tầm thông minh cũng được các nước phương Tây chuyển giao cho Ukraine”, ông Eduard Basurin nói thêm.

 

Được biết ER GMLRS là phiên bản nâng cấp của tên lửa M31 trang bị cho hệ thống pháo phản lực M142 và M270, với tầm bắn tối đa lên đến 150 km, trong khi đó ATACMS Block I là tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn và tầm bắn lớn.

 

Ông Eduard Basurin cho rằng với việc sở hữu các loại phi đạn tầm xa này, quân đội Ukraine sẽ tăng cường các cuộc tấn công tầm xa.

 

Washington chưa chính thức công bố việc cung cấp các loại tên lửa này, tuy nhiên, gần đây Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một số chủng loại vũ khí nhưng họ không công khai chính thức.

 

Tên lửa dẫn đường ER GMLRS được tạo ra trên cơ sở các phiên bản nối tiếp của hệ thống tên lửa dẫn đường phóng hàng loạt (GMLRS) và có lợi thế đáng kể về tầm bắn. Theo đó, mỗi tổ hợp gồm có 6 tên lửa, có khả năng lắp đặt trên các hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) và hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS).

 

Nhờ sử dụng nhiên liệu rắn cho phép loại đạn tên lửa này có thể bay nhanh hơn và xa hơn so với các phiên bản trước đó. Đạn tên lửa ER GMLRS được trang bị các cánh lái đuôi hết hợp với bộ phận thu nhận tín hiệu điều khiển cực tốt giúp cho độ chính xác rất cao khi đánh mục tiêu.

 

UKRAINE NHẬN ĐƯỢC PHI ĐẠN TẦM XA CỦA PHÁO PHẢN LỰC HIMARS HAY TỰ CHẾ?

 

ER GMLRS sử dụng bộ phận điều hướng và tính toán lệnh bay được thực hiện bằng hệ thống quán tính và GPS. Sự ra đời của phi đạn ER GMLRS đã giúp năng lực tác chiến của các hệ thống pháo phản lực M142 và M270 tăng lên rất nhiều.

 

Trong khi đó, các hệ thống này cũng có khả năng phóng loại phi đạn đạn đạo chiến thuật ATACMS. Mỹ đang có các loại tên lửa tầm xa ATACMS thuộc các phiên bản MGM-140. MGM-140 ATACMS là dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật được Tập đoàn Lockheed Martin phát triển dành cho quân đội Mỹ và một số nước đồng minh.

 

Tên lửa đạn đạo MGM-140 có tầm bắn từ 150 - 300km tùy biến thể. Sau khi được đưa vào trang bị, Lockheed Martin tiếp tục phát triển dự án ATACMS với việc cho ra đời các biến thể tiếp theo của MGM-140 gồm: MGM-140B - Block IA, MGM-164 ATACMS - Block II và MGM-168 ATACMS - Block IVA.

 

Mỗi biến thể được phát triển dành cho từng loại nhiệm vụ khác trong đó MGM-168 ATACMS - Block IVA sở hữu tầm bắn xa nhất lên đến 300km với khả năng mang theo một đầu đạn nổ cực mạnh, nặng 230kg.

 

Phi đạn đạn đạo MGM-140 nặng 1,6 tấn, dài 4m, đường kính thân 610mm, có thể mang theo nhiều loại đầu đạn khác nhau. Trong đó có các loại đầu đạn phân mảnh có khả năng gây sát thương trên diện rộng và chúng được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu và dẫn đường quán tính.

 

Gần đây Mỹ đang tái khởi động chương trình chế tạo phiên bản mới của loại tên lửa này có tầm phóng lên tới 500km.

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228636692209339&set=pcb.10228636694449395

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228636692649350&set=pcb.10228636694449395

 

https://www.facebook.com/1446163475/videos/pcb.10228636694449395/735697347725975

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228636693129362&set=pcb.10228636694449395

 

https://www.facebook.com/1446163475/videos/pcb.10228636694449395/1526281704459383

 

https://www.facebook.com/1446163475/videos/pcb.10228636694449395/777606756999346

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10228636693889381&set=pcb.10228636694449395

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10228636694209389&set=pcb.10228636694449395

 

===============================================

.

.

UKRAINE ÂM THẦM CHUYỂN HƯỚNG: - MANG MẶT TRẬN TỚI CRIMEA ĐỂ GẦN NƯỚC NGA HƠN

Van Pham

19-08-2022  21:19

https://www.facebook.com/vanhenrypham/posts/pfbid0TKDGFUS9yTRAhBpjVHNQt2vUCjdWhrKqgkpX9K3MioeUWRncUezUq5rd4WB8SGwEl

 

Một loạt vụ nổ tại các căn cứ quân sự của Nga ở Crimea trong những ngày gần đây đã khiến Crimea trở thành tâm điểm chú ý của dư luận dù đến thời điểm hiện tại, khu vực này vẫn chưa phải chứng kiến các cuộc giao tranh ác liệt.

 

Do sở hữu vị trí đắc địa cùng nhiều vấn đề lịch sử phức tạp, Crimea luôn âm ỉ những mâu thuẫn và trở thành điểm "nóng" tranh cãi giữa Nga và Ukraine trong nhiều năm qua. Giới quan sát cho rằng, khi chiến sự Ukraine bước sang một giai đoạn khác, Crimea đang nổi lên như một mặt trận mới.

 

HÌNH: https://scontent-iad3-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/300172632_10228636353080861_3236712635867973967_n.jpg?stp=dst-jpg_s600x600&_nc_cat=105&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=5kmOeuco7n4AX_n2b9H&_nc_ht=scontent-iad3-2.xx&oh=00_AT8P4wlTmgrd4z5l089v7j4tMf_OfRLxrlyS_VpELg_PPg&oe=6306C41F

Binh sĩ Nga trên một chiếc xe tăng ở khu vực do phe ly khai kiểm soát tại quận Volnovakha, tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine. Ảnh: Anadolu Agency.

 

Tầm quan trọng của Crimea

 

Về mặt địa lý, Crimea nằm giữa Biển Đen và Biển Azov, tiếp giáp với Ukraine bằng một dải đất hẹp nhưng lại ngăn cách với lục địa Nga bằng Eo biển Kerch.

 

Crimea có diện tích 26.200km2 và dân số khoảng 2 triệu người, là điểm du lịch nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng bên bờ biển, các vách đá ven biển và các nhà máy sản xuất rượu vang. Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014 sau khi tấn chiếm. Ở thời điểm đó, phần lớn người dân đang sinh sống ở Crimea là người Nga, chiếm khoảng 60% dân số và ngôn ngữ Nga được coi là ngôn ngữ chính của bán đảo.

 

Phương Tây luôn cho rằng Crimea là một khu vực tự trị bên trong lãnh thổ Ukraine và phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo này.

 

Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống và mạng lưới điện, đồng thời triển khai nhiều khí tài quân sự đến đây, biến Crimea thành trung tâm hậu cần quân sự cho các lực lượng của Nga. Năm 2018, Tổng thống Nga Putin đã khánh thành cây cầu trị giá 4 tỷ USD nối Crimea với Nga qua eo biển này, còn gọi là Cầu Kerch.

 

Bán đảo Crimea có tầm quan trọng cực lớn đối với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga, đóng vai trò như bàn đạp cho các hoạt động quân sự trên bộ ở khu vực phía Đông, bao gồm cuộc bao vây Mariupol.

 

Thành phố Sevastopol tại Crimea là nơi có cảng biển quan trọng giúp Moscow tiếp cận Địa Trung Hải và là trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga. Lợi thế này đã giúp Nga nhanh chóng giành quyền kiểm soát và phong tỏa các cảng của Ukraine dọc theo bờ Biển Đen, khiến giao thương trên biển của Ukraine bị đình trệ.

 

Cả Nga và Ukraine đều xem Crimea là tài sản mang tính biểu tượng và tính chiến lược trong cuộc xung đột. Trong bài phát biểu ngay sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2, Tổng thống Putin cho biết: “Nga có nghĩa vụ bảo vệ người dân ở Crimea và Sevastopol khỏi những người theo chủ nghĩa phát xít”.

 

Còn Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 14/8 tuyên bố: "Crimea là lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ khu vực này”. Ông khẳng định: "Cuộc chiến này bắt đầu với Crimea và phải kết thúc với việc giải phóng Crimea”.

 

Loạt vụ nổ bí ẩn tại Crimea:

 

Một loạt vụ nổ lớn làm rung chuyển bán đảo Crimea trong thời gian gần đây đã khiến việc bảo vệ khu vực này trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga.

 

Mở ra một mặt trận mới tại Ukraine

 

Theo giới phân tích, loạt vụ nổ tại Crimea có thể mở ra một mặt trận mới, thể hiện sự leo thang đáng kể trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và làm tiêu hao thêm các nguồn lực của Nga.

 

Ukraine không công khai nhận trách nhiệm về bất cứ vụ nổ nào tại Crimea, nhưng Tổng thống Zelensky và một trong những cố vấn hàng đầu của ông là Mykhailo Podolyak đã đưa ra những tuyên bố làm dấy lên đồn đoán mơ hồ về sự can dự của Ukraine trong các cuộc tấn công phía sau chiến tuyến. Còn một số quan chức Ukraine tiết lộ với Washington Post rằng, các vụ nổ tại 2 căn cứ không quân và tại một kho chứa đạn dược của Nga là do lực lượng đặc nhiệm của nước này tiến hành nhằm làm gián đoạn chuỗi tiếp tế của Nga.

 

Trước đó hôm 16/8 một kho đạn gần thị trấn Dzhankoi đã phát nổ và bốc cháy dữ dội buộc khoảng 3.000 người dân sống gần đó phải sơ tán. Chỉ ít giờ sau, nhiều tiếng nổ lớn đã dội lên từ một căn cứ không quân của Nga ở Gvardeyskoye, Simferopol trên bán đảo Crimea. Tuần trước, một loạt vụ nổ đã xảy ra tại sân bay quân sự Saki, ở thị trấn nghỉ dưỡng Novofedorovka tại Crimea khiến 1 người thiệt mạng và 14 người bị thương.

 

Bộ Quốc phòng Anh cho rằng, tần suất ngày càng gia tăng của những vụ nổ như vậy sẽ khiến Nga “đứng ngồi không yên”.

 

Dzhankoi và Gvardeyskoye là nơi có hai sân bay quân sự quan trọng nhất của Nga ở Crimea. Dzhankoi cũng là ngã ba đường bộ và đường sắt, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nguồn lực cho các hoạt động của Nga ở miền Nam Ukraine”.

 

Bộ này nhận định: “Nguyên nhân của các vụ nổ và mức độ thiệt hại vẫn chưa được đánh giá rõ ràng nhưng các chỉ huy của Nga nhiều khả năng sẽ lo ngại về tình hình an ninh trên khắp Crimea – căn cứ hậu phương vững chắc cho chiến dịch quân sự mà họ đang thực hiện ở Ukraine”.

 

HÌNH: https://www.facebook.com/photo?fbid=10228636354560898&set=pcb.10228636353280866

https://www.facebook.com/photo?fbid=10228636354920907&set=pcb.10228636353280866

Ảnh chụp được cho là liên quan đến vụ nổ kho đạn của Nga gần biên giới Ukraine. Ảnh: Twitter

 

Ukraine âm thầm hưởng lợi từ “sương mù chiến tranh”

 

Vẫn chưa rõ các vụ nổ này có phải là kết quả của cuộc tấn công từ phía Ukraine hay không, nhưng vị trí của chúng phù hợp với chiến thuật đánh vào hậu cứ của Ukraine. Kiev được cho là đang thực hiện chiến thuật này để giành lợi thế tại tỉnh Kherson ở miền Nam – nơi họ có kế hoạch tiến hành một cuộc phản công lớn, đồng thời tấn công các trung tâm tiếp tế và sân bay của Nga quanh thành phố Kherson, cách biên giới Nga khoảng 40km.

 

Ông Max Hess, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, nói với CNBC rằng: “Lý do khiến Ukraine tránh những cuộc thảo luận trực tiếp về nhân tố đứng sau các vụ nổ tại Crimea và đưa ra những tuyên bố không rõ ràng là bởi họ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn từ tình trạng “sương mù chiến tranh”. Ukraine muốn ngăn Nga kiểm soát Crimea nhưng họ không muốn hướng sự chú ý vào cách thức cũng như những loại vũ khí họ sử dụng để thực hiện điều đó”.

 

Sương mù chiến tranh là thuật ngữ chỉ việc thu thập thông tin chưa đầy đủ trong một cuộc chiến dẫn đến sự thiếu chắc chắn trong nhận thức tình huống của các bên tham chiến. Nói nôm na đây là sự thiếu chắc chắn về khả năng và ý định của đối thủ trong chiến tranh và để hạn chế vấn đề này các lực lượng quân sự phải dựa khá nhiều vào các nguồn tin tình báo hoặc hệ thống theo dõi, giám sát.

 

Ông Max Hess cho rằng, dù Ukraine đang thực hiện các nỗ lực ở xung quanh và bên trong Kherson nhằm làm suy yếu khả năng của Nga trong việc nắm giữ phần lãnh thổ ở phía bắc sông Dnipro, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy Kiev đạt được những bước tiến lớn.

 

“Ukraine đã lên kế hoạch thực hiện cuộc phản công lớn trong vòng 1 tháng qua nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy họ đạt bước tiến lớn trên các mặt trận dọc theo tuyến Kherson-Mykolaiv-Dnipropetrovsk".

 

Chuyên gia này lưu ý, có vẻ như chiến lược của họ là làm cho Nga suy yếu từ từ, sau đó tiến hành một một cuộc bao vây thay vì phản công để cố gắng khiến Nga từ bỏ quyền kiểm soát Kherson và Mykolaiv, phía bắc của sông Dnipro.

 

Đối với Crimea, nhà phân tích này nhận định, Ukraine có mục tiêu dài hạn là giành lại vùng lãnh thổ này nhưng vẫn còn quá sớm để nói về điều đó. Và mục tiêu giải phóng Crimea có thể không thực hiện được nếu Kiev thất bại ở Kherson./.

 

https://www.euractiv.com/.../blasts-at-russian-base-in.../

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats