BBC
Cập nhật: 13:17 GMT - thứ sáu, 21 tháng 12, 2012
Nam Lộc, người nổi tiếng với vai trò
dẫn chương trình ca nhạc tại hải ngoại nói về nhạc phẩm 'Sài Gòn ơi vĩnh biệt'
mà ông sáng tác.
Nam Lộc, người
nổi tiếng với một số nhạc phẩm và vai trò dẫn chương trình ca nhạc tại hải
ngoại nói về nhạc phẩm 'Sài Gòn ơi vĩnh biệt'.
Trong cuộc phỏng
vấn với BBC mới đây tại Los Angeles, California, ông cũng nói về phong trào
nhạc trẻ cuối thập niên 1960 và bối cảnh "Việt hóa" bản nhạc ngoại
quốc thịnh hành bằng cách đặt lời tiếng Việt.
Ông Nam Lộc cho
biết Nhạc trẻ bắt đầu nhen nhóm tại Sài Gòn từ đầu thập niên 1960, theo trào
lưu hippy và ban đầu có cái nhìn kỳ thị.
"Tôi không phải là ca sỹ, cũng
không phải nhạc sỹ. Nhưng tôi mê nhạc lắm. Tôi muốn giúp những người chơi nhạc
rock lúc đó vì họ là những người có tài và tôi muốn hướng họ đi theo con đường
mà họ thích bằng việc tham gia cùng với họ tổ chức buổi diễn và doanh thu có
được sẽ được giao tất cả cho các tổ chức thiện nguyện.
"Tại những buổi biểu diễn như
vậy chúng tôi thấy rất vui nhưng cũng thấy thiếu một cái gì đó kể như dòng nhạc
có giai điệu hợp với giới trẻ. Thế là tôi bèn lấy nhạc ngoại và viết lại toàn
bộ lời bằng tiếng Việt.
"Chẳng hạn như bản 'Tell Laura I
Love Her' thì tôi đã viết lại lời toàn bộ thành “Trưng Vương khung cửa mùa thu”
và bản "Mây Lang Thang", tôi cũng lấy nguyên nhạc của bản 'A Cowboy’s
Work is Never Done'. Tôi phải nói là tôi “ăn trộm nhạc” nhưng đặt ca từ của
mình".
Khi tôi sang Hoa Kỳ tôi rất cô đơn
lúc đó, tôi nhớ Sài Gòn. Nhạc lý của tôi rất hạn chế nên tôi thậm chí không
hoàn tất được ca khúc 'Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt'. Tôi viết cho riêng mình vì cả gia
đình tôi ở lại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment