05.12.2012
Trước nay, một vấn đề lớn thường được đặt ra liên quan
đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam là tình trạng thiếu vắng các
nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí quốc tế của các tác giả người Việt. Điều
này dẫn tới một thực tế là nếu nhìn trên “mặt trận” khoa học, thì Trung Quốc có
rất nhiều nghiên cứu khoa học được đăng tải rộng rãi trên các tạp chí uy tín
của thế giới trong khi Việt Nam chỉ như đếm đầu ngón tay.
Ai cũng biết nhiều yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, nhất là câu chuyện về đường 9 đoạn, là những yêu sách “lãng xẹt” hoặc tham lam. Chuyện biện minh một cách khoa học và có tính thuyết phục cho các yêu sách đó là việc khó. Việt Nam vẫn được coi là có cơ sở vững vàng hơn cả về mặt pháp lý và thực tế, lẫn sự hợp lý trong các yêu sách của mình về Biển Đông.
Ai cũng biết nhiều yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, nhất là câu chuyện về đường 9 đoạn, là những yêu sách “lãng xẹt” hoặc tham lam. Chuyện biện minh một cách khoa học và có tính thuyết phục cho các yêu sách đó là việc khó. Việt Nam vẫn được coi là có cơ sở vững vàng hơn cả về mặt pháp lý và thực tế, lẫn sự hợp lý trong các yêu sách của mình về Biển Đông.
Các nghiên cứu khoa học thường được coi là khoa học, và vì thế ít nhiều khách quan hơn vì phải dựa trên bằng chứng cũng như dẫn chiếu chéo. Việt Nam có thể có cơ sở vững vàng hơn, nhưng nếu Việt Nam thiếu đội ngũ nghiên cứu, phân tích, trình bày, khai thác các cơ sở này để bảo vệ mình trên mặt trận khoa học, thì phía Trung Quốc, dù là có cơ sở thiếu thuyết phục hơn, nhưng với đội ngũ chuyên gia hùng hậu hơn, sẽ dần dần lấn át. Các bằng chứng, phân tích, và lập trường của họ, qua thời gian, sẽ được trích dẫn thường xuyên hơn và trở nên chính thống. Trong khi lập trường của Việt Nam trở nên mai một và bị quên lãng.
Ngoài khía cạnh “khoa học”, các nghiên cứu được xuất bản trong các ấn phẩm uy tín của quốc tế còn có vai trò nhất định trong việc tuyên truyền. Trong cuộc chơi tuyên truyền và chuẩn bị dư luận, ai nói nhiều hơn, to hơn, và bền bỉ hơn, thì người đó sẽ có ảnh hưởng lớn hơn. Nhiều khi điều vô lý nhưng được lặp lại nhiều lần lại thành có lý. Trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đưa ra một thí dụ: “trước đây có một số học giả quốc tế từng phản đối đường lưỡi bò, như Hamzah của Malaysia, đã thay đổi quan điểm, dường như do sự tuyên truyền quá mạnh của Trung Quốc. Ông ta cho rằng cần phải chung sống với Trung Quốc cùng với những yêu sách của họ.”
Vì thế, công việc tăng cường sự hiện diện của các nghiên cứu khai thác các cơ sở vững pháp lý và thực tế, phân tích và bảo vệ các yêu sách của Việt Nam trên Biển Đông, cũng như phê phán các lập trường cạnh tranh của Trung Quốc là việc làm cấp bách. Đã có nhiều giải pháp được đặt ra, trong đó có việc đào tạo đội ngũ nghiên cứu của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông và tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế.
Loay hoay chưa tìm được lối ra
Trong hai hướng này thì việc xây dựng đội ngũ nghiên cứu của Việt Nam xem ra còn tự phát chứ chưa có các kế hoạch và chương trình bài bản. Ngay cả nếu có làm bài bản, Việt Nam cũng cần tới nhiều năm để có thể hình thành một đội ngũ nghiên cứu mới có khả năng xuất bản các ấn phẩm trên các tạp chí nghiên cứu uy tín của thế giới.
Hướng thứ hai là việc tổ chức các hội thảo quốc tế đã được triển khai khá rầm rộ trong vài năm trở lại đây. Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ tư với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia tổ chức vừa kết thúc hôm 21 tháng 11 vừa qua. Đây đã là lần thứ 4 hội thảo này được tổ chức. Hội thảo quy tụ được nhiều chuyên gia đến từ nhiều nước cùng quan tâm đến lĩnh vực này và đã có một số nghiên cứu thú vị được trình bày.
Việc tổ chức hội thảo là một sáng kiến tốt. Nó tạo ra một sân chơi cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này có dịp gặp gỡ và trình bày lập trường của mình. Nó cũng là dịp để quốc tế quan tâm hơn về tranh chấp trên Biển Đông và cho thấy vai trò chủ động của nước chủ nhà Việt Nam trong câu chuyện kết nối và điều phối hoạt động khoa học liên quan đến lĩnh vực này. Vì thế, đóng góp của các nhà tổ chức cần được ghi nhận.
Nghiên cứu khoa học, cũng như mọi hoạt động khác của cuộc sống, đều bị chi phối bởi lợi ích. Người nghiên cứu tập trung làm nghiên cứu chủ yếu vì hai động cơ (1) danh tiếng và (2) tiền bạc (đương nhiên là còn nhiều động cơ khác như lòng đam mê hay tinh thần yêu nước...). Danh tiếng trong nghiên cứu cũng được định nghĩa khá giản đơn ở chỗ các công trình của họ được xuất bản trên các tạp chí lớn và sau khi xuất bản thì được nhiều người trích dẫn. Tiền bạc đến từ lương bổng, các giải thưởng, và các gói tài trợ nghiên cứu.
Được mời tham gia hội thảo là một phần thưởng cho những người nghiên cứu. Họ được có cơ hội giao lưu, du lịch, và trình bày các kết quả tìm tòi được. Nhưng phần thưởng này không quá lớn. Khi lợi ích không quá lớn thì nỗ lực sẽ không nhiều và sản phẩm tất nhiên sẽ không phải hạng nhất.
Tự xây dựng lực lượng nghiên cứu của Việt Nam thì vừa mất thời gian vừa chưa chắc có kết quả như ý. Trong khi đó, tổ chức các hội thảo thì dễ rơi vào lan man, không kiểm soát được hướng đi của các nghiên cứu được thuyết trình, cũng như không tạo ra động cơ thực sự mạnh cho giới nghiên cứu. Vậy có con đường nào khác?
Outsourcing nghiên cứu bằng các gói tài trợ
Thực tế thì giải pháp này không phải là một ý tưởng mới mẻ. Nó đã được dùng, và đang được dùng khắp nơi trên thế giới. Khi các tổ chức, các công ty, hoặc các chính phủ muốn đẩy mạnh nghiên cứu trong một lĩnh vực nào đó, như tế bào gốc, công nghệ nano, biến đổi khí hâu, hay xóa đói giảm nghèo, việc mà họ vẫn thường làm là lập ra các quỹ nghiên cứu để tài trợ cho các nghiên cứu này.
Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh
hải ở Biển Đông.
Để giải quyết vấn đề thiếu vắng các công trình nghiên cứu về các vấn đề trên Biển Đông trên các tạp chí quốc tế, Việt Nam có thể lập ra một quỹ tài trợ (“grant”) về Biển Đông. Grant này sẽ đưa ra các tiêu chí nhất định
cho các nghiên cứu được tài trợ. Các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới có
thể nộp đề xuất nghiên cứu cho một ban xét duyệt về giải thưởng. Ban này có thể
bao gồm các học giả quốc tế đầu ngành về các vấn đề xung đột và giải quyết xung
đột lãnh thổ/lãnh hải. Việc xét duyệt các đề án nghiên cứu sẽ tùy thuộc vào
tiêu chí của grant và chất lượng của đề án. Thông qua việc đặt ra các tiêu chí
của grant cũng như qua quá trình xét duyệt các đề án, Việt Nam có thể định
hướng cho các nghiên cứu được tài trợ sao cho có lợi nhất cho Việt Nam. Nói
cách khác, chúng ta có thể outsource việc nghiên cứu về Biển Đông cho các
chuyên gia nước ngoài.
Giải pháp này đặc biệt thú vị ở rất nhiều điểm:
Thứ nhất, nó có thể được triển khai bất kỳ lúc nào và với chi phí không quá lớn. Thí dụ, nếu Việt Nam lập ra một grant khoảng 2 triệu USD mỗi năm, thì Việt Nam có thể tài trợ được khoảng 20 nghiên cứu có chất lượng cao do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.
Thứ hai, các học giả nhận grant sẽ có động cơ rất mạnh mẽ để các công trình của họ được xuất bản. Thí dụ, nếu được xuất bản thì được tiếp tục cấp grant vào năm sau. Vì thế, xét về mặt hiệu quả liên quan đến xuất bản, giải pháp này là giải pháp mạnh nhất để đẩy các nghiên cứu lên các tạp chí lớn của thế giới.
Thứ ba, Việt Nam kiểm soát được định hướng của các nghiên cứu này thông qua việc đặt ra các tiêu chí của grant và qua quá trình xét duyệt các đề án nghiên cứu.
Vì thế, các sản phẩm nghiên cứu sẽ không “ngẫu nhiên” như việc tổ chức các hội thảo, mà sẽ có tính định hướng mạnh hơn rất nhiều.
Thứ tư, vì Việt Nam vẫn được coi là có cơ sở vững vàng hơn cả về mặt pháp lý và thực tế, lẫn sự hợp lý trong các yêu sách của mình về Biển Đông, các học giả quốc tế cũng dễ nhận grant của Việt Nam hơn, ngay cả khi Trung Quốc cũng lập ra các grant tương tự. Lý do là tiền bạc là một vế, khi vế tiền bạc được thỏa mãn, thì vế còn lại là danh tiếng. Bảo vệ lẽ phải bao giờ cũng thú vị hơn là làm lính đánh thuê cho bạo chúa.
Thứ năm, là các công trình của người nước ngoài viết về tranh chấp Biển Đông, dù là người viết nhận grant từ nguồn nào, thì vẫn dễ được coi là khách quan hơn so với các công trình của các tác giả trong các nước có tranh chấp viết.
Thế nên, nếu Việt Nam thực sự muốn có nhiều nghiên cứu quốc tế về tranh chấp Biển Đông một cách không quá tốn kém, thực hiện nhanh chóng, có khả năng xuất bản cao trên các tạp chí quốc tế danh tiếng, bảo vệ lập trường của Việt Nam, nhưng lại được nhìn nhận là khách quan hơn, thì việc lập ra các grant cho nghiên cứu về Biển Đông là việc rất nên làm. Việc này sẽ càng có hiệu quả nếu kèm theo đó là việc tổ chức lại một cách bài bản hệ thống tư liệu và bằng chứng chủ quyền của Việt Nam và mở cửa rộng rãi cho các học giả nước ngoài có thể tiếp cận.
Giải pháp này đặc biệt thú vị ở rất nhiều điểm:
Thứ nhất, nó có thể được triển khai bất kỳ lúc nào và với chi phí không quá lớn. Thí dụ, nếu Việt Nam lập ra một grant khoảng 2 triệu USD mỗi năm, thì Việt Nam có thể tài trợ được khoảng 20 nghiên cứu có chất lượng cao do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.
Thứ hai, các học giả nhận grant sẽ có động cơ rất mạnh mẽ để các công trình của họ được xuất bản. Thí dụ, nếu được xuất bản thì được tiếp tục cấp grant vào năm sau. Vì thế, xét về mặt hiệu quả liên quan đến xuất bản, giải pháp này là giải pháp mạnh nhất để đẩy các nghiên cứu lên các tạp chí lớn của thế giới.
Thứ ba, Việt Nam kiểm soát được định hướng của các nghiên cứu này thông qua việc đặt ra các tiêu chí của grant và qua quá trình xét duyệt các đề án nghiên cứu.
Vì thế, các sản phẩm nghiên cứu sẽ không “ngẫu nhiên” như việc tổ chức các hội thảo, mà sẽ có tính định hướng mạnh hơn rất nhiều.
Thứ tư, vì Việt Nam vẫn được coi là có cơ sở vững vàng hơn cả về mặt pháp lý và thực tế, lẫn sự hợp lý trong các yêu sách của mình về Biển Đông, các học giả quốc tế cũng dễ nhận grant của Việt Nam hơn, ngay cả khi Trung Quốc cũng lập ra các grant tương tự. Lý do là tiền bạc là một vế, khi vế tiền bạc được thỏa mãn, thì vế còn lại là danh tiếng. Bảo vệ lẽ phải bao giờ cũng thú vị hơn là làm lính đánh thuê cho bạo chúa.
Thứ năm, là các công trình của người nước ngoài viết về tranh chấp Biển Đông, dù là người viết nhận grant từ nguồn nào, thì vẫn dễ được coi là khách quan hơn so với các công trình của các tác giả trong các nước có tranh chấp viết.
Thế nên, nếu Việt Nam thực sự muốn có nhiều nghiên cứu quốc tế về tranh chấp Biển Đông một cách không quá tốn kém, thực hiện nhanh chóng, có khả năng xuất bản cao trên các tạp chí quốc tế danh tiếng, bảo vệ lập trường của Việt Nam, nhưng lại được nhìn nhận là khách quan hơn, thì việc lập ra các grant cho nghiên cứu về Biển Đông là việc rất nên làm. Việc này sẽ càng có hiệu quả nếu kèm theo đó là việc tổ chức lại một cách bài bản hệ thống tư liệu và bằng chứng chủ quyền của Việt Nam và mở cửa rộng rãi cho các học giả nước ngoài có thể tiếp cận.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment