27.12.2012
Nợ, nợ của nhà
nước, nợ của quốc gia, nợ của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh, nợ của
Ngân hàng Nhà nước, của hế thống ngân hàng tư, nợ các nước cho ta vay đến kỳ
phải trả, nợ xấu và nợ không…đang là đề tài bàn luận sôi nổi trên báo chí, giữa
các nhà kinh tế trong và ngoài nước, trong phiên họp Quốc hội vừa qua.
Tổng Bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng nói rõ rằng có hai vấn nạn mang tầm vóc quốc gia, đó là quốc nạn tham nhũng và món nợ quốc gia nặng nề chồng chất đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Tất nhiên Bộ Chính trị cố tình quên tai họa bành trướng, lẽ ra phải là nguy cơ nghiêm trọng nhất của quốc gia.
Có nhà kinh tế am hiểu tình hình dự đoán trong năm 2013 nợ quốc gia ở Việt Nam sẽ trở thành một quả bom nổ chậm, chưa biết bùng nổ lúc nào – cũng có thể ngay trong năm 2013, như nhà kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa ở California phỏng đoán. Chuyên gia về thống kê của Liên Hiệp Quốc Vũ Quang Việt cho rằng thống kê nợ quốc gia của Việt Nam chưa đầy đủ, không đáng tin cậy vì trên thực tế, cuối cùng, chính ngân sách nhà nước sẽ phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh. Đây sẽ không phải là một đống nợ chồng chất lên nhau, mà là một núi nợ khổng lồ, có thể đè gẫy vai, sụm lưng một nền kinh tế còn ốm yếu.
Một chuyên gia kinh tế khác, Tiến sỹ Trần Vinh Dự, cũng có cách nhìn rõ ràng, đầy đủ, khi cho rằng sau các bữa tiệc kinh tế mấy năm trước, nay là thời kỳ quét dọn rác rưởi lưu cữu, trong đó rác rưởi khủng khiếp nhất là các khoản nợ, mà trong các món nợ thì khủng khiếp nhất là các khoản nợ xấu - hay còn gọi là nợ thối, nợ bướu, vì không có cách nào trả nổi, cứ theo thời gian lãi mẹ đẻ lãi con lãi cháu, thì nợ đầm đìa sẽ bùng nổ, không một ngân sách nào kham nổi.
Trong khi đó Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng các khoản nợ quốc doanh ngày càng phình to nhanh chóng trong khi chưa có một giải pháp nào để giảm nợ, dãn nợ tỏ ra hữu hiệu. Sau khi chính phủ không đưa ra được một giải pháp nào có hiệu quả tại phiên họp Quốc hội vừa rồi, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh báo động là «không thể trường diễn mãi tấn bi hài kịch quá đắt giá này». Lần đầu tiên chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải công nhận rằng nợ công hiện đã đạt đến 55,2 % GDP (giá trị tổng sản phẩm quốc gia) năm 2011 - và nếu cộng vào các khoản nợ của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh thì món nợ ấy đã bằng hơn 100% GDP. Một số nước khác cũng mắc một số nợ cao tương tự, nhưng họ có dự trữ và tiềm năng để thanh toán, trong khi nước ta thì dự trữ quốc gia quá mỏng, do nạn lãng phí khủng khiếp và số tài sản của quốc gia rơi vào túi của đảng CS, vào túi đảng viên có chức có quyền do nạn tham nhũng là không sao ước lượng nổi.
Thật ra vấn đề thảo luận liên miên về nợ, về những con số chính xác, minh bạch, công khai của các khoản nợ là rất khó; nợ đáo hạn, quá hạn là bao nhiêu, nợ nhà nước là ở mức nào, cách hoãn nợ, đảo nợ, khất nợ, dãn nợ ra sao… sẽ mãi mãi là mớ bòng bong rối tung rối mù nếu không có giải pháp cơ bản, có hệ thống, từ nền tảng chính trị của chế độ đến nền tảng sở hữu của nền kinh tế - tài chính.
Nói cách khác, không thể nào giải quyết được tận gốc gói nợ khổng lồ hay núi nợ quốc gia khủng khiếp hiện tại nếu không có gan cắt bỏ cái «của nợ ý thức hệ»: chủ nghĩa Mác- Lênin. Chính cái ý thức hệ lạc hậu này đã đẻ ra một đảng chi tiêu vô tội vạ, không có ai kiểm soát, thanh tra, xử phạt khi cần, không chịu cho ai thay thế khi đã tỏ ra bất lực thối nát.
Về kinh tế, nếu cứ duy trì mãi cái «của nợ sở hữu kinh tế», coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế, cho phép Ngân hàng Nhà nước một mình bao biện hết ngành tài chính - tiền tệ của đất nước, thì không bao giờ có thể giảm nợ, chưa nói đến chuyện thoát nợ.
Các nhà kinh tế lão luyện đến từ Đức, Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ…đều cho rằng nhược điểm lớn nhất ở Việt Nam về kinh tế là thiếu một cái nền tự do kinh doanh của tư nhân, tạo nên hàng triệu đơn vị kinh tế cá thể ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, trên cơ sở đó mà hình thành những đơn vị kinh tế - tài chính tập trung hùng mạnh của cả tư doanh và quốc doanh cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng. Những công ty tập trung dùng các đơn vị tư doanh làm chân rết cộng tác, hợp tác với nhau một cách hài hòa theo hợp đồng, theo luật định.
Ở Việt Nam, khi phần lớn các tập đoàn quốc doanh, các tổng công ty quốc doanh nối gót nhau phá sản, thì đồng thời hơn 50 vạn đơn vị kinh tế vừa và nhỏ, phần lớn của tư nhân, cũng phá sản theo, là hình ảnh đầy đủ nhất của sự bế tắc về kinh tế, bắt nguồn từ bế tắc về lý luận, do cái «của nợ ý thức hệ Mác - Lênin » và cái «của nợ về kinh tế quốc doanh là chủ đạo» gây nên.
Vào những ngày cuối năm này, hãng Bloomberg loan tin cho biết năm nay Việt Nam đạt tỷ lệ phát triển thấp nhất trong 13 năm qua, kể từ năm 1999, chỉ bằng 5,03 %.
Tại phiên họp Quốc hôi vừa qua, chính phủ cho biết nợ xấu của quốc gia đã đạt mức kỷ lục là 200 ngàn tỷ đồng; nếu cộng cả nợ xấu của các cơ sở quốc doanh mà nhà nước trên thực tế phải gánh vác là 200 ngàn tỷ đồng + 200 ngàn tỷ đồng = 400 ngàn tỷ đồng. Vẫn chưa hết. Theo chủ tịch Quốc hội, người từng giữ chức bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, thì tất cả các món nợ xấu cộng lại, đặc biệt là nợ xấu của hệ thống ngân hàng nữa thì là 400 ngàn tỷ + 400 ngàn tỷ nữa là = 800 ngàn tỷ, nếu tính cả các khoản nợ xấu lưu cữu đã đến hạn thì hiện nay quả núi nợ của Việt Nam là vừa tròn 1 triệu ngàn tỷ đồng (con số 1 tiếp theo là 15 con số 0).
Một triệu ngàn tỷ đồng quả thật là một quả núi lớn, cao và nặng. Tính theo hối suất hiện nay, một triệu ngàn tỷ đồng tương đương với 50 tỷ đôla Mỹ. Tuy nhiên đây vẫn được coi là con số thấp hơn thực tế khá nhiều.
Trong cảnh nợ nần như chúa chổm như thế, khả năng đảo nợ, hoãn nỡ của Việt Nam là cực kỳ hạn chế, sân chơi không còn rộng, vay mượn đang bí thế, trong khi dự doán về năm 2013 là rất bi quan.
Chỉ có một lối thoát duy nhất: Đó là phải có một quyết định lịch sử, quả đoán, mạnh mẽ, đoạn tuyệt ngay với cái «của nợ kinh khủng nhất đã phá sản triệt để là chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức hệ», từ bỏ ngay tiếp theo cái «của nợ phương châm kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo», từ đó mà thực hiện tự do kinh doanh một cách rộng rãi.
Đó là biện pháp mầu nhiệm duy nhất để phục hưng nền chính trị đa nguyên và nền kinh tế tự do đa thành phần.
Vào những ngày cuối năm, những tin rất đáng lo ngại xuất hiện tới tấp. Nhiều công ty nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đóng cửa bỏ chạy lấy người, tiêu biểu là công ty Sylver Star của Hàn Quốc chuyên ngành dệt may, cùng với hơn 10 công ty FDI khác trên địa bàn Sài Gòn, Chợ Lớn, Bình Dương, không còn có mặt ở Việt Nam nữa. Đúng vào dịp Giáng Sinh tàu Cái Lân 4 thuộc công ty Vinashinlines có 22 thủy thủ Việt Nam bị giữ lại ở cảng Kolkata, Ấn Độ, do mắc nợ quá hạn không trả. Rồi sẽ có nhiều tàu nữa đi ra nước ngoài có thể bị giữ để xiết nợ.
Túi nợ, đống nợ, nợ chồng nợ chất, biến thành núi nợ khổng lồ là hậu quả tất yếu của đường lối chính trị và phương châm kinh tế được lãnh đạo đảng CS Việt Nam kiên định, khi mà thành quả phát triển chui phần lớn vào túi các phe nhóm lợi ích cá nhân nắm quyền cao chức trọng. Xem ra không có giải pháp nào khả dĩ, ngoài cách thực hiện ngay ý chí của toàn dân, đó là ném ngay vào sọt rác hai «của nợ» về ý thức hệ và phương châm kinh tế đã gieo rắc bao tai họa cho đất nước và dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua.
Tổng Bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng nói rõ rằng có hai vấn nạn mang tầm vóc quốc gia, đó là quốc nạn tham nhũng và món nợ quốc gia nặng nề chồng chất đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Tất nhiên Bộ Chính trị cố tình quên tai họa bành trướng, lẽ ra phải là nguy cơ nghiêm trọng nhất của quốc gia.
Có nhà kinh tế am hiểu tình hình dự đoán trong năm 2013 nợ quốc gia ở Việt Nam sẽ trở thành một quả bom nổ chậm, chưa biết bùng nổ lúc nào – cũng có thể ngay trong năm 2013, như nhà kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa ở California phỏng đoán. Chuyên gia về thống kê của Liên Hiệp Quốc Vũ Quang Việt cho rằng thống kê nợ quốc gia của Việt Nam chưa đầy đủ, không đáng tin cậy vì trên thực tế, cuối cùng, chính ngân sách nhà nước sẽ phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh. Đây sẽ không phải là một đống nợ chồng chất lên nhau, mà là một núi nợ khổng lồ, có thể đè gẫy vai, sụm lưng một nền kinh tế còn ốm yếu.
Một chuyên gia kinh tế khác, Tiến sỹ Trần Vinh Dự, cũng có cách nhìn rõ ràng, đầy đủ, khi cho rằng sau các bữa tiệc kinh tế mấy năm trước, nay là thời kỳ quét dọn rác rưởi lưu cữu, trong đó rác rưởi khủng khiếp nhất là các khoản nợ, mà trong các món nợ thì khủng khiếp nhất là các khoản nợ xấu - hay còn gọi là nợ thối, nợ bướu, vì không có cách nào trả nổi, cứ theo thời gian lãi mẹ đẻ lãi con lãi cháu, thì nợ đầm đìa sẽ bùng nổ, không một ngân sách nào kham nổi.
Trong khi đó Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng các khoản nợ quốc doanh ngày càng phình to nhanh chóng trong khi chưa có một giải pháp nào để giảm nợ, dãn nợ tỏ ra hữu hiệu. Sau khi chính phủ không đưa ra được một giải pháp nào có hiệu quả tại phiên họp Quốc hội vừa rồi, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh báo động là «không thể trường diễn mãi tấn bi hài kịch quá đắt giá này». Lần đầu tiên chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải công nhận rằng nợ công hiện đã đạt đến 55,2 % GDP (giá trị tổng sản phẩm quốc gia) năm 2011 - và nếu cộng vào các khoản nợ của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh thì món nợ ấy đã bằng hơn 100% GDP. Một số nước khác cũng mắc một số nợ cao tương tự, nhưng họ có dự trữ và tiềm năng để thanh toán, trong khi nước ta thì dự trữ quốc gia quá mỏng, do nạn lãng phí khủng khiếp và số tài sản của quốc gia rơi vào túi của đảng CS, vào túi đảng viên có chức có quyền do nạn tham nhũng là không sao ước lượng nổi.
Thật ra vấn đề thảo luận liên miên về nợ, về những con số chính xác, minh bạch, công khai của các khoản nợ là rất khó; nợ đáo hạn, quá hạn là bao nhiêu, nợ nhà nước là ở mức nào, cách hoãn nợ, đảo nợ, khất nợ, dãn nợ ra sao… sẽ mãi mãi là mớ bòng bong rối tung rối mù nếu không có giải pháp cơ bản, có hệ thống, từ nền tảng chính trị của chế độ đến nền tảng sở hữu của nền kinh tế - tài chính.
Nói cách khác, không thể nào giải quyết được tận gốc gói nợ khổng lồ hay núi nợ quốc gia khủng khiếp hiện tại nếu không có gan cắt bỏ cái «của nợ ý thức hệ»: chủ nghĩa Mác- Lênin. Chính cái ý thức hệ lạc hậu này đã đẻ ra một đảng chi tiêu vô tội vạ, không có ai kiểm soát, thanh tra, xử phạt khi cần, không chịu cho ai thay thế khi đã tỏ ra bất lực thối nát.
Về kinh tế, nếu cứ duy trì mãi cái «của nợ sở hữu kinh tế», coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế, cho phép Ngân hàng Nhà nước một mình bao biện hết ngành tài chính - tiền tệ của đất nước, thì không bao giờ có thể giảm nợ, chưa nói đến chuyện thoát nợ.
Các nhà kinh tế lão luyện đến từ Đức, Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ…đều cho rằng nhược điểm lớn nhất ở Việt Nam về kinh tế là thiếu một cái nền tự do kinh doanh của tư nhân, tạo nên hàng triệu đơn vị kinh tế cá thể ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, trên cơ sở đó mà hình thành những đơn vị kinh tế - tài chính tập trung hùng mạnh của cả tư doanh và quốc doanh cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng. Những công ty tập trung dùng các đơn vị tư doanh làm chân rết cộng tác, hợp tác với nhau một cách hài hòa theo hợp đồng, theo luật định.
Ở Việt Nam, khi phần lớn các tập đoàn quốc doanh, các tổng công ty quốc doanh nối gót nhau phá sản, thì đồng thời hơn 50 vạn đơn vị kinh tế vừa và nhỏ, phần lớn của tư nhân, cũng phá sản theo, là hình ảnh đầy đủ nhất của sự bế tắc về kinh tế, bắt nguồn từ bế tắc về lý luận, do cái «của nợ ý thức hệ Mác - Lênin » và cái «của nợ về kinh tế quốc doanh là chủ đạo» gây nên.
Vào những ngày cuối năm này, hãng Bloomberg loan tin cho biết năm nay Việt Nam đạt tỷ lệ phát triển thấp nhất trong 13 năm qua, kể từ năm 1999, chỉ bằng 5,03 %.
Tại phiên họp Quốc hôi vừa qua, chính phủ cho biết nợ xấu của quốc gia đã đạt mức kỷ lục là 200 ngàn tỷ đồng; nếu cộng cả nợ xấu của các cơ sở quốc doanh mà nhà nước trên thực tế phải gánh vác là 200 ngàn tỷ đồng + 200 ngàn tỷ đồng = 400 ngàn tỷ đồng. Vẫn chưa hết. Theo chủ tịch Quốc hội, người từng giữ chức bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, thì tất cả các món nợ xấu cộng lại, đặc biệt là nợ xấu của hệ thống ngân hàng nữa thì là 400 ngàn tỷ + 400 ngàn tỷ nữa là = 800 ngàn tỷ, nếu tính cả các khoản nợ xấu lưu cữu đã đến hạn thì hiện nay quả núi nợ của Việt Nam là vừa tròn 1 triệu ngàn tỷ đồng (con số 1 tiếp theo là 15 con số 0).
Một triệu ngàn tỷ đồng quả thật là một quả núi lớn, cao và nặng. Tính theo hối suất hiện nay, một triệu ngàn tỷ đồng tương đương với 50 tỷ đôla Mỹ. Tuy nhiên đây vẫn được coi là con số thấp hơn thực tế khá nhiều.
Trong cảnh nợ nần như chúa chổm như thế, khả năng đảo nợ, hoãn nỡ của Việt Nam là cực kỳ hạn chế, sân chơi không còn rộng, vay mượn đang bí thế, trong khi dự doán về năm 2013 là rất bi quan.
Chỉ có một lối thoát duy nhất: Đó là phải có một quyết định lịch sử, quả đoán, mạnh mẽ, đoạn tuyệt ngay với cái «của nợ kinh khủng nhất đã phá sản triệt để là chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức hệ», từ bỏ ngay tiếp theo cái «của nợ phương châm kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo», từ đó mà thực hiện tự do kinh doanh một cách rộng rãi.
Đó là biện pháp mầu nhiệm duy nhất để phục hưng nền chính trị đa nguyên và nền kinh tế tự do đa thành phần.
Vào những ngày cuối năm, những tin rất đáng lo ngại xuất hiện tới tấp. Nhiều công ty nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đóng cửa bỏ chạy lấy người, tiêu biểu là công ty Sylver Star của Hàn Quốc chuyên ngành dệt may, cùng với hơn 10 công ty FDI khác trên địa bàn Sài Gòn, Chợ Lớn, Bình Dương, không còn có mặt ở Việt Nam nữa. Đúng vào dịp Giáng Sinh tàu Cái Lân 4 thuộc công ty Vinashinlines có 22 thủy thủ Việt Nam bị giữ lại ở cảng Kolkata, Ấn Độ, do mắc nợ quá hạn không trả. Rồi sẽ có nhiều tàu nữa đi ra nước ngoài có thể bị giữ để xiết nợ.
Túi nợ, đống nợ, nợ chồng nợ chất, biến thành núi nợ khổng lồ là hậu quả tất yếu của đường lối chính trị và phương châm kinh tế được lãnh đạo đảng CS Việt Nam kiên định, khi mà thành quả phát triển chui phần lớn vào túi các phe nhóm lợi ích cá nhân nắm quyền cao chức trọng. Xem ra không có giải pháp nào khả dĩ, ngoài cách thực hiện ngay ý chí của toàn dân, đó là ném ngay vào sọt rác hai «của nợ» về ý thức hệ và phương châm kinh tế đã gieo rắc bao tai họa cho đất nước và dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment