Saturday, 6 June 2015

NHỮNG NGỤY BIỆN VỀ HỒ CHÍ MINH (Phạm Khánh Chương)





Phạm Khánh Chương
Posted by adminbasam on 06/06/2015

Tất cả lý luận để bênh vực Hồ Chí Minh chỉ là hình thức đánh lừa vị giác, hay nói cách khác, là tự đánh lừa mình. Biết là sai nhưng vẫn tự đánh lừa mình thì là ngu, nhưng dùng nó để đánh lừa cả người khác là bất lương, là tội ác.

Những kẻ biện hộ cho Hồ Chí Minh lý luận rằng ông ta ảnh hưởng tư tưởng Khổng Giáo nhiều hơn tư tưởng CS, rằng những việc làm của ông ta lúc trước là do biện pháp tình thếngoài ý muốndo người khác làm, rằng nhận xết về Hồ Chí Minh phải khách quan về hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, v,v….Tất cả những lý luận biện hộ đó đều là ngụy biện.

Hồ Chí Minh xuất thân bần nông, có khuynh hướng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề hơn dùng trí óc để tìm giải pháp. Chính vì thế, năm 1920, khi ông ta đọc được “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, ông ta hoàn toàn bị CS mê hoặc vì CS chủ trương đấu tranh bạo lực để giải phóng con người, giải phóng XH.

Nếu Cụ Phan Chu Trinh chủ trương nâng cao dân trí, hội nhập thế giới văn minh, rồi từ đó đấu tranh giành độc lập mà không cần dùng bạo lực hay cầu viện ngoại bang thì Hồ Chí Minh đã chọn con đường hoàn toàn trái ngược. Và ông ta đã đi theo, và chỉ theo con đường trái ngược đó cho tới khi chết.

Tuy bị mê hoặc bởi chủ nghĩa CS và đi theo CS, Hồ Chí Minh khi ấy cũng không hiểu rõ CS. Chính vì không hiểu CS là gì nên tại Hội Nghị Quốc Tế Nông Dân năm 1923, Hồ Chí Minh chỉ nêu ra vấn đề thuộc địa (thực chất là nêu ra vấn đề đàn áp nông dân tại thuộc địa) mà không quan tâm (hay không biết đến) những vấn đề khác của phong trào CS trên thế giới lúc bấy giờ như phong trào công nhân, phong trào đấu tranh ở thành thị, v.v… Điều này làm Stalin không hài lòng, gây khốn khổ cho Hồ Chí Minh đến mãi sau này, cho tới khi ông ta hiểu biết hơn về CS và “sửa sai tư tưởng” bằng phong trào Cải Cách Ruộng Đất tại VN.

Sự mơ hồ về chủ nghĩa CS của Hồ Chí Minh còn kéo dài cho tới khi Trần Phú về triệu tập Hội Nghị Trung Ương tháng 10-1930, đổi tên đảng CSVN thành đảng CS Đông Dương, nhấn mạnh phải lấy “giai cấp chống giai cấp” làm trọng tâm cho mọi đường lối đấu tranh chính trị của đảng.

Những tay lý luận biện hộ cho Hồ Chí Minh chụp lấy cơ hội trên cho rằng khuynh hướng “tả” và “những hành động bạo lực” sau đó là “ngoài ý muốn” của Hồ Chí Minh, do người khác làm vì lúc đó Hồ Chí Minh đang ở nước ngoài. Đây chỉ là ngụy biện vì đường lối CS Quốc Tế là đường lối chung, có Hồ Chí Minh khi ấy hay không cũng vậy, Trần Phú chỉ là người làm sáng tỏ đường lối đấu tranh theo ý thức hệ CS mà những đảng viên CS, kể cả Hồ Chí Minh, phải tuân theo.

Những kẻ ngụy biện còn cố gán cho Hồ Chí Minh ảnh hưởng Khổng Giáo để làm giảm bản chất CS của ông ta, nhưng ai học sách Nho ngày xưa mà không ảnh hưởng Khổng Giáo? Thật ra, Hồ Chí Minh cũng có ảnh hưởng bởi Khổng Giáo và một số tư tưởng dân chủ Âu Tây, ông ta từng viết “Khổng tử, Jésus, Marx, Tôn Dật Tiên,… đều có những điểm chung giống nhau, đó là cùng mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Tôi cố gắng là người học trò nhỏ của các vị ấy”, nhưng những bài viết, văn kiện của Hồ Chí Minh cho thấy ông ta chịu ảnh hưởng rất nặng tư tưởng CS của Lenin. Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh tuy mơ hồ về lý thuyết CS nhưng ông ta không mơ hồ về con đường mình đi và quyết tâm chọn con đường đó vì nó phù hợp với bản chất của ông ta.

Chính vì ảnh hưởng rất nặng tư tưởng của Lenin và quyết tâm theo con đường CS, Hồ Chí Minh đã dể dàng chấp nhận lấy quan điểm “giai cấp đấu tranh giai cấp” bạo lực của Stalin và Mao làm con đường đấu tranh duy nhất để “lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản” (cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế do Lenin lãnh đạo).

Việc Hồ Chí Minh có phải là người đem CNCS hay thành lập đảng CS tại VN hay không không thành vấn đề, ông ta vẫn là một trong những đảng viên tiên phong của phong trào CS tại VN. Đảng CS do ông ta lãnh đạo và kế thừa đã tích cực áp dụng phương pháp đấu tranh bạo lực, “giai cấp chống giai cấp” của Stalin và Mao để giải quyết vấn đề đất nước.

Ngoài ra, nếu nói sự chọn lựa đó “ngoài ý muốn” thì tại sao năm 1941, khi ban Trung Ương củ do Trần Phú dựng lên và những người theo ông ta bị bắt và hy sinh gần hết, Hồ Chí Minh về làm lãnh tụ tối cao của đảng, ông ta không thay đổi quan điểm đấu tranh của đảng?

Hồ Chí Minh và đảng CS có rất nhiều cơ hội để thay đổi đường lối đấu tranh hòa bình hơn, nhân bản hơn theo hướng những đàn anh đi trước và trí thức hơn ông ta như Cụ Phan Chu Trinh, nhưng ông ta và đảng CS đã không làm, vì đó không phải chủ trương của đảng CS nói chung. Nói tới Cộng sản, Việt Minh hay sau này là Việt Cộng, là nói tới thanh trừng, khủng bố và dối trá. Bạo lực và dối trá nối tiếp bạo lực và dối trá.

Hồ Chí Minh đã khéo léo dùng chiêu bài “dân tộc“, “yêu nước” để che giấu bộ mặt thật Việt Minh-Cộng Sản với nhân dân VN, nhưng không thể qua mắt được người Mỹ. Người Mỹ và các nước Tây phương biết rõ Hồ Chí Minh không phải là “nhà ái quốc” hay người theo “chủ nghĩa dân tộc” (dù có vài người tin như vậy!), Hồ Chí Minh chỉ là một đảng viên đảng CS Quốc Tế dưới sự lãnh đạo của CS Xô-viết.

Tình hình VN lúc bấy giờ rất phức tạp (Pháp, Nhật, Tàu, phe phái, v.v…), nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh của đảng CS do Hồ Chí Minh lãnh đạo có thay đổi nhưng quan điểm đấu tranh hoàn toàn không thay đổi. Kết quả, tháng 8-1945, thay vì kết hợp với chính phủ Trần Trọng Kim để xây dựng một nhà nước dân chủ, đa đảng, Hồ Chí Minh chọn việc cướp chính quyền, loại bỏ chính phủ đầu tiên của VN, một chính phủ hợp hiến của một quốc gia độc lập, độc lập không đổ máu.

Tháng 5-1946, Hồ Chí Minh qua Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau, thực chất là tránh mặt cho Võ Nguyên Giáp thủ tiêu các đảng phái khác như Quốc Dân Đảng, Việt Cách, Việt Quốc, Đại Việt và những người Trotskist, tức là thủ tiêu những người không cùng đường lối, không cùng ý thức hệ CS.

Thật ra, dù Hiệp Ước 1946 thành công hay thất bại, dù Pháp có phá vỡ Hiệp Ước hay không, Hồ Chí Minh và đảng CS cũng sẽ sử dụng vũ lực vì tư tưởng sử dụng bạo lực để cướp chính quyền đã có từ trước. Ngày 19-5-1941, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII, Hồ Chí Minh đã khẳng định, trích: “cuộc cách mạng Đông Dương sẽ kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” và “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”. Tư tưởng bạo lực của QTCS luôn chi phối mọi suy nghĩ và hành động của ông ta.

Tháng 3-1947, lấy lý do Pháp phá vỡ Hiệp Ước, Hồ Chí Minh kêu gọi tiêu thổ, trường ký kháng chiến. Năm 1951, tình hình thuận lợi cho phép Hồ Chí Minh lộ mặt, đưa đảng CS ra hoạt động công khai trở lại, lấy tên là đảng Lao Động VN.

Lê Diễn Đức viết trong “Hồ Chí Minh và di sản của ông”, trích: “Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Geneva năm 1954…. Ngay lập tức Hồ Chí Minh đã phản bội lại chính mình, phản bội lại tất cả những điều mà ông ta sử dụng nó để đưa người dân vào 9 năm kháng chiến trường kỳ“. Không! Hồ Chí Minh không phản bội lại ông ta, ông ta chỉ không cần phải giấu mặt thật nữa thôi!

Không thể nào nói một người như Hồ Chí Minh không hiểu rằng nếu sử dụng bạo lực là sẽ có đổ máu. Kéo cả dân tộc vào đấu tranh bạo lực thì máu sẽ thành sông, xương thành núi, nhưng ông ta vẫn bất chấp, không những thế, còn tìm mọi cách để thực hiện (đấu tranh bạo lực). Rất nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập, tự do mà không cần phải mất nhiều xương máu như vậy.

Một người ái quốc hay theo chủ nghĩa dân tộc, lấy dân làm gốc, không bao giờ lấy xương máu nhân dân để làm phương tiện cho mục đích chính trị của đảng phái mình, trừ khi người đó bị lôi cuốn bởi một quyền lực u mê vô hình nào đó. Quyền lực u mê vô hình ở đây là chủ nghĩa CS mà Hồ Chí Minh suốt đời “không chỉ là một người cộng sản Việt Nam mẫu mực, Người còn là chiến sĩ cộng sản quốc tế trong sáng, thuỷ chung, luôn quan tâm đến sự phát triển chung của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”.

Một số người bênh vực Hồ Chi Minh cho rằng, trong giai đoạn phức tạp của lịch sử lúc đó, do tình thế bắt buộc,  Hồ Chí Minh không thể chủ động lựa chọn  phải chấp nhận (khi không còn con đường nào khác). Đây là cách ngụy biện nguy hiểm nhằm mục đích đổ lỗi cho người khác. Những tay ngụy biện còn đi xa hơn cho rằng, xét công-tội của Hồ Chí Minh phải xét tới hoàn cảnh lịch sử phức tạp lúc ấy.

Hoàn cảnh lịch sử phức tạp lúc ấy đã cho phép Cụ Trần Trọng Kim thành lập chính phủ VN đầu tiên mà không cần phải đổ máu (dù vẫn chịu sự bảo hộ của quân dội Nhật – lúc đó đã thất trận, giải giáp và chuẩn bị rút về nước).

Vậy, hoàn cảnh lịch sử phức tạp nào lúc ấy khiến Hồ Chí Minh và Việt Minh bắt buộc phải thủ tiêu đối lập? Hoàn cảnh phức tạp nào lúc ấy khiến Hồ Chí Minh chỉ có thể làm “cuộc cách mạng Đông Dương…..bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” , phát động cuộc “trường kỳ kháng chiến” kéo dài 9 năm làm chết hàng vạn người?

Hoàn cảnh phức tạp nào lúc ấy, bắt buộc Hồ Chí Minh phải viết thư nặc danh vu cáo bà Nguyễn Thị Năm, một người địa chủ có công với đất nước? Hoàn cảnh phức tạp nào lúc ấy bắt buộc Hồ Chí Minh phải tiến hành Cải Cách Ruộng Đất làm chết cả trăm ngàn người, trong đó hơn 70% là vô tội?

Hoàn cảnh phức tạp nào lúc ấy, ép Hồ Chí Minh và đảng CS do ông ta lãnh đạo phải tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam kéo dài hơn 20 năm với hàng triệu người chết mà ruốt cuộc, sau 40 năm thống nhất, đất nước càng ngày tụt hậu, nghèo nàn và lệ thuộc vào Tàu?

Tất cả chỉ vì Hồ Chí Minh là đảng viên trung kiên của đảng CSQT, suốt đời sống là làm việc theo chỉ thị của đảng CSQT (nay là đảng CS Tàu). Những kẽ kế thừa ông ta hiện nay vẫn đang “tiếp tục kế thừa tư tưởng và phát huy sự nghiệp” của ông ta.

Một người tự trọng sẽ không cho phép mình đổ thừa hoàn cảnh để chạy tội. Không có dân tộc nào trên thế giới muốn có một lãnh đạo như Hồ Chí Minh để bị dẫn dắt đi hết chỗ chết này tới chỗ chết khác.

Người VN nào vẫn xem ông ta là “cứu tinh dân tộc“, hãy nhìn lại chặng đường hơn 80 năm qua của dân tộc, của đất nước từ khi có đảng CS dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đề suy nghĩ lại. Những trí thức VN hãy có đủ bản lĩnh trí thức để thoát khỏi sự nô lệ của cái bóng ma quái Hồ Chí Minh, trí thức bị nô lệ tư tưởng không phải là trí thức.

Lịch sử VN đời đời lên án Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc là những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà“, “rước voi về giày mả tổ“, bất chấp hoàn cảnh lịch sử lúc ấy như thế nào. VN này nay bị mất đất, mất biển, đất nước bị lệ thuộc Tàu cộng, tất cả chỉ vì Hồ Chí Minh là “chiến sĩ cộng sản quốc tế thuỷ chung”.Hồ Chí Minh rồi đây cũng sẽ bị lịch sử phê phán như vậy Hồ Chí Minh là “nhân vật lịch sử“, Hồ Chí Minh không phải là “thánh” để mà tôn thờ và Hồ Chí Minh hoàn toàn không phải là “cha già dân tộc“. Những kẻ gọi Hồ Chí Minh là “cha già dân tộc” là những kẻ đang sĩ nhục tổ tiên và phĩ báng dân tộc.

Ngày sau dù chế độ nào cầm quyền đi nữa thì người ta cũng sẽ học về Hồ Chí Minh, nhưng học về Hồ Chí Minh không phải để làm theo mà để tránh vết xe đổ của lịch sử, tránh những nguy cơ gây tổn thất, mất mát, đau khổ cho dân tộc và cả nguy cơ mất nước mà Hồ Chí Minh và những kẻ CS kế thừa của ông ta đã và đang làm hiện nay.

_____

Tham Khảo














No comments:

Post a Comment

View My Stats