12/20/2012
(LTS. Bản tin đã được hiệu đính một số chi tiết bởi Việt Báo.)
Tiết đông cuối năm lạnh toả khắp vùng California và mưa phùn lất phất, vậy mà trong khuôn viên của hội trường Sangha ở Huntington Beach vẫn ấm áp với nhiều bóng chư tăng ni, Phật tử, giới văn hào trí thức và nhiều hội đoàn Phật giáo khác của vùng Santa Ana, Cali, đến để tham dự buổi hội luận do Hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức vào ngày 16 tháng 12 năm 2012, với chủ đề “Nhìn Về Tương Lai – Cơ Hội & Thách Thức Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ”.
Buổi hội luận với bốn thuyết trình viên là Hòa Thượng Thông Hải với chủ đề “Vài Suy Nghĩ về Tăng Già Việt Nam tại Mỹ - Biểu tượng và Sứ mạng”, Ni Sư Giới Hương “Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật đến Chùa Việt trên Đất Mỹ thời nay”, Phật tử Diệu Huyền (Lê Ngọc Bảo) “Người Phật Tử Việt Nam trong Bối Cảnh Đạo Phật tại Mỹ” và cuối cùng là Phật tử Nguyên Giác (Phan Tấn Hải) với đề tài “Tiếp Cận Các Nguồn Nghiên Cứu Phật Học Anh Ngữ”. Theo như đạo hữu Mật Nghiêm - Hội Trưởng Hội Phật Học Đuốc Tuệ trình bày rằng: “Bốn thuyết trình viên là hình ảnh tiêu biểu của bốn chúng (Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di) trong tăng già Phật giáo sẽ nói lên quan điểm của mình đối với dòng sinh mệnh của Phật giáo Việt tại Mỹ”.
Buổi hội luận bắt đầu rất sôi nổi với sự diễn thuyết lưu loát của Hòa Thượng Thông Hải nói về nhu cầu cần thiết để tổ chức khóa tu dưỡng giảng sư là để tạo điều kiện cho Tăng Ni và trụ trì các Tự Viện có đủ năng lực phục vụ Đạo Pháp, mở ra và định hướng cho thế hệ trẻ tương lai tại Mỹ, đem Đạo Phật vào tận các nơi xa không có hình bóng chư tăng hoằng pháp.”
Hình ảnh trong hội luận.
http://www.vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/20_12_2012/CD/BL/HOI_LUAN_Duoc_Tue_2012__8_.jpg
Ni
Sư Giới Hương trình bày một khắc khoải ưu tư với đề tài của Hòa Thượng Thông
Hải: “Phật giáo Việt tại Mỹ đã trải qua 37 năm từ năm 1975 đến nay, thời gian
không quá dài và quá ngắn, nhưng đối với con là thật dài, nửa đời người rồi.
Vấn đề ưu tư là chỉ có các khóa an cư kiết hạ 10 ngày, khoá bồi dưỡng pháp sư
một tuần… hình như chưa đủ nguồn Phật pháp (background) cho tăng ni trẻ đủ năng
lực nội điển để hoằng pháp. Thế hệ chư Tôn đức Hoà thượng được đào tạo, tu học
và tốt nghiệp các khóa Phật pháp ở Việt nam thì có thể làm “Sứ giả Như Lai” tại
Mỹ; còn tăng ni trẻ sanh trưởng tại Mỹ cần những lớp cơ bản, trung cấp và cao
cấp, cần thời gian tu học lâu dài để đủ nội lực pháp khí. Hình như Phật giáo
tại Mỹ của chúng ta đang thiếu các trường lớp thì làm sao tăng ni trẻ có thể
“Tre già măng mọc” gánh vác tương lai Phật pháp? Sư cô Khánh An đồng ý với ý
kiền này và thêm vào rằng những vị giảng sư đa số được tu học ở Việt Nam, có
quá trình đạo pháp nhưng chưa thông thạo Anh văn, chúng ta nên mời thêm cả các
nam nữ Phật tử giỏi ngôn ngữ làm giáo thọ sư để giúp chư tăng ni.
Đạo hữu Diệu Huyền thuyết trình rằng phật tử Việt Nam là một lực lượng đông đảo nhất trong giới Phật tử gốc Á của Mỹ, đã đóng góp rất nhiều và có nhiều nét sinh động khởi sắc, tuy nhiên, đa phần vẫn tách rời với Phật giáo bản xứ Mỹ, với những nghi thức hành lễ riêng biệt, với ngôn ngữ Việt Nam xử dụng trong tất cả những sinh hoạt tôn giáo. Điều này không chỉ giới hạn trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam, mà cũng là một tình trạng chung của tất cả những truyền thống Phật giáo Á Châu khác. Dù thế nào, điều hiển nhiên là đạo Phật đã và đang có ảnh hưởng trên đời sống tinh thần của người Mỹ, bằng bất cứ hình thái nào. Đạo Phật không đi xuống nhưng vấn đề làm sao để Phật giáo Việt Nam được tồn tại trong bối cảnh Mỹ? Câu trả lời rằng chúng ta phải hòa nhập với Phật giáo Mỹ, phải tuyển và đào tạo tăng già người Mỹ.
Đạo hữu Tâm Nguyện Nghiêm Phú Phát san sẻ một ý kiến về việc người Mỹ hướng dẫn. Đh Tâm Nguyện cho biết có một nhóm giới trẻ Việt Nam ở Santa Ana mời những người Mỹ da trắng đến để hướng dẫn Phật pháp một tháng một lần. Nhưng kết quả là các em đến tham dự càng ngày càng ít. Vì thế, đạo hữu đề nghị chúng ta nên dùng thêm nhiều phương tiện khác để có thể thu hút giới trẻ. Một trong những phương tiện mà nhóm Hương Thiền đang thực hiện là dùng âm nhạc để chuyển tải Phật pháp.
Đạo hữu Diệu Huyền thuyết trình rằng phật tử Việt Nam là một lực lượng đông đảo nhất trong giới Phật tử gốc Á của Mỹ, đã đóng góp rất nhiều và có nhiều nét sinh động khởi sắc, tuy nhiên, đa phần vẫn tách rời với Phật giáo bản xứ Mỹ, với những nghi thức hành lễ riêng biệt, với ngôn ngữ Việt Nam xử dụng trong tất cả những sinh hoạt tôn giáo. Điều này không chỉ giới hạn trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam, mà cũng là một tình trạng chung của tất cả những truyền thống Phật giáo Á Châu khác. Dù thế nào, điều hiển nhiên là đạo Phật đã và đang có ảnh hưởng trên đời sống tinh thần của người Mỹ, bằng bất cứ hình thái nào. Đạo Phật không đi xuống nhưng vấn đề làm sao để Phật giáo Việt Nam được tồn tại trong bối cảnh Mỹ? Câu trả lời rằng chúng ta phải hòa nhập với Phật giáo Mỹ, phải tuyển và đào tạo tăng già người Mỹ.
Đạo hữu Tâm Nguyện Nghiêm Phú Phát san sẻ một ý kiến về việc người Mỹ hướng dẫn. Đh Tâm Nguyện cho biết có một nhóm giới trẻ Việt Nam ở Santa Ana mời những người Mỹ da trắng đến để hướng dẫn Phật pháp một tháng một lần. Nhưng kết quả là các em đến tham dự càng ngày càng ít. Vì thế, đạo hữu đề nghị chúng ta nên dùng thêm nhiều phương tiện khác để có thể thu hút giới trẻ. Một trong những phương tiện mà nhóm Hương Thiền đang thực hiện là dùng âm nhạc để chuyển tải Phật pháp.
Đứng bên trái là Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả. Đứng bên phải là
GS Trần Quốc Châu.
Qua
slideshow với 20 bức hình minh hoạ (có đính kèm link PowerPoint tại web
http://www.chuahuongsen.com/Vietnamese/HinhAnh.html) được chiếu trên màn hình,
Ni sư Giới Hương trình bài ba ý chính của đề tài như 1) Vai trò của Ngôi Chùa
Thời Phật là lý tưởng A-la-hán, sớm mau thành Phật; 2) Vai trò của Ngôi chùa
Thế kỷ 21 là lý tưởng Bồ tát, tinh thần nhập thế hòa đồng xã hội của chư tăng
ni và 3) Cơ hội thách thức của chùa Việt đất Mỹ. Cả về bản sắc cũng như số
lượng, chùa Việt đất Mỹ tùy thuộc vào sự hiện diện của chính bản thân Phật giáo
Việt Nam trên đất Mỹ. Mà Phật giáo Việt Nam, sau 37 năm tính từ năm 1975, vẫn
đang trong quá trình hình thành với tất cả những biến số do cơ hội và thách
thức mà xã hội và văn hóa Mỹ đặt ra. Chùa Việt đất Mỹ đang đối diện với hiện
tượng tiếp biến văn hóa (acculturation) tại Mỹ. Một Tăng đoàn thuần Việt sẽ
càng ngày càng nhỏ lại khiến cho lượng chùa Việt Nam sẽ ít đi, có thể dần dần
biến mất để hóa thân thành một ngôi chùa “X phần Việt, Y phần Mỹ”, mà giáo sư
Phật học Charles Prebis gọi là hiện tượng “hybridity”, nên Phật giáo sẽ có
nhiều thách thức và vấn đề nảy sinh phía trước (khó hơn là Chùa Việt - Đất Việt
hay Chùa Mỹ-Đất Mỹ). Tuy nhiên, với sự góp mặt của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và
tăng đoàn Tây Tạng của ngài, cũng như với Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và Tăng
thân Làng Mai của Việt Nam, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn, với số
Phật tử ngày càng tăng (so với các nước Phật giáo Châu Á khác) và được nhiều
giới trí thức Âu Úc Mỹ biết đến và tu tập theo. Cho nên tương lai của Chùa Việt
Đất Mỹ có khuynh hướng sáng rạng.
Hòa Thượng Thông Hải góp ý cho đề tài của Ni Sư Giới Hương rằng tương lai chùa Việt tại Mỹ đang có những trở mình thuận lợi sáng rạng, nhưng thật ra có rất nhiều thử thách phía trước. Tạo tự lập chùa tại Mỹ rất khó vì luật lệ chùa chiền ở Mỹ rất phức tạp và chi phí rất cao nhưng người Mỹ ít biết cúng dường rộng rãi. Ví dụ, người Mỹ đến Tu Viện An Lạc học đạo rất đông. Hòa thượng phải hướng dẫn thiền (mediatation), yoga và giảng pháp, nhưng họ cúng dường rất giới hạn, nên việc có kinh phí duy trì chùa là một thách đố. Thêm một việc nữa là tạo tự dễ nhưng tạo tăng khó. Làm sao để một vị tăng ni có thể đi vào dòng chảy của xã hội Mỹ để hoằng pháp có hiệu quả? Đòi hỏi rất nhiều năng nổ, công sức đào luyện và thách thức phía trước.
Hòa Thượng Thông Hải góp ý cho đề tài của Ni Sư Giới Hương rằng tương lai chùa Việt tại Mỹ đang có những trở mình thuận lợi sáng rạng, nhưng thật ra có rất nhiều thử thách phía trước. Tạo tự lập chùa tại Mỹ rất khó vì luật lệ chùa chiền ở Mỹ rất phức tạp và chi phí rất cao nhưng người Mỹ ít biết cúng dường rộng rãi. Ví dụ, người Mỹ đến Tu Viện An Lạc học đạo rất đông. Hòa thượng phải hướng dẫn thiền (mediatation), yoga và giảng pháp, nhưng họ cúng dường rất giới hạn, nên việc có kinh phí duy trì chùa là một thách đố. Thêm một việc nữa là tạo tự dễ nhưng tạo tăng khó. Làm sao để một vị tăng ni có thể đi vào dòng chảy của xã hội Mỹ để hoằng pháp có hiệu quả? Đòi hỏi rất nhiều năng nổ, công sức đào luyện và thách thức phía trước.
Hình 5 vị, từ phải: Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, HT Thích
Thông Hải, Sư Cô Thích Nữ Giới Hương, Nữ cư sĩ Diệu Huyền Lê Ngọc Bảo, Cư sĩ
Nguyên Giác Phan Tấn Hải.
Thuyết
trình viên Nguyên Giác phân tích vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật
học Anh ngữ hay chuyển ngữ (dịch giả) cho có hiệu quả hơn. Nguyên Giác tâm sự:
Thật ra dù học tiếng Anh ngày đêm trong 20 hay 30 năm vẫn chưa hiểu hết cách sử
dụng tiếng Mỹ, huống chi chỉ học 5 hay 10 năm rồi vội dịch thuật, nên trên thực
tế bản dịch nào cũng vẫn có thiếu sót là điều tất nhiên. Đạo hữu cũng phân tích
các bản dịch dị biệt (ví dụ kinh Pháp Cú, kinh Kim Cương) vì thế cách hay nhất
khi nghiên cứu không nên chỉ sử dụng một văn bản mà nên sử dụng nhiều nguồn
khác nhau để so sánh. Thêm vào đó Đạo hữu cũng cảnh báo cho biết hiện giờ hàng
giả trà trộn trong Phật giáo rất nhiều. Thí dụ, như trên mạng email và nhiều
diễn đàn gần đây, chúng ta thấy có bản văn ghi là “66 câu Thiền ngữ chấn động
thế giới,” thực ra là do người giả danh Phật Tử viết ra, chứ không phải Phật
giáo. Bạn cứ xem câu thứ 50 là biết: “50. Cảm ơn Thượng đế với những gì tôi đã
có, cảm ơn Thượng đế những gì tôi không có.” Người ta đang nhẹ nhàng cấy tư
tưởng Ky Tô Giáo vào đầu của chúng ta. Làm như cuộc đời là do “Chúa quyền năng
và lòng lành” ban cho chứ chẳng có Nhân quả Nghiệp báo vận hành gì cả! Nếu bạn
lên các trang mạng xã hội, như Facebook và Twitter, cũng sẽ gặp thêm nhiều câu
nói giả làm như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. Nghe có vẻ như Phật pháp, nhưng
thực ra là xôi đậu với các tôn giáo khác.
Ni Sư Giới Hương lo lắng rằng học tiếng Anh ngày đêm trong 20 hay 30 năm vẫn chưa hiểu hết cách sử dụng tiếng Mỹ thì làm sao dịch thuật được, Nguyên Giác có cách nào trong thời gian nhanh gọn hơn mà có hiệu quả trong việc dịch thuật vì đời người quá ngắn ngủi? Thuyết trình viên trả lời hãy dịch bằng tấm lòng, dùng bản gốc và phải có kiến thức Phật học. Giáo Sư Trần Quốc Châu bổ sung đạo Phật dịch được là do có chứng ngộ được.
Được biết thành phần tham dự hội luận gồm có nhiều hội đoàn như Hội Phật Tử Lạc Pháp, Tổng Hội Cư Sĩ PGVN, nhóm Phật Tử Sợi Nắng, nhóm Xóm Dừa, nhóm Phật Giáo Hòa Hảo… Theo như Đạo hữu Tâm Cát thay mặt cho Ban Điều Hợp Hội Luận tổng kết rằng: Một cách ngẫu nhiên mỗi đề tài có được năm thính chúng đưa câu hỏi rất đều nhau. Đây là mặt tích cực của hội luận.
Ni Sư Giới Hương lo lắng rằng học tiếng Anh ngày đêm trong 20 hay 30 năm vẫn chưa hiểu hết cách sử dụng tiếng Mỹ thì làm sao dịch thuật được, Nguyên Giác có cách nào trong thời gian nhanh gọn hơn mà có hiệu quả trong việc dịch thuật vì đời người quá ngắn ngủi? Thuyết trình viên trả lời hãy dịch bằng tấm lòng, dùng bản gốc và phải có kiến thức Phật học. Giáo Sư Trần Quốc Châu bổ sung đạo Phật dịch được là do có chứng ngộ được.
Được biết thành phần tham dự hội luận gồm có nhiều hội đoàn như Hội Phật Tử Lạc Pháp, Tổng Hội Cư Sĩ PGVN, nhóm Phật Tử Sợi Nắng, nhóm Xóm Dừa, nhóm Phật Giáo Hòa Hảo… Theo như Đạo hữu Tâm Cát thay mặt cho Ban Điều Hợp Hội Luận tổng kết rằng: Một cách ngẫu nhiên mỗi đề tài có được năm thính chúng đưa câu hỏi rất đều nhau. Đây là mặt tích cực của hội luận.
Bàn của Ban tổ chức, từ trái: Cư sĩ Tâm Cát, cư sĩ Minh Trí, cư sĩ
Minh Đức.
Tịnh
Tánh đề nghị nên có thư viện Anh Việt song ngữ cho giới trẻ đọc sách trong khi
chờ cha mẹ tụng kinh và mở khóa tu mỗi tuần 2 tiếng đồng hồ cho các em. Nhạc sĩ
Quốc Hùng đề nghị nên có một hệ thống sách giáo khoa phù hợp cho giới trẻ
Việt-Mỹ. Chư tôn đức tăng ni và các bậc cha mẹ nên giải thích ý nghĩa quy y Tam
bảo giữ năm giới cho các em biết là để các em thăng tiến tâm linh. Nếu các em
thật hiểu ý nghĩa giới thì hiệu quả thọ giới, trì giới sẽ là cấp số nhân chứ
không phải cấp số cộng. Một đạo hữu góp ý trong sách giáo khoa của trẻ em tại
các trường Mỹ đã giải thích đạo Phật là đạo bi quan, yếm thế, nên chúng ta phải
hợp lực để có một textbook đúng với tinh thần đạo. Giáo Sư Trần Quốc Châu thêm
vào đạo Phật là đạo nhân bản, không có đạo nào nhấn mạnh nhân bản như đạo Phật.
Nếu chúng ta là cư sĩ mà thuần thành học đạo thì con em của chúng ta sẽ tránh
tình trạng thảm sát bạo động như một em thanh niên 20 tuổi cầm súng bắn vào
chính mẹ của mình, 20 học sinh cấp một vô tội (tuổi từ 6-7), và 6 thầy cô giáo
tại Sandy Hook Elementary school, Newtown, Connecticut vào ngày 14 tháng 12 năm
2012 vừa rồi. Đạo Phật không có mông lung mà thiết thực. Chúng ta phải biết
những cơ hội, nắm những cơ hội và trả lời những thách thức vì Đạo Phật là đạo
sống. Tâm Nguyên Trí có cái nhìn lạc quan về tương lai đạo Phật vì nhiều người
Mỹ đến tu học đông ở tu viện Lộc Uyển. Đạo Phật muốn sống hay chết là tùy thuộc
vào sự ứng dụng. Chính sự ứng dụng đã mang đến sự chuyển hóa nội tâm và hạnh
phúc cho người Phật tử, v.v…
Thay mặt ban tổ chức Đuốc Tuệ, hội trưởng Mật Nghiêm tri ân tấm lòng hộ pháp của Chư tôn đức tăng ni và các thiện tri thức đã tham dự từ 2g trưa cho đến 7giờ tối dù bên ngoài trời đã nhá nhem tối và mưa lất phất. Đh Mật Nghiêm đề nghị các hội đoàn Phật giáo khác nên phụ giúp với hội Đuốc Tuệ để cùng tổ chức nhiều cuộc hội luận bổ ích như vậy nữa trong tương lai. Còn rất nhiều ý kiến quý giá khác của các hội đoàn. Mỗi vị đóng góp một cách nhưng đều là lòng nhiệt tình, cùng gióng lên một tiếng chuông để chung xây một ngôi nhà Phật giáo Việt Nam tại Mỹ.
Nam Mô Thành Tựu Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát
Mưa Cali, ngày 18/12/2012
Kính tường
Tâm Tĩnh Lặng
Thay mặt ban tổ chức Đuốc Tuệ, hội trưởng Mật Nghiêm tri ân tấm lòng hộ pháp của Chư tôn đức tăng ni và các thiện tri thức đã tham dự từ 2g trưa cho đến 7giờ tối dù bên ngoài trời đã nhá nhem tối và mưa lất phất. Đh Mật Nghiêm đề nghị các hội đoàn Phật giáo khác nên phụ giúp với hội Đuốc Tuệ để cùng tổ chức nhiều cuộc hội luận bổ ích như vậy nữa trong tương lai. Còn rất nhiều ý kiến quý giá khác của các hội đoàn. Mỗi vị đóng góp một cách nhưng đều là lòng nhiệt tình, cùng gióng lên một tiếng chuông để chung xây một ngôi nhà Phật giáo Việt Nam tại Mỹ.
Nam Mô Thành Tựu Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát
Mưa Cali, ngày 18/12/2012
Kính tường
Tâm Tĩnh Lặng
No comments:
Post a Comment