Christophe
Deloire
Tuấn
Khanh dịch
Sat, 02/13/2016 - 16:02 — tuankhanh
Về hội nghị Sunnylands tháng 2/2016
Chẳng
nên mua bán gì, khi chưa có được tự do thông tin
Tại hội nghị thượng đỉnh Sunnylands: Các quan chức
Hà Nội cần phải cam kết cải thiện tự do thông tin để đổi lấy các thỏa thuận
thương mại.
Tổng thống Obama là người chủ trì cuộc gặp các nhà
lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Sunnylands, California
trong hai ngày 15 và 16 Tháng 2 . Việt Nam là một trong nhiều nước tham dự đã
ký được Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào
ngày 4 tháng 2 vừa qua. Giờ thì các câu chuyện liên quan đến TPP chắc chắn phải
là một chủ đề quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh, và Tổng thống Obama ắt phải
phải tận dụng cơ hội này để làm rõ rằng việc thực hiện của thỏa thuận kinh tế
TPP không thể thành công mà thiếu vắng việc nghiêm túc cải thiện nhân quyền
trong khu vực.
Trong số các nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên
ASEAN được chờ đợi sẽ có mặt hội nghị thượng đỉnh là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng. Quyền tự do thông tin trong sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam được
ghi nhận là đáng buồn. Hà Nội là một trong những cai ngục tồi tệ nhất đối với
các blogger và các nhà báo công dân trên thế giới, với ít nhất 15 blogger hiện
đang giam cầm. Đất nước này đứng hạng 175 trong số 180 quốc gia thiếu tự do báo
chí, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ghi nhận, vị trí của Việt Nam
trong danh sách này chỉ khá hơn một điểm so với Trung Quốc, và khá hơn hai điểm,
so với Syria.
Vào ngày 16 tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Văn Đài, luật
sư nhân quyền và là một blogger bị bắt giữ một cách tùy tiện vì cáo buộc
"tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam." Ông bị giam ngay sau
ngày Liên minh châu Âu và Việt Nam đã tổ chức cuộc đối thoại thường niên về
nhân quyền. Mười ngày trước đó, ông cũng đã bị đánh đập tơi tả bởi cảnh sát mặc
thường phục, sau khi tham gia vào một cuộc thảo luận về nhân quyền và 2013 Hiến
pháp Việt Nam.
Trước khi bị bắt vào tháng 12, Nguyễn Văn Đài nói với
chúng tôi rằng các vụ tấn công như vậy sẽ không làm cho ông nản lòng. Ông kêu gọi
"các tổ chức NGO quốc tế và các chính phủ dân chủ hãy làm bất cứ điều gì
có thể để ngăn chặn bạo lực, điều mà công an Việt Nam đã áp dụng ngày càng nhiều
trong những năm gần đây đối với các nhà hoạt động nhân quyền và các nơi cung cấp
tin tức độc lập."
Là một nhà tranh đấu nhân quyền và tự do thông tin
đáng kính trọng, và là nhà hoạt động Việt sáng giá nhất, Nguyễn Văn Đài từng
lên tiếng ủng hộ cho TPP. Ông cho rằng TPP sẽ buộc Hà Nội phải tôn trọng các
tiêu chuẩn quốc tế và cuối cùng dẫn đến sự cởi mở hơn về chính trị. Việc ông
Đài bị sách nhiễu và dẫn đến việc bắt giữ cho thấy chính quyền Việt Nam đang
đàn áp các tiếng nói trung dung nhất của giới bất đồng chính kiến vốn đang vận động ủng hộ các quyền căn bản cho người dân Việt
Nam.
Trong khi Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền
và Lao động Tom Malinowski luôn vui mừng trước việc chính phủ Việt Nam phóng
thích của một số tù nhân lương tâm, kể từ khi các cuộc đàm phán TPP bắt đầu, từ
hơn hai năm trước đây, nhưng rõ ràng Việt Nam không hề có được một hình ảnh đủ
đẹp như một số quan chức Mỹ vẫn đưa ra, nhằm cổ xúy cho việc ký kết Việt
Nam-TPP. Những vụ bắt bớ mang tính truyền thống, khởi tố và kết án các blogger
và các nhà báo công dân có vẻ giảm đi, nhưng bù lại thì các vụ đánh đập bạo lực
được tổ chức bởi chính quyền và những tên côn đồ được thuê mướn,đã gia tăng
đáng ngại. Tháng 11 năm 2014, lãnh sự Pháp Emmanuel Lý Batallan đã bị tấn công
bởi nhóm côn đồ và cảnh sát thường phục khi ông tới thăm Phạm Minh Hoàng, một
blogger thế hệ người Việt nói tiếng Pháp, vốn đang bị quản chế vào tháng 11 năm
2011, và là người bị sách nhiễu thường xuyên lâu nay. Ngoài việc dùng bạo lực tấn
công thẳng vào con người, chính phủ Việt Nam còn sử dụng một lực lượng dư luận
viên trực tuyến để đưa tin tức tuyên truyền tiêu cực về hoạt động của các nhà
hoạt động trên mạng lưới, hoặc đánh lừa nhà quản lý facebook về những báo cáo xấu
để đóng trang của ai gây bất lợi cho chính phủ.
Nước Mỹ có thể làm gì trước vấn đề này? Câu trả
lời là việc ký kết này mang lại một cơ hội tuyệt vời. Tháng 10 năm ngoái, trong
một lần trả lời phỏng vấn tờ New York Times, ông Malinowski đã tuyên bố rằng
TPP là "cơ hội tốt nhất mà chúng tôi đã có sau bao nhiêu năm khuyến khích
cải cách mạnh mẽ thể chế tại Việt Nam, để thúc đẩy tiến bộ nhân quyền”. Việc đảm
bảo rằng Hà Nội phải thực hiện các cam kết của mình - nhằm đưa tới các cải
cách nhân quyền có ý nghĩa, dẫn tới việc tự do thông tin tốt hơn, trước khi TPP
đi vào hiệu lực – chính là vấn đề then chốt. Chính quyền Mỹ phải buộc Hà Nội để
đưa thỏa thuận này vào từng cơ hội mà họ muốn có được. Dĩ nhiên, Hội nghị thượng
đỉnh ASEAN không là ngoại lệ. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Obama yêu cầu chính
quyền Việt Nam phóng thích tất cả các blogger đang bị giam cầm và chấm dứt sách
nhiễu các nhà hoạt động trên mạng lưới và giới bất đồng chính kiến, thông qua
việc cho công an đánh đập và tấn công trực tuyến. Xin đừng nói mua bán gì cả mà
chưa có được tự do thông tin.
Bài viết của Christophe Deloire, Tổng thư ký
/ Phóng viên Không Biên giới
Tuấn Khanh chuyển ngữ từ No Trade Without Freedom of Information(12/2/2016)
Ảnh: Reuters
Tuấn Khanh chuyển ngữ từ No Trade Without Freedom of Information(12/2/2016)
Ảnh: Reuters
No comments:
Post a Comment