Được đăng ngày Thứ hai, 10 Tháng 12 2012 23:54
Một số người tiên đoán ngày 21 tháng 12 năm
2012 là ngày tận thế, nhưng có điều chắc chắn đây không phải là lời tiên đoán
cuối cùng.
Vào thế kỷ thứ 12, theo hồng y John of
Toledo, ngày 23 tháng 9 năm 1186 là ngày tận thế, nhưng rồi chẳng có chuyện gì
xảy ra. Sau đó, vào thế kỷ thứ 18, ông William Bell ở Luân-đôn cho rằng ngày
phán xét của Thượng Đế là ngày 5 tháng 4 năm 1761. Và cứ như thế, các vị tiên
tri nối đuôi nhau tuyên bố ngày tận thế. Công dân ở Chelyabinsk tại Nga đã xây
dựng khải hoàn môn kiểu Maya bằng băng đá để đón chờ ngày 21 tháng 12. Những ai
lo lắng nghĩ rằng ngày này là ngày tận thế không nên hoảng sợ vì trải qua 2.000
năm nay ít nhất có đến 200 lời tiên tri như vậy và tất cả đều đoán sai.
Có những lời tiên đoán thu hút một số đông
người tin và gây hoang mang cho cả hàng ngàn người. Ngày nay tin đồn tận thế
được loan tin một cách rộng rãi và nhanh chóng. Có lẽ lời tiên tri tận thế được
loan truyền rộng rãi nhất trong lịch sử đó là lời tiên tri 21/12/2012, vượt xa
lời loan truyền của Harold Camping. Những người tin nghe lời ông đã đi khắp thế
giới với thông điệp tận thế của Thánh Kinh vào ngày 21 tháng 5 năm 2011. Họ ghi
những con số của ngày này trên xe buýt, trên bảng thống kê ở Trung Đông, họ rải
truyền đơn tại một chục quốc gia từ Mễ Tây Cơ cho đến Campuchia, và đưa cả lên
mạng Facebook và Twitter. Trang mạng Youtube của Harold Camping giải thích ông
tìm ra được con số này nhờ tìm hiểu cơn Đại Hồng Thủy thời Noah và có đến 1
triệu 75 ngàn lượt người xem.
Thế giới chấm dứt như thế nào? Hiện nay có
hai trường phái: tôn giáo và thế quyền. Kịch bản của tôn giáo cho rằng ngày tận
thế là ngày Thượng Đế chọn để phán xét thế giới. Những ai thoát khỏi ngày phán
xét cuối cùng sẽ được đưa lên trời trong “một chớp mắt” vào lúc được Thượng Đế
“bốc đi”. Các khoa học gia đại diện cho thế quyền lo ngại một tai họa thiên
nhiên hoặc đến từ vũ trụ, một mảnh vụn của vũ trụ hoặc bị làn sóng ánh sáng cực
nóng của mặt trời đốt cháy. Một vài người lo sợ trái đất sẽ bị cai trị bởi một
nhóm sinh vật thượng đẳng từ thế giới bên ngoài đến.
Lịch cổ Maya, gồm những thời kỳ 394 năm gọi là baktuns,
tiên đoán ngày tận thế vào ngày 21 tháng 12
Năm nay, ngày kết thúc của niên lịch cổ
Maya được cho là ngày Tận Thế. Vào ngày 21 tháng 12 trái đất sẽ bị tiêu hủy do
một tai họa vũ trũ, hoặc sẽ có một biến đổi quan trọng trong tư duy loài người
để tiến đến một thời đại an bình toàn cầu chưa từng thấy. Có một vài người tin
tuyệt đối vào lời tiên tri Maya, lo sợ tai họa gần kề, nói rằng hy vong duy
nhất để thoát hiểm là chờ trực sẵn đàng sau đỉnh núi ở Bugarach (Pháp)
để nhận tín hiệu của phi thuyền không gian khổng lồ chở họ đi đến một thế giới
an toàn hơn.
Địa hình, địa thế của đỉnh núi Bugarach
Nơi chờ đợi ngày Cuối Cùng cũng không kém
phần quan trọng đói với những người cả tin. Năm 1844, những tín đồ tin theo ông
William Miller đã
ngồi chờ trên nóc nhà để khi họ được bốc lên trời đầu họ không đụng vào trần
nhà. Một số người khác đứng chờ hoàng hôn trên đỉnh núi mong rằng đấng Ky-tô sẽ
xuất hiện trong vinh quang khi mặt trời mọc.
Nắm ngoái, những người theo ông Camping
ngồi dính liền với may vi tính di động để chờ tin báo làn sóng thần luân chuyển
trong vòng 24 tiếng đồng hồ phá hủy hoàn cầu khởi sự từ Tân Tây Lan. Ông mục sư
tin lành này cũng trở về nhà và yêu cầu không ai được quấy rầy ông.
Những tiểu thuyết gia như Tim Lahaye, những
trường thiên tiểu thuyết kiểu “Left Behind” nổi lên như cồn và nhờ đó họ làm
giàu. Họ biết khai thác nỗi lo sợ của con người, nỗi uất hận của người hèn kém
và họ nhắc nhở vào ngày tận thế mọi người đều như nhau, quyền lực áp chế bị
tiêu tan, không một ai có thể tránh được cái chết.
Tất cả những lời tiên tri về tận thế từ
trước đến nay đều có cùng một ngọn nguồn: đó là Sách Mạc Khải (The Book of
Revelation) của ông thánh Gioan (Jean hoặc John) trong đạo Ky-tô còn được
gọi là Apocalypse of John. Trong đoạn sách này ông Gioan mô tả rất tỉ mỉ
và rất kinh hoàng những biến cố sẽ xảy ra cho nhân loại vào ngày đức Ky-tô trở
lại để phán xét loài người. Truyền thống của Tây Âu đã được chan hòa trong văn
hóa Ky-tô giáo nên những lời tiên tri về ngày tận thế luôn được nhắc nhở để
loài người ăn năn hối cải vì những tội lỗi của mình. Hàng năm người theo đạo
Ky-tô vẫn được nghe những lời tiên tri này trong nhà thờ không phải để hoảng
hốt xây bunker, hoặc đào hầm để tránh nạn nhưng để tĩnh tâm, luôn chuẩn bị cho
tâm hồn được trong sạch, làm điều lành tránh điều ác để đón nhận Thượng Đế khi
Ngài trở lại trong ngày Phán Xét (Judgement Day).
Nguyễn Gia Thưởng
No comments:
Post a Comment