Saturday 27 February 2021

TÌM HIỂU TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TƯ PHÁP MỸ (David A. Graham - The Atlantic)

 



Tìm Hiểu Trách Nhiệm của Bộ Tư Pháp

David A. Graham  -  The Atlantic

Người dịch: Tran Nguyen

25/02/2021

https://www.the-interpreter.org/post/tim-hieu-trach-nhiem-cua-bo-tu-phap

 

Translated from Atlantic's article What’s the Justice Department Actually For?

 

Phiên điều trần phê chuẩn ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Bộ tư pháp của Tổng thống Biden nêu lên một vài câu hỏi lớn.

 

By David A. Graham, on 22-02-2021, 00:00:00

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_a4b83510c3054a65beb7f295c7a7a784~mv2.jpg/v1/fill/w_740,h_416,al_c,lg_1,q_90/be74b3_a4b83510c3054a65beb7f295c7a7a784~mv2.webp

Phiên điều trần phê chuẩn ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Bộ tư pháp của Tổng thống Biden nêu lên một vài câu hỏi lớn.

 

Lần này, đề cử cho Thẩm phán Merrick Garland sẽ được Thượng Viện cân nhắc trong phiên điều trần .

 

Ứng cử viên cho vị trí Bộ trưởng Bộ tư pháp của Tổng thống Joe Biden không những sẽ được Thượng viện xem xét, mà còn có khả năng cao sẽ được phê chuẩn. Lần đề cử thứ hai này rất khác so với lần đề cử ông vào Tối cao Pháp viện năm 2016 (bị ngăn trở bởi Lãnh đạo Đảng Đa số Mitch McConnell).

 

Vẫn còn một câu hỏi quan trọng được đặt ra đối với đề cử của ông Garland về công việc của ông với tư cách là Bộ trưởng Bộ tư pháp, ngay cả khi đề cử được phê chuẩn. Nhiệm kỳ của tổng thống Trump đã nhấn mạnh và đưa ra một cuộc tranh luận cấp bách hơn về chức trách Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.

 

"Tôi nghĩ rằng Bộ trưởng Bộ tư pháp là công việc khó khăn nhất trong chính phủ Hoa Kỳ bởi vì người ở chức vụ này không những phải làm việc theo ý kiến của tổng thống, mà còn có nghĩa vụ ... thực thi pháp luật một cách công bằng và bình đẳng," Thượng nghị sĩ John Cornyn, thành viên Đảng Cộng hòa từ tiểu bang Texas, nói với Garland trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện sáng nay.

 

Phát biểu này nói lên tình huống khó xử của chức vụ Bộ trưởng Bộ tư pháp. Trong nhiều năm, Bộ tư pháp đã dịch chuyển rất nhiều dưới sự kiểm soát từ Nhà Trắng. Dưới thời Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Bộ tư pháp Bill Barr, bộ được cho là kém độc lập hơn bất kỳ lúc nào kể từ dưới thời lãnh đạo của anh trai cố Tổng Thống John F. Kennedy. Trump khẳng định ông có "quyền tuyệt đối để làm những gì tôi muốn làm với Bộ Tư pháp." Barr, một người ủng hộ quyền lực tổng thống lâu năm, thường tán thành và cho phép các động thái của Trump. Biden đã hứa sẽ khôi phục mức độ độc lập cao hơn và phát biểu mở đầu của ông Garland được xem như một sự tiếp tục của Bộ Tư pháp Trump-Barr.

 

Trump phàn nàn rằng ông không "có một Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp" khi Jeff Sessions, người đầu tiên ông giao năm giữ chức vụ này, tuyên bố rằng Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp không có thẩm quyền can thiệp vào cuộc điều tra về Tổng thống Trump và nước Nga. Trump cũng nói với tờ The New York Times, “Tôi không muốn bàn về lòng trung thành, nhưng… tôi sẽ nói điều này: [Bộ trưởng Tư pháp Eric] Holder đã bảo vệ Tổng thống Obama. Hoàn toàn bảo vệ ông ấy.” (Ông Holder phản đối nhận đinh này, cho biết rằng, "Tôi có một tổng thống mà tôi không cần phải bảo vệ"). Còn Garland, về phần mình, phát biểu rằng "tổng thống đề cử Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp để thực hiện chức trách của một luật sư - không phải cho bất kỳ cá nhân nào, mà là cho người dân của Hoa Kỳ. ”

 

Phát biểu của Garland cũng ca ngợi “các chính sách bảo vệ sự độc lập của Bộ khỏi ảnh hưởng của đảng phái trong các cuộc điều tra thực thi pháp luật; quản lý nghiêm ngặt các thông tin liên lạc với Nhà Trắng; … giúp các nhân viên của Bộ giữ tính chuyên nghiệp trong công việc và đặt ra các nguyên tắc về công tố liên bang. ” Đây là tất cả các lĩnh vực mà Trump vi phạm rất nhiều tiêu chuẩn - nếu không nhất thiết là luật - khi can thiệp vào những công việc của Bộ.

 

Garland nói với các thượng nghị sĩ rằng ông tin (và nói rằng Biden đã cam kết) rằng các cuộc truy tố và điều tra nên được xử lý độc lập với Nhà Trắng, còn các câu hỏi liên quan đến chính sách sẽ do tổng thống quyết định (miễn là chúng phù hợp với Hiến Pháp). Về việc liệu một tổng thống có thể ra lệnh mở hay đóng một cuộc điều tra hay không, Garland nói: “Đây là một câu hỏi khó về luật hiến pháp, nhưng tôi không cho rằng đây là một câu hỏi thích hợp cho tôi”.

 

Nếu công việc mới cho phép Garland tránh được những câu hỏi hóc búa về luật hiến pháp, thì nó cũng sẽ đặt ra rất nhiều thách thức của riêng mình. Janet Reno, người từng là Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp của Bill Clinton, bị lôi kéo vào những cuộc chiến mang tính chính trị cao. Sự việc của Elián González, cậu bé có mẹ chết trong khi cố gắng đưa cậu trốn khỏi Cuba, và cuối cùng đã được trở về với cha mình trên đảo, là một trong những dẫn chứng chính. Dưới thời George W. Bush, Bộ Tư pháp đã sa thải bảy luật sư Hoa Kỳ vì không đủ lòng trung thành chính trị, và mang đầy tiểu xảo chính trị vào Bộ phận Dân quyền. Các cuộc điều tra kết luận rằng mặc dù thiếu tính chuyên nghiệp, nhưng cả hai động thái này đều không trái với pháp luật. Hơn nữa, sự can thiệp trong cả hai trường hợp không trực tiếp trong lĩnh vực điều tra hoặc truy tố mà Garland đã tránh xa.

 

Garland lội ngược dòng lịch sử để tìm một người tiền nhiệm có thể trở thành một hình mẫu: Edward Levi, người được Gerald Ford bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp sau vụ bê bối Watergate. Levi được coi là hình mẫu của sự chính trực và độc lập, người không cúi đầu trước áp lực chính trị và là người đã khôi phục vị thế của Bộ Tư Pháp. Ông cũng đặt ra nhiều tiêu chuẩn để bảo vệ Bộ mà Trump đã hủy bỏ. Garland đã trích dẫn Levi khi Biden đề cử ông, và ông đang mong đợi sự ủng hộ từ các con trai của Levi, cả hai đều trở thành những luật sư thành đạt bằng thực lực của mình.

 

Một cách khác để nhìn nhận tầm nhìn của Garland đối với vai trò này là ông ấy sẽ giống với người đứng đầu một cơ quan liên bang độc lập hơn. Có một số ủy ban và các cơ quan khác mà Tổng Thống chỉ định một người lãnh đạo và Thượng viện xác nhận đề cử này, nhưng khi nhậm chức, người giữ chức vụ này sẽ phục vụ một nhiệm kỳ nhất định thay vì theo ý muốn của tổng thống và không phải tuân theo chỉ đạo của tổng thống.

 

Garland nói: “Tôi không coi mình là bất cứ ai khác ngoài là luật sư bảo vệ quyền lợi cho người dân Hoa Kỳ. Khi một số thượng nghị sĩ hỏi tại sao ông lại từ bỏ vị trí thẩm phán trọn đời ở Tòa án liên bang để trở thành Bộ Trưởng Bộ Pháp Lý, ông giải thích quyết định này là một quyết định nhằm phục vụ lợi ích lâu dài cho công việc của Bộ: “Đây là thời điểm quan trọng để tôi tiến lên phục vụ vì sự tôn trọng sâu sắc của tôi đối với Bộ Tư pháp và vai trò quan trọng của cơ quan này trong việc đảm bảo pháp quyền. ”

 

Vai trò này đồng nghĩa với việc trở thành một Thẩm phán Liên bang. Sau gần 25 năm làm thẩm phán, Garland không quen làm việc cho bất kỳ ai hoặc phải lo lắng về những cân nhắc chính trị. (Garland làm việc tại Bộ Tư pháp dưới thời Jimmy Carter và Bill Clinton và là trợ lý Công tố viên Liên Bang tại D.C.)

 

Nhưng chính trị sẽ sớm xâm nhập. Người đặt câu hỏi thứ hai trong phiên điều trần hôm nay là thành viên quan trọng Chuck Grassley, người đã yêu cầu Garland đảm bảo rằng ông sẽ không cản trở John Durham, một Công Tố Viên được chỉ định để tìm hiểu nguồn gốc cuộc điều tra của FBI về can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016. (Garland nói rằng ông không có kế hoạch can thiệp, nhưng sẽ không cam kết.) Garland cũng phải đối mặt với câu hỏi về cách ông sẽ xử lý áp lực của Nhà Trắng về cuộc điều tra đối với Hunter Biden, con trai của tổng thống. (Garland nói rằng Joe Biden đã đảm bảo với ông rằng việc này sẽ phụ thuộc vào Bộ Tư pháp.)

 

Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã phàn nàn trong phiên điều trần hôm nay rằng dưới thời Tổng thống Barack Obama, “Bộ Tư pháp đã bị chính trị hóa và vũ khí hóa theo cách trực tiếp trái ngược với truyền thống hơn một thế kỷ của Bộ Tư pháp là phi chính trị và không phải là công cụ của đảng phái để tấn công phe đối thủ. ” Thật nực cười khi nghe những lời phàn nàn như vậy từ Cruz và các đảng viên Cộng hòa khác, những người ngầm hoặc rõ ràng tán thành cách xử lý của Trump đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là nỗ lực của Trump để giúp những người bạn như Roger Stone và Paul Manafort khỏi bị truy tố. (Có ai nghi ngờ rằng Trump có thể đã cố gắng can thiệp nếu các con của ông là mục tiêu của cuộc điều tra của Bộ Tư pháp? Và có ai nghĩ rằng hầu hết các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa sẽ công khai phản đối không?)

 

Nhưng nhận xét của ông Cruz ngầm nói đến việc tầm nhìn của Garland có thể khiến ông rơi vào tình cảnh khó xử. Trong khi Garland đã cam kết sẽ mạnh tay truy tố những người có liên quan đến cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 ở Washington, thì phe "Kháng chiến" chống Trump muốn thấy Bộ Tư pháp truy tố Trump, gia đình và đồng bọn của ông ta một cách triệt để. Biden đã tuyên bố sẽ từ bỏ mọi vai trò trong việc đưa ra các quyết định như vậy, giao vấn đề cho Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp - điều đó có nghĩa Garland sẽ là người phải vật lộn với những yêu cầu mang nặng tính kích động chính trị này.

 

Trong khi đó, cánh tiến bộ hơn của Đảng Dân chủ đã đặt ra câu hỏi về những quyết định pháp lý trước đây của Garland về quyền tự do dân sự, cho rằng ông quá thân thiện với cơ quan thực thi pháp luật và về việc liệu ông có đủ cam kết với cách tiếp cận mở rộng quyền bỏ phiếu hay không. (Đề cử Vanita Gupta và Kristen Clarke, những người có quan điểm tiến bộ hơn về những vấn đề này, cho các vị trí đứng đầu Bộ Tư Pháp có thể giảm bớt những lo lắng đó.)

 

Nói rộng hơn, có một phong trào trong giới tiến bộ hướng tới một tầm nhìn mới về các công tố viên tham gia chính trị và hoạt động vì công bằng xã hội. Mặc dù nỗ lực đó đã được tập trung chủ yếu ở cấp địa phương, nhưng cách tiếp cận truy tố kiểu cũ của Garland không phù hợp với nó. Nói rộng hơn, các câu hỏi về vai trò của Bộ Tư pháp đại diện cho các câu hỏi giữa các thành viên Đảng Dân chủ về cách thức hoạt động của chính phủ. Một bên là những người tin rằng chính quyền của Biden nên cố gắng trở lại nguyên trạng trước Trump. Mặt khác là những người coi khinh các chính sách của Trump nhưng tin rằng việc quay trở lại những cách thức cũ sẽ tạo điều kiện cho Trump tiếp theo. Thay vào đó, họ cho rằng đảng Dân chủ nên tìm cách sử dụng những công cụ giống như Trump đã làm, chỉ vì mục đích tốt. Làm ít hơn là đã tự buông vũ khí của mình.

 

Quan điểm của Biden phù hợp với nhóm đầu tiên. Ông đã đánh bại rất nhiều đối thủ cấp tiến hơn trong Đảng Dân chủ vì quan điểm này, và sau đó giành được chức tổng thống vì lời hứa theo quan điểm đó. Đây là lý do để ông chọn một Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp sẽ đồng tình với phương hướng này. Nhưng Biden đã và đang phải đối mặt với áp lực chống đối trong chính liên minh của mình và nếu Garland được phê chuẩn trở thành Bộ Trưởng, Garland cũng sẽ phải đối mặt với yêu cầu phải nhúng tay vào chính trị nhiều hơn.

 

Garland nói với Ủy ban Tư pháp hôm nay: “Tôi không dự định phải chịu can thiệp bởi bất cứ ai." Không có Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp nào dự định sẽ can thiệp vào chuyện người khác. Tuy nhiên, câu hỏi đáng đặt ra là ông ấy sẽ hành động như thế nào khi thực tế khác với dự định của ông.

 

 

Người dịch: Tran Nguyen

Biên tập: Calum Nguyễn

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats