Trần Quốc
20-12-2012
Cuốn sách Bên Thắng Cuộc quả
đáng xem. Dù mình ‘nhân dân, bại”.
Có thể nói ngay tác giả thể
hiện khá tài tình kỹ năng khai thác-thu thập thông tin cũng như xử lý thông tin
và biên tập. Hồ đồ cho rằng phần phỏng vấn thu thập thông tin ‘nội địa’ có phần
may mắn, vì tác giả lí lịch hơi đẹp, nguyên là lính và gốc người Hà Tĩnh (!?)
Cuốn sách cho thấy tác giả dường như tỏ rõ khả năng tiếp cận kiểu bố cục, trình
bày “tây phương”, nên cuốn sách dễ đọc. Lướt qua lời nói đầu và bảng liệt kê
các tài liệu, tư liệu tham khảo đã thấy tác giả là một cây bút nghiêm túc, nói
có sách mach có chứng. Đáng ghi nhận những năm tháng tu nghiệp ở nước ngoài của
tác giả quả không uổng. Các sự kiện, diễn biễn và tình tiết, được phân đoạn
rạch ròi mà vẫn bảo đảm tính liên tục xuyên suốt nội dung. Cuốn sách nhiều phần
như thể mang phong cách báo chí, chủ yếu đưa thông tin, vì vậy nó không mang
tính ‘định hướng hoặc áp đặt’. Cuốn sách cũng có thể tạm coi là một khảo cứu
lịch sử hiếm hoi đủ lượng thông tin mang tính đại diện và đáng tin như tác giả
của nó đã có thể từng tin, dẫu rằng tác giả chưa phải đã thực sự nghiên cứu
những thông tin đó để rút ra những đánh giá nhận định đối chiếu theo yêu cầu
học thuật của một khảo cứu.
Nội dung và thông tin của cuốn
sách đưa đến nhiều suy ngẫm, gợi nhớ và liên tưởng.
Có lẽ khỏi đòi hỏi nhiều thông
tin hơn nữa, chỉ ngần ấy trong cuốn sách này đã khá đủ để vừa là một sự minh
họa vừa làm nhớ đến một câu mang tính khái quát của ‘nhà giáo’ Johl Paul 2: “
Chủ nghĩa cộng sản về lý tưởng không có gì sai nhưng cách nó thực hiện thì chỉ
làm cho xã hội thêm bất công”. Vì thế thiết tưởng, luận bàn về ‘thánh thần’ hay
‘ác quỷ’ của những người thực hiện chủ nghĩa ấy có thể khỏi cần bàn kỹ ở đây.
Chính những thông tin ấy làm
nhớ đến nhà văn Pháp Jean Fournier thì phải, một người từng ủng hộ ‘bên thắng
trận’ nhiệt thành, đã phải thốt lên, vào năm 1976, đại ý, ‘’đó không phải là
một cuộc giải phóng(liberation), mà là một sự tự thực dân hóa (auto-colonialnism)’’
để nói về những gì xảy ra sau ngày 30/4/1975.
Và cũng chính những thông tin
về thảm họa hoặc thất bại trong lĩnh vực kinh tế- xã hội sau năm 1975 trong
cuốn sách dường như chứng minh cho lời nhận xét của Richard Nixon trong hồi ký
của ông ta: ”… một vấn đề chung ở tất cả những quốc gia mới ở châu Á và châu
Phi: một lãnh tụ cách mạng xuất sắc nhưng hoàn toàn không đủ năng lực xây dựng
một quốc gia một khi đã giành được độc lập.” Vấn đề này có vẻ cũng đúng ngay
với hiện tượng Võ Văn Kiệt, một nhân vật được khá nhiều người ca ngợi và mến
mộ. Dường như ông là người dừng ở mức có khả năng ‘xé rào’, ‘chữa cháy’. Sau
những thành tích ở Sài gòn, ông được chuyển ra trung ương, rồi vào năm 1982 trở
thành ủy viên Bộ chính trị và giữ chức phó thủ tướng. Vì vậy, nói cho công
bằng, không phải ông không dự phần thất bại vụ Giá-Lương-Tiền 1985, như đã dẫn
ra trong cuốn sách. Và lần này cũng vậy, ông thừa nhận ‘’chúng ta có nhiều sơ
hở’’ và “giả dụ rằng…” , có nghĩa dường như chỉ ‘nhạy bén’ khi sự đã rồi chứ
chưa phải đạt tầm viễn kiến. Nói về chuyện này, có lẽ Lý Quang Diệu là một
ngoại lệ của các nước phải làm cách mạng. Ông ấy thật sự xứng đáng được người
dân Singapor tôn vinh Cha già dân tộc . Nhờ vào viễn kiến chính trị và kinh tế
của ông, Singapor ngày nay phồn thịnh, tươi đẹp và người dân dường như được
hưởng một di sản bền vững từ ông, khỏi phải lý sự lý luận lùng bùng. Thật chạnh
lòng khi nhớ đến câu của ông, người đã từng được VVK mời làm cố vấn, hồi năm
trước: ‘’Việt Nam ư, quên đi, tôi đã nói hết với họ rồi. Vô ích!”
Đọc xong cuốn sách, dù mới chỉ
là tập 1, tâm tình người đọc dễ như tan nát, bi quan. Nhưng biết làm sao được,
đó là sự thật.
Tuy nhiên, cuốn sách có thể đến
và có ích đối với nhiều đối tượng độc giả quan tâm về vận mệnh hưng vong đất
nước. Có thể nói đối với những độc giả lớn tuổi từng có ý thích, ý thức theo
dõi thời cuộc thì về cơ bản họ không quá bị xa lạ với những diễn biến,tình tiết
của các sự kiện; tuy nhiên cuốn sách có lợi ở chỗ đã thống kê sắp xếp lại chúng
để dễ nhớ và dễ kiểm nghiệm lại những thông tin thậm chí được gọi là ‘vỉa hè’
trước đây, kể cả chuyện thâm cung bí sử,(mà hóa ra là đúng!). Với những độc giả
đã từng trải nghiệm, đã từng “chịu trận’, cuốn sách có thể động chạm đến những
ký ức đau thương, nhưng cũng là một sự chia sẻ, và biết đâu, một ‘sự hiểu biết’
hơn từ cuốn sách này có thể đem lại một niềm “tự an ủi” . Những độc giả tuổi
còn trẻ, nhất là lớp sinh sau 1975 và thế hệ sau, có thể tham khảo những thông
tin đáng được tin cậy của cuốn sách này để thấy rõ biết bao sự thật, để hiểu
khía cạnh nào đó của con người, yêu mình là trên hết. Cũng hồ đồ nghĩ rằng,
những người từ cấp thấp đến cấp cao đang đóng vai thống trị toàn xã hội, dù
thuộc diện được phép ‘công khai’ hoặc phải ‘thầm lén’ đọc cho nó lành, cũng sẽ
có nhiều suy ngẫm đa chiều đa diện hơn khi tiếp cận cuốn sách này.
Để rồi khi biết Nguyễn Văn Linh
vào năm 1981 đã nói, “những người cộng sản sao lại không thể ngồi với nhau cho
dù Khơ-me đỏ”, thì nghĩ tại sao “người Việt Nam lại không thể ngồi với nhau cho
dù bất đồng chính kiến”?
Vài nghĩ vặt. Cuốn 1, trộm nghĩ
không hiểu có trúng ý tác giả hay không, dường như không nói tới “Đỉnh cao chói
lọi” hoặc về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi đề cập thân phận nhóm các văn nghệ sĩ
trí thức Sài gòn sau 75. Chứng tỏ tác giả, có thể, hiểu đó là những chuyện nhạy
cảm. Thật có phần khôn khéo, đỡ gây tranh cãi phức tạp và làm phân tâm độc giả,
nhất là độc giả ‘’bên thua cuộc” (?).
Chuyện vặt nữa. Ngay đầu sách,
dẫn câu khởi sự của Nguyễn Duy:” Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh Bên nào
thắng thì nhân dân đều bại’’ khá xác đáng trong bối cảnh giới hạn, nhưng cũng
đáng để bàn, thậm chí là bàn cãi. Xác định ‘Bên nào’ là bên nào và ‘nhân dân
đều bại’ hẳn không giản đơn !? Vô phép để nói, người viết còm này có người em
ruột là bộ đội và tử nạn tít tại chiến trường tây nam bộ đến nay vẫn thuộc diện
MIA không thực sự biết mình thuộc ‘’bên nào’’.
Dẫu thế nào, khi nhớ lại nhà
văn Gorki, cộng sản Xô-viết hẳn hoi, từng nói: “Sau này sẽ có người nào đó
trung thực và đủ lòng dũng cảm viết một cuốn sách nhan đề rất buồn “Sự Suy Sụp
của Cá Nhân”, thì nghĩ rằng, Huy Đức đáng được coi là một người trung thực và
đủ lòng dũng cảm, khỏi cần để tâm nhan đề gì, thắng hay thua, suy sụp của cá
nhân hay của cả làng.
Cảm ơn tác giả cuốn sách Bên
thắng cuộc. Cũng nhớ cảm ơn cả nhà thơ Đỗ Trung Quân, người đã làm cho Huy Đức
phải ám ảnh để viết cuốn sách. Chờ cuốn 2 e-book !
Có thể là may, cuốn thời hiện
tại đã có ở trang ABS(?), không phải chờ mấy chục năm sau. Nghĩ lại, may hay
không may !?
No comments:
Post a Comment