Minh Diện
Thứ năm, ngày 20 tháng mười hai năm 2012
Trích thư của một sinh viên: “Từ ngày bước chân vào ngôi trường này, em
đã xem thầy như một thần tượng. Bởi sự cố gắng xây dựng của thầy, trường mình
từ một trường Trung học lên Cao đẳng rồi lên Đại học.
Ngày em còn là một sinh viên năm thứ nhất,vinh dự được
khoa chọn là một trong số sinh viên lễ tân đón khách, nhân dịp trường mình lên
đại học và thầy nhân Huân chương anh hùng lao động. Ôi cái giây phút ấy em nhìn
thầy với tất cả sự ngưỡng mộ, khâm phục của một cô sinh viên đối với người thầy
hiệu trưởng của mình. Bạn bẻ em nhiều đứa chưa một lần được may mắn nhìn thấy
thầy, nhưng với chúng em, thầy là niềm tin, là đạo đức, là tương lai phía
trước, là cái đích vươn tới, tóm lại là Thần Tượng của thế hệ trẻ chúng em!...?
Ngày mới giải phóng tôi gặp người
lính đồng hương ấy trong khuôn viên đinh Độc lập. Cũng như mọi người lính khác,
bộ quân phục màu cỏ úa, chiếc mũ tai bèo, đội dép cao su giản dị bình thường,
và ngỡ ngàng trước một Sài Gòn lộng lẫy trong con mắt của chúng tôi lúc bấy
giờ.
Người lính ấy có khuôn mặt vuông
vức, đôi mắt sáng, dáng người thanh mảnh. Anh ít hơn tôi gần chục tuổi đời và
cũng chứng ấy tuổi quân, trên ve áo mang quân hàm trung sỹ. Anh nói mới học hết
lớp mười, bây giờ anh muốn được đi học tiếp và mơ ước trở thành nhà giáo.
Chúng tôi chỉ quen nhau sơ sơ như
vậy rồi mỗi người một phương không gặp nhau nữa.
Năm 2008 tôi được nhà văn Phan Đức
Nam chuyển cho cái giấy mời đi dự bữa tiệc mừng một người đồng hương vừa được
phong danh hiệu anh hùng thời đổi mới.
Tới nơi tơ ngỡ ngàng nhận ra anh
hùng đó chính là người lính năm nào trong khuôn viên dinh Độc Lập. Anh mập mạp,
da trắng hồng, tóc vẫn xanh và dáng đi vẫn nhanh nhẹn. Anh bắt tay tôi qua loa
vì lúc đó có vị trung tướng đồng hương và nhiều người rất quan trọng.
Bữa tiệc liên hoan nhanh tàn vả
chúng tôi không gặp lại nhau nữa.
Lá thư của sinh viên viết tiếp: “Nhưng bây giờ thần tượng đã đổ sụp, niềm
tin đã mất hết. Bây giờ thì em mới hiểu vì sao ngôi trường này quá nhiều ẩn
khuất ? Vì sao sinh viên muốn thi đậu phải có phong bì? Vì sao giáo viên trắng
trợn yêu cầu sinh viên phải nộp tiền nếu muốn qua ải? Vì sao có những sinh viên
phải bỏ trường?
Trước kia em kính trọng thầy bao nhiêu bây giờ khinh bỉ
bấy nhiêu”.
Trích thư của một người vợ: “Chồng tôi là một quân nhân thời chống Mỹ,
giải phóng thì xuất ngũ và đi học. Học xong ở lại trường và tiếp tục học lên.
Nhờ sự cần cù và những mối quan hệ , chồng tôi lên làm hiệu trưởng Trường trung
cấp, rồi phấn đấu thành trường Cao đẳng, rồi lên trường Đại học, chồng tôi được
phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới!
“Tôi có đứa cháu gọi tôi là dì ruột. Vì gia đính cháu ở
quê quá khó khăn, nên tôi đón cháu vào, cho ăn học và hết lòng chăm lo dạy dỗ,
coi cháu như con, rồi xin việc làm cho cháu ở công ty may Việt Tiến. Năm cháu
20 tuổi cháu lấy chồng, tôi làm lễ vu quy cho cháu tại nhà mình.Sau đó cháu về
nhà chồng và sinh được một đứa con gái. Cháu tôi được chồng cho đi học lớp
trung cấp kế toán, học xong xin việc chỗ này được vài bữa thì nó lại bỏ, xin
chỗ khác, chỉ thích ăn chơi trưng diện. Thấy vậy tội nói chồng tôi cho cháu vào
làm việc ở trường đại học của chồng tôi, hy vọng chú kém cặp cháu nên người!
“Không ngờ, sau một thời gian kèm cặp, cháu ruột tôi biến
thành người tình của chống tôi. Rồi hai chú cháu lao vào nhau như con thiêu
thân. Ngoài thì chú cháu, lên giường thì anh em! Đi công tác trong nước, ngoài
nước chú cháu không rời nhau. Tôi quá tin chồng, tin cháu nên khi biết chuyện
thì đã muộn. Bây giờ hai người công khai với nhau như vợ chồng.
“Chị gái tôi biết chuyện, nhưng nhắm mắt làm ngơ, vì được
chổng tôi và con gái cho nhiều. Hơn nữa con trai chị tôi mua bằng tiến sỹ, được
chống tôi sắp xếp làm hiệu phó, sẵn sàng thay chồng tôi làm hiệu trưởng, khi
chồng tôi nghỉ hưu. Vợ nó được sắp xếp làm trưởng khoa. Chị dâu nó làm bếp
trưởng. Anh trai nó làm giám đốc nhà máy nước uống độc quyền cung cấp cho hàng
chục ngàn sinh viên trong trường... Chồng tôi và cháu gái tôi đã biến một
trường đại học công lập thành của riêng…”
Trích những lời con gái nói về bố
mình: “Trong căn phòng hiệu trưởng lại có
căn phòng gọi là “phòng của chúng mình”. Quần áo tư trang của T. vũng vãi.
Trong phòng tắm son phấn và cả áo nịt phụ nữ ngổn ngang. Bố tôi và chị con dì
ruột tôi lấy lí do trực trường, hoặc trao đổi công việc ăn nằm với nhau trong
căn phòng ấy. Bên ngoài có lớp lớp bảo vệ.
Bố tôi nhắn tin cho chị con dì ruột tôi, khi chúng tôi
đấu tranh với bố, khuyên bố hãy từ bỏ lối sống vô luân trụy lạc: Anh đang chống
cự quyết liệt với ba con chó ghẻ! ”Ba con “chó ghẻ” ấy là mẹ tôi, tôi và em
trai tôi.
Bố đuổi đánh mẹ quanh bàn ăn, dồn vào trong phòng tắm,
trong khi mẹ đang bồng trên tay đứa cháu 14 tháng tuổi. Đánh được mẹ rồi, bố
gọi điện nói vớ người tình: “Anh tát cho nó ba cái rối em ạ!”.
Bố vì tình hay vì tiến? Vì cái gì mà bố đề bạt người tình
lên chức “Trưởng tổ chức, kiêm Trưởng phòng kiểm soát nội bộ” để lộng hành tới
mức quát vào mặt giảng viên; “Muốn dạy hay muốn đi quét rác?...”.
Trích lời ông bố: “Chúng mày là lũ chó ghẻ vô ơn bội nghĩa.
Nhờ đâu chúng mày có xe hơi nhà lầu? Nhờ đâu chúng mày được du học Mỹ? Bây giờ
muốn phản tao hả? Phản tao thì cạp đất mà ăn hiểu chưa?
Trích thư con trai: “Bố phải bỏ ra mấy chục tỷ để chặn đứng đơn
tố cáo của mẹ lại, và bịt kín vụ scandan, kể cả đe dọa. Số tiền đó với bố không
thấm vào đâu. Bố trụ lại một năm là kiếm một trăm tỷ. Nhưng cái bia xấu xa thì
ngàn tỷ cũng không rửa được đâu bố ạ!”.
Trích một thư tố cáo: “ Một trường đại học 35 khoa, 4 trung tâm. 6
cơ sở, 88 giảng viên, trong đó có hàng chục tiến sỹ, 2000 công nhân viên và
hàng chục ngàn sinh viên mà phải chịu sự sắp xếp . kiểm soát bởi một phụ nữ có
biệt danh “văn hóa lùn” làm trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng kiềm soát, là
cháu là bồ của hiệu trưởng, là chị ruột của hiệu phó. Bây giờ ông Hiệu trường làm
mình làm mẩy “xin” về hưu để dọa vợ con phanh phui vu Scandan”…
Trích thơ của một tác giả vô danh:
Có ông hiệu trưởng Xuân Hề
Ẵm cô cháu gái “xin” về nghỉ hưu
Mặc cho con vợ nó kêu
Mặc cho con gái đi bêu khắp làng
Anh hùng lao động vẻ vang
Giáo sư tiến sỹ lộ hàng ve chai
Tham nhũng hối lộ cực tài
Máu dê nghị cũng gấp hai dê già
Dấu diếm mãi cũng lộ ra
Sinh viên lên tiếng chừi…thằng hề!
Một thần tượng đã đổ sụp! Tôi mượi lời cô sinh viên để
kết luận bài báo náy.
Sẽ có người hõi tôi đây lả chuyện
thật hay hư cấu? Tôi là một người lính không thích bịa đặt. Đây là chuyện
thật 100%. Tôi rất băn khoan không biết có nên tiết lộ tên trường và
tên người hiệu trường ra không? Theo ý các bạn có nên không?
M.D
---------------------------
> BA SÀM ý kiến: < Gửi bác, em thu thập các tin liên quan
đến bài của bác Minh Diện. Vụ này em đã điểm tin từ năm ngoái, nhưng lúc đó có
người bảo tin giả, bây giờ bác Minh Diện viết bài, chắc họ không còn nói là tin
giả nữa:
- Minh Diện: ĐỔ SỤP MỘT THẦN TƯỢNG! (Bùi Văn Bồng). Nghe sao giống như chuyện của ông Tạ Xuân Tề, Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP quá vậy? Mời xem lại: Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TPHCM lăng loàn với cô cháu ruột của vợ mình? (Hội NNKBSV). Ông Tạ Xuân Tề làm hiệu trưởng trường ĐHCN từ năm 1996 đến ngày 15-8-2011, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1996, trường có tên là Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp 4, trực thuộc Bộ Công nghiệp, đến năm 2004 được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp). Đây là Blog của cô Tạ Phương Nam, con gái ông Tạ Xuân Tề nói về vụ việc. Video của cô Tạ Phương Nam thông báo về các đơn thư đã gửi. Mời xem lại bài trên trang GDTP ca tụng GSTS Tạ Xuân Tề: Nhà giáo Tạ Xuân Tề: Một đời gắn bó với sự nghiệp.
- Minh Diện: ĐỔ SỤP MỘT THẦN TƯỢNG! (Bùi Văn Bồng). Nghe sao giống như chuyện của ông Tạ Xuân Tề, Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP quá vậy? Mời xem lại: Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TPHCM lăng loàn với cô cháu ruột của vợ mình? (Hội NNKBSV). Ông Tạ Xuân Tề làm hiệu trưởng trường ĐHCN từ năm 1996 đến ngày 15-8-2011, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1996, trường có tên là Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp 4, trực thuộc Bộ Công nghiệp, đến năm 2004 được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp). Đây là Blog của cô Tạ Phương Nam, con gái ông Tạ Xuân Tề nói về vụ việc. Video của cô Tạ Phương Nam thông báo về các đơn thư đã gửi. Mời xem lại bài trên trang GDTP ca tụng GSTS Tạ Xuân Tề: Nhà giáo Tạ Xuân Tề: Một đời gắn bó với sự nghiệp.
On Thu, Dec 20, 2012 at 7:19 AM, Ba
Sàm <basamvietnam@gmail.com>
wrote:... >
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng vào
lúc 11:03
No comments:
Post a Comment