12/28/2012
Thế
giới ngày càng bạo lực nhiều thêm. Nhiều người quy lỗi chính là do thánh chiến.
Trong khi ĐÓ, một số tôn giáo đổ lỗi cho tôn giáo khác. Và một số người nói
rằng chỉ vì nhân loạị bị trừng phạt vì quá nhiều tội lỗi... Nói gì thì nói, bạo
lực vẫn là chuyện muôn đời trong lịch sử loài người.
Nếu chúng ta thấy rằng các cuộc chiến giữa tôn giáo như dường bất tận, thí dụ như các cuộc thánh chiến trong lịch sử -- cuộc thánh chiến Thập Tự Chinh kéo dài tới 3 thế kỷ (thế kỷ 11, 12, 13) giữa Thiên Chúa Giáo Châu Âu và Hồi Giáo Trung Đông, hay giữa Khối Ả Rập và Do Thái (từ 1920 tới bây giờ), và nhiều cuộc thánh chiến ngắn hạn khác – thì chúng ta không có mấy lựa chọn nào khác.
Bởi vì, người vô thần vẫn có bạo lực. Thí dụ, lãnh tụ Đức Phát Xít Adolf Hitler là kẻ vô thần. Hay chủ nghĩa cộng sản của quý vị Joseph Stalin, Pol Pot, Mao Trạch Đông là những người vô thần.
Do vậy, tôn giáo hay vô thần, vẫn không liên hệ gì tới chiến tranh. Nhưng khuynh hướng nhân loại ngày càng cho thấy số lượng người vô thần nhiều hơn, phần vì khoa học đang xua tan nhiều niềm tin, phần vì nhiều người thấy tôn giáo không nhất thiết phải là điểm tựa cho nhân loạị.
Bản khảo sát kéo dài 3 năm trên 230 quốc gia và lãnh thổ thực hiện bởi viện nghiên cứu Pew Research Center cho thấy, trong năm 2010 nhân loại có 8.9 tỷ dân, thì có 5.8 tỷ người thành niên và trẻ em sùng đạo, chiếm 84% dân số địa cầu.
Viện này dựa vào hơn 2,500 bản thống kê toàn cầu để cho thấy rằng, điạ cầu có:
- 2.2 tỷ dân Thiên Chúa Giáo, chiếm 32% dân số thế giới. Trong này gồm cả nhiều hệ phái như Công Giáo La Mã, Tin Lành, Chính Thống Thiên Chúa Giáo (Nga và Hy Lạp).
- 1.6 tỷ tín đồ Hồi Giáo (23% nhân loại).
- 1 tỷ tín đồ Ấn Độ Giáo (15%).
- 500 triệu Phật Tử (7%).
- 400 triệu người (6%) theo các tín ngưỡng dân gian, như đạo truyền thống của người Châu Phi, tôn giaó dân gian Trung Quốc, tôn giáo dân bản điạ Châu Mỹ, tôn giaó dân bản địa Úc Châu...
Có khoảng 14 triệu tín đồ Do Thái Giáo, 58 triệu người theo các tôn giáo khác, như Bahai, Jainism, Sikhism, Shintoism (Thần Đaọ Nhật Bản), Taoism (Lão Giáo TQ), Wicca, Zoroastrianism (Bái Hỏa Giáo), vân vân...
Trong khối Thiên Chúa Giáo, có phân nửa là Công Giáo La Mã, 37% thuộc nhiều hệ phái Tin Lành, 12% là Chính Thống Giáo Hy Lạp hay Nga.
Trong phần trên, chúng ta nói tôn giaó lớn thứ ba là Ấn Giáo, thực ra không chính xác: khối người vô thần mới đông thứ ba toàn cầu, tới 1.1 tỷ người, nói rằng họ không dính tới tôn giáo nào, hay nói rằng họ không tin vào Thượng Đế -- và như thế, 16% nhân loại vô thần.
Trong khi tưởng như dân số vô thần giảm vì Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, làm nhiều người trở về tôn giaó truyền thống, nhưng thực ra lại tăng vì khoa học ngày càng làm mất niềm tin tôn giáo ở nhiều người.
Điển hình là tại Hoa Kỳ, có từ 1% tới 5% mức tăng trong những người tự nhận là vô thần từ năm 2005 tới 2012, và có mức giảm trong những người nói rằng họ sùng đạo (nhiều tôn giáo khác nhau), giảm khoảng 13%, để từ 73% xuống còn 60%.
Như trường hợp Liên Xô sụp đổ, để nước Nga trở thành khuynh hướng sùng đạọ nhiều hơn -- nước này quay về chủ nghĩa dân tộc (có thể là dân tộc cực đoan hơn). Nghĩa là, từ chủ nghĩa quốc tế vô sản, bước về chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng là một bước ngoặc lạ lùng.
Cũng trong năm 2012, khi khai giảng niên khóa vào mùa thu 2012, chính phủ Nga bắt buộc tất cả các học sinh lớp 4 toàn quốc phải học một lớp về tôn giáo.
Các em lớp 4 có 6 lớp để lưạ chọn: Chính Thống Giáo (hiểu là truyền thống Nga, chứ không phải truyền thống Hy Lạp), Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Đạọ Đức Thế Gian hay các tôn giaó thế giới.
Cần ghi nhận rằng, có vẻ như các lớp này là để củng cố tinh thần dân tộc Nga, vì như thế là cấm cửa Đạọ Tin Lành (mà chính phủ Nga nghi là ảnh hưởng Mỹ), cấm cửa Công Giáo (mà chính phủ Nga nghi là ảnh hưởng Châu Âu)... bởi vì hầu hết dân Nga theo đạo Chính Thống Giáo Nga, và cạnh tranh trực tiếp với đạọ này về thần học tín lý chính là Tin Lành và Công Giáo.
Cũng cần ghi nhận rằng, phụ huynh đã hướng dẫn các em lớp 4 chọn lớp theo tỷ lệ bất ngờ:
Lớp “Căn Bản về Đạo Đức Thế Gian” được chọn bởi 47% học sinh. Có lẽ vì các em tin rằng đã có đủ kiến thức về Chính Thống Giáo Nga nhờ truyền thống gia đình?
Trong khi đó, lớp “Căn Bản Văn Hóa Chính Thống Thiên Chúa Giáo” được chọn có 28.7% học trò.
Lớp “Các Nền Văn Hóa Tôn Giáo Thế Giới” được chọn bởi 20.3%. Có lẽ lớp này có để cho thế giới khỏi than phiền rằng Nga cấm cửa các tôn giáo khác?
Lớp “Căn Bản Văn Hóa Hồi Giáo” được 5.6% học sinh chọn. Lớp này cần để ổn định an ninh?
Phật Giáo và Do Thái Giáo quá ít tín đồ ở Nga, nên: Lớp “Căn Bản Văn Hóa Phật Giáo” được 1.2% các em chọn; Lớp “Căn Bản Văn Hóa Do Thái Giáo” được 0.1% các em chọn.
Trong tận cùng, chúng ta đều thấy rằng, tất cả các chính phủ đều muốn củng cố tinh thần dân tộc, và tôn giáo chỉ là một phương tiện.
Đơn giản, trong khi tôn giáo hay vô thần đều có tính toàn cầu, khả liên, thì sự tồn vong của dân tộc chủ yếu là kết hợp của nhiều yếu tố cá biệt của từng dân tộc, trong đó có các đặc tính riêng về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và tự hào riêng...
Điều này cũng cho thấy sau khi các yếu tố mang tính quốc tế tan rã, thí dụ chủ nghĩa vô sản quốc tế, thì yếu tố mạnh nhất nổi lên sẽ là tính dân tộc.
Thật khó vậy.
Bạo lực hiện diện khắp nơi trên địa cầu này, bất kể là có tin Thượng Đế hay không, bất kể là con cháu Đại Hán Tàu Cộng hay Triều Tiên Bắc Hàn.
Nếu chúng ta thấy rằng các cuộc chiến giữa tôn giáo như dường bất tận, thí dụ như các cuộc thánh chiến trong lịch sử -- cuộc thánh chiến Thập Tự Chinh kéo dài tới 3 thế kỷ (thế kỷ 11, 12, 13) giữa Thiên Chúa Giáo Châu Âu và Hồi Giáo Trung Đông, hay giữa Khối Ả Rập và Do Thái (từ 1920 tới bây giờ), và nhiều cuộc thánh chiến ngắn hạn khác – thì chúng ta không có mấy lựa chọn nào khác.
Bởi vì, người vô thần vẫn có bạo lực. Thí dụ, lãnh tụ Đức Phát Xít Adolf Hitler là kẻ vô thần. Hay chủ nghĩa cộng sản của quý vị Joseph Stalin, Pol Pot, Mao Trạch Đông là những người vô thần.
Do vậy, tôn giáo hay vô thần, vẫn không liên hệ gì tới chiến tranh. Nhưng khuynh hướng nhân loại ngày càng cho thấy số lượng người vô thần nhiều hơn, phần vì khoa học đang xua tan nhiều niềm tin, phần vì nhiều người thấy tôn giáo không nhất thiết phải là điểm tựa cho nhân loạị.
Bản khảo sát kéo dài 3 năm trên 230 quốc gia và lãnh thổ thực hiện bởi viện nghiên cứu Pew Research Center cho thấy, trong năm 2010 nhân loại có 8.9 tỷ dân, thì có 5.8 tỷ người thành niên và trẻ em sùng đạo, chiếm 84% dân số địa cầu.
Viện này dựa vào hơn 2,500 bản thống kê toàn cầu để cho thấy rằng, điạ cầu có:
- 2.2 tỷ dân Thiên Chúa Giáo, chiếm 32% dân số thế giới. Trong này gồm cả nhiều hệ phái như Công Giáo La Mã, Tin Lành, Chính Thống Thiên Chúa Giáo (Nga và Hy Lạp).
- 1.6 tỷ tín đồ Hồi Giáo (23% nhân loại).
- 1 tỷ tín đồ Ấn Độ Giáo (15%).
- 500 triệu Phật Tử (7%).
- 400 triệu người (6%) theo các tín ngưỡng dân gian, như đạo truyền thống của người Châu Phi, tôn giaó dân gian Trung Quốc, tôn giáo dân bản điạ Châu Mỹ, tôn giaó dân bản địa Úc Châu...
Có khoảng 14 triệu tín đồ Do Thái Giáo, 58 triệu người theo các tôn giáo khác, như Bahai, Jainism, Sikhism, Shintoism (Thần Đaọ Nhật Bản), Taoism (Lão Giáo TQ), Wicca, Zoroastrianism (Bái Hỏa Giáo), vân vân...
Trong khối Thiên Chúa Giáo, có phân nửa là Công Giáo La Mã, 37% thuộc nhiều hệ phái Tin Lành, 12% là Chính Thống Giáo Hy Lạp hay Nga.
Trong phần trên, chúng ta nói tôn giaó lớn thứ ba là Ấn Giáo, thực ra không chính xác: khối người vô thần mới đông thứ ba toàn cầu, tới 1.1 tỷ người, nói rằng họ không dính tới tôn giáo nào, hay nói rằng họ không tin vào Thượng Đế -- và như thế, 16% nhân loại vô thần.
Trong khi tưởng như dân số vô thần giảm vì Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, làm nhiều người trở về tôn giaó truyền thống, nhưng thực ra lại tăng vì khoa học ngày càng làm mất niềm tin tôn giáo ở nhiều người.
Điển hình là tại Hoa Kỳ, có từ 1% tới 5% mức tăng trong những người tự nhận là vô thần từ năm 2005 tới 2012, và có mức giảm trong những người nói rằng họ sùng đạo (nhiều tôn giáo khác nhau), giảm khoảng 13%, để từ 73% xuống còn 60%.
Như trường hợp Liên Xô sụp đổ, để nước Nga trở thành khuynh hướng sùng đạọ nhiều hơn -- nước này quay về chủ nghĩa dân tộc (có thể là dân tộc cực đoan hơn). Nghĩa là, từ chủ nghĩa quốc tế vô sản, bước về chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng là một bước ngoặc lạ lùng.
Cũng trong năm 2012, khi khai giảng niên khóa vào mùa thu 2012, chính phủ Nga bắt buộc tất cả các học sinh lớp 4 toàn quốc phải học một lớp về tôn giáo.
Các em lớp 4 có 6 lớp để lưạ chọn: Chính Thống Giáo (hiểu là truyền thống Nga, chứ không phải truyền thống Hy Lạp), Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Đạọ Đức Thế Gian hay các tôn giaó thế giới.
Cần ghi nhận rằng, có vẻ như các lớp này là để củng cố tinh thần dân tộc Nga, vì như thế là cấm cửa Đạọ Tin Lành (mà chính phủ Nga nghi là ảnh hưởng Mỹ), cấm cửa Công Giáo (mà chính phủ Nga nghi là ảnh hưởng Châu Âu)... bởi vì hầu hết dân Nga theo đạo Chính Thống Giáo Nga, và cạnh tranh trực tiếp với đạọ này về thần học tín lý chính là Tin Lành và Công Giáo.
Cũng cần ghi nhận rằng, phụ huynh đã hướng dẫn các em lớp 4 chọn lớp theo tỷ lệ bất ngờ:
Lớp “Căn Bản về Đạo Đức Thế Gian” được chọn bởi 47% học sinh. Có lẽ vì các em tin rằng đã có đủ kiến thức về Chính Thống Giáo Nga nhờ truyền thống gia đình?
Trong khi đó, lớp “Căn Bản Văn Hóa Chính Thống Thiên Chúa Giáo” được chọn có 28.7% học trò.
Lớp “Các Nền Văn Hóa Tôn Giáo Thế Giới” được chọn bởi 20.3%. Có lẽ lớp này có để cho thế giới khỏi than phiền rằng Nga cấm cửa các tôn giáo khác?
Lớp “Căn Bản Văn Hóa Hồi Giáo” được 5.6% học sinh chọn. Lớp này cần để ổn định an ninh?
Phật Giáo và Do Thái Giáo quá ít tín đồ ở Nga, nên: Lớp “Căn Bản Văn Hóa Phật Giáo” được 1.2% các em chọn; Lớp “Căn Bản Văn Hóa Do Thái Giáo” được 0.1% các em chọn.
Trong tận cùng, chúng ta đều thấy rằng, tất cả các chính phủ đều muốn củng cố tinh thần dân tộc, và tôn giáo chỉ là một phương tiện.
Đơn giản, trong khi tôn giáo hay vô thần đều có tính toàn cầu, khả liên, thì sự tồn vong của dân tộc chủ yếu là kết hợp của nhiều yếu tố cá biệt của từng dân tộc, trong đó có các đặc tính riêng về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và tự hào riêng...
Điều này cũng cho thấy sau khi các yếu tố mang tính quốc tế tan rã, thí dụ chủ nghĩa vô sản quốc tế, thì yếu tố mạnh nhất nổi lên sẽ là tính dân tộc.
Thật khó vậy.
Bạo lực hiện diện khắp nơi trên địa cầu này, bất kể là có tin Thượng Đế hay không, bất kể là con cháu Đại Hán Tàu Cộng hay Triều Tiên Bắc Hàn.
No comments:
Post a Comment