Thứ bảy 15 Tháng Mười Hai
2012
Tại Miến Điện, quyền tự do báo chí lại tiến thêm một bước mới. Nguyệt san Irrawaddy, do những người Miến Điện sống lưu vong tại Thái Lan thành lập, và rất phê phán đối với chế độ quân sự trước đây, đã được phép lưu hành lần đầu tiên trong nước, kể từ thứ năm 13/12/2012. Sự kiện này xẩy ra
sau một loạt bước tiến trong lãnh vực tự do báo chí tại Miến Điện trong bốn tháng gần đây.
Arnaud Dubus, đặc phái viên phụ trách khu vực vừa công tác một tháng tại Miến Điện trở về, đã phác họa lại toàn cảnh làng báo Miến Điện và chính sách báo chí của chính quyền trong
thời gian
gần đây.
Arnaud Dubus : Trong những năm gần đây, các ấn phẩm tư nhân đã được phép xuất hiện ở Miến Điện, chẳng hạn như tờ tuần báo thông tin nổi tiếng Weekly Eleven, có lẽ đã trỏ thành tờ báo được đọc nhiều nhất trên toàn quốc.
Thế nhưng, phải đợi đến tháng Tám vừa qua mới thấy những biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy quyền tự do báo chí bắt đầu được thực hiện. Chế độ kiểm duyệt trước đã được bãi bỏ. Trước đó, tất cả các tờ báo đều phải gửi toàn bộ bài viết của họ đến một văn phòng kiểm duyệt, mà nhiệm vụ là đục bỏ, cắt dán các bài viết theo đúng đường hướng chính trị mà chính quyền đề ra.
Quyết định bãi bỏ chế độ kiểm duyệt thực sự là một bước tiến trọng yếu, bởi vì chỉ mới trước đó vài tuần, còn có hai tuần báo đã bị đình bản vì không nộp một số bài viết cho văn phòng kiểm duyệt. Chính sự kiện ông Aung Kyi, một nhân vật cởi mở hơn người tiền nhiệm được cử lên lãnh đạo bộ Thông tin đã mở đường cho
các tiến bộ đó.
Sau đó, đến đầu tháng Chín, chính phủ Miến Điện đã cho phép các nhóm tư nhân phát hành nhật báo kể từ đầu năm 2013. Cho đến nay, tờ New Light of Myanmar nhật báo Anh ngữ duy nhất tại Miến Điện. Tờ báo này thực sự là một hiện vật bảo tàng, với mẫu tựa chạy trên bốn dòng và font chữ của đầu thế kỷ XX. Tờ báo này hoàn toàn do nhà nước kiểm soát và là công cụ tuyên truyền chủ chốt của chính quyền.
Tuy nhiên, trong vòng không đầy một tháng tới đây, các đối thủ cạnh tranh tư nhân bằng tiếng Anh và Miến Điện của tờ báo này sẽ xuất hiện.
RFI : Như vậy thì giới hạn của những biện pháp cho tự do báo chí mà anh vừa nêu là như thế nào ?
Arnaud Dubus : Đối với báo viết, thì từ lúc hai tờ tuần báo mà tôi nói ở trên bị đình bản thì không thấy chính quyền có thêm những biện pháp trấn áp nào khác. Hai tờ báo này cũng đã được hoạt động trở lại, sau khi một cuộc biểu tình của nhà báo. Việc ông Aung Kyi đến giữ chức bộ trưởng bộ Thông tin đã làm diụ tình hình căng thằng.
Người ta cũng thấy báo chí Miến Điện đưa tin rộng rãi về những vụ biểu tình, về vụ tranh chấp chung quaanh mỏ đồng Monywa, mà một tập đoàn Trung Quốc khai thác. Họ cũng đưa tin về việc quân đội đàn áp biểu tình vào đầu tháng 12 này.
Báo giới Miến Điện cũng theo dõi kỹ lưỡng các cuộc tranh luận ở Quốc hội, cũng như hoạt động của đảng của bà Aung San Suu Kyi. Lãnh tụ đối lập này hầu như ngày nào cũng xuất hiện ở trang nhất các báo.
Tuy nhiên hình như vẫn còn một số chủ đề cấm kỵ, như vấn đề tham
nhũng trong giới quân đội, hay là hoạt động các tập đoàn quân sự. Thế nhưng các tờ báo Miến Điện đang cố gắng chiếm lĩnh trận địa một cách từ từ.
Riêng các đài truyền hình vẫn còn bị chính quyền kiểm soát. Họ đã không đưa tin về vụ mỏ đồng Monywa.
RFI : Xin anh cho biết thêm về tạp chí Irrawaddy hiện đã đuợc phép phát hành trong nước ?
Arnaud Dubus : Báo Irrawaddy ra đời vào ngay đầu thập niên 1990. Sáng lập viên là các sinh viên Miến Điện đã bỏ chạy khỏi nước này sau các cuộc đàn áp phong trào đấu tranh
dân chủ tại Miến Điện vào năm 1988.
Các sinh viên này đến sống ở Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan. Với sự hỗ trợ của chính phủ Na Uy
và Hiệp hội của nhà tỷ phú Mỹ George
Soros, họ đã cho ra đời tờ Irrawaddy mà chẳng mấy chốc đã trở nên tờ báo tham khảo về Miến Điện.
Thật vây, cho dù giọng điệu của tờ báo hết sức phê phán đối với tập đoàn quân phiệt Miến Điện, nhưng các biên tập viên của tờ Irrawaddy không coi mình là thành phần đối lập mà tự xem mình là những nhà báo chuyên nghiệp.
Tuy vậy, tờ báo đã nhanh chóng trở thành cái gai mà chính quyền quân sự muốn triệt : Có một tờ Irrawaddy trong nhà là có thể bị đi tù, trong lúc các ký giả của tờ báo này đã không thể trở về Miến Điện cho đến gần đây.
Việc tờ Irrawaddy được phát hành tại Miến Điện là một biện pháp mang tính biểu tượng rất cao. Số đầu tiên phát hành trên đất Miến Điện chỉ tập trung trên một đề tài cũng rất biểu tượng : chuyến thăm Miến Điện của tổng thống Mỹ Obama vào tháng 11 vừa qua.
No comments:
Post a Comment