Bùi Văn Phú
Gửi
cho BBC từ Hoa Kỳ
15 tháng 2 2016
Cần phải nhấn mạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama rất yếu
về đối ngoại, từ Ukaraine, đến Syria, Iran.
Vì thế ASEAN không tin có thể tìm được sự ủng hộ của
Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Obama trong năm cuối nhiệm kỳ trong cách giải quyết
tranh chấp ở Biển Đông.
Đơn giản, quan hệ thương mại Mỹ-Trung quan trọng hơn
là với ASEAN, 1,3 tỉ người so với 300 triệu.
Hoa Kỳ đã cho tàu chiến chạy qua những khu vực gần
các đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa, và Hoàng Sa mới đây, nhưng mục
đích chỉ là đưa tín hiệu bảo vệ tự do lưu thông trên biển. Trung Quốc vẫn tiếp
tục xây dựng sân bay và hạ tầng trên các đảo nhân tạo.
Phản ứng của Hoa Kỳ dè dặt, không thực sự thách thức
Trung Quốc vì lo ngại làm sụp đổ quan hệ thương mại giữa hai nước.
Tổng thống Obama muốn xoay trục về Đông Á. Nhưng năm
2013, vì khủng hoảng ngân sách với quốc hội Mỹ mà Obama đã hủy chuyến đi họp APEC
ở Indonesia và ASEAN ở Brunei làm lãnh đạo các quốc gia này thất vọng và mất niềm
tin vào Hoa Kỳ.
TPP thì chưa biết có được quốc hội Mỹ phê chuẩn hay
không vì không chỉ Cộng hòa trong quốc hội phản đối, nhiều dân cử Dân chủ cũng
không tán đồng trong khi nghiệp đoàn lao động Mỹ cực lực phản đối.
Các ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa như Donald
Trump, Marco Rubio cũng không ủng hộ TPP.
Về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đầu không đi,
rồi lại quyết định đi dự hội nghị kỳ này ở Hoa Kỳ, có những dư luận cho rằng
ông vẫn có thể làm thay đổi tình hình chính trị Việt Nam, sau khi đã bị loại khỏi
Bộ Chính trị sau Đại hội Đảng 12.
Tôi thì không nghĩ là sẽ có thay đổi vì nên nhớ chủ
trương của đảng cộng sản là "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách". Đảng
đã quyết định tại đại hội là chọn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại để kiên
trì với chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh và chọn con đường "kinh tế
thi trường, định hướng xã hội chủ nghĩa", với chính sách đối ngoại vẫn
thân Trung Quốc hay có thể nói là đang bị Trung Quốc kìm hãm.
Tham dự thượng đỉnh ASEAN có nhiều lãnh đạo sắp hết
nhiệm kỳ. Tổng thống Obama còn chưa đến một năm sẽ rời Bạch Ốc. Tổng thống
Aquino của Philippines cũng rời chức vụ trong vài tháng tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cũng thế. Tổng thống Thein Sein của Myanmar cũng sắp bàn giao quyền hành
cho đảng đối lập nên không dự thượng đỉnh mà cử phó tổng thống.
Trước khi hội nghị diễn ra, nhật báo Los
Angles Times còn đưa tin với một tựa bài hết sức bất lợi cho nhiều
lãnh đạo ASEAN là "A crowd of dictators is coming to Southern
California" (Một đám nhà độc tài đang đến Nam California). Trong 10 quốc
gia ASEAN thì có đến 7 được cho là có lãnh đạo độc tài là Hun Sen của Cambodia,
Prayuth Chan-0cho của Thái Lan, Najib Razak của Malaysia, Hassanal Bolkiah của
Brunei, Thein Sein của Malaysia, Choummaly Sayasone của Lào và Nguyễn Tấn Dũng
của Việt Nam.
Vì thế có thể sẽ có nhiều người, trong đó có người Mỹ
gốc Việt, kéo về Sunnylands biểu tình trong những ngày hội nghị. Như khi Tổng
thống Obama tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ba năm trước đây cũng ở nơi
này ở miền nam California.
--------------------------------------
Bùi Văn Phú, nhà báo tự do từ vùng Vịnh San
Francisco, California, Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment