Sunday 7 February 2021

PHẢN ĐỐI ĐẢO CHÍNH : BIỂU TÌNH LỚN NHẤT Ở MIẾN ĐIỆN KỂ TỪ 2007 (BBC / RFI)

 



NỘI DUNG :

Phản đối đảo chính: Hơn 100.000 người Miến Điện xuống đường, biểu tình lớn nhất từ 2007

Trọng Thành  -  RFI

.

Biểu tình lớn nhất tại Myanmar trong hơn một thập niên

BBC Tiếng Việt

 

===============================================

.

.

Phản đối đảo chính: Hơn 100.000 người Miến Điện xuống đường, biểu tình lớn nhất từ 2007

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 07/02/2021 - 11:48

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210207-mien-dien-bieu-tinh-lon-ngay-thu-hai-lien-tiep

 

Hôm nay, 07/02/2021, là ngày thứ hai liên tiếp, người dân Miến Điện xuống đường đông đảo phản đối cuộc đảo chính quân sự. Theo giới quan sát, đây là cuộc biểu tình vì dân chủ lớn nhất tại Miến Điện kể từ năm 2007.

 

https://s.rfi.fr/media/display/6610ea94-6931-11eb-a6e9-005056a98db9/w:980/p:16x9/AP21038328814621.webp

Người dân Miến Điện biểu tình đòi trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, phản đối quân đội đảo chính, tại Rangoon, Miến Điện, ngày 07/02/2021. AP

 

Người biểu tình xuống đường đông đảo nhất tại Rangoon, thủ phủ kinh tế của Miến Điện, với khoảng 100.000 người tham gia, theo ghi nhận của nhiều nguồn tin tại chỗ. Những người biểu tình thường mang theo áo đỏ, cờ đỏ hay bóng bay màu đỏ, sắc màu biểu tượng của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ hay những bức hình bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo chính phủ dân sự, vừa bị giới tướng lãnh lật đổ. Đả đảo chế độ độc tài quân sự, yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt, tái lập dân chủ là các thông điệp chính của những người biểu tình.

 

Theo AFP, người biểu tình không tiến về được tòa thị chính Rangoon, do khu vực này bị phong tỏa, cảnh sát chống bạo động được triển khai đông đảo, tuy nhiên, chưa có đụng độ nào xảy ra. Biểu tình cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn, như Mandalay. Khoảng 1.000 người xuống đường tại thủ đô Naypyidaw.

 

 

Khống chế internet để làm tê liệt phong trào phản kháng

 

Mạng internet tiếp tục bị ngăn chặn tại Miến Điện. Theo tổ chức phi chính phủ Netblocks, chuyên về vấn đề này, thì internet chỉ hoạt động ở mức 14% so với ngày thường. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Điện Tom Andrews nhấn mạnh là, bằng cách này, « giới tướng lĩnh cố gắng làm tê liệt phong trào phản kháng, và không để cho bên ngoài biết được những gì đang xảy ra trong nước ».

 

Trên thực tế, chính quyền quân sự cũng khó lòng cắt đứt hoàn toàn mạng internet tại Miến Điện khỏi thế giới. Trả lời RFI, chuyên gia David Cameroux (trung tâm nghiên cứu CERI, Học Viện Chính Trị Paris) giải thích :

 

« Internet không chỉ liên quan đến chính trị, mà là vấn đề kinh tế. Ngăn chặn internet có nghĩa là đóng cửa kinh tế. Với những biến đổi công nghệ hiện nay, chế độ độc tài quân sự không thể sử dụng các biện pháp đàn áp như trước. Giới quân sự cũng đang phải đối mặt với phong trào phản kháng của giới trẻ, lấy hình mẫu là phong trào phản kháng của giới trẻ Thái Lan. Lớp trẻ giờ đây không sợ hãi, và phong trào của họ cũng không có người lãnh đạo, phong trào như vậy khó có thể kiểm soát được ».

 

Quân đội Miến Điện bắt giữ hơn 160 người

Chính quyền quân sự cũng tiếp tục các vụ bắt bớ. Theo hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị, có trụ sở tại Rangoon, cho đến nay đã có hơn 160 người bị câu lưu. Aung San Suu Kyi và tổng thống Win Myint đang bị quản thúc tại gia. Luật sư của bà Aung San Suu Kyi cho biết chính quyền quân sự từ chối yêu cầu được tiếp xúc với thân chủ.

Về mặt chính thức, bà Aung San Suu Kyi sẽ bị quản thúc cho đến ngày 15/02. Giải Nobel Hòa Bình, 75 tuổi, bị chính quyền quân sự cáo buộc vi phạm luật về xuất nhập khẩu. Trong hơn hai thập niên tranh đấu chống chế độ độc tài quân sự, Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia trong gần 15 năm, trước khi quá trình chuyền tiếp sang dân chủ đầy gian nan được khởi sự vào năm 2011.

 

                                                        ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hàng ngàn người Miến Điện biểu tình phản đối đảo chính, internet bị cắt

 

Quân đội Miến Điện tiếp tục đàn áp sau cuộc đảo chính

 

Quân đội Miến Điện cáo buộc bà Aung San Suu Kyi vi phạm luật xuất nhập khẩu

 

============================================

.

.

Biểu tình lớn nhất tại Myanmar trong hơn một thập niên

BBC Tiếng Việt

7 tháng 2 năm 20

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55945965

 

VIDEO : Những người biểu tình ở Yangon giơ ba ngón tay, kiểu chào đã trở thành biểu tượng của việc phản kháng

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55945965

 

Đã có các cuộc biểu tình lớn nhất tại Myanmar trong hơn một thập niên khi hàng chục ngàn người tập hợp phản đối cuộc đảo chính quân sự và yêu cầu thả nhà lãnh đạo dân cử Aung San Suu Kyi.

 

"Chúng tôi không muốn chế độ độc tài quân sự. Chúng tôi muốn dân chủ," đám đông hô vang tại thành phố chính Yangon.

 

Các cuộc biểu tình đã được tổ chức ở cả thủ đô Nay Pyi Daw và hơn 10 thành phố khác và hàng ngàn người đi xe máy bấm còi ngang qua trụ sở chính của quân đội.

 

Mạng Internet hiện đã được khôi phục sau một ngày bị cắt.

 

Quân đội hiện chưa bình luận về làn sóng phản đối ngày càng tăng kể từ khi có cuộc đảo chính hôm thứ Hai.

 

Quân đội đã nắm chính quyền sau khi tuyên bố, không có bằng chứng, rằng cuộc bầu cử tháng 11 là gian lận. Nhà cầm quyền đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.

Bà Suu Kyi và các thành phần lãnh đạo cấp cao của Đảng NLD của bà, bao gồm cả Tổng thống Win Myint, đã bị quản thúc tại gia.

 

Hơn 1.000 người đã tập trung tại thành phố chính của Myanmar, Yangon, trong ngày biểu tình thứ hai, gần một tuần sau khi quân đội tiếm quyền.

 

"Chúng tôi sẽ tiến về phía trước và tiếp tục đòi cho đến khi chúng tôi có được dân chủ", một người biểu tình, Myo Win, 37 tuổi, nói với hãng tin AFP.

 

Xe tải và cảnh sát trong trang phục chống bạo động đã đóng quân trên các con phố gần Đại học Yangon.

 

Các cuộc biểu tình nhỏ hơn cũng đã được ghi nhận vào Chủ nhật ở Mawlamine và Mandalay.

 

Hôm thứ Bảy, nhà cầm quyền quân sự của Myanmar đã cắt mạng internet khi hàng nghìn người tham gia cuộc biểu tình lớn nhất từ khi có chính biến để phản đối cuộc đảo chính.

 

Nhóm giám sát có tên NetBlocks Internet Observatory cho biết, tình trạng mất điện gần như toàn bộ với kết nối giảm xuống còn 16% so với mức thông thường.

 

Tại thành phố chính, Yangon, đám đông hô vang "Kẻ độc tài quân sự, bại trận, bại trận; Dân chủ, chiến thắng, chiến thắng".

 

Cảnh sát với khiên chắn chống đã phong tỏa các tuyến đường chính vào trung tâm thành phố.

 

Việc cắt mạng xảy ra vài giờ sau khi quân đội chặn quyền truy cập vào Twitter và Instagram để ngăn người dân vận động mọi người biểu tình. Facebook đã bị cấm một ngày trước đó.

 

Nhiều người dùng đã lách khỏi các hạn chế trên mạng xã hội bằng việc sử dụng VPN nhưng sự cố mất điện nói chung đã làm gián đoạn nghiêm trọng điều này.

 

Các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi các những nhà cung cấp mạng và di động thách thức lệnh cúp mạng, hãng tin Reuters đưa tin.

 

Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi việc cắt mạng này là "tàn khốc và liều lĩnh", đồng thời cảnh báo nó có thể khiến người dân Myanmar vào nguy cơ là đối tượng vi phạm nhân quyền.

Quân đội đã không bình luận gì mà tạm thời chặn quyền truy cập vào internet sau cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2.

 

 

Xuống đường 'cho thế hệ sau'

 

Vào sáng thứ Bảy, những người biểu tình - gồm công nhân nhà máy và sinh viên trẻ - đã kêu gọi trả tự do cho những người bị quân đội giam giữ, bao gồm cả lãnh đạo được dân cử là Aung San Suu Kyi.

 

Họ diễu hành qua các đường phố ở Yangon khi cá xe buýt thành phố bóp còi bày tỏ ủng hộ.

 

Những người xung quanh giơ tay kiểu chào ba ngón như trong Hunger Games, vốn trở thành biểu tượng của sự thách thức chống độc tài, trong khi người dân vỗ tay hoặc đập xoong chảo trước cửa nhà họ.

 

Nhiều hộ gia đình cũng đã dán hình, biểu tượng màu đỏ trên cửa sổ để ủng hộ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, biên tập viên Soe Win Than của BBC tiếng Miến Điện thông tin.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5F18/production/_116844342_hi065550181.jpg

Người biểu tình ở Yangon đã nhận được sự ủng hộ từ hàng nghìn cư dân, những người vỗ tay trước cửa nhà

 

Cảnh sát với khiên chắn đã dùng dây thép gai để chặn các tuyến đường và vòi rồng được đặt ở một số khu vực để dự phòng, nhưng cuộc biểu tình được cho là vẫn diễn ra trong ôn hòa, không có người biểu tình cố sức vượt qua hàng rào cảnh sát.

 

Người biểu tình tặng cảnh sát hoa hồng và nước uống, kêu gọi họ ủng hộ người dân chứ không phải là chế độ mới.

 

Một nữ biểu tình xin giấu tên nói cô sẽ không chấp nhận việc "cướp quyền bất chính".

 

Bà nói: "Vì chế độ độc tài quân sự, cuộc đời của nhiều người đã bị hủy hoại", và nói thêm:" Chúng tôi không cho phép thế hệ tương lai gặp phải số phận tương tự ".

 

Phát biểu từ Yangon, Đại sứ Anh tại Myanmar, Dan Chugg, nói với BBC rằng người dân xuống đường ngày càng đông.

 

"Sự đau khổ và buồn bã trong vài ngày qua đang dần chuyển sang sự tức giận", ông nói và thêm rằng: "Các bác sĩ và các công chức từ chối làm việc ... Đất nước bao trùm một sự không hài lòng về chuyện đã xảy ra - và sự phẫn nộ. "

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0A36/production/_116841620_af11eb3c-c4b1-48f3-9a1d-9447ddbcddff.jpg

Cảnh sát trong trang phục chống bạo động đã chặn đường ở Yangon

 

Một cuộc biểu tình khác đã diễn ra vào thứ Bảy tại thành phố thứ hai của Myanmar, Mandalay.

 

Myanmar - còn được biết đến là Miến Điện - hầu như vẫn giữ dáng vẻ bình lặng sau cuộc đảo chính và không có tin tức nào ngay về bạo lực sau cuộc biểu tình diễn ra hôm thứ Bảy. Nhiều cuộc biểu tình dự kiến ​​s được t chc sau đó.

 

Các nhà quân sự đã náu mình ở thủ đô Nay Pyi Daw và cho đến nay đã tránh giao tranh trực tiếp với những người biểu tình.

 

Phóng viên BBC Nyein Chan ở Yangon nói rằng người Miến Điện biết rất rõ những cuộc đàn áp bạo lực mà quân đội có thể thực hiện. Đất nước từng dưới sự cai trị của một chính phủ quân sự áp bức từ năm 1962 đến năm 2011.

 

Phóng viên của chúng tôi nói nhưng bây giờ mọi người đã có thời gian để 'tiêu hóa' được những gì đang xảy ra, họ đang tìm ra những cách khác nhau để tiếng nói của mình đucợ lắng nghe.

 

Bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia, theo luật sư của bà. Các tài liệu của cảnh sát nói bà bị cáo buộc nhập khẩu và sử dụng trái phép thiết bị liên lạc - máy bộ đàm - tại nhà riêng ở thủ đô.

 

 

Vai trò của mạng xã hội khi cuộc đảo chính đã diễn ra

 

The coup took place as a new session of parliament was set to open, following November's landslide election win by the NLD party.

 

Cuộc đảo chính diễn ra khi một kỳ họp mới của quốc hội được ấn định sẽ khai mạc, sau chiến thắng áp đảo của đảng NLD trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

 

VIDEO : "Chúng tôi mong họ thất thế": Các giáo viên ở thành phố Yangon đã tham gia biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự hôm thứ Hai

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55945965

 

Nhiều người Miến Điện đã theo dõi các sự kiện diễn ra với thời gian thực trên Facebook, đây là nguồn thông tin và tin tức sơ cấp của nhiều người. Nhưng ba ngày sau, các nhà cung cấp mạng đã được lệnh chặn nền tảng này vì lý do ổn định.

 

Sau lệnh cấm, hàng nghìn người dùng đã chuyển sang Twitter và Instagram bằng cách sử dụng hashtag để bày tỏ sự phản đối việc đảo chính. Đến 22:00 giờ địa phương (22:30 GMT+7) vào thứ Sáu, quyền truy cập vào các nền tảng đó cũng đã bị từ chối.

 

Không có lời nào chính thức từ các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính nhưng AFP đưa tin họ đã tiếp cận một tài liệu cấp bộ chưa được xác minh cho biết hai nền tảng mạng xã hội này đang được sử dụng để "gây ra sự hiểu lầm trong công chúng".

 

Một phát ngôn viên của Twitter nói lệnh cấm này đã làm suy yếu "cuộc đối thoại công khai và quyền của người dân để tiếng nói họ đucợ lắng nghe". Facebook, công ty sở hữu Instagram, đã kêu gọi các nhà chức trách "khôi phục lại kết nối".

 

 

Sơ lược về Myanmar

 

Myanmar là quốc gia có 54 triệu dân ở khu vực Đông Nam Á, có chung biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc. Thái Lan và Lào.

 

Nước này được cai trị bởi một chính phủ quân sự áp bức từ năm 1962 đến năm 2011, dẫn đến sự lên án và trừng phạt của quốc tế một cách thẳng thừng hoặc gián tiếp.

Aung San Suu Kyi đã dành nhiều năm vận động cho việc cải cách dân chủ. Quá trình tự do hóa dần dần bắt đầu vào năm 2010, dù rằng quân đội vẫn giữ được ảnh hưởng đáng kể.

 

Chính phủ do bà Suu Kyi lãnh đạo đã lên nắm quyền sau cuộc bầu cử tự do vào năm 2015. Nhưng một cuộc đàn áp quân sự thiệt hại về nhân mạng hai năm sau đó đối với người Hồi giáo Rohingya đã khiến hàng trăm nghìn người chạy trốn sang Bangladesh.

 

Việc này nổ ra sự rạn nứt giữa bà Suu Kyi và cộng đồng quốc tế vốn ủng hộ bà trước đó, sau khi bà từ chối lên án việc truy quét hoặc gọi đó là thanh trừng sắc tộc.

 

Bà vẫn được yêu mến ở quê nhà và đảng của bà đã giành chiến thắng áp đảo một lần nữa trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Nhưng quân đội hiện đã can dự để nắm quyền kiểm soát một lần nữa.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/175ED/production/_116752759_myanmarv2640-2x-nc.png

Bản đồ địa lý Miến Điện

 

                                                          ***

 

TIN LIÊN QUAN

 

Trung Quốc chặn LHQ lên án cuộc đảo chính Myanmar

3 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Quân đội chặn Facebook vì lý do 'ổn định'

4 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Gia tăng biểu tình chống quân đội

6 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Giới trẻ âm thầm tẩy chay quân đội

3 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Min Aung Hlaing, vị tướng lên nắm quyền

2 tháng 2 năm 2021

.

Myanmar, Aung San Suu Kyi và bài học cho Việt Nam

2 tháng 2 năm 2021

.

Quân đội Myanmar lên nắm quyền sau khi bắt bà Aung San Suu Kyi

1 tháng 2 năm 2021

.

Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi 'bị quân đội bắt giữ'

1 tháng 2 năm 202

.

LHQ: Khủng hoảng Rohingya là 'thảm họa nhân đạo'

14 tháng 9 năm 201

.

Myanmar: Phe đảo chính trông mong những nước nào ủng hộ?

2 tháng 2 năm 2021

.

Video,Quân đội Myanmar đảo chính, bắt bà Suu Kyi và tổng thống

1 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: 'TQ sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào cầm quyền'

5 tháng 2 năm 2021


 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats