05.12.2012
Uy tín xã hội của
một chính quyền luôn là một yếu tố quyết định cho sự vững mạnh của chính quyền
ấy. Ở các nước dân chủ, các tổ chức thăm dò dư luận thường đưa ra chỉ số tín
nhiệm của chính phủ mỗi nửa tháng hay mỗi một tháng. Chẳng hạn chỉ số tín nhiệm
của chính phủ Pháp Marc Ayrault trong tháng 7 là 42 %, tháng 9 tụt xuống còn 38
%, và tháng 10 là 32%, một sự sa sút đáng lo ngại. Chỉ số tín nhiệm có được do
hãng thăm dò đặt hàng chục câu hỏi về đủ loại vấn đề cho chừng 1.000 công dân
thuộc nhiều địa phương, hạng tuổi, nam, nữ, nghề nghiệp.
Ở Việt Nam việc thăm dò dư luận từng được đặt ra một thời, có cả một viện thăm dò dư luận, nhưng cơ quan này chưa thấy hoạt động thì bị chết yểu, vì bị lãnh đạo cho là nguy hiểm cho chế độ.
Do thiếu hoạt động thăm dò dư luận, tình hình trong nước hiện nay đang bế tắc. Các giải pháp dân chủ không có điều kiện để phát huy vì không có nền văn hóa pháp trị, không có nền văn hóa tự trọng, không có nền văn hóa từ chức. Thế nhưng vẫn có lối thoát, để những giận dữ, uất ức, khinh bỉ của dân gian được biểu thị. Đó là khẩu khí của mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ cần tinh ý để ghi nhận, tập họp và phổ biến. Cũng là một kiểu thước đo của dư luận.
Xin hãy nghe khẩu khí của tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Quân sự, nguyên Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, được thanh niên thủ đô Hà Nội rất cảm mến. Nổi tiếng là có tư duy độc lập, thẳng thắn, bộc trực, ngay từ năm 1986 Tướng Bảo đã nhận định là chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít đã đổ vỡ, Việt Nam phải sớm chuyển sang chế độ tư bản pháp quyền. Trong một bài viết được ông Nguyễn Thanh Giang giới thiệu trên mạng Dân làm báo, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, đã «tóm tắt» một cuộc mạn đàm với tướng Đặng Quốc Bảo. Sau khi được nghe tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện ở Cuba về kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và ngay ngày hôm sau bị cấm cửa vào Brazil, ông Bảo đã có những nhận định gay gắt. Gọi Nguyễn Phú Trọng bằng "hắn", ông Bảo nói: "Nguyễn Phú Trọng là tác giả viết ra Cương lĩnh của đảng CS Việt Nam, đi ngược lại trào lưu thế giới. Hắn định đem ra truyền bá trong thiên hạ, cho rằng sẽ được toàn bộ Châu Mỹ la tinh hoan nghênh. Hắn đinh ninh họ đang lúng túng, nhất định sẽ đón nhận ‘kinh nghiệm thành công’ của Việt Nam. Hắn đã nhầm to. Tham vọng của hắn rất lớn. Do chủ nghĩa cá nhân trong con người hắn chi phối nên hắn nói toạc toàn bộ nội dung ý đồ chiến lược sai lầm để tạo thế, tạo cơ sở sức mạnh để tiến hành thanh trừng nội bộ. Kết quả là hắn đã quá nhầm, hắn đã thất bại toàn diện rất thảm hại".
Hãy nghe nhà luật học Lê Hiếu Đằng, một người lãnh đạo của Mặt trận Tổ Quốc do đảng CS lập nên, nhận xét rằng "phiên tòa tuyên án 2 nhạc sỹ Anh Bình và Việt Khang 6 và 4 năm tù giam là một phiên tòa phát xít".
Sau phiên tòa, nhiều luật sư và bloger tự do đã lập tức yêu cầu điều tra, tố cáo, phát đơn kiện thẩm phán Vũ Phi Long, người bị vạch mặt là "thẩm phán mặt đen phát xít" trong vụ án trên, phản bội lời thề cầm cân luật pháp một cách công bằng, tuyệt đối không được theo một sức ép nào khác, cảnh cáo mọi chánh án trong tương lai, làm cho mọi thẩm phán tay sai bạo quyền phải cảm thấy nhục trước vợ con, họ hàng, láng giềng và đồng nghiệp của mình, bị lên án, tẩy chay, khinh bỉ mỗi khi xuất hiện trước công chúng.
Khẩu khí cũng thay đổi với tướng Công an Lê Hồng Anh, khi bài viết trên các blog gọi ông ta là ông "Út Heo, Út Lợn, Út Hề Hề, Út Tạ", hoàn toàn vô tư lự, khi cả lực lượng công an sa đọa giết người, chửi dân, cướp đất, hiếp dâm, bị dân coi là đại họa của dân, sỹ quan lên cấp lên lương nhanh và nhiều gấp đôi, gấp ba quân đội.
Hãy nghe khẩu khí nhà thơ trẻ Bùi Chí Vinh trong bài thơ Tuyên Ngôn Của Một Người Làm Thơ Cựu Chiến Binh:
Quý vị cứ việc chơi gôn cứ việc sắm sửa phi cơ
Cứ đầu cơ địa ốc cứ kiếm tiền vi vút...
…
Quý vị cứ việc chà đạp lên quyền làm người xuất sắc
Cứ hung hăng như Gaddafi trước khi rúc vô ống cống đê hèn
Quý vị cứ việc xem dân nghèo như rơm như rác
Nhưng lúc đường cùng đừng năn nỉ tôi nghen!
...
Quý vị phải như vậy mới là quý vị
Vô cảm vô lương vô đạo đức vô thần
Tôi rách rưới như một thằng thi sĩ
Nhưng hiểu thế nào là sức mạnh nhân dân!
Còn có khẩu khí khác tuy hình thức nhã nhặn mà đau hơn hoạn cho kẻ bị chất vấn, khi nhà sử học Dương Trung Quốc đứng giữa hội trường quốc hội dõng dạc đặt ra 2 câu hỏi:
1- Phải chăng thủ tướng đã nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?
2- Thủ tướng có định khởi đầu thực hiện nền văn hóa từ chức của một xã hội văn minh?
Vậy mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - còn được blog Quan Làm Báo gọi là "Ba Dê, anh Y tá, anh Ba Chìm Tàu Vinashin, hoặc đồng chí X, anh Ba Ếch" - vẫn khăng khăng biện bạch, đại ý: "Tôi không xin đảng, cũng không thoái thác, luôn vâng theo mọi sự phân công của đảng, nay đảng bảo tôi làm tiếp, tôi xin chấp hành. Ý ông muốn nói: Mọi sự là do đảng hết, tôi có bám quyền đâu, tôi xin đảng kỷ luật tôi, đảng không kỷ luật, bảo tôi cứ làm tiếp, cho nên tôi phải phục vụ tiếp".
Một khẩu khí nổi bật nữa là khi chính các đảng viên CS kỳ cựu nhận định về ông Tô Huy Rứa ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, người cầm đầu bộ máy tổ chức của đảng và nhà nước, trực tiếp lựa chọn mọi viên chức cao cấp cho bộ máy. Hãy nghe tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên chánh văn phòng Bộ Công an Lê Hồng Hà và cựu đảng viên Phạm Đình Trọng nhận xét chuyện sau khi nhậm chức, ông Rứa đưa ngay cô con gái 24 tuối vừa học qua khoa báo chí vào chức vụ giám đốc, cầm đầu một công ty quốc doanh lớn có hàng vạn thành viên chuyên về xây dựng.
Ông Rứa là người tỏ ra không hiểu biết mảy may về khoa học, nghệ thuật và nền văn hóa tổ chức hiện đã đạt mức tiền tiến. Cái dốt nát và bệnh cá nhân của ông ta tự biến thành kẻ phá hoại đảng một cách có hệ thống và nghiêm trọng nhất, mà không một lực lượng chống đối nào có thể phá nổi đến thế.
Những khẩu khí chưa từng có kể trên lẽ ra phải làm cho các ủy viên Bộ Chính trị giật mình. Lẽ bình thường là phải như thế. Cái đáng sợ, và đáng lo cho vận nước là các vị «đại tư bản đỏ» ở thượng đỉnh quyền lực đã đánh mất phản xạ tự nhiên của con người là biết đỏ mặt, biết hổ thẹn, quên rằng danh dự và nhân cách là của quý báu hơn hết trên đời.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam việc thăm dò dư luận từng được đặt ra một thời, có cả một viện thăm dò dư luận, nhưng cơ quan này chưa thấy hoạt động thì bị chết yểu, vì bị lãnh đạo cho là nguy hiểm cho chế độ.
Do thiếu hoạt động thăm dò dư luận, tình hình trong nước hiện nay đang bế tắc. Các giải pháp dân chủ không có điều kiện để phát huy vì không có nền văn hóa pháp trị, không có nền văn hóa tự trọng, không có nền văn hóa từ chức. Thế nhưng vẫn có lối thoát, để những giận dữ, uất ức, khinh bỉ của dân gian được biểu thị. Đó là khẩu khí của mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ cần tinh ý để ghi nhận, tập họp và phổ biến. Cũng là một kiểu thước đo của dư luận.
Xin hãy nghe khẩu khí của tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Quân sự, nguyên Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, được thanh niên thủ đô Hà Nội rất cảm mến. Nổi tiếng là có tư duy độc lập, thẳng thắn, bộc trực, ngay từ năm 1986 Tướng Bảo đã nhận định là chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít đã đổ vỡ, Việt Nam phải sớm chuyển sang chế độ tư bản pháp quyền. Trong một bài viết được ông Nguyễn Thanh Giang giới thiệu trên mạng Dân làm báo, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, đã «tóm tắt» một cuộc mạn đàm với tướng Đặng Quốc Bảo. Sau khi được nghe tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện ở Cuba về kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và ngay ngày hôm sau bị cấm cửa vào Brazil, ông Bảo đã có những nhận định gay gắt. Gọi Nguyễn Phú Trọng bằng "hắn", ông Bảo nói: "Nguyễn Phú Trọng là tác giả viết ra Cương lĩnh của đảng CS Việt Nam, đi ngược lại trào lưu thế giới. Hắn định đem ra truyền bá trong thiên hạ, cho rằng sẽ được toàn bộ Châu Mỹ la tinh hoan nghênh. Hắn đinh ninh họ đang lúng túng, nhất định sẽ đón nhận ‘kinh nghiệm thành công’ của Việt Nam. Hắn đã nhầm to. Tham vọng của hắn rất lớn. Do chủ nghĩa cá nhân trong con người hắn chi phối nên hắn nói toạc toàn bộ nội dung ý đồ chiến lược sai lầm để tạo thế, tạo cơ sở sức mạnh để tiến hành thanh trừng nội bộ. Kết quả là hắn đã quá nhầm, hắn đã thất bại toàn diện rất thảm hại".
Hãy nghe nhà luật học Lê Hiếu Đằng, một người lãnh đạo của Mặt trận Tổ Quốc do đảng CS lập nên, nhận xét rằng "phiên tòa tuyên án 2 nhạc sỹ Anh Bình và Việt Khang 6 và 4 năm tù giam là một phiên tòa phát xít".
Sau phiên tòa, nhiều luật sư và bloger tự do đã lập tức yêu cầu điều tra, tố cáo, phát đơn kiện thẩm phán Vũ Phi Long, người bị vạch mặt là "thẩm phán mặt đen phát xít" trong vụ án trên, phản bội lời thề cầm cân luật pháp một cách công bằng, tuyệt đối không được theo một sức ép nào khác, cảnh cáo mọi chánh án trong tương lai, làm cho mọi thẩm phán tay sai bạo quyền phải cảm thấy nhục trước vợ con, họ hàng, láng giềng và đồng nghiệp của mình, bị lên án, tẩy chay, khinh bỉ mỗi khi xuất hiện trước công chúng.
Khẩu khí cũng thay đổi với tướng Công an Lê Hồng Anh, khi bài viết trên các blog gọi ông ta là ông "Út Heo, Út Lợn, Út Hề Hề, Út Tạ", hoàn toàn vô tư lự, khi cả lực lượng công an sa đọa giết người, chửi dân, cướp đất, hiếp dâm, bị dân coi là đại họa của dân, sỹ quan lên cấp lên lương nhanh và nhiều gấp đôi, gấp ba quân đội.
Hãy nghe khẩu khí nhà thơ trẻ Bùi Chí Vinh trong bài thơ Tuyên Ngôn Của Một Người Làm Thơ Cựu Chiến Binh:
Quý vị cứ việc chơi gôn cứ việc sắm sửa phi cơ
Cứ đầu cơ địa ốc cứ kiếm tiền vi vút...
…
Quý vị cứ việc chà đạp lên quyền làm người xuất sắc
Cứ hung hăng như Gaddafi trước khi rúc vô ống cống đê hèn
Quý vị cứ việc xem dân nghèo như rơm như rác
Nhưng lúc đường cùng đừng năn nỉ tôi nghen!
...
Quý vị phải như vậy mới là quý vị
Vô cảm vô lương vô đạo đức vô thần
Tôi rách rưới như một thằng thi sĩ
Nhưng hiểu thế nào là sức mạnh nhân dân!
Còn có khẩu khí khác tuy hình thức nhã nhặn mà đau hơn hoạn cho kẻ bị chất vấn, khi nhà sử học Dương Trung Quốc đứng giữa hội trường quốc hội dõng dạc đặt ra 2 câu hỏi:
1- Phải chăng thủ tướng đã nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?
2- Thủ tướng có định khởi đầu thực hiện nền văn hóa từ chức của một xã hội văn minh?
Vậy mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - còn được blog Quan Làm Báo gọi là "Ba Dê, anh Y tá, anh Ba Chìm Tàu Vinashin, hoặc đồng chí X, anh Ba Ếch" - vẫn khăng khăng biện bạch, đại ý: "Tôi không xin đảng, cũng không thoái thác, luôn vâng theo mọi sự phân công của đảng, nay đảng bảo tôi làm tiếp, tôi xin chấp hành. Ý ông muốn nói: Mọi sự là do đảng hết, tôi có bám quyền đâu, tôi xin đảng kỷ luật tôi, đảng không kỷ luật, bảo tôi cứ làm tiếp, cho nên tôi phải phục vụ tiếp".
Một khẩu khí nổi bật nữa là khi chính các đảng viên CS kỳ cựu nhận định về ông Tô Huy Rứa ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, người cầm đầu bộ máy tổ chức của đảng và nhà nước, trực tiếp lựa chọn mọi viên chức cao cấp cho bộ máy. Hãy nghe tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên chánh văn phòng Bộ Công an Lê Hồng Hà và cựu đảng viên Phạm Đình Trọng nhận xét chuyện sau khi nhậm chức, ông Rứa đưa ngay cô con gái 24 tuối vừa học qua khoa báo chí vào chức vụ giám đốc, cầm đầu một công ty quốc doanh lớn có hàng vạn thành viên chuyên về xây dựng.
Ông Rứa là người tỏ ra không hiểu biết mảy may về khoa học, nghệ thuật và nền văn hóa tổ chức hiện đã đạt mức tiền tiến. Cái dốt nát và bệnh cá nhân của ông ta tự biến thành kẻ phá hoại đảng một cách có hệ thống và nghiêm trọng nhất, mà không một lực lượng chống đối nào có thể phá nổi đến thế.
Những khẩu khí chưa từng có kể trên lẽ ra phải làm cho các ủy viên Bộ Chính trị giật mình. Lẽ bình thường là phải như thế. Cái đáng sợ, và đáng lo cho vận nước là các vị «đại tư bản đỏ» ở thượng đỉnh quyền lực đã đánh mất phản xạ tự nhiên của con người là biết đỏ mặt, biết hổ thẹn, quên rằng danh dự và nhân cách là của quý báu hơn hết trên đời.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment