Kiệt Linh - (tổng hợp)
Cập nhật lúc 6h58" , ngày
07/12/2012
(VnMedia) - Trung Quốc hôm nay (6/12) đã ngang nhiên yêu cầu Việt
Nam không được đơn phương khai thác dầu khí ở trong vùng lãnh hải thuộc chủ
quyền Việt Nam ở Biển Đông. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc còn trắng trợn cáo
buộc Việt Nam quấy rối tàu thuyền của họ bất chấp thực tế chính tàu Trung Quốc
đã quấy nhiễu và cát cáp tàu Việt Nam.
Phát biểu tại một cuộc họp báo định kỳ diễn ra ngày hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Hồng Lỗi đã xuyên tạc sự thật khi nói rằng Việt Nam đuổi tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng lãnh hải gần tỉnh Hải Nam, phía nam Trung Quốc.
Theo lời ông Hồng Lỗi, "tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động đánh cá bình thường thì bị tàu quân sự Việt Nam xua đuổi một cách phi lý”.
Ông Hồng Lỗi còn ngang nhiên yêu cầu Việt Nam “không được đơn phương thực hiện các hoạt động khai thác dầu khí” ở những vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam, “chấm dứt can thiệp vào các hoạt động bình thường của tàu cá Trung Quốc và tạo môi trường thân thiện cho các cuộc đàm phán song phương”.
Lời phát biểu trên được ông Hồng Lỗi
đưa ra chỉ vài ngày sau khi tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò dầu
khí của Việt Nam (tàu Bình Minh 02) đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam gần Vịnh Bắc Bộ.
Những phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại với sự thực. Thực tế là vào sáng sớm ngày 30/11, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2’ vĩ tuyến Bắc, 1080 02’ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý) thì bị 02 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.
Trước đó, Trung Quốc còn liên tục có những hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hôm 27/11, tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng. Hôm 23/11, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Phản ứng trước những hành động gần đây của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp".
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 3/12, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.
Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây không chỉ vấp phải phản ứng của Việt Nam mà còn phải đối mặt với sự phản đối và trả đũa quyết liệt của nhiều nước khác, trong đó có Philippines, Ấn Độ và thậm chí là cả Mỹ.
Hôm 22/11, Trung Quốc đã khiến các nước trong và ngoài khu vực tức giận khi thông báo về việc đưa bản đồ có đường 9 đoạn vào hộ chiếu phổ thông cấp cho người dân nước này. Cả Philippines và Việt Nam đều lên tiếng phản đối kịch liệt động thái này và đều từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc.
Tiếp đó, Vùng lãnh thổ Đài Loan cũng lên tiếng chỉ trích tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc “phớt lờ thực tế và chỉ gây tranh chấp”. Ấn Độ không chỉ dừng lại ở việc phản đối mà còn có động thái “ăn miếng trả miếng” quyết liệt bằng cách tiến hành cấp thị thực mới cho công dân Trung Quốc. Thị thực này được in hình bản đồ của Ấn Độ trong đó bao gồm đầy đủ những phần lãnh thổ đang nằm trong tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc.
Ngoài các nước trong khu vực, Mỹ hôm 26/11 cũng tuyên bố, nước này không công nhận bản đồ mới gây tranh cãi mà Trung Quốc cho in lên hộ chiếu của nước này.
Khi những phản đối xung quanh việc Trung Quốc đưa tấm bản đồ đường lưỡi bò phi lý vào hộ chiếu của họ còn chưa kết thúc thì nước này lại khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại về việc đưa ra luật mới ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc cho phép lực lượng cảnh sát nước này xông lên lục soát, bắt giữ tàu thuyền của các nước khác ở những vùng lãnh hải tranh chấp thuộc Biển Đông.
Theo các nhà quan sát quốc tế, từ những việc như sử dụng hộ chiếu in hình chín đoạn (đường lưỡi bò), đưa ra bản đồ “thành phố Tam Sa” hay kế hoạch chặn và kiểm tra các tàu, Trung Quốc dường như đang có sách lược lấn tới mạnh bạo hơn trong vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong mấy năm qua. Những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đang khiến nhiều nước bất bình.
Những phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại với sự thực. Thực tế là vào sáng sớm ngày 30/11, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2’ vĩ tuyến Bắc, 1080 02’ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý) thì bị 02 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.
Trước đó, Trung Quốc còn liên tục có những hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hôm 27/11, tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng. Hôm 23/11, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Phản ứng trước những hành động gần đây của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp".
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 3/12, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.
Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây không chỉ vấp phải phản ứng của Việt Nam mà còn phải đối mặt với sự phản đối và trả đũa quyết liệt của nhiều nước khác, trong đó có Philippines, Ấn Độ và thậm chí là cả Mỹ.
Hôm 22/11, Trung Quốc đã khiến các nước trong và ngoài khu vực tức giận khi thông báo về việc đưa bản đồ có đường 9 đoạn vào hộ chiếu phổ thông cấp cho người dân nước này. Cả Philippines và Việt Nam đều lên tiếng phản đối kịch liệt động thái này và đều từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc.
Tiếp đó, Vùng lãnh thổ Đài Loan cũng lên tiếng chỉ trích tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc “phớt lờ thực tế và chỉ gây tranh chấp”. Ấn Độ không chỉ dừng lại ở việc phản đối mà còn có động thái “ăn miếng trả miếng” quyết liệt bằng cách tiến hành cấp thị thực mới cho công dân Trung Quốc. Thị thực này được in hình bản đồ của Ấn Độ trong đó bao gồm đầy đủ những phần lãnh thổ đang nằm trong tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc.
Ngoài các nước trong khu vực, Mỹ hôm 26/11 cũng tuyên bố, nước này không công nhận bản đồ mới gây tranh cãi mà Trung Quốc cho in lên hộ chiếu của nước này.
Khi những phản đối xung quanh việc Trung Quốc đưa tấm bản đồ đường lưỡi bò phi lý vào hộ chiếu của họ còn chưa kết thúc thì nước này lại khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại về việc đưa ra luật mới ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc cho phép lực lượng cảnh sát nước này xông lên lục soát, bắt giữ tàu thuyền của các nước khác ở những vùng lãnh hải tranh chấp thuộc Biển Đông.
Theo các nhà quan sát quốc tế, từ những việc như sử dụng hộ chiếu in hình chín đoạn (đường lưỡi bò), đưa ra bản đồ “thành phố Tam Sa” hay kế hoạch chặn và kiểm tra các tàu, Trung Quốc dường như đang có sách lược lấn tới mạnh bạo hơn trong vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong mấy năm qua. Những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đang khiến nhiều nước bất bình.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Đức Tâm –RFI
Thứ năm 06 Tháng Mười Hai 2012
Ngày hôm nay 06/12/2012, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Việt
Nam ngừng các hoạt động tìm kiếm dầu khí tại Biển Đông và chấm dứt quấy nhiễu
các tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền.
Trung Quốc đã có phản ứng như trên sau khi Việt Nam, hôm
thứ Ba 04/12, đã chính thức phản đối Bắc Kinh về vụ các tàu cá Trung Quốc xâm
nhập đánh bắt hải sản trong vùng biển của Việt Nam và cắt cáp thăm dò dầu khí
của một con tàu thuộc tập đoàn PetroVietnam.
Trong cuộc họp báo, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng, những tuyên bố của Việt Nam về sự cố này là
không chính xác. Đồng thời, Trung Quốc yêu cầu « Việt Nam phải ngừng ngay
lập tức những hoạt động đơn phương liên quan đến dầu khí trong các vùng biển
này và chấm dứt ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc », từ ngữ trong nguyên văn.
Theo Bắc Kinh : « Các tàu cá Trung Quốc lúc đó đang
hoạt động trong vùng biển này và đó là điều hoàn toàn hợp pháp, thế nhưng các
tàu Việt Nam đã xua đuổi họ mà không có lý do chính đáng ». Vì hai nước
trước đây đã có các cuộc thương lượng kỹ lưỡng về đường phân định trong khu vực
vịnh Bắc Bộ và thiết lập một khu vực đánh cá chung tại đây.
Sự cố tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí
của tàu Việt Nam xẩy ra trong bối cảnh vào tuần trước, phía Trung Quốc thông
báo là cảnh sát tỉnh Hải Nam, kể từ đầu tháng Giêng năm tới, 2013, sẽ được
quyền chặn bắt, khám xét và xua đuổi các tàu bè nước ngoài đi vào vùng biển mà
Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình.
Còn chính quyền Hà Nội thông báo, kể từ ngày 25 tháng
Giêng 2013, sẽ triển khai lực lượng tuần tra trên Biển Đông, để chặn bắt các
tàu nước ngoài xâm nhập vào vùng biển của Việt Nam.
Tháng Năm 2011, các tàu Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò dầu
khí của tàu Việt Nam ở Biển Đông và sự cố đã gây ra căng thẳng trong quan hệ
hai nước, thậm chí Việt Nam còn đòi Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại trong
vụ này.
No comments:
Post a Comment