December
9, 2012 5:29 PM
Viết từ Sài Gòn, ngày 7.12.2012
Ở VN lúc này rất nhiều người “biết
chơi internet”, nhất là mấy ông có tuổi về hưu hoặc có con cái phụng dưỡng và
cả những ông chỉ còn sức phụ việc cho gia đình làm ăn buôn bán lặt vặt. Cứ rảnh
là chẳng biết làm gì, vào net là thú chơi tiết kiệm nhất.
Chiếc váy "trứ danh" gây phẫn nộ dư luận của
người mẫu 9X Hồng Quế
Tuổi trẻ thì khỏi nói, những cô cậu
“tuổi tin” giàu hay nghèo đều biết chui vào net làm đủ thứ chuyện từ mở rộng
tầm hiểu biết đến những phim truyện “đen” và gặp gỡ tán tỉnh nhau qua net. Đa
số vẫn là những chuyện nhảm nhí, xem ngay trên các trang báo mạng VN cũng đủ
thứ hình ảnh lỏa lồ của các “siêu sao, siêu mẫu, siêu khủng”… khêu gợi sự thèm
thèm muốn của lứa tuổi mới lớn.
Gần đây nhất, người mẫu Hồng Quế, tuổi 9x còn rất trẻ vậy mà trong Liên Hoan Phim Quốc Tế (LHP) tại Hà Nội vừa qua, dù không được mời, cô gái vẫn đến để khoe bộ váy ren lộ hết cả nội y, còn “mời gọi” hơn là khỏa thân toàn diện.
Không phải chỉ khi đến thảm đỏ của LHP Quốc tế Hà Nội, người mẫu Hồng Quế mới diện lộ liễu hơn cả các minh tinh màn bạc nổi tiếng sexy trên thế giới. Đã nhiều lần Hồng Quế bị chỉ trích về ăn mặc, về phát ngôn, về việc chụp ảnh nude trước kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học.
Đây là một hiện tượng “khát hở hang” đang có chiều hướng gia tăng trong giới trẻ VN. Hở hang để lấy tiếng hay để “câu đại gia” cũng là một cách kiếm tiền. Một số báo cũng “câu khách” bằng cách khuyến khích trò chơi này với vô số “chuyên mục” phòng the, tâm sự “chuyện ấy” khá thô tục.
Một thí dụ cụ thể khác, như trên tờ báo mạng TINTUC24H.INFO ngày 4-12-2012 có mục “Ngắm vòng 1 căng đầy của Elly Trần – Ngắm Elly Trần khoe vòng 1 sexy trong những shoot ảnh mới chào đón Giáng sinh. Cùng ngắm những hình ảnh gợi cảm của cô nàng này nhé”.
Vòng 1 của Elly Trần “khoe của” trên trang báo mạng
Trên đó phơi bầy khoảng 10 tấm hình
rất khêu gợi của người đẹp. Không biết trang báo này có mục đích gi về “nghệ
thuật”, chỉ biết rằng em nào xem cũng phải thèm. Cho nên ngày càng gia tăng
những vụ hiếp dâm, những bi kịch tình ái của các cô cậu “vắt mũi chưa sạch”,
mới 13-14 tuổi, dắt nhau vào khách sạn như đi dạo mát. Bởi vậy nên mới có nhiều
gia đình cô gái VN muốn đổi đời, muốn bằng chị bằng em, bằng những nhà gạch xe
mới trong thôn xóm, cho con gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc để rồi đưa đến
những thảm họa không thể tồi tệ hơn. Tôi xin bàn kỹ hơn ở phần sau.
Chưa bao giờ nền giáo dục ở VN lại “xuống cấp” thê thảm như bây giờ. Một phần cũng do đạo đức của người lớn ngày càng suy thoái. Mục đích tối thượng của họ là tiền tài, danh vọng và nhục dục, bất chấp danh dự, bất chấp liêm sỉ. Đối với loại người này thì: “Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của con người, là thước đo tuổi trẻ, là sức khỏe của người già…”. Như thế thì con cái làm sao khá được.
Ngày tận thế, chúng ta cùng “bình
đẳng trước Thượng Đế”
Nhưng ở đây tôi không đề cập đến
những tệ nạn thời đại đó. Tôi chỉ nhắc sơ qua để chứng minh nhiều người VN vào
internet nên mọi thông tin đều có thể đến với người dân. Tin hay không tùy theo
mỗi người, tùy theo sự đánh giá nguồn tin trung thực đến đâu, họ không còn bị
“dẫn dắt” theo một con đường một chiều nào nhất định. Báo chí không còn làm
được vai trò “định hướng dư luận”, làm chủ “cuộc chơi” như thời xưa nữa. Tự
trong thâm tâm, người dân tự định hướng cho mình. Báo chí muốn nói gì thì nói.
Nói theo chỉ thị hay nói theo kiểu “vuốt đuôi” là việc của anh, tin hay không
là việc của người dân. Cho nên nói và viết theo chỉ thị không còn tác dụng gì
nữa.
Trong những ngày này còn khá nhiều người dân Việt biết về những lời đồn đại trên internet rằng ngày tận thế là 21-12-2012. Bất kể theo tôn giáo nào, có một số người VN lo ngại, hầu như đó là những người giàu, tiếc của trời cho, nhưng cũng chỉ là sự lo ngại bâng quơ thôi, chưa đến nỗi phải mua hay thuê boong-ke như mấy ông nhà giàu Mỹ. Nhưng nếu nguồn tin đó đáng tin thì những “đại gia” ở VN cũng có thể nhảy qua Mỹ thuê cái boong-ke cho gia đình tạm trú đến sau ngày 21-12.
Thậm chí có một số thanh niên lại cho rằng cứ ăn chơi cho thỏa thích, tội gì mà lo.
Bạn Văn Bình viết:
“Chuyện gì tới cũng sẽ tới, lo làm gì cho mệt chứ”.
Khang Poka viết: “Thanh niên Việt Nam vẫn ăn và chơi bời tỉnh bơ”.
Phạm Thắng lạc quan: “Ngày tận thế chỉ là cái cớ để buông thả bản thân, và rằng cứ chơi đi…”.
Có lẽ đó là những công tử, tiểu thư con ông cháu cha lợi dụng tin đồn này để có một phen ăn chơi xả láng. Còn một số người nghèo lại rất thờ ơ, nghe để mà biết thôi.
Riêng số người nghèo mạt rệp VN lại
bất cần đời, họ cho rằng tận thế cũng vui, bởi chúng ta sẽ cùng “bình đẳng
trước Thượng Đế”. Có lẽ ít nơi nào trên thế giới có cái tâm trạng “liều” như
vậy.
Cũng may, đến nay ở VN, cũng qua internet, dường như cũng chẳng ai tin vào “ngày tận thế” nữa. Họ có những vấn đề khác để buồn, để lo.
Cũng may, đến nay ở VN, cũng qua internet, dường như cũng chẳng ai tin vào “ngày tận thế” nữa. Họ có những vấn đề khác để buồn, để lo.
Nỗi đau chung của cả dân tộc trước
một cái chết
Chị Phương và chồng trong ảnh cưới cách đây 8 năm
Tôi chắc bạn đọc đã biết quá rõ về
cái chết rất thương tâm của một người VN lấy chồng Hàn Quốc ôm 2 con cùng nhảy
lầu tự tử từ căn nhà 18 tầng. Xin lược thuật rất ngắn gọn:
Sau hơn 8 năm lấy chồng Hàn Quốc, chị Võ Thị Minh Phương lần lượt sinh ra 2 đứa con tại TP Busan. Tuy nhiên, hạnh phúc chẳng tày gang, khi mới đây, cô dâu Việt bị bạo hành, bị chồng và cả nhà chồng ngược đãi đã bế 2 con 3 và 7 tuổi nhảy từ lầu 18 xuống đất tự sát tại khu chung cư nơi gia đình sinh sống. Ba mẹ con chết ngay tại chỗ.
Nhìn hình ảnh hai đứa con xinh đẹp hồn nhiên của chị Phương cùng chết theo mẹ, cả thế giới phải đau xót và lên án chứ chẳng riêng gì ở VN.
Tôi không biết những người có trách nhiệm về nhân quyền, về bình đẳng xã hội, về đạo đức và nhất là về việc bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ VN nghĩ gì và đã làm được những gì trước và sau cái chết quá thương tâm này?! Không lẽ chỉ có đôi lời chia buồn cùng tang quyến, tặng tí tiền gọi là có cho phải phép, thế là hết?!
Cần phải có những hành động mạnh mẽ, thiết thực hơn nữa, phải đòi hỏi được sự công bằng trước pháp lý cho gia đình chị Phương. Không thể để những kẻ sát nhân trực tiếp hay gián tiếp nhởn nhơ để rồi những kẻ khác lại tiếp tục hành hạ những người phụ nữ VN nghèo phải bán thân ra nước ngoài.
Dù ở đâu, họ vẫn là người Việt chúng ta. Phải bảo vệ họ một cách quyết liệt hơn.
Tất cả chỉ vì cái nghèo ở nông thôn
ngày nay
Chị Minh Phương sinh ra ở ấp Hòa
Quới, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Mẹ chị là bà Võ Thị Ảnh đã
kể lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày sống tại Hàn Quốc, thăm
con và chăm 2 cháu trước khi họ tử nạn.
Nhìn hai đứa con xinh đẹp hồn nhiên của chị Phương cùng
chết theo mẹ, cả thế giới phải đau xót và lên án chứ chẳng riêng gì ở VN
Có hơn 1 năm ở xứ người cùng con gái,
bà Ảnh đã kể về chàng rể Kim Yeoang Hwa (47 tuổi) khi Kim nhiều lần đánh vợ bầm
tím mặt mũi.
Bà kể lại: “Có hôm Phương đi làm về, bát chén chưa kịp rửa, con cái khóc lóc. Nó tắm rửa cho 2 đứa con rồi cho chúng ăn. Nhìn thấy nhà cửa bẩn, chồng nó bóp cổ, đấm bầm dập cả 2 mắt”. Có lần, em gái Kim Yoeng Hwa xông vào nhà cầm tóc, nhấn đầu chị Phương vào bình nước và liên tục lăng mạ. Việc chị Phương bị đánh đập, hành hạ diễn ra thường xuyên…
Đọc hàng tin này và nhìn hình ảnh ba mẹ con rồi đọc lá thư tuyệt mệnh của cô gái, không một người VN nào không cảm thấy bùi ngùi, cùng với sự căm phẫn. Tất cả cũng vì cái nghèo của người nông dân, điều đó thì chẳng có gì phải bàn. Điều đáng suy nghĩ là tại sao đến bây giờ người dân nông thôn ngày càng nghèo đi ?! Xin các nhà làm “kinh tế vĩ mô” và “kinh tế thực dụng” vẫn “thuyết giảng” về tài kinh bang tế thế hãy trả lời câu hỏi này trước khi nói đến những chuyện “vĩ mô” khác.
Hãy nghĩ đến những vùng nông thôn nghèo VN trước đã. Bà Nguyễn Thị Tuyết Loan – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hậu Giang cho biết, trên toàn tỉnh có 10.000 phụ nữ lấy chồng ra nước ngoài, trong đó lấy chồng Hàn Quốc chiếm khoảng 6.000 người. Con số đó là nhiều hay ít hay không đáng quan tâm? Đấy là vấn đề thời đại rất cấp bách, vấn đề đạo đức và danh dự của cả một dân tộc, chứ không phải chỉ là chuyện nông thôn của một địa phương.
Con số phụ nữ Việt tự tử và bị chồng
đánh chết ngày càng nhiều
Bây giờ chúng ta hãy điểm lại những
nguồn tin bi đát, vừa đáng thương, vừa đáng giận vừa đáng xấu hổ này.
Cô dâu Phan Thị Thanh Trúc bị người chồng Đài Loan giết
chết vào tháng 12-2011.
- Cô dâu Phạm Thị Thanh Trúc (SN
1982, quê tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh), bị người chồng Đài Loan giết
chết vào tháng 12-2011.
- Cách đây hơn 4 năm, Trần Thị Lan, 22 tuổi, một thiếu nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, cũng nhảy lầu tự vẫn đúng vào chiều 30 Tết. Cái chết diễn ra khi Lan mới sang nhà chồng chưa đầy một tháng và cảm thấy không hợp với cuộc sống ở đây.
- Bên cạnh một số trường hợp cô dâu Hàn nhảy lầu tự tử, còn có những người bị chính người đầu ấp tay gối với mình đánh đập cho tới chết.
Năm 2010, từng xảy ra vụ án mạng cũng tại xứ sở Kim Chi. Người đàn ông Hàn Quốc tên Jang 47 tuổi đã đánh chết vợ là Thạch Thị Hoàng Ngọc, người Việt Nam, chỉ một tuần sau khi cô làm vợ. Hai người làm đám cưới sau khi gặp gỡ qua một công ty môi giới hôn nhân ngoại.
- Tháng 5 năm 2011, một phụ nữ tên Hoàng Thị Nam (Hàm Tân, Bình Thuận) cũng bị chồng sát hại tại nhà riêng ở Gyeongsangbuk, Hàn Quốc. Một nguồn tin cho biết chị Nam nói tiếng Hàn rất kém nên không thể giao tiếp, chia sẻ nhiều, đặc biệt là đi vào chi tiết những khía cạnh trong cuộc sống. Người chồng khai nhận với cảnh sát là đã giết vợ trong cơn nóng giận sau một cuộc cãi vã…
- Cách đây hơn 4 năm, Trần Thị Lan, 22 tuổi, một thiếu nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, cũng nhảy lầu tự vẫn đúng vào chiều 30 Tết. Cái chết diễn ra khi Lan mới sang nhà chồng chưa đầy một tháng và cảm thấy không hợp với cuộc sống ở đây.
- Bên cạnh một số trường hợp cô dâu Hàn nhảy lầu tự tử, còn có những người bị chính người đầu ấp tay gối với mình đánh đập cho tới chết.
Năm 2010, từng xảy ra vụ án mạng cũng tại xứ sở Kim Chi. Người đàn ông Hàn Quốc tên Jang 47 tuổi đã đánh chết vợ là Thạch Thị Hoàng Ngọc, người Việt Nam, chỉ một tuần sau khi cô làm vợ. Hai người làm đám cưới sau khi gặp gỡ qua một công ty môi giới hôn nhân ngoại.
- Tháng 5 năm 2011, một phụ nữ tên Hoàng Thị Nam (Hàm Tân, Bình Thuận) cũng bị chồng sát hại tại nhà riêng ở Gyeongsangbuk, Hàn Quốc. Một nguồn tin cho biết chị Nam nói tiếng Hàn rất kém nên không thể giao tiếp, chia sẻ nhiều, đặc biệt là đi vào chi tiết những khía cạnh trong cuộc sống. Người chồng khai nhận với cảnh sát là đã giết vợ trong cơn nóng giận sau một cuộc cãi vã…
Đấy là những nạn nhân đã chết tức
tưởi, không biết ở nơi xứ lạ còn bao nhiêu người phụ nữ VN khác còn đang bị đối
xử tàn nhẫn mà chưa có dịp chết hoặc trốn khỏi nơi thê thảm không khác ngục tù?
Con số đó không biết nói.
Gần đây có vài tờ báo loan tin có nhiều cô gái VN sống hạnh phúc bên những ông chồng Hàn. Tất nhiên, số người đó cũng có và chỉ là chuyện tự nhiên thôi, lập gia đình có hạnh phúc, chẳng có gì lạ, không thể vì thế biện minh được cho hầu hết những trường hợp khác còn trong tăm tối.
Gần đây có vài tờ báo loan tin có nhiều cô gái VN sống hạnh phúc bên những ông chồng Hàn. Tất nhiên, số người đó cũng có và chỉ là chuyện tự nhiên thôi, lập gia đình có hạnh phúc, chẳng có gì lạ, không thể vì thế biện minh được cho hầu hết những trường hợp khác còn trong tăm tối.
Những “hội đoàn phụ nữ” VN đã làm gì để ngăn chặn tình trạng này? Có người nói, mỗi cô gái VN lấy chồng Hàn Quốc, lấy Đài Loan Singapore phải mang theo bên mình một “kim chỉ nam” hướng dẫn khi bị bạo hành phải làm những gì. Trình báo ở đâu và được quyền dùng điện thoại di động ở mọi nơi mọi lúc, nhà chồng không được phép tước đoạt phương tiện này của các cô dâu. Những hội đoàn Phụ nữ VN cần phải có hành động thực tế và cương quyết hơn bảo vệ nhân phẩm, quyền sống cho người cùng phái với mình. Tất nhiên chính quyền VN cũng không thể đứng ngoài, chỉ có vài lời chia buồn, vài thủ tục lấy lệ rồi quên.
Quan niệm sâu xa, nhiều gia đình Hàn
Quốc coi thường cô dâu Việt?
Thật ra, người dân Việt cảm thấy bị
xúc phạm nặng nề trước lối đối xử vô nhân đạo của cả cái gia đình chú rể người
Hàn Quốc, dù cho chú rể có quỳ xuống xin lỗi cũng chẳng nói lên được điều gì,
ngoài điều hắn muốn “chạy tội”, nhỏ chút nước mắt cá sấu. Sao khi vợ con anh ta
còn sống anh ta không có lấy một chút tình thương, coi vợ như con vật. Đối với
một con vật, con người cũng không thể hành động như thế được.
Tất nhiên, người Việt không vì thế mà hận thù với cả dân tộc Hàn Quốc vốn coi trọng lễ nghĩa và tình yêu gia đình. Nhưng họ yêu gia đình người Hàn, chứ không phải đối với người dân nước khác về làm dâu con trong gia đình họ. Với người nước khác về làm dâu trong gia đình Hàn, họ coi như mua được con trâu, con bò hay đúng nghĩa là một con nô lệ. Nô lệ tình dục và nô lệ lao động. Có thể biện minh rằng không phải tất cả mọi gia đình Hàn Quốc đều như thế, điều đó đúng, nhưng trên quan niệm chung thì ít nhiều các gia đình Hàn Quốc hay Đài Loan cũng có một chút ý nghĩ này, không công khai thì cũng ngấm ngầm trong tận cùng tư tưởng. Bởi thực tế cái “vật” mà họ mang về là thứ đi mua chứ không có tí tình nghĩa nào hết. Thật ra thì “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nhưng tôi chỉ nói đến một chút quan niệm chung mà thôi. Khó mà rũ bỏ được quan niệm âm thầm này khi con người chỉ là vật mua bán ngoài đường. (Ngoại trừ những cuộc tình của các cô chân dài, các cô trong Showbiz thì không kể, họ yêu nhau cứ việc lấy nhau).
Nỗi đau riêng của người ở chung cư có
con lấy chồng Hàn
Tôi nói chung một sự thật rất thật,
người bình dân VN rất căm phẫn. Đừng vì “ngoại giao” hay vì lịch sự hão mà che
giấu sự thật này. Mai này nếu một chú rể Hàn Quốc bị đánh chết tại VN thì sao
nhỉ? Chuyện có thể xảy ra lắm chứ. Đừng nghĩ rằng có ai đó khơi dậy lòng hận
thù giữa các dân tộc. Chúng ta lường trước mọi sự việc vẫn hơn.
Nhiều người ngồi ở quán cà phê đầu đường chỉ bàn tán và tỏ lòng căm tức, nhưng trong chung cư tôi ở, có vài nhà có con gái lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc lại có nỗi lo sợ riêng rất đáng thương mà những người ngồi ở quán cà phê không hiểu được.
Một buổi tối cuối tuần vừa qua, tôi ra hành lang hóng mát, thấy một gia đình thắp hương xí sụp cầu khấn khá lâu, tôi để ý thấy một nhà khác cũng lập bàn thờ ra ngoài hành lang khấn vái như vậy. Hàng xóm nói với nhau những gia đình này có con lấy chồng Đài Loan và Hàn đang lo ngại sau cái tin cô gái ở Hàn Quốc ôm 2 con tự tử. Tôi hiểu được nỗi lo lắng, xót xa của những gia đình này mà không thể tâm sự cùng ai được. Tôi và những người hàng xóm nhớ lại những khuôn mặt thơ ngây của mấy cô gái trong chung cư đã bị gả sang Hàn Quốc và Đài Loan. Bà hàng xóm tôi năm nay gần 50 tuổi, vừa bằng tuổi cái chung cư này, rơm rớm nước mắt, chỉ biết thốt lên: “Tội nghiệp chúng nó quá chú ơi”.
Tôi phải an ủi bà: “Biết đâu mấy đứa nó giàu sang, hạnh phúc thì sao”. Bà hàng xóm chỉ lắc đầu ngao ngán: “Giàu cũng không ham chú ạ”. Nhưng nói đến đây thấy bà mẹ của cô con gái lấy Đài Loan đi ngang, bà hàng xóm liền im bặt.
Người mẹ có con lấy chồng Đài, cúi mặt ngượng ngùng đi nhanh xuống cầu thang. Bà biết rằng hàng xóm đang nói về chuyện con bà và người vừa tự tử. Nỗi đau ấy tôi tưởng như nỗi đau của chính ḿnh, một cư dân của khu chung cư này, không đến nỗi nghèo lắm vậy mà vẫn có vài cô gái lấy chồng Hàn.
Vậy ở các làng quê có tới hàng trăm ngàn cô gái bị “bán đúng pháp luật” như thế còn đau, còn lo sợ ngấm ngầm đến thế nào! Họ đau, họ lo sợ cho con cái mình mà không dám bày tỏ cùng ai. Có phải là nỗi đau nhục của cả dân tộc không? Đến bao giờ mới chấm dứt được những nỗi đau âm thầm này? Chỉ có mỗi cách là làm cho đời sống người nông dân khá lên. Câu hỏi này dành cho tất cả những “nhà chức trách” VN.
Đừng vì những chuyện lớn như chuyện cái hộ chiếu in hình đường lưỡi bò lố bịch, ngu xuẩn cùng những hành động gây hấn ngày càng trân tráo, láo xược của Trung Quốc và những luật lệ mới được ban hành đã gặp ngay những phản ứng quyết liệt của người dân… mà quên đi những chuyện tưởng là nhỏ, nhưng là nỗi phẫn uất chung âm thầm trong nhân dân. Tiếc rằng bài báo có hạn nên tôi sẽ đề cập đến những vấn đề đó trong những bài sau.
Văn Quang
No comments:
Post a Comment