Friday 21 October 2016

TÔI ĐỌC CÁC BÀI DIỄN VĂN CỦA HILLARY CHO TẬP ĐOÀN GOLDMAN SACHS (GS.Daniel W. Drezner)




Bài của Giáo Sư Daniel W. Drezner
Người dịch: Trần Thúy Hạc
20/10/2016

I read Hillary Clinton’s Speeches to Goldman Sachs. Here’s what surprised me the most. 
Bài của Giáo Sư Daniel W. Drezner
Washington Post.- October 17 2016)

Tôi đã đọc những bài diễn văn của Hillary nói chuyện với Goldman Sachs. Sau đây là những điều làm tôi ngạc nhiên nhất. Tôi gặp môt Hillary có tính cách riêng tư, tự tin  hơn và ít vụng về như khi bà xuất hiện hay tiếp xúc với công chúng.

Khi Wikileaks liên tục tung ra những emails của John Podesta cho toàn thế giới đọc, có vô số thông tin cho chúng ta ngấu nghiến. Tôi quyết định bắt đầu tìm hiểu bằng cách chú tâm vào vấn đề chính yếu đã tạo ra căng thẳng giữa Hillary và Bernie trong thời điểm của cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ: đó là bài viết lại các bài nói chuyện của Clinton với Goldman Sachs. Đây là những tài liệu được chờ đợi là chứa đựng những thông tin tai hại cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Sau khi đọc cả ba bài diễn thuyết này…Tôi không hiểu vì sao Clinton lại không công bố cho thiên hạ xem từ hồi đầu năm.

Nhung rồi thì tôi có thể hiểu phần nào. Những bài viết xuống từ cuộc nói chuyện này không phải thuẩn túy chỉ là các bài diễn văn mà là những cuộc đối thoại giữa Clinton và một người của Goldman Sachs làm trung gian, cũng như có phần Câu hỏi và Trả lời với cử tọa. Clinton nhắc đến một chuyện đùa của Wilson Churchill hơi nhiều. Thỉnh thoảng Clinton cũng khen ngợi Chủ Tịch Tâp Cận Bình, chủ yếu là về khả năng chính trị của ông ta và việc ông ta tỏ ra khống chế được Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân của Trung Hoa. Tuy nhiên, điều đươc ghi nhận rõ là Clinton hoàn toàn thoải mái khi bàn đến những vấn đề tế nhị của quan hệ quốc tế. Sự khác biệt giữa bà và Ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng Hòa thật qúa rõ ràng.
Đặc biệt là trong các bài diễn văn này, có ba sắc thái đáng cho chúng ta chú ý trong năm 2016 này là:
.
1.Clinton tỏ ra hăng hái với vấn đề Thuơng mại trong năm 2013. Theo bàì viết ra từ bài diễn văn thứ nhất:

“Chúng tôi rất coi trọng việc làm hài hòa thương mại và quy luật giữa các nước về vấn đề này [Hiệp định Đầu Tư và Thương Mại Xuyên Đại Tây Dương], và đây cũng là điều mà tôi đã ủng hộ hết mình.
 Các cuộc thảo luận đang diễn tiến. Từ xưa đến nay, vấn đề này rốt cuộc sẽ liên hệ đến nghành Nông nghiệp, đặc biệt là Nông nghiệp của nước Pháp., nên chúng ta liệu xem Hoa Kỳ sẽ đạt được bao nhiêu thành quả bằng phương cách này. Chắc chắn rằng nếu chúng ta có thể tiến bộ trên lãnh vực quy lệ thương mại thì đó là một điều tốt cho châu Âu và cũng sẽ tốt cho chúng ta (HK). Do thế tôi mong rằng chúng ta cố gắng hết sức để có một sự thỏa hiêp thật sự, không phải một sư thỏa hiệp vờ vĩnh. Quý vị biết không, Liên Âu (E.U.) ký thỏa hiệp với hầu hết với mọi đối tác, nhưng họ chẳng thay đổi gì hết. Họ cứ ký kết (đại) và chờ xem chuyện họ ký đó sẽ ra sao, có lợi gì.
Theo tôi, chúng ta có cơ hội thực sự tiết kiệm được tiền bạc trong việc mỗi thành viên đều có kế hoạch về quy luật, chúng ta có dịp tăng gia mậu dịch không phải chỉ riêng cho Hoa Kỳ, và chúng ta cũng sẽ trở thành có hiệu năng hơn trong việc giúp cho cả thế giới biết theo dõi (keeping better track) những diễn biến một cách tốt hơn về hệ thống mậu dịch toàn cầu về những vùng đất ngoài thành phố/đồng quê (rural) bằng phương cách là chính nước Mỹ chúng ta phải làm tiêu chuẩn cho kế hoạch đó – cũng thế với Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương mà chúng ta đã không bàn tới khi thảo luận về Á Châu; dầu gì tôi nghĩ chuyện đó vẫn đang tiến hành.

Như thế này thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi quan điểm của Clinton về chính sách mậu dịch đã dễ dàng trở nên phần bị chỉ trích nhất, oái oăm nhất trong chiến dịch tranh cử của bà. Nhưng dù sao chuyện này cũng đáng cho ta để ý.
 .
2. Clinton biết rất rõ ràng và sâu sắc về mối liên hệ giữa sự đình trệ bất lực quốc nội và chính sách đối ngoại.

Trong bài nói chuyện thứ nhất Clinton nhắc đến chuyện sau đây về ảnh hưởng của sự thất bại của Quốc Hội trong việc cho phép chính phủ mượn tiền thêm bằng cách nâng mức giới hạn Nợ công (lift the debt ceiling) :
Mùa hè 2011, tôi đang ở Hong Kong và đã có một chương trình định sẵn làm việc với một nhóm các đại thương gia ở đó, nhưng trước khi chúng tôi vào buổi tiếp tân thì có một nhóm các nhà lãnh đạo thương mãi, doanh nghiệp, nhiều người ở ngay tại Hong Kong, một số khác từ lục địa Trung Hoa, có người từ Singapore, và các nơi khác nữa. Họ sắp thành hàng và bảo tôi: Có phải Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ làm hỏng sự tin tưởng và lòng tín nhiệm hoàn toàn và vị trí của Hoa kỳ, có phải là bà (Hoa Kỳ) sẽ không trả tiền cho chúng tôi?
Quý vị biết không, tôi ngồi đó, tôi đại diên cho tất cả quý vị, và tôi bảo họ:
“ Ồ, không. Không, Không có đâu. Đó chỉ là chính trị mà (politics). “Chúng tôi sẽ làm việc để giải quyết bế tắc này.Tôi ngồi đó, tự nhủ (một cách ngán ngẩm): Trời ạ. Tôi cũng hy vọng chuyện có thể giải quyết như vậy.
 Như thế, với tất cả những cố gắng lợi dụng bất cứ sai lầm nào mà chúng ta phạm hay bất cứ vấn đề nào chúng ta (HK) phải đương đầu, họ (các nhà lâp pháp CH) biết rằng ít ra là từ 2013 này là, khởi từ đầu thế kỷ 21, Hoa Kỳ không còn hùng mạnh trong nước cũng như ở ngoại quốc. Hoa Kỳ có nhiều vấn đề, và cái nhìn của tôi về chuyện này rất giản dị. Nếu chúng ta không chỉnh đốn guồng máy chính trị đâu vào đấy và chứng tỏ rằng chúng ta có thể bắt đầu có những biểu quyết (chung) trở lại --- và tiến trình này thật cực nhọc, khó khăn

Trong cả ba bài diễn thuyết, Clinton nói về sự cần thiết của việc thỏa hiệp (compromise) chính trị trong hệ thống chính quyền Hoa Kỳ. Trong tình trạng chính trị phân cực hiện nay, tôi có thể thấy rằng những câu nói kiểu vậy có thể bị xem như là tạo ra những vấn nạn chính trị.

Ồ không, tôi không thể nói như thế.
.
3- Clinton tiên liệu/cảnh báo về sự xuất hiện và thăng tiến của Trump.

Trong bài diễn văn thứ ba, Clinton nói đến sự chuyển hướng trong văn hóa chính trị (tức là các quan điểm, niềm tin và tình cảm..) của người dân Hoa Kỳ và đặt chúng vào trong bối cảnh lịch sử thích đáng.

Chúng ta luôn luôn có cái nét khác thường này trong tâm lý quần chúng, đây có thể là chủ nghĩa bài ngoại hay chủ nghĩa cô lập, hoặc chủ nghĩa cực đoan. Bất cứ loại nào. Chúng ta đã có kinh nghiệm về loại tư tưởng này ngay từ lúc khởi thủy lập quốc Hoa kỳ. 
Vi thế điều quan trọng là ta phải lên tiếng và mạnh dạn phản đối các quan điểm này, và nhất là những ai thuộc đảng Cộng Hòa, những ai đã nhận ra rằng “ Kìa, đây không phải là cái đảng mà tôi là thành viên. Tôi muốn trở lại hệ thống lưỡng đảng để có thể có cuộc đối thoại giữa các người trưởng thành và có cuộc tranh luận thực sự về tương lai đất nước.

Sau đó bà ta nói rõ hơn về những người chuyên môn làm kỳ đà cản mũi, chuyên gây khó khăn (obstructionists) trong đảng Cộng Hòa. Bạn xem thử định nghĩa dưới đây có quen thuộc không:

Điều mà tôi bất mãn nhất về các người chuyên làm kỳ đà là họ có một quan niệm vô cùng hẹp hòi về nước Mỹ. Cái nhìn của họ không phản ảnh thực tế về người Mỹ chúng ta. Họ chống đối sự di dân vì những lý do thuộc về quá khứ, không phải về tương lai. Họ không biết làm cách nào để đầu tư cho tương lai nên họ dẹp bỏ hết. Bạn biết không, họ sa thãi những nhà nghiên cứu trẻ tuổi, đóng cửa phòng thí nghiệm thay vì nói rằng, chúng ta giỏi hơn bất cứ ai trên thế giới về vấn đề này, và đây là chỗ mà chúng ta phải bỏ tiền ra (cho việc đầu tư và nghiên cứu). Họ chỉ có cái quan niệm cổ lỗ sĩ về nước Mỹ. Và họ thao túng và hoạt động dựa trên sự Sợ hãi của người dân, họ không hề dựa vào niềm Hy vọng của dân chúng. Do đó họ cần phải bị gạt bỏ. Tôi không cần biết họ tự phong họ là gì. Tôi không cần biết họ từ đâu đến. Họ phải bị gạt bỏ đi vì trên căn bản họ không phải là Mỹ (un-American). Thế nên mọi cố gắng làm suy yếu và gây khó khăn cho sự điều hành của chính phủ là muốn gởi một tín hiệu (cho bất cứ ai) rằng người Mỹ chúng ta không thể làm việc chung, rằng chúng ta không phải là một cộng đồng một quốc gia cùng chia sẻ những giá trị.
Nước Mỹ đã là một sự phát minh (về cơ chế chính trị). Đó là một phát minh trí thức, và chúng ta đã sinh hoạt theo truyền thống này khá tốt đẹp qua bao nhiêu năm qua. Và những kẻ đó chỉ muốn làm suy giảm cái bản thể sâu sắc về việc xác định chúng ta là ai. Và chúng ta không thể để họ làm thế.

 Sau đoạn đó, Clinton tiếp tục bằng việc thảo luận về Alexis de Tocqueville. Kinh khủng, hãi    hùng. (Tác giả chỉ viết hai chữ “horror, horror nhưng theo người dịch thì có lẽ Clinton muốn nhắc đến hoàn cảnh và vai trò thấp kém của phụ nữ Mỹ, nhất là khi họ có gia đình – viết trong sách của Alexis de Tocqueville).

Đây là những bài ghi chép lại, không phải là video, nhưng điều tôi ghi nhận chính yếu là Hillary hoàn toàn thoải mái khi nói về chính sách ngoai giao của Hoa Kỳ và cả khi nói về các phương cách, thủ đoạn để đạt được mục tiêu chính trị (politics) của chính sách ngoại giao này. Trong bài nói chuyện này không có chuyện vờ vịt lừa gạt kẻ khác (bluff) và cũng không có thùng rỗng kêu to (bluster). Thật thế, đọc rất giống như nguyên bản của vụ tai tiếng CableGate (mà Clinton nói trong bài diễn văn thứ ba).

Những bài ghi chép này hầu hết cho thấy một con người nói những điều tương tự trong chỗ riêng tư cũng như trước công chúng.

Chú thích:
 1. Danel W. Drezner là giáo sư Chính trị Quốc tế tại Phân Khoa Luật và Ngoại giao ỡ Đại Học Tufts và thường đóng gópi cho PostEverything.
 2. Alexis de Tocqueville, là người viết cuốn De La Démocratie en Amerique -  (Democracy in America).
 3. CableGate scandal = wikileaks releases trên 250.000 cables ngoai giao của Mỹ gây ra nhiều xích mích và tranh cãi về tính cách phức tạp của nó.

...




No comments:

Post a Comment

View My Stats