Thứ
hai, ngày 24 tháng mười hai năm 2012
Bức
ảnh này (không rõ nguồn), với tôi, thể hiện rõ cuộc đối đầu giữa một bên là một
cá nhân nhỏ bé, đấu tranh vì tự do ngôn luận, với một bên là cả lực lượng công
quyền hùng hậu, xuất phát từ ý thức “bí mật là sức mạnh của chúng ta” mà quan
niệm rất rõ rằng “dân không cần biết những điều không cần biết”, “Đảng và Nhà
nước đã có chính sách cả rồi”.
Với tôi, Điếu Cày như là hiện thân của nhu cầu mãnh liệt về “quyền được biết”, “quyền tiếp cận thông tin” của người dân.
Bạn. Có thể bạn làm công việc không tiếp xúc nhiều với thông tin hoặc quản trị thi thức. Có thể bạn ghét và/hoặc sợ chính trị. Có thể bạn thích sự ổn định và trật tự. Có thể bạn nghĩ những cá nhân như Điếu Cày là kẻ gây rối, làm loạn xã hội. Có thể bạn nghĩ người dân Việt Nam, nhất là dân nghèo, cần cái ăn cái mặc trước mắt hơn là cần những thứ nghe có vẻ trừu tượng là “thông tin”, xa hơn nữa là “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, “dân chủ”…
Bạn biết không, vào năm 1999, nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới người Ấn Độ Amartya Sen (Nobel Kinh tế 1998) đã nói rằng thông tin mang tính quyết định sống còn đối với công cuộc phát triển và ngăn ngừa thảm họa (nạn đói, dịch bệnh, thiên tai...). Ông khẳng định rằng nạn đói chưa bao giờ xảy ra tại các quốc gia có một nền báo chí tự do, và dân chủ. “Báo chí tự do và lực lượng chính trị đối lập chủ động, hai yếu tố đó tạo nên hệ thống cảnh báo sớm tốt nhất mà mỗi nước bị nạn đói đe dọa lẽ ra đã phải có”.
Trong kỷ nguyên thông tin, những gì Amartya Sen nói về giá trị của thông tin càng đúng hơn nữa. Sự thịnh vượng và phát triển bắt nguồn từ tri thức. Tất cả các quốc gia giàu thông tin (tức là thông tin dồi dào, thông suốt, xã hội hướng đến minh bạch) đều là các nước giàu. Không có ngoại lệ.
Và, đồng thời với đó, “người nghèo không thể có quyền gì nếu họ không biết quyền của họ. Nếu họ không hiểu biết về luật pháp để có thể hưởng các quyền họ có, không hiểu về các cơ chế mà họ có thể sử dụng để chống lại đói nghèo, thì họ sẽ mãi mãi đói nghèo” (Sheila S. Coronel, 2001). Muốn hiểu biết thì họ phải có thông tin. Không chỉ là thông tin về các vụ trộm-nghiện-lừa-cướp-giết-hiếp, không chỉ là chuyện sao này lộ hàng, sao kia “thả rông” vòng 1, mà còn nhiều hơn thế, đa dạng hơn thế gấp bội. Từ thông tin quy hoạch, thông tin về các chính sách của nhà nước, nguyên nhân và ảnh hưởng tới các nhóm khác nhau trong xã hội, đến cơ chế vận động tranh cử, sử dụng nhân sự, cơ chế ra quyết định, đến cách tòa án xét xử một vụ việc cụ thể, cách vận dụng luật pháp để tranh biện… Ngay cả khi bạn nghĩ rằng những thông tin đó chẳng liên quan gì đến bạn, bạn không cần và không muốn can dự, thì một điều chắc chắn vẫn là, khi bạn hiểu, bạn biết tất cả những cái đó, là bạn đã tự nâng mình lên một tầm cao hơn hẳn so với trước.
Có lẽ một số rất lớn trong chúng ta không biết rằng mình có “quyền được biết”. Trước khi mọi người dân đều ý thức được quyền ấy, thì xã hội cần lắm những người mang thân phận viên gạch lót đường như anh: blogger Điếu Cày.
Với tôi, Điếu Cày như là hiện thân của nhu cầu mãnh liệt về “quyền được biết”, “quyền tiếp cận thông tin” của người dân.
Bạn. Có thể bạn làm công việc không tiếp xúc nhiều với thông tin hoặc quản trị thi thức. Có thể bạn ghét và/hoặc sợ chính trị. Có thể bạn thích sự ổn định và trật tự. Có thể bạn nghĩ những cá nhân như Điếu Cày là kẻ gây rối, làm loạn xã hội. Có thể bạn nghĩ người dân Việt Nam, nhất là dân nghèo, cần cái ăn cái mặc trước mắt hơn là cần những thứ nghe có vẻ trừu tượng là “thông tin”, xa hơn nữa là “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, “dân chủ”…
Bạn biết không, vào năm 1999, nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới người Ấn Độ Amartya Sen (Nobel Kinh tế 1998) đã nói rằng thông tin mang tính quyết định sống còn đối với công cuộc phát triển và ngăn ngừa thảm họa (nạn đói, dịch bệnh, thiên tai...). Ông khẳng định rằng nạn đói chưa bao giờ xảy ra tại các quốc gia có một nền báo chí tự do, và dân chủ. “Báo chí tự do và lực lượng chính trị đối lập chủ động, hai yếu tố đó tạo nên hệ thống cảnh báo sớm tốt nhất mà mỗi nước bị nạn đói đe dọa lẽ ra đã phải có”.
Trong kỷ nguyên thông tin, những gì Amartya Sen nói về giá trị của thông tin càng đúng hơn nữa. Sự thịnh vượng và phát triển bắt nguồn từ tri thức. Tất cả các quốc gia giàu thông tin (tức là thông tin dồi dào, thông suốt, xã hội hướng đến minh bạch) đều là các nước giàu. Không có ngoại lệ.
Và, đồng thời với đó, “người nghèo không thể có quyền gì nếu họ không biết quyền của họ. Nếu họ không hiểu biết về luật pháp để có thể hưởng các quyền họ có, không hiểu về các cơ chế mà họ có thể sử dụng để chống lại đói nghèo, thì họ sẽ mãi mãi đói nghèo” (Sheila S. Coronel, 2001). Muốn hiểu biết thì họ phải có thông tin. Không chỉ là thông tin về các vụ trộm-nghiện-lừa-cướp-giết-hiếp, không chỉ là chuyện sao này lộ hàng, sao kia “thả rông” vòng 1, mà còn nhiều hơn thế, đa dạng hơn thế gấp bội. Từ thông tin quy hoạch, thông tin về các chính sách của nhà nước, nguyên nhân và ảnh hưởng tới các nhóm khác nhau trong xã hội, đến cơ chế vận động tranh cử, sử dụng nhân sự, cơ chế ra quyết định, đến cách tòa án xét xử một vụ việc cụ thể, cách vận dụng luật pháp để tranh biện… Ngay cả khi bạn nghĩ rằng những thông tin đó chẳng liên quan gì đến bạn, bạn không cần và không muốn can dự, thì một điều chắc chắn vẫn là, khi bạn hiểu, bạn biết tất cả những cái đó, là bạn đã tự nâng mình lên một tầm cao hơn hẳn so với trước.
Có lẽ một số rất lớn trong chúng ta không biết rằng mình có “quyền được biết”. Trước khi mọi người dân đều ý thức được quyền ấy, thì xã hội cần lắm những người mang thân phận viên gạch lót đường như anh: blogger Điếu Cày.
Đoan Trang
No comments:
Post a Comment