Thứ
ba, ngày 18 tháng mười hai năm 2012
Đảng Dân chủ Tự do của ông Shinzo Abe
vừa thắng cử hôm chủ nhật 16-12-2012 thì cũng ngay trong ngày hôm đó, ông Abe
đã phát những câu mạnh mẽ nhắm vào Bắc Kinh, chẳng hạn “Không có chuyện
đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku”, “Chủ quyền của
Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku là sự thật lịch sử hiển nhiên”…
Trước thái độ cứng rắn của ông Abe,
Bắc Kinh đã phải xuống giọng. Liên tiếp trong hai ngày Thứ Hai 17-12 và Thứ Ba
18-12, Tân Hoa Xã đã phát đi hai bài : “Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản xử lý đúng đắn các vấn đề tế
nhị” và “Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản giải quyết căng thẳng”
trong đó Tân Hoa Xã đã phải viện dẫn ra bốn văn bản mà hai bên đã cùng ký kết:
Truyên bố chung Trung – Nhật về thúc đẩy quan hệ chiến lược và đối tác toàn
diện năm 1972, Tuyên bố chung Trung – Nhật năm 1978, Hiệp ước Hòa bình và hữu
nghị Trung – Nhật 1998 và Tuyên bố chung Trung – Nhật năm 2008.
Sự xuống giọng của Bắc Kinh đối với
Nhật Bản không phải là bỗng dưng.
Thái độ tự tin, cứng rắn của ông Abe
đối với Trung Quốc cũng đâu phải tự nhiên mà có.
Có
lẽ, nếu Việt Nam ta không ai có được phát ngôn mạnh mẽ như của ông Abe đối với
Bắc Kinh, thì nên nhờ ông Abe nói hộ những điều cần nói, tỉ như: “Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam”, “Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa
là sự thật lịch sử hiển nhiên”, "Không có chuyện đàm phán với TQ về Biển
Đông"… Sau này, khi ông Abe lên làn Thủ tướng Nhật Bản thì ta sang chúc
mừng và "hậu tạ" luôn thể.
Trong khi chờ đợi cái điều “kỳ diệu”
này, mời bà con đọc lại một bài thú vị, cách đây vài tháng trên VietnamNet:
5/9/2012 06:00
Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, bên
nào sẽ thắng?
Hiện nay Nhật Bản vẫn mang hình ảnh là quốc gia yếu về quân sự,
nhưng theo các nhà phân tích quốc phòng, nếu chiến tranh hải quân xảy ra sẽ
không là một cuộc chiến dễ xơi cho láng giềng Trung Quốc.
Mỹ chuẩn bị cho cuộc
chiến với Trung Quốc
Mỹ đối mặt với thách thức mang tên "Trung Quốc"
Trung Quốc: Con tàu chạy chệch đường ray?
Lối thoát duy nhất của Trung Quốc
Trung Quốc sẵn sàng 'chơi rắn'?
Trung Quốc: Được - mất với quân bài 'chơi rắn'
Mỹ đối mặt với thách thức mang tên "Trung Quốc"
Trung Quốc: Con tàu chạy chệch đường ray?
Lối thoát duy nhất của Trung Quốc
Trung Quốc sẵn sàng 'chơi rắn'?
Trung Quốc: Được - mất với quân bài 'chơi rắn'
* Chỉ là giả định, nhưng nếu chiến
tranh Trung - Nhật nổ ra, bên nào sẽ thắng? Bài viết sau đây sẽ giúp các quí vị
có thêm tư liệu để suy ngẫm.
Công tước Wellington đã miêu tả chiến thắng của quân đồng minh
trong trận Waterloo là "trận đánh lớn nhất bạn từng thấy trong cuộc
đời". Nhưng với một cuộc đụng độ giữa các lực lượng Trung Quốc và Nhật Bản
nếu xảy ra trong trận chiến tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay ở những nơi khác
ở ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Á, thì hậu quả của nó chắc cũng không kém nhận
xét trên của Wellington.
Một trận chiến như vậy đã có khả năng diễn ra trước năm 2010, khi
cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ các ngư dân Trung Quốc do đâm vào một trong các
tàu của lực lượng này ở ngay tại vùng đảo tranh chấp, và hiện nay, nguy cơ ấy
lại xuất hiện. Sau khi Nhật Bản bắt giữ rồi trục xuất các nhà hoạt động Trung
Quốc đổ bộ lên các đảo tranh chấp hồi giữa tháng 8, một thiếu tướng diều hâu
Trung Quốc, La Viện, đã kêu gọi Trung Quốc phái 100 tàu tới bảo vệ Điếu Ngư.
Trong một phản hồi đăng ngày 20/8, tờ Thời báo hoàn cầu của Trung Quốc, nêu rõ,
"Nhật Bản sẽ phải trả giá cho những hành động của mình... và kết cục sẽ
còn tồi tệ hơn nhiều những gì họ suy nghĩ".
Và Trung Quốc đã không nói suông. Tháng 7, Hạm đội Hoa Đông của
Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận mô phỏng một cuộc tấn công đổ bộ lên
đảo. Các nhà cầm quyền Trung Quốc rõ ràng đang nghĩ đến những điều không thể.
Và với những người biểu tình đổ ra đường và đập vỡ những chiếc xe hơi Nhật, tấn
công vào các nhà hàng sushi, thì người dân Trung Quốc có vẻ cũng đang ủng hộ
giới lãnh đạo của mình.
Vậy
ai sẽ thắng trong một cuộc đấu giữa hai người khổng lồ Thái Bình Dương: Trung
Quốc hay Nhật Bản?
Hiện nay Nhật Bản vẫn mang hình ảnh là một quốc gia yếu về quân
sự, nhưng chiến tranh hải quân sẽ không là một cuộc đấu dễ cho Trung Quốc.
Trong khi hiến pháp "hòa bình" ra đời từ sau thế chiến thứ hai của
Nhật Bản "cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương
tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc
và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực", thì kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, Cảnh sát biển Nhật Bản (JMSDF) vẫn duy trì được
một số sự ưu việt, như sức chiến đấu trên biển. Lính thủy quân lục chiến Nhật Bản
nổi tiếng về tính chuyên nghiệp.
Nếu các tư lệnh giỏi dụng "binh pháp" và tận dụng các
lợi thế địa lý, Tokyo có thể biến một cuộc chiến hải quân với Trung Quốc trở
thành một trận đánh lớn - và hoàn toàn có khả năng giành phần thắng.
Chiến tranh hải quân giữa hai đối thủ này đã mở đầu cho những
tranh cãi biển đảo hiện nay. Trong cuộc chiến Trung - Nhật năm 1894-1895, hạm
đội của Hải quân hoàng gia Nhật Bản đã đảo ngược trật tự Trung Quốc là trung
tâm của châu Á chỉ trong một buổi chiều. Hạm đội được thành lập vội vàng với
những tàu và thiết bị sau thời Minh Trị Duy Tân ấy đã đập tan Hạm đội Bắc Dương
của Trung Quốc được coi là vượt trội hơn về mặt trang thiết bị. Nhật Bản giành
chiến thắng trong trận chiến trên sông Áp Lục vào tháng 9/1894 nhờ nghệ thuật
điều khiển tàu, sử dụng pháo binh và tinh thần thủy thủ cao hơn.
Ngày nay, Nhật Bản không còn là một cường quốc đang trỗi dậy nữa,
nhưng lực lượng cảnh sát biển nước này vẫn duy trì được ưu thế về mặt con người
này.
Nếu
một trận chiến Áp Lục tái diễn, hải quân Nhật Bản có thể có cách nào chống lại
Trung Quốc?
Một cuộc chiến trực diện Trung Quốc-Nhật Bản khó có thể nổ ra trừ
khi khi Bắc Kinh cô lập được Tokyo về mặt ngoại giao hay Tokyo tự cô lập mình
thông qua một chính sách ngoại giao khờ dại. Còn không, xung đột sẽ chắc chắn
có sự xuất hiện của Mỹ như là một bên tham chiến tích cực đứng về phía Nhật
Bản.
Chiến tranh là một màn kịch chính trị - "tài của nhà chính
trị dẫn lối vũ trang", như sử gia Alfred Thayer Mahan từng nói - nhưng hãy
tạm bỏ qua chính trị và tìm hiểu viễn cảnh chiến tranh trên phương diện quân
sự, như một cuộc tỷ thí giữa sức mạnh trên biển của Trung Quốc và Nhật Bản.
Nếu chỉ tính riêng các con số có lẽ sẽ không thể có một cuộc đấu
nào ở đây. Hải quân Nhật Bản có 48 "tàu chiến mặt nước lớn", loại tàu
được thiết kế để hạm đội tấn công chính của kẻ thù trong khi rất khó bị đánh
bại. Đối với JMSDF, các tàu này bao gồm "tàu khu trục máy bay" hay
còn gọi là tàu sân bay nhẹ; tàu có tên lửa dẫn đường được trang bị hệ thống
chiến đấu Aegis, một hệ thống kết hợp radar, máy tính và điều khiển hỏa lực
thường thấy ở các tàu chiến hàng đầu của hải quân Mỹ; và một tập hợp tàu khu
trục và tàu hộ tống nhỏ. Ngoài ra còn có một đội tàu chiến gồm 16 tàu ngầm chạy
diesel-điện hỗ trợ cho hạm đội mặt nước. Đặt cạnh con số 73 tàu chiến đấu mặt
nước lớn của hải quân PLA, 84 máy bay tuần tra trang bị tên lửa và 63 tàu ngầm,
sự so sánh có phần yếu thế cho Nhật Bản. Hải quân Trung Quốc vượt trội hơn nếu
chỉ tính về "khối lượng sắt thép".
Nhưng ta không nên đem ra so sánh những con số trên vì ba lý do.
Thứ nhất, như nhà chiến lược Edward Luttwak quan sát, vũ khí giống như
"những chiếc hộp đen" cho tới khi được sử dụng trong chiến đấu: không
ai biết chắc các phương tiện này có hoạt động như giới thiệu hay không. Chiến
tranh, chứ không phải những thông số kỹ thuật, mới là trọng tài công bằng của
công nghệ quân sự.
Việc dự đoán chính xác việc tàu chiến, máy bay, và tên lửa hoạt
động ra sao trong hoàn cảnh căng thẳng và hỗn loạn của một cuộc chiến do vậy là
điều gần như không thể. Điều này đặc biệt đúng khi xung đột diễn ra giữa một xã
hội mở với một xã hội đóng. Xã hội mở có xu hướng tranh luận công khai những
thất bại quân sự trong khi những xã hội đóng có xu hướng che đậy những kết quả
xấu.
Số liệu thống kê trong cuộc đối đầu Mỹ-Liên Xô cũng có thể áp dụng
giống như trong cuộc cạnh tranh Trung-Nhật hiện nay. Hải quân Liên Xô tỏ ra áp
đảo trên mặt báo. Nhưng tàu chiến của Liên Xô tại các vùng biển sâu trong Chiến
tranh lạnh thì thể hiện nhiều dấu hiệu yếu kém, từ thủy thủ cầm lái cho tới
thân tàu. Hải quân PLA có thể cũng đang che đậy điều gì đó.
Chất lượng nền tảng của JMSDF, và năng lực con người, có thể bù
đắp một phần hay toàn bộ cho những yếu thế về mặt con số của hải quân Nhật so
với PLA.
Thứ hai là biến số con người trong chiến tranh. Trong giải trình
về Chiến tranh hải quân 1812, Theodore Roosevelt giải thích, thành công của Hải
quân Mỹ trong cuộc đối đầu tàu chiến với Hải quân Hoàng gia Anh là sản phẩm của
thiết kế và xây dựng tàu chiến chất lượng và kỹ năng chiến đấu vượt trội: nói
cách khác là kết quả của hai nhân tố vật tư và con người kết hợp.
Yếu tố con người được đánh giá ở khả năng điều khiển tàu chiến, sử
dụng pháo binh, và vô số các kỹ năng tạo nên sự khác biệt cho mỗi lực lượng hải
quân. Lính thủy đánh bộ trau dồi các kỹ năng này không phải bằng cách ngồi ở
cảng và đánh bóng quân dụng của mình, mà phải tiến ra biển. Các đội tàu của
JMSDF thường tổ chức luyện tập một mình hoặc kết hợp với hải quân các nước
khác, trong khi hải quân PLA thì ít hơn. Trừ ngoại lệ triển khai tàu chống cướp
biển sang Vịnh Eden bắt đầu năm 2009, các hạm đội tàu của Trung Quốc chỉ xuất
hiện trong các chuyến du hành hay tập trận ngắn ngủi, khiến cho các thủy thủ có
ít thời gian có thể hoạt động nhịp nhàng, nâng cao trình độ và xây dựng thói
quen lành mạnh. Lợi thế nhân lực đang thuộc về Nhật Bản.
Và thứ ba, sẽ là sai lầm nếu chỉ bó gọn trong vấn đề giữa các đội
tàu với nhau. Chắc chắn sẽ không thể có một cuộc chiến đơn thuần giữa các hạm
đội tại Đông Bắc Á. Địa lý đặt hai người khổng lồ châu Á liền kề nhau: các đảo
lớn, bao gồm cả các đảo ở phía xa, chính là những tàu sân bay và bệ phóng tên
lửa không thể bị đánh chìm. Những vị trí mặt đất này nếu được trang bị và củng
cố hợp lý chính là những yếu tố không thể thiếu giúp triển khai sức mạnh trên biển.
Do vậy cũng cần phải tính đến yếu tố hỏa lực từ mặt đất của hai quốc gia.
Nhật Bản đã tạo lập được một "lá chắn vòng cung" ở phía
bắc bao gồm một chuỗi đảo đầu tiên bao quanh đường bờ biển của quốc gia châu Á
này, tạo dựng một ranh giới phía tây ở Hoàng Hải và Hoa Đông. Không có đảo nào
nằm giữa eo biển Tsushima (ngăn cách Nhật Bản với Hàn Quốc) và Đài Loan nằm
cách bờ biển Trung Quốc quá 500 dặm (hơn 800km). Hầu hết các đảo, bao gồm cả
đảo Senkaku/Điếu Ngư, đều ở gần hơn nhiều. Với một vùng biển chật hẹp như vậy,
bất kỳ chiến trường nào cũng sẽ nằm trong tầm bắn của hỏa lực trên bờ. Quân đội
cả hai nước đều sở hữu máy bay tác chiến có bán kính không kích trong khắp
Hoàng Hải và Hoa Đông và sang tận tây Thái Bình Dương. Cả hai nước đều sở hữu
tên lửa hành trình chống hạm phóng từ bờ biển (ASCM), giúp bổ sung cho sức mạnh
tổng hợp của mình.
Tuy nhiên, cũng có những sự chênh lệch. Tên lửa đạn đạo thông
thường của PLA có thể đánh vào các vị trí trên đất liền ở khắp châu Á, đặt các
tài sản thiết bị của Nhật Bản vào thế nguy hiểm trước khi kịp rời cảng hay bay
lên trời. Và Lực lượng pháo binh thứ hay, hay còn gọi là lữ đoàn tên lửa, của
Trung Quốc được cho là có các tên lửa đạn đạo đối hạm (ASBM) có khả năng bắn từ
đất liền hạ tàu thuyền qua lại trên biển. Với tầm bắn ước tính hơn 900 dặm
(1.400km), tên lửa ASBM có thể bắn tới bất kỳ nơi nào trong các vùng biển bao
quanh Trung Quốc, bao gồm cả các cảng biển trên khắp các đảo của Nhật Bản và xa
hơn.
Theo đánh giá của Nhật Bản, quần đảo Senkaku được xem là tài sản
khó bảo vệ nhất. Các đảo này nằm gần cực nam của chuỗi đảo Ryukyu, gần với Đài
Loan hơn Okinawa hay các đảo lớn của Nhật Bản. Sẽ không dễ bảo vệ quần đảo từ
các căn cứ ở xa. Nhưng nếu Nhật Bản triển khai hệ thống vũ khí di động đối hạm
Type 88 ASCM và các đội tên lửa tới những đảo nhỏ và các đảo gần chuỗi Ryukyu,
đội quân mặt đất của Nhật Bản có thể tạo ra các khu vực vũ khí khai hỏa đan xen
và biến các vùng biển gần bờ đó thành vùng không thể hoạt động đối với tàu
Trung Quốc. Một khi đã được đưa vào, chúng sẽ rất khó bị đánh bật ra khỏi vị
trí, ngay cả đối với các chuyên gia tên lửa và phi công Trung Quốc có quyết
tâm.
Bất kỳ quân đội nước nào kết hợp được sức mạnh lực lượng hải quân,
bộ binh, không quân để trở thành vũ khí sắc bén nhất cho một cuộc chiến đấu
trên biển sẽ có cơ hội giành chiến thắng lớn hơn. Cơ hội này có thể thuộc về
Nhật Bản nếu giới lãnh đạo chính trị và quân đội nước này tư duy sáng tạo, sắm
sửa đúng loại vũ khí cần thiết và đặt chúng vào vị trí phát huy được tối ưu các
khả năng. Dù sao Nhật Bản không cũng cần phải đánh bại quân đội Trung Quốc để
giành chiến thắng trước một cuộc đối đầu trên biển, vì nước này đang kiểm soát
quần đảo Senkaku là mục tiêu tranh chấp; tất cả những gì Nhật Bản cần làm là
chống Trung Quốc tiếp cận khu vực này. Nếu các vùng biển Đông Bắc Á trở thành
đất vô chủ trong khi quân đội Nhật Bản vẫn duy trì tại đây, thì chiến thắng
chính trị sẽ thuộc về Nhật Bản.
Nhật Bản còn chiếm ưu thế nhờ mật độ tập trung các lực lượng của
mình, trong khi Hải quân PLA bị phân tán thành ba hạm đội ra khắp bờ biển dài
của Trung Quốc. Các tướng lĩnh Trung Quốc đang ở trong một thế lưỡng nan: nếu
họ tập trung lực lượng quy mô lớn để tạo ưu thế về quân số trong cuộc chiến với
Nhật Bản thì những khu vực khác của Trung Quốc sẽ không được bảo vệ. Việc bỏ
rơi Biển Đông trong khi tham chiến ở Đông Bắc Á sẽ là điều nguy hiểm đối với
Trung Quốc.
Và cuối cùng, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ buộc phải xem xét một
cuộc chiến trên biển sẽ khiến khả năng triển khai sức mạnh hải quân của họ bị
hạn chế đến mức nào. Trung Quốc đã đặt cược lớn tương lai kinh tế và ngoại giao
của mình vào lực lượng hải quân. Tháng 12/2006, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã chỉ thị
có các tư lệnh PLA xây dựng "lực lượng hải quân nhân dân hùng mạnh"
để có thể bảo vệ biên giới quốc gia trên biển - đặc biệt là các tuyến hàng hải
kết nối giữa những nhà xuất khẩu năng lượng từ Ấn Độ Dương với người dùng Trung
Quốc - "ở mọi thời điểm". Để thực hiện chỉ thị này đòi hỏi rất nhiều
tàu. Nếu dồn phần lớn đội tàu cho cuộc đụng độ với Nhật Bản, thì cho dù có
giành chiến thắng, Bắc Kinh có thể sẽ phải chứng kiến vị thế cường quốc của
mình bị đảo ngược chỉ trong một buổi chiều.
Đình Ngân theo foreign
policy
No comments:
Post a Comment