Bảo Frankfarte Allgemeine (FAZ) - tháng 11/2012
Tài liệu tham khảo đặc biệt của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Posted by basamnews
on 05/12/2012
Từ tình trạng nợ công
cho tới những thách thức từ Trung Quốc - tình thế đang xấu đi với nước
Mỹ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ trước đến nay luôn
là một siêu cường. Chính xác hơn, đây là cường quốc duy nhất thực hiện vai trò
đảm bảo trật tự thế giới, theo đuổi các lợi ích toàn cầu và có được các công cụ
để thực hiện những mục tiêu kể trên, về kinh tế, Mỹ hiện vẫn là nước dẫn đầu. Xét
về tiềm lực quân sự, nước này vẫn bỏ xa các cường quốc khác. Ngay cả trong lĩnh
vực “quyền lực mềm”, Mỹ vẫn được coi là một quốc gia có sức hấp dẫn lớn mà khó
có nước nào sánh được. Các cường quốc kinh tế mới nổi cũng đang dần bắt kịp Mỹ,
nhưng cũng chưa thể vượt Mỹ, ngay cả Trung Quốc cũng không thể sớm làm được
điều đó.
Tuy nhiên, phần lớn người dân Mỹ lại đang
có một cảm giác lo sợ, rằng mọi thứ đang trở nên xấu đi với đất nước họ, rằng
đất nước họ đang đi sai hướng. Đây là một tiến triển đáng lưu ý với một dân tộc
vốn gần như được lập trình để trở nên lạc quan, khi mà một phần không nhỏ người
dân, bao gồm cả tầng lớp trung lưu da trắng, đang nhìn về tương lai với sự nghi
ngờ và bi quan. Nhiều người dân Mỹ giờ đây coi hiện tại không phải là một cuộc dạo
chơi thoải mái trong một thế giới vói những thay đổi đầy kịch tính. Làm sao họ
có thể nghĩ như vậy được sau nhiều năm chiến tranh và khi những trải nghiệm đau đớn về cuộc khủng hoảng kinh tế
vẫn còn sâu sắc? Nền kinh tế đang dần vượt ra khỏi suy thoái, nhờ vào, ở một
mức độ nào đó, các biện pháp kích cầu mạnh mẽ của nhà nước và điều này đã khởi
đầu một sự hồi phục cho nền kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế trong năm chỉ
đạt ở mức khá khiêm tốn, dưới 2%. Mức tăng trưởng này là chưa đủ để cải thiện
tình hình trên thị trường việc làm một cách rõ ràng và bền vững. Tỉ lệ thất
nghiệp, vốn “ổn định” ở mức trên 8% trong nhiều tháng, khiến nhiều người phải
thất vọng và là một chủ đề chỉ trích cho bất cứ ai muốn thách thức chính phủ
trong các cuộc bầu cử. Vào tháng 9 vừa rồi, tháng gần cuối trước cuộc bầu cử
tổng thống, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 7,8%; mức thấp nhất trong vòng
4 năm qua. Thông tin này đã tới kịp thời trước cuộc bầu cử và làm giảm sức ép
đối với Tổng thống Obama. Vì Obama từng hứa sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên
rằng nếu tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong kì bầu cử tới vần còn cao như vảo đầu
nhiệm kì, thì ông không xứng đáng tiếp tục đảm nhận vị trí tổng thống thêm 4
năm nữa.
Tình hình tài chính của Mỹ cũng đang trở
nên tồi tệ: Mức nợ công đã chiếm gần 100% GDP, thâm hụt ngân sách hàng năm ở
mức 10%. Đây là những con số đáng báo động đối với các nhân tố tham gia thị
trường và tạo nên những nhận định u ám về tương lai, những nhận định này khiến
người ta nghĩ tới tình cảnh của châu Âu: Ngân sách Liên bang của Mỹ, dù thế nào
cũng luôn được thông qua, hiện đang đứng trước một giai đoạn củng cố ngân sách
quan trọng, một quá trình mà quốc gia này trong lịch sử gần đây chưa từng trải
qua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong những
tháng vừa qua phần nhiều xoay quanh các vấn đề kinh tế.
Ở một chừng mực nào đó, nhiệm kì tổng thống
của Obama đã không có được hiệu ứng tự do và hòa giải như nhiều người mong đợi,
hay chính xác hơn là mong mỏi. Tinh thần lạc quan của năm 2008 từ lâu đã không
còn. Sự chia rẽ về văn hóa chính trị tại Mỹ từ trước đến nay vẫn rất sâu sắc,
sự phân cực về hệ tư tưởng chính trị trong nền chính trị của Mỹ có thể còn trở
nên tồi tệ hơn. Đương nhiên, đây hoàn toàn không phải là lỗi của mình Tổng thống.
Trước hết, sự chia rẽ này cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế đã để
lại những hậu quả sâu sắc và có một lực li tâm chính trị khá mạnh đang phát
tác. Nước Mỹ không hề thu được lợi lộc gì, ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Dù
nhìn ở phương diện nào, những năm vừa qua đối với nước Mỹ là khá mệt mỏi và đây
những căng thăng.
Quốc hội cần phải chịu trách nhiệm
Mọi việc hầu như sẽ không dễ dàng cho Tổng
thống Obama trong 4 năm tới. về đối nội, ông sẽ phải dành gần như toàn bộ sự chú ý của mình cho việc giảm thâm
hụt ngân sách. Đây là một nhiệm vụ cấp thiết và dễ dẫn tới xung đột, một nhiệm
vụ không được phép bị bỏ lại đằng sau những “di sản” nặng nề từ kỉ nguyên Bush,
việc mà Obama cũng phải xử lí trước tiên. Obama cũng cần Quốc hội trở thành một
đối tác thực sự, một cơ quan sẽ chịu trách nhiệm cùng Tổng thống, chứ không từ
chối hợp tác. Kinh nghiệm từ những năm vừa qua cho thấy, trong khi hai đảng Dân
chủ và Cộng hòa đang đối đầu nhau đầy thù địch, thì sự nghi ngờ sẽ xuất hiện.
Nhưng điều quan trọng là nền chính trị Mỹ phải giành lại được khả năng điều
hành và không bị phá hủy trong các phe phái theo hệ tư tưởng đảng phái chính
trị, và từ “thỏa hiệp” sẽ được loại ra khỏi từ vựng chính trị. Hệ thống chính
trị của Mỹ là một hệ thống tam quyền phân lập, nó khiến việc đưa ra những quyết
định quan trọng là không dễ dàng, nhưng nó cũng không hề ngăn cản quá trình
này. Sự tê liệt về chính trị không phải là khẩu hiệu mà Hiến pháp của Mỹ đưa
ra, điều nó cần là sự hợp tác hiệu quả giữa tổng thống và Quốc hội.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, chính sách
đối ngoại và an ninh đã không đóng vai trò gì quan trọng. Cả hai ứng cử viên,
Tổng thống của đảng Dân chủ Obama và ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney,
đã đôi lần chỉ trích lẫn nhau trong lĩnh vực này, nhưng đó chỉ là ngoại lệ. Bản
thân những thành công của Obama trong cuộc chiến chống khủng bố cũng không được
đề cập nhiều. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về ưu tiên chính
trị và thứ tự các vấn đề được cử tri chú ý trong thời kì khủng hoảng kinh tế:
nước Mỹ đã và đang quan tâm tới những vấn đề trong nội bộ đất nước, quan tâm
đến tình trạng của chính mình.
Các ngoại lệ còn bao gồm cả Trung Quốc, Cả
hai ứng cử viên đều cố gắng kích động sự thiếu tin tưởng vào Trung Quốc của cử
tri và họ đều hứa hẹn sẽ đưa ra những thay đổi cứng rắn hơn trong chính sách
thương mại với quốc gia này. Không phải là tình cờ khi Tổng thống Obama công bố
việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc tại bang
Ohio, bang trọng yếu trong chiến dịch tranh cử, nơi những người lao động trong
các ngành công nghiệp chế biến đang đặc biệt lo ngại trước sự cạnh tranh từ
quốc gia châu Á này. Đây là một địa điểm rất lí tưởng cho những lời chỉ trích
mạnh mẽ nhắm vào Bắc Kinh.
Trung Quốc sẽ còn khiến Tổng thống Obarna
phải đau đầu nhiều, vì nước này là một đối tác thương mại không hề dễ chịu, nổi
tiếng với việc sản xuất hàng nhái và giữ tỉ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp.
Quốc gia này còn là một cường quốc mới nổi của thế kỉ 21, một đối thủ địa chính
trị của Mỹ, chuyên sử dụng các quan hệ kinh tế để đạt được những ưu thế chiến
lược. Nước này cũng đang thúc đẩy chính sách lợi ích của mình một cách mạnh mẽ,
một chính sách đang vượt quá giới hạn của khu vực và khiến các nước láng giềng
đặc biệt lo ngại. Giờ đây, chính quyền của Obama đang thấy ở Trung Quốc một sự
cạnh tranh về mặt chiến lược.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Mỹ cũng coi
Trung Quốc là một đối thủ. Khi mới bắt đầu nhiệm kì thứ nhất, Tổng thống Obama
không muốn hạn chế vai trò của Trung Quốc, thay vào đó ông muốn hướng tới sự
hợp tác và “gắn kết”. Nhưng sau những thất vọng, mục tiêu kiềm chế và đối trọng
với Trung Quốc đã trở nên rõ ràng hơn trong các bài phát biểu. Sự thay đổi quan
trọng trong chính sách của Obama đối với Trung Quốc và châu Á xuất hiện vào mùa
Thu năm 2011. Sự “chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á” về cơ bản chính là việc
khôi phục và tăng cường vai trò của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và
đây sẽ là ưu tiên chiến lược của Mỹ. Mỹ muốn đầu tư về kinh tế, ngoại giao và
chiến lược tại khu vực này. Việc Obama thông báo triển khai một căn cứ cho 2500
lính Mỹ tại miền Bắc Ôxtrâylia trong chuyến thăm nước này là một phần trong
lĩnh vực đầu tư quân sự. Chính phủ Trung Quốc lập tức coi đây là hành động nhằm
kiềm chế sức mạnh quân sự của nước này.
Liệu tương lai chính trị sẽ được quyết định ở châu Á?
Có nhiều lí do khác nhau để giải thích cho
việc Mỹ tăng cường can dự ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà họ vẫn luôn là một
cường quốc. Nhưng nguyên nhân chính lại rất dễ hiểu: Sự trỗi dậy của Trung Quôc
và sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của chính trị và kinh tế thế giới từ Đại
Tây Dương sang Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã viết như sau
trên tạp chí “Foreign Affairs”: “Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại
châu Á, chứ không phải ở Ápganixtan hay ở Irắc, và nước Mỹ sẽ đứng ở trung tâm
trong các diễn tiến chính trị của khu vực này”. Khu vực châu Á – Thái Bình
Dương hiện là động lực của cả nền kinh tê thế giới. GDP của các quốc gia thuộc
Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chiếm tới gần 60% GDP của kinh
tế thế giới và theo số liệu của Chính phủ Mỹ, kim ngạch thương mại giữa Mỹ với
các nước này chiếm tới 56% tổng kim ngạch thương mại của Mỹ. Khu vực này bao
gồm rất nhiều cường quốc mới nổi- cũng như các quốc gia công nghiệp truyền
thống và các đồng minh của Mỹ. Các tuyến đường thương mại và năng lượng quan
trọng trải khắp khu vực này. Cùng với đó chi tiêu quân sự cũng gia tăng, tại
đây đang diễn ra rất nhiều tranh chấp lãnh thổ và chế độ theo đường lối cực
đoan ở Bắc Triều Tiên kích động bất ổn và đe dọa các nước láng giềng. Trong khi
châu Âu nhìn chung khá ổn định, cho dù chưa hoàn toàn tự do và đoàn kết, thì
tình hình hỗn độn giữa sự thiếu an toàn, các nguy cơ và các mối đe dọa cùng với
động lực kinh tế mạnh mẽ của châu Á khiến cho việc sắp xếp lại ưu tiên trong
chính sách ngoại giao của Mỹ trở nên đặc biệt cần thiết. Nếu các nhà lãnh đạo
tại Bắc Kinh cũng nhận ra ý đồ ngăn chặn Trung Quốc trở thành một siêu cường
tại châu Á, thì như vậy sự sắp xếp này không phải là một sai lầm.
Cuối cùng thì phương hướng ngăn chặn Trung
Quốc trở thành siêu cường trong chính sách đối ngoại mới của Oasinhtơn tại châu
Á cũng dựa phần nhiều vào các công cụ quân sự. Cho tới năm 2020 sẽ có 60% số
tàu chiến Mỹ được triển khai tại Thái Bình Dương. Các chiến lược gia nhiều kinh
nghiệm như Henry Kissinger nhận định chiến lược này còn gây nhiều tranh cãi và
cho rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này với Trung Quốc, là một thảm
họa. Để phản bác lại những chỉ trích này, Chính quyền Obama đã nhấn mạnh rằng
họ mong muốn thúc đẩy một mối quan hệ tích cực và có tính xây dựng với Trung
Quốc, vì xét cho cùng, quốc gia này đã mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ
của Mỹ và đang ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với Mỹ về phương diện kinh tế.
Để đảm bảo trật tự này, một trật tự đã đem
lại cho khu vực sự phồn vinh và ổn định, nhưng vẫn luôn để mắt tới Trung Quốc,
Mỹ muốn làm sâu sắc và hiện đại hóa quan hệ đồng minh với các nước châu Á, như
với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia và Philippin. Mỹ cũng muốn tăng cường hợp tác
với các đối tác mới nổi như Việt Nam và Inđônêxia. Các yếu tố trong chiến lược
châu Á còn bao gồm cả việc xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực và việc mở
rộng hợp tác kinh tế và chính sách thương mại trong khuôn khổ Hiệp định đối tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Rõ ràng, Mỹ đang muốn hưởng lợi
từ sự năng động về kinh tế của khu vực này, đồng thời với tư cách là một quyền
lực đối trọng, nước này cũng muốn ngăn chặn những đối thủ địa chính trị mới gây
nguy hiểm cho trật tự khu vực.
Nỗi lo tại châu Âu
Các nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu nhìn
nhận sự chuyển hướng ngày một mạnh mẽ hơn của Mỹ sang châu Á với cảm xúc lẫn
lộn. Lo lắng trước sự rút lui của hai lữ đoàn chiến đấu của quân đội Mỹ tại
đây, châu Âu lo ngại rằng chiến lược tập trung vào châu Á sẽ gây ảnh hưởng tới
an ninh của họ. Nhìn chung, châu Âu hay phàn nàn sau lưng rằng Chính quyền
Obama không khác mấy so với chính quyền tiền nhiệm khi không dành nhiều sự quan
tâm tới châu Âu và làm suy giảm sự gắn kết giữa Mỹ và châu lục này. Đươmg nhiên
là Chính phủ Mỹ lại nhìn nhận vấn đề theo hướng khác. Mỹ chỉ ra rằng họ vẫn
đóng góp nhiều cho an ninh châu Âu với vai trò không suy giảm của NATO như là
nền tảng cho an ninh phương Tây và cả kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên
lửa tại châu lục này. Mỹ và châu Âu chưa bao giờ gắn kết chặt chẽ với nhau về
mặt chiến lược như bây giờ, điều đó được thể hiện qua lời nói của Tổng thống
Obama: “Châu Âu là hòn đá tảng trong sự can dự của chúng tôi với thế giới và là
chất xúc tác cho hợp tác toàn cầu”. Việc Mỹ tập trung vào vấn đề an ninh châu
Âu giống như thời kì Chiến tranh Lạnh sẽ không còn xảy ra nữa, và điều này cũng
không cần thiết. Đằng sau những cam kết ủng hộ và những lời đảm bảo, Mỹ trông
đợi vào các chính phủ châu Âu sẽ nhận thức rõ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, để đảm
bảo sự vững chắc của liên minh liên Đại Tây Dương. Hành động can thiệp quân sự
của NATO vào Libi, mà thực chất là hành động của một liên minh có sự đồng thuận
cao, có thể sẽ là một hình mẫu cho những nhiệm vụ và sự phân chia gánh nặng
trong tương lai, cũng như cho trách nhiệm lãnh đạo tại châu Âu.
Ngoài ra, châu Âu không nên phàn nàn về cái
được cho là sự thiếu quan tâm đến các vấn đề chính trị của Mỹ. Thay vào đó,
cộng đồng liên Đại Tây Dương nên tập trung vào các chủ đề của tương lai, ví dụ
như sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành một siêu cường. Châu Âu hoàn toàn
không có ảnh hưởng lên việc liệu và bằng cách nào nước Mỹ có thể vượt qua sự tê
liệt về mặt chính trị, liệu và bằng cách nào nước Mỹ có thể củng cố ngân sách quốc
gia của mình. Đây đều là những nhiệm vụ cần thiết để nước Mỹ khôi phục khả năng
điều hành đất nước và chúng ít nhất cũng quan trọng như việc phát triển kinh tế
bền vừng và đối mới nước Mỹ từ bên trong. Nhưng châu Âu có thể trở thành một
đối tác cùng với Tổng thống Obama để đưa ra một đối sách phù hợp về Trung Quốc,
cho dù châu Âu, với tư cách là một đối tác tại Đại Tây Dương, không thể triển
khai những công cụ tương tự giống như Mỹ, một siêu cường của khu vực Thái Bình
Dương. Châu Âu cũng có một mối quan tâm rất lớn tới sự ổn định, thịnh vượng,
phương thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình ở châu Á, cũng như tới việc
các thách thức chính trị thế giới từ sự trồi dậy của Trung Quốc sẽ được xử lý.
Đó không phải là những vấn đề của riêng Mỹ./.
No comments:
Post a Comment