Hà Đình
Sơn
2/12/2012
Việt
Nam, Tây Tạng… là một trong những nước nhỏ nằm sát nước lớn Trung Quốc. Trước
năm 1951, Tây Tạng là một quốc gia độc lập có lịch sử hàng nghìn năm, nhưng đã
bị kẻ cầm quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sáp nhập vào Trung Quốc bằng vũ
lực. Nếu Việt Nam trở thành một “Tây Tạng” thì tất nhiên là một thảm họa “thù
muôn đời muôn kiếp không tan” của cả dân tộc ta.
Vấn
đề thời sự không thể bàng quan là gần đây, khi Trung Quốc càng công khai, trắng
trợn xâm phạm hòng áp đặt chủ quyền trên lãnh thổ vùng biển Đông thuộc chủ
quyền của Việt Nam, thì người dân lại càng thấy khó hiểu về đường lối đối ngoại
của Nhà nước Việt Nam đối với Trung Quốc.
Đường
lối đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc được hai Nhà nước cam kết là thực
hiện theo phương châm “Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện; Ổn định lâu dài;
Hướng tới tương lai”, và “Láng giềng tốt; Bạn bè tốt; Đồng chí tốt; Đối tác
tốt”. Nhưng thực tế trên mọi phương diện, hành động của Trung Quốc đối với Việt
Nam đều hoàn toàn đi ngược với phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt”. Như vậy,
phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt” của Nhà nước Trung Quốc rõ ràng là giả
dối; sự giả dối này nhằm phục vụ lợi ích của Trung Quốc và xâm phạm những lợi
ích cốt lõi của Việt Nam. Nó cốt làm cho mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam bị ru
ngủ, mất cảnh giác để kết cục phải chấp nhận tình trạng đã rồi như quần đảo
Hoàng Sa và nhiều vùng lãnh thổ khác; hơn thế nữa sẽ trở thành một “Tây Tạng”
mới.
Về
phía Nhà nước Việt Nam thì, nhìn trên nhiều động thái, đều thấy thực hiện rất
nghiêm chỉnh, trung thành với phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt” trong quan
hệ với Trung Quốc. Nhưng thử hỏi Trung Quốc hành xử với nhân dân Việt Nam như
thế nào? Ngư dân bị tàn sát, tài sản bị cướp đoạt, lãnh thổ lãnh hải bị xâm
chiếm, ngư trường quen thuộc bao đời của Tổ quốc trở thành nơi tàu cá họ ngang
dọc còn ta thì… đứng trên bờ nhìn ra… Như thế mà gọi là “Láng giềng hữu nghị;
Hợp tác toàn diện; Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai.” sao được? “Láng giềng
tốt; Bạn bè tốt; Đồng chí tốt; Đối tác tốt” sao được?
Giải
thích về mẫu thuẫn này, có người đã mập mờ nói rằng: “chưa bao giờ chúng ta làm
nhiều việc để bảo vệ đất nước như hiện nay” và “chúng ta khiêm tốn, nói ít mà
làm nhiều”… thế nhưng kết quả thực tế tuy chưa tổng kết đầy đủ, công khai cũng
đã quá rõ. Nếu những điều giải thích của ai đó là đúng thì phải chăng có nghĩa
là Nhà nước Việt Nam trong thâm tâm cũng không “đồng lòng”, “đồng chí”… với
những hành động ngang ngược của phía Trung Quốc? Thế không lẽ phương châm “16
chữ vàng” và “4 tốt” đối với Việt Nam cũng là “ảo” hay sao? Một sự bất nhất như
vậy sẽ rất bất lợi, vì nhân dân không hiểu được Nhà nước nói thế nào là thật,
làm thế nào là thật; nhân dân không thể hợp sức với Nhà nước để bảo vệ đất nước
được.
Việc
Nhà nước là việc liên quan đến lợi ích của toàn đất nước, lợi ích của từng
người dân, vì thế không ai có quyền khoán trắng cho Nhà nước hay ngăn cấm nhân
dân bày tỏ ý kiến. Các cá nhân là quan chức, tướng lĩnh, trí thức, doanh nhân
không phải chỉ biết lấy chức quyền, cấp hàm, học vị, tiền bạc để làm liêm sỉ thay
cho việc phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của đất nước. Ngược lại, đó chính là
thước đo tội lỗi khi mà sinh mạng của người dân và lãnh thổ, lợi ích quốc gia
ngày càng bị gia tăng cướp đoạt. Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo có
trước chủ nghĩa Mác-Lê Nin; Dân tộc Việt Nam có trước chủ nghĩa xã hội; Đồng
bào có trước đồng chí.
Nhà
nước cần phải lựa chọn một đường lối đối ngoại trung thực vì lợi ích của đất
nước để phát huy được sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc.
Hà
Nội, 01/12/2012
H.Đ.S.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment