Mai Vân – RFI
Thứ tư 19 Tháng Mười Hai 2012
Bầu cử tổng thống Hàn Quốc hôm nay 19/12/2012 lẽ dĩ nhiên rất được báo chí Pháp theo dõi. Tuy nhiên, nhìn về Châu Á, tình hình căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền các đảo cũng được quan tâm. La Croix chú ý đến quan hệ Trung - Nhật và nêu câu hỏi : Liệu có nguy cơ leo thang (thành xung đột) giữa Trung Quốc và Nhật bản hay không ?
Tờ báo phỏng vấn chuyên gia về Pháp về Châu Á François Godement, Giáo sư Học viện chính trị
Sciences-Po, và câu trả lời của ông là có rất nhiều nguy cơ khi mà cánh hữu ở Nhật vừa thắng cử, và trong thời gian vận động tranh cử đã tỏ ra rất cứng rắn đối với Trung Quốc.
Giáo sư Godement nhận thấy quả là có nguy cơ hai bên đi đến một cuộc đọ sức, vì trong tương lai chinh phủ Trung Quốc có lẽ sẽ tiếp tục thâm nhập vào vùng biển chung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà Nhật hiện đang kiểm soát. Chiến thuật này nhằm khẳng định dần dần tính chính đáng của đòi hỏi của Bắc Kinh chiếu theo luật quốc tế.
Nhật Bản sẽ chấp nhận tình trạng đó
cho đến bao
giờ ? Hiện khó thể dự đoán được, nhưng gười ta có thể e ngại những sự cố chết người. Hơn nữa, hai chính quyền như đang đọ sức.
Tại Bắc Kinh, nhân vật số 1 Tập Cận Bình đã cho thấy rõ khuynh hướng dân tộc chủ nghiã của ông trong một bài phát biểu gần đây, trên chủ đề sự tái sinh của đất nước. Nói cách khác, chính Trung Quốc đã đóng vai trò trọng tài trong cuộc bầu cử quốc hội Nhật vừa qua, giúp cho cánh hữu dân tộc chủ nghiã Nhật Bản đại thắng. Chính quyền cánh tả với cảnh oliu (hoà bình) đã mất uy tín đối với cử tri.
Trên các trang đầu báo chí tại Nhật Bản trong những ngày vừa qua toàn là những bài dành cho những sự cố chung quanh các đảo tranh chấp. Trong bối cảnh đó, dư luận Nhật - hơn 80% - đánh giá Trung Qúôc là một mối đe dọa. Họ có cảm nhận là đang bị bao vây. Nhật là quốc gia
duy nhất trong
vùng giảm chi tiêu quân sự. Chính phủ mới ở Nhật có lẽ sẽ lao vào cuộc chạy đua vũ trang như Trung Quốc hay Ấn Độ và tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Theo giáo sư Godement, để hiểu nguy cơ tranh chấp, không nên chỉ tập trung vào số phận các hòn đảo trên. Trung Quốc đang ở trong
một logic
đòi hỏi chủ quyền bao quát hơn là mặt tiền Thái Bình Dương của họ : Bắc Kinh còn nhắm đến những vùng khác sát gần Philippines, Việt Nam , Hàn Quốc và Nga. Trung Quốc đang tìm cách đảo lộn thế cân bằng hiện nay.
Với những khả năng mới của mình, Trung Quốc nhắm vào vùng biển có tiềm năng dầu khí to lớn và cũng cho phép hải quân của họ có tầm hoạt động mở rộng ra bên ngoài.
Theo ông Godement, không nên
quên một điều khác
nữa là là chủ nghĩa dân tộc còn có thể được dùng làm chất men để lôi kéo người dân đi theo đảng cầm quyền và là yếu tố tạo nên tính chính đáng cho đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm tới đây.
Hàn Quốc : Báo Pháp tin chắc vào chiến thắng của bà Pak Geun Hye
Cũng về châu Á, cuộc bầu cử tổng thống tại Hàn Quốc rất được theo dõi và phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, các báo đều nêu bật kết quả thăm dò dư luận cho thấy bà có nhiều triển vọng thắng cử : như tựa Libération trang thế giới : “Bầu cử tổng thống : Hàn Quốc nhớ nhung kẻ độc tài”. L’Humanité thì nhìn thấy Hàn Quốc thiên về người phụ nữ sắt thép của họ.
La Croix chỉ chạy một tựa đơn giản ở trang quốc tế : “Hàn Quốc bầu tổng thống”, và trích dẫn phát biểu của bà Park Geun Hye trong cuộc vận động, cho
là “trước khả năng một cuộc khủng hoảng kinh tế mới toàn cầu, chúng ta cần một người phụ nữ lãnh đạo có thể hy
sinh vì quyền lợi chung của tất cả mọi người”.
Le Figaro chú ý đến vị thế của hai ứng viên, đều là hai người ‘thừa kế’ đang tấn công vào Hàn Quốc, hàng tít lớn trang quốc tế. Tờ báo nhắc lại là người có nhiều triển vọng theo các cuộc thăm dò dư luận là bà Park Geun –Hye, con gái của cố lãnh đạo Pak Chung Hee, còn đối thủ của bà, luật sư Moon Jae In, mà Le Figaro xem là đứa con
tinh thần của cựu tổng thống Roh Moo - Hyun.
Tờ báo nhìn thấy lịch sử có một cái gì đấy mỉa mai là thắng bại của hai ứng lại tùy thuộc vào sự huy động của thế hệ cử tri không mấy quan tâm đến chính trị trong
lúc mà cả hai người đều là thừa kế của hai trào lưu chính trị đã xây dựng nên nước Hàn Quốc hiện đại.
Nhưng theo Le Figaro, cuộc vận động tranh cử không phải là đấu tranh trên ý tưởng - chương trình hai người không có khác biệt quan trọng - mà đó chỉ là cuộc đấu trên vị thế, số phận của hai con người “được nung đúc trong lịch sử sôi động của Hàn Quốc”.
Les Echos nhìn một khía cạnh khác cho là Hàn Quốc bỏ phiếu cho một mô hình kinh tế mới. Trích lời một chuyên gia, Les Echos cho là Hàn Quốc đang ở một khúc quanh. Các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy là lần đầu tiên, dân chúng Han Quốc muốn có sự công bằng, của cải quốc gia được phân chia đồng đều, hơn là tăng trưởng”. Và cả hai ứng viên trong cuộc vận động đều hứa là sẽ chú trọng đến sự công bằng xã hội.
Trang nhất báo Pháp : Quyền được chết nhẹ nhàng
Nhìn chung tựa trang nhất hôm nay của các báo Pháp vẫn được dành cho các chủ đề tạm gọi là quốc nội : Chuyến công du Algeri của tổng thống François Hollande, và dự thảo luật cho phép hỗ trợ những người già bị bệnh nan y, muốn chết một cách nhẹ nhàng, không đau đớn. Dự luật sẽ được đưa ra trước Quốc hội vào tháng Sáu năm tới, như thông báo của tổng thống Pháp hôm qua.
Thông báo về dự luật dĩ nhiên được đón nhận một cách khác nhau. Nếu Le Monde trong hàng tít chính nhìn thấy đố là bài “biện hộ cho một cái chết êm thắm”, và nêu bên dưới là 56% người Pháp muốn được hỗ trợ y tế để được chết không đau đớn, thì Le Figaro tỏ ra rất gay gắt và nói đến : “Sự tự vẫn được tiếp tay : Hollande muốn có một đạo luật”.
No comments:
Post a Comment