Trà Mi – VOA
21.12.2012
http://www.voatiengviet.com/content/trieu-con-tim-mot-tieng-noi-cho-nhan-quyen-viet-nam/1569022.html
Phỏng vấn nhạc
sĩ Trúc Hồ
Trà Mi phỏng vấn nhạc sĩ Trúc Hồ
Trà Mi xin chào đón quý vị và các bạn đến với Tạp chí
Thanh Niên hằng tuần của đài VOA.
Một nhạc sĩ người
Việt trong hơn nữa năm qua đã 2 lần gõ cửa các cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa
Kỳ, mang theo hàng trăm ngàn chữ ký của người Việt khắp nơi trong thỉnh nguyện
thư kêu gọi thúc đẩy nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Sau chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3, thượng tuần tháng này, tác giả của những bản tình ca nổi danh từ mấy thập niên qua như ‘Trái tim mùa đông’, ‘Em đã quên một dòng sông’ hay những bài nhạc yêu nước gần đây như ‘Đáp lời sông núi’, ‘Triệu con tim’ trở lại thủ đô Hoa Kỳ để tiếp tục vận động cho chiến dịch thỉnh nguyện thư mang tên ‘Triệu Con tim-Một tiếng nói’ do anh đề xướng. Nhạc sĩ Trúc Hồ đã dành cho Trà Mi buổi phỏng vấn tại đài VOA nhân dịp này.
Trà Mi: Xin chào anh Trúc Hồ. Vì sao anh quyết định tiếp tục mở thêm một chiến dịch thỉnh nguyện thư nữa sau cuộc vận động cho chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc chỉ cách đây hơn nửa năm?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Lý do của chiến dịch đầu tiên là nhạc sĩ Việt Khang đã tạo cho tôi ý định rằng chúng ta phải có hành động để lên tiếng cho người nhạc sĩ bị tù vì sáng tác những bài nhạc yêu nước. Lý do thứ hai là blogger Điếu Cày bị kết án 12 năm vì lòng yêu nước của anh. Gần đây, chính quyền cộng sản Hà Nội có những vi phạm trầm trọng về nhân quyền. Cho nên, chiến dịch lần này, tôi muốn tất cả người Việt Nam trên thế giới dù ở đâu cũng có thể tham gia. Thỉnh nguyện thư lần trước là ở Hoa Kỳ. Còn thỉnh nguyện thư này là cho Liên hiệp quốc, cho tất cả người Việt. Ngay trong nước đã có trên 4.000 người ký tên.
Trà Mi: Có cả những người Việt trong nước?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Trong nước, trên 4.000 người đã qua bao nhiêu khó khăn, bị đàn áp, bị cấm, nhưng họ đã vượt qua sự sợ hãi để nói lên tiếng nói của mình.
Trà Mi: Tác dụng và hiệu quả của chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3 có ảnh hưởng, liên quan gì tới quyết định của anh mở thêm cuộc vận động lần này không?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Chiến dịch trước rất quan trọng vì nó tạo được sự đoàn kết. Sự đoàn kết lần trước là ở Mỹ. Lần này, tôi muốn sự đoàn kết đó hơn nữa với tất cả người Việt trên khắp thế giới. Trong thỉnh nguyện thư lần này có những người Việt ở Afghanistan, Iraq, những người lính Mỹ gốc Việt qua đó cũng đã ký tên. Thỉnh nguyện thư này làm được cái điều mà tôi mong muốn là cho dù anh ở đâu, thuộc đảng phái hay đoàn thể nào, trước tiên anh là con dân của nước Việt. Chúng ta phải lên tiếng để tranh đấu cho người dân của chúng ta có quyền căn bản làm người.
Trà Mi: Xin anh sơ lược về nội dung, lịch trình, và những đích đến của chiến dịch lần này?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Nội dung thỉnh nguyện thư rất đơn giản. Chúng ta tranh đấu ôn hòa. Chúng ta chỉ đòi hỏi chính phủ Việt Nam, một thành viên trong Liên hiệp quốc ký công nhận hiệp ước về các nhân quyền căn bản, thì phải làm. Họ không thực hiện. Khi những người dân trong nước nói lên sự thật thì bị vào tù. Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và biết bao nhiêu người khác, những người trẻ như Đỗ Thị Minh Hạnh hay mười mấy thanh niên Công giáo, ai cũng vào tù vì một cái tội duy nhất là phát biểu những gì mà họ suy nghĩ, nói lên nạn ngoại xâm Trung cộng. Một người chỉ nói lên sự thật, biểu lộ lòng yêu nước mà ở tù. Đó là chuyện không thể chấp nhận được trong thế kỷ 21 này.
Trà Mi: Đó là nội dung chính của thỉnh nguyện thư.
Thế nhưng có những yêu cầu cụ thể ra sao?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Yêu cầu cụ thể của chúng ta là nước CHXHCN Việt Nam phải bỏ điều 79 và 88 trong Bộ luật Hình sự rất mơ hồ. Mình chỉ yêu cầu họ phải tuân theo công pháp quốc tế về vấn đề nhân quyền mà họ đã ký. Thỉnh nguyện thư này mình muốn cả thế giới biết, muốn các nhà lãnh đạo ở thế giới tự do như Châu Âu, Úc Châu, Canada, Hoa Kỳ biết những gì đang diễn ra ở Việt Nam.
Trà Mi: Thỉnh nguyện thư không kêu gọi trực tiếp với chính quyền Việt Nam mà nhờ qua sự hỗ trợ trung gian từ quốc tế. Thế thì có đề nghị những biện pháp chế tài hay can thiệp chăng?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Vấn đề là mình tạo awareness cho giới lãnh đạo trên thế giới có quan hệ với Việt Nam từ Đông Âu, Bắc Âu như Nauy, Thụy Điển, các quốc gia có những chương trình giúp đỡ Việt Nam. Trước khi chúng ta giúp đỡ hay làm ăn với một quốc gia nào, cần phải biết là chính phủ nước đó có lo cho dân không hay đồng tiền giúp đỡ đó bị tham nhũng vào túi những đảng viên không giúp gì cho dân chúng. Thỉnh nguyện thư là chúng ta phải làm sao cho thế giới biết sự thật tại Việt Nam để giúp đời sống của người Việt Nam được tốt đẹp hơn.
Trà Mi: Chiến dịch lần này diễn ra khá dài so với lần trước, bắt đầu từ 6/12 tới đúng ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12…
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Mình quyết định ngày 6/12 nhưng thật sự bắt đầu phải một tuần sau đó. Bởi vì chiến dịch trước thì đài truyền hình SBTN tự đứng ra làm. Còn lần này, Trúc Hồ và đài SBTN chỉ muốn là người khởi xướng. Trách nhiệm ghi thỉnh nguyện thư là trách nhiệm của tất cả các đoàn thể Việt Nam trên khắp thế giới. Cái đẹp ở đây là trên 125 hội đoàn-cộng đoàn, và giới trẻ mỗi tuần tự nguyện xuống đường đi giúp những người lớn tuổi vào internet để ký tên.
Trà Mi: Lịch trình của chiến dịch lần này đi tới những đâu, gặp những ai, và đệ đạt thỉnh nguyện thư cho các nhân vật nào cụ thể?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Tất cả những nước quan trọng. Chúng ta đã gặp Bộ Ngoại giao Anh, Canada, Úc, Đức, Liên hiệp quốc…v…v.. Chúng ta đã gặp 12 quốc gia trên thế giới, gặp Bộ Ngoại giao của họ để trình hết hồ sơ và hơn một trăm mấy chục ngàn chữ ký của người Việt trên toàn thế giới, ngay cả trong nước.
Trà Mi: Như lần trước, chiến dịch ‘Triệu con tim-Một tiếng nói’ lần này cũng có cùng mục tiêu là đánh động sự quan tâm của công luận và cũng nhắm tới số lượng chữ ký là 100.000 để kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam. Vì sao anh dừng lại ở số 100.000 trong khi tên gọi của chiến dịch lần này là ‘Triệu con tim’?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: ‘Triệu con tim’ mang tính chất tinh thần, không phải là một triệu con tim mà hằng triệu triệu con tim của người Việt trên khắp thế giới cùng một mục đích đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thả ngay các tù nhân lương tâm như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Việt Khang…
Trà Mi: Nhưng vì sao lại là 100.000 chữ ký mà không phải là 1 triệu chữ ký, thưa anh?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Thỉnh nguyện thư kỳ rồi, Tổng thống Obama đòi hỏi là 25.000 chữ ký. Lần này mình đề ra 100.000 chữ ký, hơn gấp 4 lần rồi. Con số đối với tôi không quan trọng. Trong chương trình này, tôi mừng vì thấy tất cả người Việt trên thế giới đã cùng một tấm lòng nhìn về Việt Nam. Mục đích duy nhất của chiến dịch này là tôi muốn tạo tinh thần đoàn kết khi người Việt hải ngoại và trong nước cùng đoàn kết tranh đấu cho quyền tự do căn bản của con người.
Trà Mi: Anh nhận xét thế nào về tác dụng và hiệu quả thực tế của các thỉnh nguyện thư đối với tình hình nhân quyền Việt Nam? Có những kết quả khả quan cụ thể nào trông thấy không, thưa anh?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Từ thỉnh nguyện thư trước tới thỉnh nguyện thư này đã tạo cho cộng đồng chúng ta gần nhau hơn, có niềm tin hơn, biết nhìn về Việt Nam và thấy những gì đang diễn ra.
Trà Mi: Đó là tác dụng đoàn kết người Việt lại với nhau, đánh động sự quan tâm về nhân quyền Việt Nam. Còn tác dụng từ đích tới của các thỉnh nguyện thư này, mình có nhận được những kết quả nào cụ thể khích lệ, khả quan không?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Khích lệ, khả quan là mình làm việc gần, có những cuộc đối thoại với Bộ Ngoại giao các quốc gia tự do trên thế giới. Người ta tiếp mình, nghe mình trình bày sự thật. Mình có những tài liệu, nhờ vào những tài liệu đó người ta mới giúp được mình. Mình không đưa tài liệu, làm sao người ta giúp. Tiếp sau việc đánh động dư luận, chúng ta tạo sự tương tác và cùng nhau tham gia. Bước tiến sắp tới mà Trúc Hồ muốn là chúng ta phải tạo một ‘mass movement’, một phong trào. Hiện giờ không phải là một chiến dịch nữa, mà là một phong trào ‘Triệu con tim-Một tiếng nói’, để người Việt sau này có tranh đấu trong một kế hoạch nào tiếp thì có thể mass mobilize, tất cả người Việt cùng một lúc nói lên một ý tưởng. Chúng ta phải có bổn phận giúp người Việt Nam có một xã hội công bằng, công lý, tự do.
Trà Mi: Gần đây ở hải ngoại và cả trong nước liên tục xuất hiện nhiều chiến dịch vận động chữ ký cho thỉnh nguyện thư kêu gọi sự quan tâm của giới hữu trách. Anh có nghĩ sự xuất hiện ồ ạt như vậy có ảnh hưởng hay làm giảm bớt phần nào tác dụng cũng như sự quan tâm tham gia của công luận đối với các thỉnh nguyện thư?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Tùy cách mình nhìn thôi. Thật sự cái gì có nhiều cũng có mặt tốt và mặt không tốt. Nhiều người than phiền sao có nhiều hội đoàn. Nhiều hội đoàn cũng tốt nếu chúng ta cùng một tiếng nói. Chúng ta có số nhiều tốt, nhưng chúng ta nên thu về cùng một mục đích. Khi mở ‘Triệu con tim-Một tiếng nói’, tôi muốn làm sao cộng đồng mình cùng nhau làm một việc. Khi sức mạnh không bị chia, mình dồn vào làm cùng một chuyện thì kết quả tốt đẹp hơn.
Trà Mi: Sau thỉnh nguyện thư lần này, bước kế tiếp kế hoạch như thế nào, thưa anh?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Con đường tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam không phải là một sớm một chiều. Đó là một con đường dài, nhưng cá nhân tôi và đài SBTN nhất định sẽ là một dòng nước cứ chảy tới ngày nào đá mòn thì thôi. Ước mơ của tôi là một ngày nào đó được nhìn thấy bạn bè ở Việt Nam và con cái của họ được sống như một con người, được hưởng quyền căn bản mà Thượng đế đã ban cho họ.
Trà Mi: Từ những băn khoăn, trăn trở, và tâm tình đó, anh mang theo mình kỳ vọng gì trong chuyến đi vận động lần này?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Tôi chỉ mong người Việt đoàn kết hơn, nhìn về Việt Nam nhiều hơn để cùng nhau mỗi người một tiếng nói, một hành động, một tấm lòng, bỏ qua những dị biệt về đảng phái. Tôi kêu gọi các đảng viên đảng cộng sản trong nước, trước khi các anh là đảng viên hay là người lính trong quân đội, các anh là con dân nước Việt, hãy nhìn người dân mình sống thế nào và phải biết làm trách nhiệm của một con dân Việt Nam.
Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian đến với đài VOA hôm nay trong cuộc trao đổi này.
--------------
Qúy thính giả muốn xem và nghe lại cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Trúc Hồ về chiến dịch thỉnh nguyện thư cho nhân quyền Việt Nam mang tên ‘Triệu con tim-Một tiếng nói’, xin truy cập vào trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời quý vị và các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.
Tạp chí Thanh Niên hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trên làn sóng phát thanh của đài VOA tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
Sau chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3, thượng tuần tháng này, tác giả của những bản tình ca nổi danh từ mấy thập niên qua như ‘Trái tim mùa đông’, ‘Em đã quên một dòng sông’ hay những bài nhạc yêu nước gần đây như ‘Đáp lời sông núi’, ‘Triệu con tim’ trở lại thủ đô Hoa Kỳ để tiếp tục vận động cho chiến dịch thỉnh nguyện thư mang tên ‘Triệu Con tim-Một tiếng nói’ do anh đề xướng. Nhạc sĩ Trúc Hồ đã dành cho Trà Mi buổi phỏng vấn tại đài VOA nhân dịp này.
Trà Mi: Xin chào anh Trúc Hồ. Vì sao anh quyết định tiếp tục mở thêm một chiến dịch thỉnh nguyện thư nữa sau cuộc vận động cho chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc chỉ cách đây hơn nửa năm?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Lý do của chiến dịch đầu tiên là nhạc sĩ Việt Khang đã tạo cho tôi ý định rằng chúng ta phải có hành động để lên tiếng cho người nhạc sĩ bị tù vì sáng tác những bài nhạc yêu nước. Lý do thứ hai là blogger Điếu Cày bị kết án 12 năm vì lòng yêu nước của anh. Gần đây, chính quyền cộng sản Hà Nội có những vi phạm trầm trọng về nhân quyền. Cho nên, chiến dịch lần này, tôi muốn tất cả người Việt Nam trên thế giới dù ở đâu cũng có thể tham gia. Thỉnh nguyện thư lần trước là ở Hoa Kỳ. Còn thỉnh nguyện thư này là cho Liên hiệp quốc, cho tất cả người Việt. Ngay trong nước đã có trên 4.000 người ký tên.
Trà Mi: Có cả những người Việt trong nước?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Trong nước, trên 4.000 người đã qua bao nhiêu khó khăn, bị đàn áp, bị cấm, nhưng họ đã vượt qua sự sợ hãi để nói lên tiếng nói của mình.
Trà Mi: Tác dụng và hiệu quả của chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3 có ảnh hưởng, liên quan gì tới quyết định của anh mở thêm cuộc vận động lần này không?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Chiến dịch trước rất quan trọng vì nó tạo được sự đoàn kết. Sự đoàn kết lần trước là ở Mỹ. Lần này, tôi muốn sự đoàn kết đó hơn nữa với tất cả người Việt trên khắp thế giới. Trong thỉnh nguyện thư lần này có những người Việt ở Afghanistan, Iraq, những người lính Mỹ gốc Việt qua đó cũng đã ký tên. Thỉnh nguyện thư này làm được cái điều mà tôi mong muốn là cho dù anh ở đâu, thuộc đảng phái hay đoàn thể nào, trước tiên anh là con dân của nước Việt. Chúng ta phải lên tiếng để tranh đấu cho người dân của chúng ta có quyền căn bản làm người.
Trà Mi: Xin anh sơ lược về nội dung, lịch trình, và những đích đến của chiến dịch lần này?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Nội dung thỉnh nguyện thư rất đơn giản. Chúng ta tranh đấu ôn hòa. Chúng ta chỉ đòi hỏi chính phủ Việt Nam, một thành viên trong Liên hiệp quốc ký công nhận hiệp ước về các nhân quyền căn bản, thì phải làm. Họ không thực hiện. Khi những người dân trong nước nói lên sự thật thì bị vào tù. Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và biết bao nhiêu người khác, những người trẻ như Đỗ Thị Minh Hạnh hay mười mấy thanh niên Công giáo, ai cũng vào tù vì một cái tội duy nhất là phát biểu những gì mà họ suy nghĩ, nói lên nạn ngoại xâm Trung cộng. Một người chỉ nói lên sự thật, biểu lộ lòng yêu nước mà ở tù. Đó là chuyện không thể chấp nhận được trong thế kỷ 21 này.
Trà Mi: Đó là nội dung chính của thỉnh nguyện thư.
Thế nhưng có những yêu cầu cụ thể ra sao?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Yêu cầu cụ thể của chúng ta là nước CHXHCN Việt Nam phải bỏ điều 79 và 88 trong Bộ luật Hình sự rất mơ hồ. Mình chỉ yêu cầu họ phải tuân theo công pháp quốc tế về vấn đề nhân quyền mà họ đã ký. Thỉnh nguyện thư này mình muốn cả thế giới biết, muốn các nhà lãnh đạo ở thế giới tự do như Châu Âu, Úc Châu, Canada, Hoa Kỳ biết những gì đang diễn ra ở Việt Nam.
Trà Mi: Thỉnh nguyện thư không kêu gọi trực tiếp với chính quyền Việt Nam mà nhờ qua sự hỗ trợ trung gian từ quốc tế. Thế thì có đề nghị những biện pháp chế tài hay can thiệp chăng?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Vấn đề là mình tạo awareness cho giới lãnh đạo trên thế giới có quan hệ với Việt Nam từ Đông Âu, Bắc Âu như Nauy, Thụy Điển, các quốc gia có những chương trình giúp đỡ Việt Nam. Trước khi chúng ta giúp đỡ hay làm ăn với một quốc gia nào, cần phải biết là chính phủ nước đó có lo cho dân không hay đồng tiền giúp đỡ đó bị tham nhũng vào túi những đảng viên không giúp gì cho dân chúng. Thỉnh nguyện thư là chúng ta phải làm sao cho thế giới biết sự thật tại Việt Nam để giúp đời sống của người Việt Nam được tốt đẹp hơn.
Trà Mi: Chiến dịch lần này diễn ra khá dài so với lần trước, bắt đầu từ 6/12 tới đúng ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12…
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Mình quyết định ngày 6/12 nhưng thật sự bắt đầu phải một tuần sau đó. Bởi vì chiến dịch trước thì đài truyền hình SBTN tự đứng ra làm. Còn lần này, Trúc Hồ và đài SBTN chỉ muốn là người khởi xướng. Trách nhiệm ghi thỉnh nguyện thư là trách nhiệm của tất cả các đoàn thể Việt Nam trên khắp thế giới. Cái đẹp ở đây là trên 125 hội đoàn-cộng đoàn, và giới trẻ mỗi tuần tự nguyện xuống đường đi giúp những người lớn tuổi vào internet để ký tên.
Trà Mi: Lịch trình của chiến dịch lần này đi tới những đâu, gặp những ai, và đệ đạt thỉnh nguyện thư cho các nhân vật nào cụ thể?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Tất cả những nước quan trọng. Chúng ta đã gặp Bộ Ngoại giao Anh, Canada, Úc, Đức, Liên hiệp quốc…v…v.. Chúng ta đã gặp 12 quốc gia trên thế giới, gặp Bộ Ngoại giao của họ để trình hết hồ sơ và hơn một trăm mấy chục ngàn chữ ký của người Việt trên toàn thế giới, ngay cả trong nước.
Trà Mi: Như lần trước, chiến dịch ‘Triệu con tim-Một tiếng nói’ lần này cũng có cùng mục tiêu là đánh động sự quan tâm của công luận và cũng nhắm tới số lượng chữ ký là 100.000 để kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam. Vì sao anh dừng lại ở số 100.000 trong khi tên gọi của chiến dịch lần này là ‘Triệu con tim’?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: ‘Triệu con tim’ mang tính chất tinh thần, không phải là một triệu con tim mà hằng triệu triệu con tim của người Việt trên khắp thế giới cùng một mục đích đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thả ngay các tù nhân lương tâm như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Việt Khang…
Trà Mi: Nhưng vì sao lại là 100.000 chữ ký mà không phải là 1 triệu chữ ký, thưa anh?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Thỉnh nguyện thư kỳ rồi, Tổng thống Obama đòi hỏi là 25.000 chữ ký. Lần này mình đề ra 100.000 chữ ký, hơn gấp 4 lần rồi. Con số đối với tôi không quan trọng. Trong chương trình này, tôi mừng vì thấy tất cả người Việt trên thế giới đã cùng một tấm lòng nhìn về Việt Nam. Mục đích duy nhất của chiến dịch này là tôi muốn tạo tinh thần đoàn kết khi người Việt hải ngoại và trong nước cùng đoàn kết tranh đấu cho quyền tự do căn bản của con người.
Trà Mi: Anh nhận xét thế nào về tác dụng và hiệu quả thực tế của các thỉnh nguyện thư đối với tình hình nhân quyền Việt Nam? Có những kết quả khả quan cụ thể nào trông thấy không, thưa anh?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Từ thỉnh nguyện thư trước tới thỉnh nguyện thư này đã tạo cho cộng đồng chúng ta gần nhau hơn, có niềm tin hơn, biết nhìn về Việt Nam và thấy những gì đang diễn ra.
Trà Mi: Đó là tác dụng đoàn kết người Việt lại với nhau, đánh động sự quan tâm về nhân quyền Việt Nam. Còn tác dụng từ đích tới của các thỉnh nguyện thư này, mình có nhận được những kết quả nào cụ thể khích lệ, khả quan không?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Khích lệ, khả quan là mình làm việc gần, có những cuộc đối thoại với Bộ Ngoại giao các quốc gia tự do trên thế giới. Người ta tiếp mình, nghe mình trình bày sự thật. Mình có những tài liệu, nhờ vào những tài liệu đó người ta mới giúp được mình. Mình không đưa tài liệu, làm sao người ta giúp. Tiếp sau việc đánh động dư luận, chúng ta tạo sự tương tác và cùng nhau tham gia. Bước tiến sắp tới mà Trúc Hồ muốn là chúng ta phải tạo một ‘mass movement’, một phong trào. Hiện giờ không phải là một chiến dịch nữa, mà là một phong trào ‘Triệu con tim-Một tiếng nói’, để người Việt sau này có tranh đấu trong một kế hoạch nào tiếp thì có thể mass mobilize, tất cả người Việt cùng một lúc nói lên một ý tưởng. Chúng ta phải có bổn phận giúp người Việt Nam có một xã hội công bằng, công lý, tự do.
Trà Mi: Gần đây ở hải ngoại và cả trong nước liên tục xuất hiện nhiều chiến dịch vận động chữ ký cho thỉnh nguyện thư kêu gọi sự quan tâm của giới hữu trách. Anh có nghĩ sự xuất hiện ồ ạt như vậy có ảnh hưởng hay làm giảm bớt phần nào tác dụng cũng như sự quan tâm tham gia của công luận đối với các thỉnh nguyện thư?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Tùy cách mình nhìn thôi. Thật sự cái gì có nhiều cũng có mặt tốt và mặt không tốt. Nhiều người than phiền sao có nhiều hội đoàn. Nhiều hội đoàn cũng tốt nếu chúng ta cùng một tiếng nói. Chúng ta có số nhiều tốt, nhưng chúng ta nên thu về cùng một mục đích. Khi mở ‘Triệu con tim-Một tiếng nói’, tôi muốn làm sao cộng đồng mình cùng nhau làm một việc. Khi sức mạnh không bị chia, mình dồn vào làm cùng một chuyện thì kết quả tốt đẹp hơn.
Trà Mi: Sau thỉnh nguyện thư lần này, bước kế tiếp kế hoạch như thế nào, thưa anh?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Con đường tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam không phải là một sớm một chiều. Đó là một con đường dài, nhưng cá nhân tôi và đài SBTN nhất định sẽ là một dòng nước cứ chảy tới ngày nào đá mòn thì thôi. Ước mơ của tôi là một ngày nào đó được nhìn thấy bạn bè ở Việt Nam và con cái của họ được sống như một con người, được hưởng quyền căn bản mà Thượng đế đã ban cho họ.
Trà Mi: Từ những băn khoăn, trăn trở, và tâm tình đó, anh mang theo mình kỳ vọng gì trong chuyến đi vận động lần này?
Nhạc sĩ Trúc Hồ: Tôi chỉ mong người Việt đoàn kết hơn, nhìn về Việt Nam nhiều hơn để cùng nhau mỗi người một tiếng nói, một hành động, một tấm lòng, bỏ qua những dị biệt về đảng phái. Tôi kêu gọi các đảng viên đảng cộng sản trong nước, trước khi các anh là đảng viên hay là người lính trong quân đội, các anh là con dân nước Việt, hãy nhìn người dân mình sống thế nào và phải biết làm trách nhiệm của một con dân Việt Nam.
Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian đến với đài VOA hôm nay trong cuộc trao đổi này.
--------------
Qúy thính giả muốn xem và nghe lại cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Trúc Hồ về chiến dịch thỉnh nguyện thư cho nhân quyền Việt Nam mang tên ‘Triệu con tim-Một tiếng nói’, xin truy cập vào trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời quý vị và các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.
Tạp chí Thanh Niên hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trên làn sóng phát thanh của đài VOA tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
No comments:
Post a Comment