12-12-2012
Trên
báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 11-12-2012, Bằng Lĩnh vừa có một bài báo
đặt ra một câu hỏi khẩn thiết và xác đáng: Ai
cứu… nông dân? Tác giả đề xuất rằng hiện nay Bộ Xây dựng
đang kiến nghị với Bộ Tài chính giảm 50% thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với
hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở cho những căn hộ dưới 70 m² sàn sử dụng và
giá bán dưới 15 triệu đồng/m² nhằm cứu nguy cho thị trường bất động sản. Bộ Tài
chính và Ngân hàng cũng còn nhiều biện pháp khác nhằm “hà hơi thổi ngạt” cho
ngành sản xuất vốn từng nảy nòi ra những đại gia mà người dân Việt Nam chỉ mới
nghe đến tài sản của họ đã thấy khiếp run. Nay, vài trăm – hay nhiều lắm chắc
cũng chưa đến 500 – con người đó đang lâm nguy, khiến Nhà nước đã… vì đại gia
mà xúc động, phải bảo nhau ra tay hành động.
Ấy
thế mà, cũng theo tác giả Bằng Lĩnh thì có một lực lượng lâu nay mới đích thực
là cột trụ sản xuất ra của cải cho xã hội Việt Nam, đã từng là “ân nhân cứu
nạn” nền kinh tế đất nước vượt qua nhiều cơn bão suy thoái từ mấy năm nay, đó
là NÔNG DÂN, thì không một vị lãnh đạo nào đoái hoài tới, trong khi hàng mấy
chục triệu con người thuộc ngành nghề này lại đang sống trong sự khó khăn cùng
cực: “Nhưng vấn đề ở chỗ, khó khăn đối với nền
kinh tế là khó khăn chung, mà thiệt thòi nhất là nông dân chẳng thấy ai “kêu
cứu” giùm. Bên cạnh việc giá nông sản đang giảm thì nông dân hiện đang phải đối
mặt với hàng loạt nguy cơ, mà nguy cơ nhãn tiền là tình trạng “nhập khẩu ngược”
nông sản kém chất lượng với giá cực rẻ từ phía Bắc; tình trạng giả mạo xuất xứ
Việt; tình trạng vật tư nông nghiệp kém chất lượng gây hại cho nông sản và việc
để cho những tin đồn vô căn cứ phá hoại sản xuất của nông dân tồn tại… Thêm vào
đó là việc các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu (như điện, xăng dầu, y tế, giáo dục,
cước phí…) liên tục tăng, trong khi giá nông sản không tăng. Người dân phải chi
ra nhiều tiền hơn để mua về những thứ không thể không mua, nên khó khăn lại
càng khó khăn”.
Bài
viết của Bằng Lĩnh gợi lên nhiều điều có thể nói là nóng bỏng. Nông dân hiện
đang đứng trước nhiều mối đe dọa nguy hiểm mà đe dọa có thể nhìn thấy nhãn tiền
là họ bị lũ thương nhân Tàu bất lương đánh lừa bằng mọi cách, từ nhập khẩu ốc
bươu vàng, gần đây là nhập đỉa, rồi mua hết móng trâu đến nay là đuôi trâu; mua
cả những loại lá cây như điều cùng các loại cây thực phẩm và cây gỗ quý khác;
có thời gian lại còn mua khoai để nông dân phá lúa trồng khoai… tất cả đều chỉ
nhằm triệt tiêu cho bằng được thế mạnh sản xuất nông nghiệp của nước ta. Khi
nông dân đã phá xong về cơ bản các thứ giống tốt, đã bỏ ruộng hoang… thì chúng
bèn nhập vào đủ thứ thực phẩm tẩm hóa chất độc hại để chính nông dân tự kết
liễu tính mạng của mình một cách êm thấm, ấy là âm mưu của chúng đã hoàn thành.
Liệu có ai có đủ tầm nhìn và bản lĩnh đề ra được một chiến lược nhằm đối phó
hữu hiệu với những hiểm họa đến một cách âm thầm từ những người bạn “4 tốt” độc
ác và có kế hoạch lớp lang như đã dẫn, để giữ vững mạch sống lâu dài của nền
kinh tế nông nghiệp của chúng ta hay không? Đó là điều rất đáng cho ta quan
tâm.
Tuy
nhiên, không phải chỉ có bấy nhiêu. Những gợi ý của tác giả Bằng Lĩnh còn khiến
chúng tôi nhớ đến một lá thư của một nông dân chính cống, ông Huỳnh Kim Hải,
bút danh Hai Kim, đã gửi lên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây một
năm, cũng đã được đăng lên BVN từ ngày 27-11-2011, song đến nay vẫn chưa có chút hồi
âm gì từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng. Bức thư kể tỉ mỉ, chi tiết tình cảnh
người nông dân đang bị o ép, bóc lột thậm tệ ở hầu như tất cả mọi khâu trong
toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp của họ, khiến đọc lên… và ngẫm nghĩ đến
câu hát thuở nào “nông dân là quân chủ lực”, không ai mà không nát lòng.
Điều
đáng nói là người viết trình bày những điều hết sức đau xót đang đè nặng lên
vai những người làm nghề nông (chiếm ít ra cũng 75% dân tộc Việt Nam) trong đó
có bản thân mình, nhưng lại với một tiếng nói khách quan, trầm tĩnh hiếm có,
không hề gợn một ý chống đối Chính phủ, dầu rằng Chính phủ với những chính sách
quan liêu xa cách nông dân từ bao lâu rồi chính là nguyên nhân tai họa của họ.
Nhân
bài viết của tác giả Bằng Lĩnh, chúng tôi xin đăng lại dưới đây những lời kêu
cứu bi thiết của ông Hai Kim để bạn đọc cùng chia sẻ.
Bauxite
Việt Nam
---------------------------------
Kính
gởi: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Tôi
tên là Huỳnh Kim Hải, một nông dân làm lúa ở tỉnh Đồng Tháp thuộc Đồng bằng
Sông Cửu Long, có viết một số bài báo để đòi hỏi quyền lợi của nông dân với bút
danh Hoàng Kim ( Đồng Tháp).
Đầu
thư, tôi kính chúc Tổng Bí thư và gia đình được nhiều sức khỏe.
Kính
thưa Tổng Bí thư,
Thời
Báo Kinh Tế Việt Nam Online cho biết trong buổi làm việc hôm 13/9 tại Trung
ương Hội nông dân Việt Nam: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị các đại
biểu làm rõ thêm nhiều vấn đề. Trong đó có chất lượng, tình hình công ăn việc
làm, đời sống vật chất của nông dân; nhận thức, giác ngộ chính trị, ý thức làm
chủ của nông dân ra sao, hiện nay nông dân đang có tâm tư, nguyện vọng, đòi hỏi
gì đối với Đảng, Nhà nước?”.
Nông
dân chúng tôi rất vui mừng, vì Tổng Bí thư quan tâm đến sản xuất, đến đời sống,
và tâm tư nguyện vọng của nông dân chúng tôi.
Thế
nhưng, đọc Kiến nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với Đảng, Nhà nước
đăng trên báo Dân Việt Online, và một số báo khác, nông dân chúng tôi nhận
thấy: ông Nguyễn Quốc Cường Chủ tịch Hội Nông dân, nói những điều mà Tổng Bí
thư muốn nghe, chứ không phải những điều mà Tổng Bí thư cần phải biết.
Thưa
Tổng Bí thư: nông dân chúng tôi hiện không có chỗ để nói, vì hội nông dân không
phải của nông dân, vậy nếu muốn biết tình cảnh của nông dân xin Tổng Bí thư hãy
đến cùng nông dân chúng tôi, xin hãy thân hành mà đến với nông dân để biết sự
thật, còn nếu hỏi Hội Nông dân, hay những nông dân mà hội này giới thiệu thì
Tổng Bí thư sẽ không bao giờ biết sự thật của nông dân
Vì
vậy, tôi mạo muội viết bức thư này gởi đến Tổng Bí thư, như là một sự phản ảnh,
báo cáo từ thực tế, như là một sự giải bài của nông dân với lãnh đạo, với mong
muốn: nói cho Tổng Bí thư hiểu rỏ về tình cảnh của nông dân hiện nay; trong
mong ước: từ thực tế mà nông dân chúng tôi trình bài, Tổng Bí thư hoàn chỉnh
Nghị Quyết Tam Nông để giúp nông dân thoát nghèo.
Ông
bà chúng ta nói rằng: “ sự thật mất lòng”. Sự thật thường khó nghe. Vì thế, xin
Tổng Bí thư tha lỗi vì những sự thật đầy bức xúc mà tôi trình ra đây.
Kính
thưa Tổng Bí thư,
Tôi
xin được trình lên Tổng Bí thư một thực trạng đáng buồn trong việc sản xuất và
tiêu thụ lúa gạo: Chính phủ đã bỏ rơi nông dân, nên nông dân đang “tự bơi”
trong một nền nông nghiệp tự phát, dưới sự bóc lột của các nhóm lợi ích là các
hiệp hội ngành hàng, còn Hội Nông dân không phải của nông dân nên không quan
tâm bảo vệ quyền lợi cho nông dân. Tôi xin được trình bày cụ thể:
Chính
phủ bỏ rơi nông dân.
Là
một người làm lúa trên 20 năm, tôi xin được thưa với Tổng Bí thư rằng: từ trước
đến nay, nông dân chúng tôi hầu như không nhận được những chính sách phát triển
lúa gạo có hiệu quả nào từ Chính phủ, những chính sách của Chính phủ chỉ dừng
lại ở mức độ xóa đói giảm nghèo.
Chính
phủ nói nhiều đến việc cơ giới hóa sản xuất lúa từ 20 năm nay, nhưng Chính phủ không
hề có chính sách chế tạo máy móc để cơ giới hóa:
Về
khâu làm đất nông dân chúng tôi gian nan trong thời gian dài vì thiếu sức kéo,
đến khi máy kéo loại nhỏ, đã qua sữ dụng, giá rẻ của Nhật Bản được nhập qua,
phù hợp với túi tiền của nông dân, chúng tôi mới cơ giới hóa được khâu làm đất.
Về
việc cơ giới hóa khâu thu hoạch cũng vậy, Chính phủ đề ra việc cơ giới hóa khâu
thu hoạch, nhưng không có kế hoạch chế tạo máy gặt đập liên hợp, khi hảng
Kubota qua Việt Nam bán máy gặt đập liên hợp vài năm gần đây, việc cơ giới hóa
khâu thu hoạch mới phát triển mạnh mẻ.
Nếu
Tổng Bí thư hỏi ông Bộ trưởng Bộ Công thương rằng Việt Nam ta đang xuất khẩu
hằng năm loại gạo gì số lượng và chủng loại ra sao, tôi dám chắc ông Bộ trưởng
Bộ Công thương không trả lời được, vì hiện nay, Hiệp hội lương thực Việt Nam
mua gạo từ thương lái, rồi trộn lẩn các loại gạo với nhau, để xuất với tên gọi
gạo trắng hạt dài, phân biệt bởi phần trăm tấm.
Nếu
Tổng Bí thư hỏi ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
qui hoạch cơ cấu giống lúa cho nông dân, ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cũng sẽ không trả lời được, vì Bộ Nông nghiệp có biết chủng
loại và số lượng gạo xuất khẩu hằng năm ra sao mà lập kế hoạch cơ cấu giống,
với lại, Bộ Nông nghiệp cũng chẳng biết giá từng loại lúa thay đổi ra sao vào
vụ thu hoạch sắp tới, thì làm sao mà dám quy hoạch cơ cấu giống, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chỉ khuyến cáo nông dân cách chọn giống trên báo, trên
đài còn nông dân nghe hay không tùy ý.
Không
những không có chính sách phát triển sản xuất, việc bán lúa gạo giúp cho nông
dân Chính phủ cũng không làm được.
Chính
phủ giao toàn quyền mua bán lúa gạo cho Hiệp hội lương thực Việt Nam là một
hiệp hội ngành hàng hoạt động vì lợi nhuận, thế nên, Hiệp hội lương thực Việt
Nam bán gạo xuất khẩu với giá rẻ nhất thế giới, rồi quay vào mua lúa tạm trữ
của nông dân với giá rẻ như lấy không.
Ngày
4/11/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh
doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Nông dân chúng tôi xin thưa
với Tổng Bí thư rằng đây là một Nghị định quan liêu và vô trách nhiệm đối với
quyền lợi của nông dân, vì Nghị định không hề quan tâm đến giá bán gạo xuất
khẩu và giá thu mua lúa, tức là không quan tâm đến thu nhập của nông dân.
Nghị
định quan liêu vô trách nhiệm này có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, vậy mà mãi cho
đến ngày 17/6/2011 Bộ Tài chính mới ban hàng Thông tư số 89/2011/ TT-BTC về
cách tính giá sàn xuất khẩu gạo, nhưng phải tới 1/8/2011 mới có hiệu lực. Như
vậy từ ngày 1/1/2011 đến ngày 1/8/2011 giá sàn xuất khẩu gạo do ai tính và tính
ra sao? Từ ngày 1/8 đến nay cũng không thấy ai công bố giá sàn gạo xuất khẩu
cả.
Thông
tư số 89/2011/TT-BTC là hổn mang của những ẩn số không đầu không đuôi, tôi dám
cam đoan với Tổng Bí thư là chẳng thể dựa vào 2 cách tính trong Thông tư này để
tính được giá sàn xuất khẩu gạo.
Không
những không giúp được nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Chính phủ
lại bắt nông dân chúng tôi dùng thu nhập còm cỏi của mình để chống lạm phát cho
Chính phủ, bằng cách khống chế giá lúa gạo để chống lạm phát.
Việt
Nam và Thái Lan xuất khẩu trên 50% lượng gạo thế giới, Thái Lan từ nhiều năm
nay, nhiều lần đề nghị hợp tác với Việt Nam để ấn định giá bán gạo trên thị
trường thế giới, vậy mà, Chính phủ Việt Nam luôn từ chối. Năm nay, Chính phủ
Thái Lan nâng mức múa lúa cho nông dân Thái Lan lên khoảng 500 đô la Mỹ/ tấn,
vậy mà Việt Nam năm 2011 này vẫn bán gạo với giá khoảng 500 đô la Mỹ/ tấn.
Tôi
xin trình lên Tổng Bí thư phát biểu của ông Nguyễn Thành Biên Thứ trưởng Bộ
Công thương, kiêm Tổ trưởng Tổ xuất khẩu gạo của Chính phủ, để Tổng Bí thư hiểu
vì sao Chính phủ Việt Nam không hợp tác với Chính phủ Thái Lan ấn định giá bán
gạo xuất khẩu: “ Trong những tháng cuối năm, mục tiêu kiềm chế lạm phát là quan
trọng nên điều hành lúa gạo phải hướng tới mục tiêu này, không thể chạy theo
mục tiêu đảm bảo có lãi cao cho nông dân”.
Nông
dân đang tự bơi
Bị
Chính phủ bỏ rơi, nên nông dân chúng tôi phải “tự bơi” để sản xuất, mà “ tự
bơi” thì cực khổ, thiệt hại kể làm sao cho xiết!
Trình
độ học vấn cấp 1, cấp 2 mà phải lao vào nghiên cứu cải tiến máy móc để phục vụ
sản xuất: nông dân làm máy cấy, nông dân làm máy gặt đập liên hợp, nông dân làm
máy phun thuốc trừ sâu, nông dân làm máy tách vỏ dừa, nông dân làm máy tách vỏ
đậu phọng… thì thất bại ê chề mà thành công hạn hữu.
Thế
nhưng, khi thành công cũng không được lợi ích gì.
Tôi
xin được lấy việc chế tạo máy gặt đập liên hợp làm thí dụ: phải có tài năng và
dũng cảm chấp nhận hao công, tốn của nông dân mới có thể làm ra được máy gặt
đập liên hợp, nhưng do thực hiện thủ công với vật liệu tự tìm nên hay hỏng hóc
trong quá trình sữ dụng. Thế rồi, hảng Kubota vào Việt Nam sản xuất máy gặt đập
liên hợp, máy được sản xuất hàng loạt, vật liệu có độ bền cao, sữ dụng ít hỏng
hóc, dể mua phụ tùng, nên dù giá cao vẫn chiếm lĩnh thị trường.
Từng
nông dân sản xuất thủ công, cạnh tranh với hảng Kubota nổi tiếng, khác nào
trứng chọi với đá. Và như vậy công sức của nông dân chế tạo máy gặt đập liên
hợp dù thành công, đã đổ xuống sông xuống biển, vì không thể cạnh tranh nổi với
máy của hảng Kubota.
Thưa
Tổng Bí thư. Vào năm 2004, Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan đã soạn thảo
chiến lược lúa gạo giai đoạn 2004- 2008. Đây là chiến lược nhằm hoạch định
đường lối nâng cao hiệu quả phát triển lúa gạo của Thái Lan trong những năm
trước mắt. Bản dự thảo gồm 5 lĩnh vực: 1/ Nâng cao năng suất; 2/ Nâng cao giá
trị; 3/ Tiếp thị quy mô toàn cầu; 4/ Đảm bảo đời sống người lao động và tránh
rủi ro; 5/ Nâng cao hiệu quả dịch vụ.
Còn
ở Việt Nam, từ trước đến nay: trồng giống gì, và bán ra sao là tự nông dân.
Do
Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không biết mỗi năm bán
loại lúa gì số lượng ra sao, nên nông dân chúng tôi đang phải tự chọn giống lúa
theo kiểu hên xui để gieo sạ. Tôi xin lấy thí dụ: lúa thơm Jasmin 85 có năm hơn
lúa ngang IR 50404 đến 1.500 đồng/ kg, nhưng có năm chỉ hơn 200 đồng/ kg.
Cho
nên nông dân hiện đang chọn giống gì, trồng cây gì: cũng chết!
Sản
xuất đã tự bơi còn việc tiêu thụ sản phẩm lại thê thảm hơn. Nông dân làm ra lúa
gạo, nhưng không có quyền ấn định giá mua bán lúa gạo.
Hiệp
hội lương thực Việt Nam được Chính phủ giao độc quyền mua bán lúa gạo, lại luôn
bán gạo xuất khẩu với giá rẻ nhất thế giới, rồi quay trở vào trong nước bài kế
mua lúa tạm trữ, để ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.
Thưa
Tổng Bí thư. Xuất khẩu gạo mà không có kho chứa lúa gạo thì làm sao điều tiết
được quá trình xuất khẩu, làm sao giữ lúa gạo chờ giá, làm sao không bị khách
hàng ép giá. Vậy mà, dù xuất khẩu gạo trên 20 năm nhưng Việt Nam không xây dựng
đủ kho chứa lúa.
Thiếu
kho chứa lúa, nhưng sì lô chứa lúa gạo hiện đại được xây dựng ở Phường 11 thị
xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp từ khi xây dựng lại bị bỏ hoang, đến hôm nay xi lô
chứa lúa đã biến thành Xí nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản Sông Tiền.
Xi
lô hiện đại ỏ Đồng Tháp đã biến thành xí nghiệp thức ăn thủy sản.
Chính
phủ các nước nhập khẩu gạo (điển hình là Philippines) trực tiếp điều hành việc
nhập khẩu, với mục đích hạ giá gạo nhập khẩu. Chính phủ các nước xuất khẩu gạo
( điển hình là Thái Lan) cũng trực tiếp điều hành việc xuất khẩu mục đích là
nâng cao giá bán gạo, còn ở Việt Nam, Chính phủ giao toàn quyền xuất khẩu gạo
cho Hiệp hội lương thực Việt Nam, thế nhưng, Hiệp hội lương thực Việt Nam do
thu lợi nhuận đầu tấn nên không quan tâm gì đến giá bán gạo xuất khẩu, như vậy,
chẳng khác nào Chính phủ Việt Nam đang bắt từng nông dân phải cạnh tranh trong
xuất khẩu gạo với Chính phủ các nước.
Là
nước xuất khẩu gạo mà Chính phủ chẳng có cơ quan nào thực hiện việc phân tích
và dự báo giá lúa gạo thế giới, chẳng có kho bải để trữ lúa gạo chờ giá, Chính
phủ giao hết việc mua bán lúa gạo cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, mà Hiệp hội
Lương thực Việt Nam chỉ biết bán lúa gạo theo kiểu sang tay, chẳng biết phân
tích dự, báo giá gì cả.
Hay
nói một cách hình tượng hơn: với cơ chế xuất khẩu gạo hiện nay, Chính phủ Việt
Nam đang xô nông dân Việt Nam ra biển lớn trên xuồng ba lá.
Nền
nông nghiệp Việt Nam đang tự phát
Chúng
ta có một nền nông nghiệp, mà trong đó Chính phủ không có các chính sách phát
triển nông nghiệp, Chính phủ giao cho các hiệp hội ngành hàng độc quyền mua bán
lúa gạo, nông sản của nông dân, đổi lại, các hiệp hội ngành hàng khống chế giá
lúa gạo, nông sản để giúp Chính phủ kiềm chế lạm phát.
Trong
nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, các hiệp hội ngành hàng tước đoạt hết lợi
nhuận của nông dân.
Được
độc quyền các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nông sản ở dạng thô để ăn chênh
lệch đầu tấn, mà không hề quan tâm đến việc nâng cao giá trị nông sản, không
xây dựng các nhà máy chế biến, không xây dựng kho bải, không tạo thương hiệu
cho nông sản.
Việt
Nam có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới như: gạo, cà
phê, cao su, tiêu, điều… thế nhưng trên 90% hàng nông sản xuất khẩu ở dạng thô,
giá rất rẻ so với giá mặt hàng cùng loại của nước khác.
Điển
hình như gạo, Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, thời gian xuất khẩu
trên 20 năm, nhưng luôn bán gạo với giá rẻ nhất thế giới, thường xuyên rẻ hơn
gạo cùng loại của Thái Lan Từ 100 – 150 đô la Mỹ/ tấn. Vậy mà, Chính phủ chưa
hề đề ra bất cứ chính sách nào để tăng giá trị hạt gạo.
Trồng
cây gì, nuôi con gì điều do nông dân tự ý chọn lựa, bán được hay không là do
hên xui, may nhờ rủi chịu, chứ nền nông nghiệp không phát triển dựa trên kế
hoạch nào cả, chính phủ không đề ra được bất cứ chính sách phát triển nông
nghiệp nào cả.
Khi
có dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, các bộ ngành và các nhà khoa học
điều đồng loạt khuyến cáo không nên trồng lúa vụ 3 để cắt dịch bệnh. Thế nhưng
hiện nay, diện tích lúa vụ 3 đã tăng lên khoảng 600.000 ha.
Tại
sao lại đắp đê để độc canh 3 vụ lúa bấp bênh? Tại sao không thực hiện 2 vụ lúa
1 vụ màu?
Trồng
không biết nên trồng giống gì, cây gì. Nuôi không biết nên nuôi con gì. Bán
cũng không biết sẽ bán cho ai, giá cả ra sao. Đó là thực trạng của nền nông
nghiệp Việt Nam.
Các
hiệp hội ngành hàng tước đoạt hết lợi nhuận của nông dân.
Chính
phủ phát triển nông nghiệp bằng cách dựa hẳn vào các hiệp hội ngành hàng, bắt
các hiệp hội ngành hàng làm thay nhiệm vụ cùa Chính phủ, đổi lại, Chính phủ cho
phép hiệp hội ngành hàng độc quyền mua bán các sản phẩm nông nghiệp, vì thế,
lợi dụng sự độc quyền này, các hiệp hội ngành hàng tước đoạt hết lợi nhuận của
nông dân.
Tôi
xin được phép trình lên Tổng Bí thư cách thức buôn bán lúa gạo của Hiệp hội
Lương thực Việt Nam. ( Hiệp hội Cà phê Ca cao hoạt động rất giống với Hiệp hội
Lương thực Việt Nam)
Hiệp hội lương thực
Việt Nam luôn bán gạo với giá rẻ nhất thế giới:
Báo
Tuổi Trẻ Online cho biết: “Trong vòng 5 năm 2001-2005 “giá của chúng ta chỉ
bằng gần 80% giá bình quân thế giới (220USD/tấn). Đó là giá bán “bèo” nhất
trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) theo
thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan”.
Năm
2006, trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo VnExpress, ông Trương Thanh
Phong, Tổng giám đốc công ty Lương thực miền Nam kiêm Chủ tịch VFA, cho biết:
“Chỉ trong một thời gian ngắn từ mức giá hơn 260 USD/tấn, loại gạo 5 % tấm liên
tục rớt giá và hiện được doanh nghiệp ký bán với giá chỉ 242 – 245 USD/tấn.
trong khi giá thành loại gạo này lên đến 248 USD/tấn.”
Năm
2008, ngừng xuất khẩu gạo vì lý do an ninh lương thực, giá gạo xuất khẩu giảm,
theo các chuyên gia nông dân thiệt khoảng nữa tỷ đô la Mỹ.
Ngày
21.8.2009 báo Lao Động Online cho biết: “Nghịch lý ở chỗ “làm chủ” thị trường
gạo, nhưng hiện giá gạo của ta vẫn thấp nhất thế giới…”.
Bán
gạo giá đã rẻ nhất thế giới, nhưng không mua lúa cho nông dân từ giá bán gạo
này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam bài mưu mua lúa tạm trữ, để ăn cướp hết lợi
nhuận của nông dân:
Năm
2008 Hiệp hội Lương thực Việt Nam bán gạo xuất khẩu giá qui ra giá lúa 6.432
đồng/ kg, mua lúa nông dân với giá 4.000 đồng/ kg. Hiệp hội lời 2.432 đồng/kg,
nông dân bán lúa hòa vốn.
Năm
2009, bán gạo xuất khẩu qui lúa giá 6.362 đồng/ kg, mua lúa của nông dân với
giá 4.000 đồng/ kg. Hiệp hội lời 2.362 đồng/ kg, nông dân hòa vốn.
Năm
2010, Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua lúa tạm trữ cả hai vụ đông xuân và hè
thu với giá vẫn 4.000 đồng/ kg, nhưng bán gạo với giá qui lúa 5.365 đồng/ kg,
cả năm này, nông dân lời không đủ sống.
Thật
là đau xót khi thưa với Tổng Bí thư rằng: chỉ cần Chính phủ lãnh đạo việc mua
bán lúa gạo hiệu quả thì từ năm 2008 đến nay, nông dân luôn bán lúa với giá
khoảng 6.000 đồng/ kg chứ không phải trồi sụt ở mức 4.000 đồng/ kg như hiện
nay.
Cùng
là mặt hàng bình ổn nhưng khi phân bón tăng giá Chính phủ chẳng hề bình ổn,
Hiệp hội phân bón muốn tăng giá bao nhiêu thì tăng.
Thuốc
bảo vệ thực vật cũng vậy các công ty, xí nghiệp muốn tăng bao nhiêu thì tăng
Chính phủ chẳng kiểm tra kiểm soát gì cả.
Hội
Nông dân là của Nhà nước nên chẳng quan tâm gì đến nông dân.
Mua
bán lúa gạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam độc quyền, có 21 vị ủy viên ấn định
giá lúa gạo. Mua bán cà phê có Hiệp hội Cà phê Ca cao độc quyền, có 20 vị trong
câu lạc bộ 20 ấn định giá mua bán cà phê.
Hội
Nông dân đại diện cho tất cả nông dân trồng nhiều loại cây và nuôi nhiều loại
con, thế nhưng Hội Nông dân là của Nhà nước chứ chẳng phải của nông dân.
Thực
tế hiện nay, cơ quan làm việc của Hội Nông dân do Nhà nước cấp, nhân sự do Nhà
nước bổ nhiệm, tiền lương do Nhà nước phát, công việc do Nhà nước phân công,
cho nên, Hội Nông dân chỉ làm những việc có tính phong trào, mà không quan tâm
đúng mức đến việc bảo vệ quyền lợi của nông dân trong kinh tế thị trường.
Ở
địa phương tôi, năm 1998, UBND xã đến tận nhà phát cho một số nông dân thẻ hội
viên Hội Nông dân, rồi từ đó đến nay không hề họp hội gì cả, bản thân tôi đã 20
năm làm lúa mà không biết mình có phải là hội viên Hội Nông dân hay không.
Do
lãnh đạo hội nông dân là nhân viên của Nhà nước, nên Chính phủ làm sao họ để
vậy, không bao giờ dám có ý kiến bảo vệ quyền lợi cho nông dân: Chính phủ khống
chế giá lúa gạo để chống lạm phát lãnh đạo Hội nông dân nghe theo, Hiệp hội
Lương thực Việt Nam bài ra việc mua lúa tạm trữ để ăn cướp hết lợi nhuận của
nông dân, Hội Nông dân làm thinh…
Trong
kinh tế thị trường, Hội Nông dân không bảo vệ quyền lợi của nông dân thì ai sẽ
bảo vệ quyền lợi cho nông dân? Hội Nông dân không phản ảnh tâm tư nguyện vọng
của nông dân lên Đảng và Nhà nước, thì làm sao Đảng và Nhà nước biết tâm tư
nguyện vọng của nông dân?
Thưa
Tổng Bí thư. Tôi đã trình lên Tổng Bí thư thực trạng bi đát: nông dân đang càng
ngày càng nghèo, và sự tự phát của nền nông nghiệp với biểu hiện xuất khẩu thô
nông sản.
Với
mong ước Tổng Bí thư thay mặt Đảng và Nhà nước thực hiện thành công Nghị Quyết
Tam Nông, tôi xin được đề đạt lên Tổng Bí thư tâm tư, nguyện vọng và những yêu
cầu của nông dân đối với Đảng và Nhà nước.
Xin
Tổng Bí thư thay đổi tư duy của Chính phủ.
Xin
Tổng Bí thư thay đổi tư duy của Chính phủ, làm cho Chính phủ thực sự quan tâm
đến quyền lợi của nông dân, đến sự phát triển của nền nông nghiệp, đến việc
thực hiện Nghị Quyết Tam Nông.
Chính
phủ hiện nay có tư duy khống chế giá lúa gạo để chống lạm phát ( khống chế cả
giá lương thực, thực phẩm), vì thế, Chính phủ để cho Hiệp hội lương thực Việt
Nam bán gạo với giá rẻ nhất thế giới, và mua lúa của nông dân với giá thấp như
lấy không. Xin Tổng Bí thư xóa bỏ tư duy khống chế giá lúa gạo của Chính phủ.
Thái
Lan đang thực hiện chính sách mua lúa giá cao cho nông dân, nhưng vẫn đảm bảo
cho người ăn gạo, vẫn đảm bảo chống lạm phát, chứ đâu có khống chế giá lúa gạo
như Chính phủ Việt Nam.
Chính
phủ có tư duy bao đồng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới: sang
Campuchia rồi sang châu Phi lập liên doanh trồng lúa, để dạy các nước trồng
lúa, mà không nghĩ đến việc sẽ thu hẹp thị trường xuất khẩu gạo của nông dân và
tạo thêm đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo cho nông dân Việt Nam. Xin Tổng Bí
thư nghiêm cấm mọi hoạt động lập liên doanh dạy nước ngoài làm lúa.
Xin
Tổng Bí thư thay đổi cơ chế mua bán lúa gạo bất nhân, bất trí, và bất lương
hiện nay.
Cơ
chế mua bán lúa gạo hiện nay mà Chính phủ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam
thực hiện: bất nhân vì làm cho nông dân càng ngày càng nghèo, bất trí vì bán
gạo với giá rẻ nhất thế giới, bất lương vì ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.
Xin Tổng Bí thư tháo ách bốc lột của Hiệp hội lương thực Việt Nam với nông dân
mà Chính phủ đang quàng lên cổ nông dân.
Điều
kiện tiên quyết để xuất khẩu gạo thành công là phải có kho bải liên hợp với nhà
máy xay lúa và máy sấy. Không có đủ kho bải chỉ nói thánh nói tướng cho vui chứ
Chính phủ không thể lãnh đạo được xuất khẩu gạo.
Xin
Tổng Bí thư trả lại Hội Nông dân cho nông dân.
Điều
kiện tiên quyết để Hội Nông dân của nông dân là: lãnh đạo Hội Nông dân phải do
nông dân bầu ra, lương do nông dân cấp phát.
Hội
Nông dân phải là của nông dân mới bảo vệ được quyền lợi của nông dân trong kinh
tế thị trường.
Lãnh
đạo Hội Nông dân phải là nông dân hoặc những chuyên gia am tường về nông nghiệp
có thiện ý với nông dân, có hai người thích hợp lãnh đạo hội nông dân đó là:
Giáo sư Võ Tòng Xuân (đối ngoại) và Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện
Chính sách và Chiến lược PTNNNT (đối nội).
Hiện
nay, lãnh đạo Hội Nông dân do Chính phủ phân công, tiền lương do Chính phủ trả,
cơ quan do Chính phủ cấp, thế nên Hội Nông dân là của Chính phủ chứ chẳng phải
của nông dân.
Xin
Tổng Bí thư trả Hội Nông dân lại cho nông dân, và giúp đở Hội nông dân của nông
dân hoạt động hiệu quả trong cơ chế thị trường.
Cụ
thể hơn, xin Tổng Bí thư giúp thành lập Hiệp hội của những người trồng lúa để
bảo vệ quyền lợi cho người nông
dân
trồng lúa chúng tôi.
Xin
Tổng Bí thư xóa bỏ việc độc quyền của các hiệp hội ngành hàng đối với lúa gạo
và nông sản.
Hiệp
hội Lương thực Việt Nam độc quyền mua bán lúa gạo nên năm nào cũng ép giá, thắt
hầu bóp cổ nông dân. Hiệp hội phân bón và các công ty thuốc bảo vệ thực vật năm
nào cũng tăng giá sản phẩm để móc túi nông dân.
Nếu
không xóa bỏ sự độc quyền ép giá của các hiệp hội này, nông dân chúng tôi sẽ
không ngóc đầu lên nổi.
Xin
Tổng Bí thư xóa bỏ độc quyền của các hiệp hội ngành hàng và có cơ chế kiểm tra,
giám sát về giá đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Xin
Tổng Bí thư ra lệnh tổng kiểm toán để biết lợi nhuận hàng năm của Hiệp hội
Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Phân bón, và các công ty sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật, từ đó thu lại lợi nhuận bất chính mà các hiệp hội này đã tước đoạt
của nông dân. ( như năm 2008 Hiệp hội Lương thực Việt Nam bán lúa giá 6.432
đồng nhưng mua lúa của nông dân có 4.000 đồng/ kg).
Xin
Tổng Bí thư xem xét hình mẫu mà Chính phủ Thái Lan lo cho nông dân Thái Lan.
Xin Tổng Bí thư buộc Chính phủ Việt Nam phải trực tiếp điều hành mua bán lúa
gạo vì quyền lợi của nông dân như Chính phủ Thái Lan đang làm.
Xin
Tổng Bí thư yêu cầu Chinh phủ đưa ra các chính sách phát triển nông nghiệp và
xuất khẩu nông sản hiệu quả.
Việc
sản xuất lúa nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung đang phát triển
theo kiểu tự phát. Xin Tổng Bí thư yêu cầu Chính phủ đề ra chiến lược lúa gạo
và những chính sách phát triển nông nghiệp hiệu quả.
Để
phát triển nông nghiệp, Chính phủ phải có những chính sách cụ thể, chứ không
thể dựa hoàn toàn vào các hiệp hội ngành hàng.
Các
chính sách phát triển nông nghiệp dài hạn là cần thiết, nhưng phải có những
chính sách ngắn hạn kèm theo, chính sách phát triển nông nghiệp mà đưa ra cho
tới năm 2030, nhưng không biết năm 2012 làm gì, thì cũng như không, do chẳng ai
kiểm tra được.
Xin
Tổng Bí thư cho phép nông dân quyền sở hữu ruộng đất của mình
Hiện
nay, quyền sữ dụng đất của nông dân chúng tôi cũng tương đương với quyền sở
hữu: nông dân có quyền mua bán, trao đổi, cho tặng… Thế nhưng, đất đai vẫn
thuộc sở hữu của Nhà nước.
Trước
đây, Việt Nam chỉ kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, mọi tư liệu sản xuất đều
là của nhà nước, nên đất đai thuộc sở hữu nhà nước là điều hợp lý.
Nông
dân chúng tôi làm lúa, sau khi để lại đủ ăn cho đến thu hoạch vụ sau, số lúa dư
bán cho nhà nước và nhận tem phiếu để mua các mặt hàng nhu yếu phẩm. Nông dân
đi học, đi bệnh viện không tốn tiền.
Nay,
mọi tư liệu sản xuất đã được tư hữu hóa, nông dân phải bỏ tiền ra mua mọi mặt
hàng nhu yếu theo giá thị trường, đi học, đi bệnh viện phải tốn tiền, vậy giữ
nguyên quy định đất đai thuộc sở hữu Nhà nước tức là không công bằng đối với
nông dân.
Mọi
thành phần kinh tế điều có quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, công nhân có quyền
tư hữu xí nghiệp và nhà máy thông qua hình thức cổ phần, nhà tư bản được quyền
tư hữu nhà máy và xí nghiệp, vậy tại sao nông dân không có quyền tư hữu về tư
liệu sản xuất là ruộng đất của mình?
Mọi
thành phần kinh tế điều là hữu sản, tại sao chỉ có nông dân vẩn là vô sản?
Nhà
nước lớn sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, thì cũng không khác gì nông
dân sở hữu, thế nhưng, Nhà nước nhỏ tức chính quyền cấp xã, huyện, tỉnh sở hữu
ruộng đất của chúng tôi, chính là nguyên nhân sinh ra dân oan, dân khiếu kiện
đông đúc hiện nay, vì nhà nước nhỏ rất khó thoát khỏi tham nhũng từ quyền sở
hữu ruộng đất của nông dân.
Còn
nếu ngại khi nông dân được tư hữu hóa ruộng đất sẽ gây khó khăn cho việc quy
hoạch và phát triển công nghiệp, phát triển thành thị là một lo ngại không
đúng. Thái Lan nông dân họ tư hữu ruộng đất, nhưng Chính phủ Thái Lan vẫn phát
triển công nghiệp hóa và thành thị hóa nông thôn mà không có trở ngại gì.
Thưa
Tổng Bí thư,
Làm
sao thực hiện được Nghị Quyết Tam Nông của Đảng khi mà thu nhập chính đáng của
nông dân trong việc bán lúa bị Hiệp hội Lương thực Việt Nam tước đoạt trắng
trợn và công khai?
Cuối
cùng, xin Tổng Bí thư cho các chuyên gia về nông nghiệp của Đảng và Chính phủ,
phân tích đến vạch lá tìm sâu những điều tôi vừa kính trình lên Tổng Bí thư,
nếu có gì gian dối không đúng sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
Tổng Bí thư và trước pháp luật.
Còn,
nếu những điều tôi kính trình lên Tổng Bí thư là đúng, thì đây là tiếng kêu cứu
của hằng triệu nông dân khốn khổ, càng ngày đang càng nghèo hơn một cách phi
lý, không còn chỗ dựa, đang trông chờ Tổng Bí thư và Đảng cứu giúp.
Xin
Đảng và Tổng Bí thư cứu giúp nông dân Việt Nam.
Người
gởi thư,
HUỲNH KIM HẢI
GHI
CHÚ:
Thư
này tôi đã gởi cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng dịch vụ chuyển phát nhanh
của bưu điện.
No comments:
Post a Comment