20.12.2012
Năm blogger Việt Nam
có tên trong danh sách 41 cá nhân xuất sắc đến từ 19 quốc gia, được trao Giải
Hellman/Hammett hôm nay, một giải thưởng cao quý để vinh danh lòng can đảm và
tính bất khuất những người cầm bút trước áp lực của các vụ đàn áp chính trị.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết các blogger được nhận Giải năm nay gồm có Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú.
Ông Brad Adams, Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett, nói: “Như tất cả những người Việt Nam khác tìm cách thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người trong giới blogger phải chịu áp lực ngày càng tăng của các hành động đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù, chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.”
Ông Adams nói tiếp: “Bằng cách vinh danh 5 nhân vật dũng cảm này, những người đã chịu đựng nhiều gian khổ và đối mặt với những nguy cơ vẫn đang đe dọa các quyền cơ bản của họ, chúng tôi lấy làm vinh dự được tiếp thêm sức mạnh cho những tiếng nói mà Đảng Cộng Sản đang cầm quyền tại Việt Nam muốn ngăn cản, không cho tham gia công luận về nhiều vấn đề chính trị và xã hội của Việt Nam.”
Human Rights Watch nói những người Việt được trao Giải Hellman/Hammett năm nay phản ánh tính đa dạng của các thành phần trong xã hội Việt Nam mà những tiếng nói phê bình và quan tâm bị chính quyền Việt Nam tìm cách dập tắt, như nhà vận động cho tự do tôn giáo Nguyễn Hữu Vinh, nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền Phạm Minh Hoàng, tức là blogger Phan Kiến Quốc, nhà báo tự do Vũ Quốc Tú, bút danh Uyên Vũ, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và nhà phê bình chính xã hội trẻ, cô Huỳnh Thục Vy. Tất cả 5 người đều bị chính quyền đàn áp vì những bài viết của họ.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói chính quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp ôn hòa, những người lên tiếng đặt nghi vấn về các chính sách của nhà nước, phơi bày tệ nạn tham nhũng trong hệ thống chính quyền, hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ để thay thế chế độ cai trị độc đảng.
Trong số những người Việt Nam được trao Giải Hellman/Hammett năm nay, có ông Huỳnh Ngọc Tuấn, và con gái của ông. Ông Tuấn, một nhà văn, và con gái, cô Huỳnh Thục Vy, một blogger trẻ nổi tiếng, đã viết nhiều bài viết phơi bày bất công xã hội, đề cao nhân quyền, dân chủ và cổ vũ hệ thống đa đảng, một xã hội pháp quyền, đồng thời ủng hộ các nhà hoạt động đang bị cầm tù.
Hôm 16 tháng 12 vừa rồi, cảnh sát tại phi trường Tân Sơn Nhất đã tịch thu hộ chiếu và cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu, em trai cô Huỳnh Thục Vy, đáp máy bay sang Hoa Kỳ để thay mặt cha và chị, nhận Giải Hellman/Hammett.
Trong một cuộc phỏng vấn với Ban Việt Ngữ mới đây, Đại diện cao cấp của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả, ông Shawn Crispin đề cập tới môi trường hoạt động của các blogger và nhà báo ở Việt Nam. Ông nói có một số đề tài cấm kỵ mà các nhà báo và giới blogger biết sẽ phải nhận lấy hậu quả, nếu dám vượt qua điều mà ông gọi là “giới hạn đỏ”. Ông Shawn Crispin nói:
“ Nếu lần theo đường dây tham nhũng lên tới tận các cấp lãnh đạo cao hơn, chẳng hạn nếu viết một bài báo chỉ trích các giao dịch làm ăn của ái nữ Thủ Tướng Việt Nam chẳng hạn, đó là loại đề tài mà ngay cả các ký giả nước ngoài cũng biết là lĩnh vực cấm. Ngay cả những người biết chuyện cũng cố tránh, không muốn phơi bày, trong khi câu chuyện lại rất đáng bị phơi bày ra trước ánh sáng.”
Giải thưởng Hellman/Hammett là một giải thưởng thường niên được trao cho giới cầm bút trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc các hành vi vi phạm nhân quyền. Phần thưởng bằng tiền mặt lên tới 10.000 đôla một người, là nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm bất đồng với chính phủ của họ, hay vì đã chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hay viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.
Nguồn: HRW- VOA Interview with CPJ Senior Representative
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết các blogger được nhận Giải năm nay gồm có Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú.
Ông Brad Adams, Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett, nói: “Như tất cả những người Việt Nam khác tìm cách thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người trong giới blogger phải chịu áp lực ngày càng tăng của các hành động đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù, chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.”
Ông Adams nói tiếp: “Bằng cách vinh danh 5 nhân vật dũng cảm này, những người đã chịu đựng nhiều gian khổ và đối mặt với những nguy cơ vẫn đang đe dọa các quyền cơ bản của họ, chúng tôi lấy làm vinh dự được tiếp thêm sức mạnh cho những tiếng nói mà Đảng Cộng Sản đang cầm quyền tại Việt Nam muốn ngăn cản, không cho tham gia công luận về nhiều vấn đề chính trị và xã hội của Việt Nam.”
Human Rights Watch nói những người Việt được trao Giải Hellman/Hammett năm nay phản ánh tính đa dạng của các thành phần trong xã hội Việt Nam mà những tiếng nói phê bình và quan tâm bị chính quyền Việt Nam tìm cách dập tắt, như nhà vận động cho tự do tôn giáo Nguyễn Hữu Vinh, nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền Phạm Minh Hoàng, tức là blogger Phan Kiến Quốc, nhà báo tự do Vũ Quốc Tú, bút danh Uyên Vũ, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và nhà phê bình chính xã hội trẻ, cô Huỳnh Thục Vy. Tất cả 5 người đều bị chính quyền đàn áp vì những bài viết của họ.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói chính quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp ôn hòa, những người lên tiếng đặt nghi vấn về các chính sách của nhà nước, phơi bày tệ nạn tham nhũng trong hệ thống chính quyền, hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ để thay thế chế độ cai trị độc đảng.
Trong số những người Việt Nam được trao Giải Hellman/Hammett năm nay, có ông Huỳnh Ngọc Tuấn, và con gái của ông. Ông Tuấn, một nhà văn, và con gái, cô Huỳnh Thục Vy, một blogger trẻ nổi tiếng, đã viết nhiều bài viết phơi bày bất công xã hội, đề cao nhân quyền, dân chủ và cổ vũ hệ thống đa đảng, một xã hội pháp quyền, đồng thời ủng hộ các nhà hoạt động đang bị cầm tù.
Hôm 16 tháng 12 vừa rồi, cảnh sát tại phi trường Tân Sơn Nhất đã tịch thu hộ chiếu và cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu, em trai cô Huỳnh Thục Vy, đáp máy bay sang Hoa Kỳ để thay mặt cha và chị, nhận Giải Hellman/Hammett.
Trong một cuộc phỏng vấn với Ban Việt Ngữ mới đây, Đại diện cao cấp của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả, ông Shawn Crispin đề cập tới môi trường hoạt động của các blogger và nhà báo ở Việt Nam. Ông nói có một số đề tài cấm kỵ mà các nhà báo và giới blogger biết sẽ phải nhận lấy hậu quả, nếu dám vượt qua điều mà ông gọi là “giới hạn đỏ”. Ông Shawn Crispin nói:
“ Nếu lần theo đường dây tham nhũng lên tới tận các cấp lãnh đạo cao hơn, chẳng hạn nếu viết một bài báo chỉ trích các giao dịch làm ăn của ái nữ Thủ Tướng Việt Nam chẳng hạn, đó là loại đề tài mà ngay cả các ký giả nước ngoài cũng biết là lĩnh vực cấm. Ngay cả những người biết chuyện cũng cố tránh, không muốn phơi bày, trong khi câu chuyện lại rất đáng bị phơi bày ra trước ánh sáng.”
Giải thưởng Hellman/Hammett là một giải thưởng thường niên được trao cho giới cầm bút trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc các hành vi vi phạm nhân quyền. Phần thưởng bằng tiền mặt lên tới 10.000 đôla một người, là nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm bất đồng với chính phủ của họ, hay vì đã chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hay viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.
Nguồn: HRW- VOA Interview with CPJ Senior Representative
----------------------------------------
BBC
Cập nhật: 10:35 GMT - thứ năm, 20 tháng 12, 2012
Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch
công bố trao giải Hellman/Hammett cho năm cây bút ở Việt Nam trong số 41
nhân vật từ 19 nước.
Các vị Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ
Quốc Tú, hiện đều đang sống tại Việt Nam, được ca ngợi như
những người “đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy
cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình”, theo thông báo của Human Rights Watch
hôm 20/12/2012.
Ông Lawrence
Moss, điều phố viên chương trình của Human Rights Watch và cũng là chuyên
gia được Liên Hiệp Quốc mời tư vấn về nhân quyền viết về những người
được giải năm nay:
“Giải thưởng Hellman/Hammett giúp
cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể
hiện ý tưởng, hay vì phê phán hoặc đụng chạm tới những người nắm
quyền”.
Một ban tuyển
chọn sẽ trao giải thưởng bằng tiền (grants) để trợ giúp những cây bút vốn vì
công việc đưa tin mà chịu sự đối xử hà khắc của chính quyền.
Năm nay, Human Rights Watch cũng
trao giải thưởng cho một số nhà hoạt động tại Trung Quốc, gồm Vương
Lực Hống, Tề Sùng Hoài, Hoàng Kỳ, Tôn Văn Quảng và Hà Đức Phổ.
Ngoài ra, còn
có các cây viết và nhà vận động Huuchinhuu
Govruud (người Nội Mông), Memetjan Abdulla và Gulmire Imin (người Hồi
giáo Uighur) cũng từ Trung Quốc được trao giải.
Ngoài, ra còn
có bốn nhà hoạt động Tây Tạng
được trao giải ẩn danh vì lý do an ninh của họ.
Trong các nước
ASEAN, bên cạnh Việt Nam, tại
Indonesia có hai nhân vật, nhà thơ, nhà báo Putu Oka Sukanta và nhà vận
động cho người Papua là Dominikus Sorabut được trao giải năm 2012.
'Cản trở có hệ
thống'
Human Rights
Watch, tổ chức chuyên giám sát tình hình nhân quyền trên thế giới có
trụ sở tại Mỹ cho rằng chính quyền Việt Nam cản trở một cách có hệ thống
các quyền tự do hiến định như tự do ngôn luận, tự do lập hội ôn hòa.
Họ cũng
thường nói chính quyền Việt Nam đàn áp những người lên tiếng chất vấn
chính sách nhà nước, tố cáo tham nhũng, hay kêu gọi cải cách dân chủ, điều
nhà nước Việt Nam luôn bác bỏ.
Gần đây, các
tổ chức nhân quyền quốc tế nêu lên hiện tượng công an Việt Nam theo dõi
gắt gao, hạn chế đi lại trong nước và cấm xuất cảnh những người bị quy kết
là 'nguy hiểm' cho an ninh quốc gia.
Trong một diễn
biến liên quan với hai người được nhận giải trong cùng một nhà, hôm
16/12 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, công an cấm blogger Huỳnh Trọng
Hiếu rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 2012
thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy và tịch thu hộ chiếu
của Hiếu dù ông đã có visa đi Mỹ.
Năm nay, Human Rights Watch cũng tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà
thơ Nguyễn Chí Thiện, người nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 1994 mới qua
đời khi lưu vong tại Mỹ hồi tháng 10 vừa qua.
Giải thưởng này
mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của
bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett từng bị phái hữu tại Mỹ truy bức
vì coi họ là 'cộng sản'.
Trị giá của giải thưởng này là
10 nghìn USD cho một người, và từ 23 năm qua, đã có trên 750 người trên toàn
thế giới được giải.
No comments:
Post a Comment