Tuesday 25 December 2012

HỘI THẢO "TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LÊN TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ" (Nhật Báo Ba Sàm)




Posted by basamvietnam on 25/12/2012

Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”
Do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) và Sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp tổ chức
Sáng hôm qua, thứ Hai, 24-12-2012, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội.

Dưới đây xin đăng lại phần âm thanh, video toàn bộ cuộc hội thảo, bản tham luận “Đặc khu Thông tin” của Ba Sàm, các bài lược thuật trên Quân đội nhân dân, VNEconomy, VietnamNet, Tuổi trẻ, Công an nhân dân, Sài Gòn Tiếp thị.

PGS-TS Đoàn Thế Hanh, Ủy viên BBT Tạp chí Cộng sản: Mối quan hệ hai chiều giữa Truyền thông xã hội và Báo chí
Đọc: Tham luận của ông Đoàn Thế Hanh. (Có thể tham khảo thêm một bài viết khác trên Tạp chí Cộng sản cách đây hơn 1 năm của Đoàn Phạm Hà Trang: Mạng xã hội và báo chí. Hai bài này có rất nhiều đoạn giống nhau như đúc. Ban tổ chức hội thảo cho biết đó là bài của chính diễn giả, nhưng lấy bút danh đó).

Ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý báo chí TW: Tác động của Truyền thông xã hội tới Báo chí ở VN hiện nay – thực trạng và giải pháp

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Cty VPI: “Đặc khu Thông tin”

Nhà báo Lê Ngọc Sơn, Ban thư ký, Báo Hoa học trò: Phóng viên khai thác thông tin từ Truyền thông xã hội

Nhà văn Phạm Viết Đào: Chính kiến của nhà báo và cơ chế truyền thông

Nhà báo Đào Tuấn, Báo Lao động: Trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin, bình luận trên Truyền thông xã hội (bị thiếu đoạn đầu)

Nhà báo Mạnh Quân, Báo Sài Gòn Tiếp thị: Truyền thông xã hội với nhà báo – Không chỉ là tác nghiệp


Thảo luận chung






——————

Truyền thông xã hội và những tác động lên tác nghiệp báo chí
Thứ Hai, 24/12/2012, 15:46 (GMT+7)

QĐND Online - Ngày 24-12, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”.

Ông Lưu Đình Phúc (Trưởng phòng quản lý báo chí Trung ương, Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền Thông) đọc tham luận tại hội thảo

Các tham luận tại hội thảo cho rằng, truyền thông xã hội là cách thức truyền thông thể hiện sự tương tác thông tin đa chiều, trực tuyến trên internet. Truyền thông xã hội đang được thể hiện dưới hình thức của các mạng xã hội (Facebook, MySpace, Blogspot…) và các trang chia sẻ tài nguyên (Youtube, Flickr…)
Các đại biểu cũng cho rằng, truyền thông xã hội cung cấp nhiều thông tin, đề tài cho báo chí, giúp thông tin trên báo chí được quảng bá nhanh và rộng, giúp báo chí đối thoại trực tiếp với người đọc…
Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý báo chí khi tiếp nhận tin tức trên truyền thông xã hội cần lựa chọn và kiểm chứng để chính thống hóa thông tin. Quan trọng hơn, báo chí phải góp phần định hướng thông tin trên mạng xã hội.
Tin, ảnh: HOÀNG HOÀNG

——————

Truyền thông xã hội tác động gì đến báo chí?
22:10 (GMT+7) – Thứ Hai, 24/12/2012

Tính đến hết tháng 7/2012, ti Vit Nam có 263 mng xã hi đã đăng ký hot động

Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức sáng 24/12
NGUYỄN LÊ

Diễn ra ở quy mô nhỏ, song hội thảo Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức sáng 24/12 được nhiều ý kiến đánh giá cao.

Tại đây, quan điểm quản lý làm sao để phát huy mặt tích cực của truyền thông xã hội của ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng quản lý báo chí Trung ương (Cục Báo chí, Bộ Thông tin Truyền thông) đã được nhiều ý kiến đồng tình.
Ở phần trình bày được nhấn mạnh là chỉ thể hiện quan điểm cá nhân, ông Phúc cho rằng dù có cả tích cực và tiêu cực song xu hướng phát triển của truyền thông xã hội là khách quan, trong khi báo in đang gặp phải khó khăn thực sự.
Tính đến hết tháng 7/2012, vẫn theo ông Phúc, tại Việt Nam có 263 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động, tăng 112 mạng so với cuối năm 2011.
Sự phát triển rầm rộ của truyền thông xã hội trong nước đặt ra không ít vấn đề về việc quản lý nội dung thông tin, đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi mới, phức tạp hơn và ở tầm cao hơn cho công tác quản lý nhà nước về báo chí, ông Phúc nói.
Điểm tên các tác động tích cực của truyền thông xã hội đối với báo chí và xã hội, trong đó có sức lan tỏa của hoạt động thiện nguyện, ông Phúc đã nhắc đến phong trào ủng hộ trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa (hoạt động mang tên “cơm có thịt” – PV) do nhà báo Trần Đăng Tuấn khởi xướng với sự nhấn mạnh “chỉ có truyền thông xã hội mới làm được tích cực và hiệu quả như vậy”.
Tác động tiêu cực được nhấn mạnh là truyền thông xã hội đã làm giảm mạnh doanh thu quảng cáo của báo chí truyền thống. Với quảng cáo của mạng xã hội, ông Phúc đã đưa ra con số 30% từ 6 tháng cuối năm nay và con số 5% của năm 2010 để chứng minh sự “lấn sân” mạnh mẽ của khu vực này.
Nhận định truyền thông xã hội có tác động rất lớn đến báo chí, Giám đốc Công ty VPI, ông Nguyễn Hữu Vinh bày tỏ sự tán đồng với quan điểm không nặng về “quản” mà tìm cách phát huy mặt tích cực của truyền thông xã hội của ông Lưu Đình Phúc.
Ông Vinh cho rằng, không thể phủ nhận tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay không có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém của báo chí, kênh thông tin, phản biện vô cùng quan trọng. Các nhà lãnh đạo, những người làm chính sách, luật pháp thiếu thông tin, hoặc nhận thông tin sai lệch từ báo chí, sẽ dẫn đến những quyết định sai. Muốn hạn chế hậu quả đó, họ cũng đã, đang tìm đến với truyền thông xã hội.
Trong mối tương tác với báo chí, TS. Đoàn Thế Hanh đến từ Tạp chí Cộng Sản dẫn con số thống kê của một chuyên gia nước ngoài cho thấy có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog và 16% trong số họ có trang blog riêng.
Theo TS. Nguyễn Quang A, truyền thông xã hội có vô vàn “rác” nhưng cũng có rất nhiều “kim cương” là những thông tin xác đáng. “Nếu cấm thì không ổn, vì rác ở báo chí chính thống cũng nhiều”, ông nhận xét.
Có mặt tại hội thảo trong vai trò diễn giả, các nhà báo Đào Tuấn (Báo Lao Động) và Mạnh Quân (Sài Gòn Tiếp Thị)… cũng đã làm rõ hơn mối tương tác giữa truyền thông xã hội với báo chí.
“Có lẽ nhu cầu mang thông tin đến với công chúng là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều nhà báo mở các trang blog cá nhân, thay vì việc phải kiếm tìm cho mình một cái hố”, nhà báo Đào Tuấn phát biểu.
Nhà báo Đào Tuấn cho rằng, nếu như Luật Tiếp cận thông tin được đưa ra và thông qua tại Quốc hội, và được thi hành nghiêm túc trên thực tế, có lẽ, chúng ta đã không cần phải nói tới chủ đề này khi mà quyền tiếp cận giữa các công dân hành nghề báo chí và không hành nghề báo chí, là bình đẳng.
“Có rất nhiều thông tin từ facebook, từ các diễn đàn, trang web, blog cá nhân…hữu ích cho công việc của tôi mà nhiều khi, đọc báo chính thống, tôi không có được hoặc có chậm hơn” nhà báo Mạnh Quân cho biết.
Tuy nhiên, vừa là một nhà báo, vừa là blogger, nhà báo Mạnh Quân cho rằng, luôn phải phân biệt rõ hai vai trò này. Khi viết báo, chắc chắn không thể nào viết như một blogger và cũng có thể là ngược lại.
Với những thông tin xác thực từ facebook hay từ các trang blog, nhà báo phải biết chuyển tải nó theo một cách bài bản hơn, có nguyên tắc hơn để bài viết có đăng được trên mặt báo. Nó phải đủ sâu sắc, hay, có căn cứ, lý lẽ thuyết phục và phải tuân theo một số quy định, nguyên tắc về đưa thông tin trên báo của nhà nước, của tòa soạn, nhà báo Mạnh Quân chia sẻ.
——————-

Nhà báo, blogger: Chỉ cần đều vì độc giả
25/12/2012 00:19

Vietnam Net - Các ý kiến tại hội thảo Tác động của truyền thông xã hội (TTXH) lên tác nghiệp báo chí chỉ ra một khoảng cách thực tế đang tồn tại giữa hai nguồn thông tin.
Trên mạng đang xôn xao vấn đề gì…
Các ý kiến tại hội thảo do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức sáng 24/12 thống nhất rằng sự ra đời và lớn mạnh TTXH – các mạng xã hội, blog, web cá nhân… chỉ trong vài năm đã thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng.
PGS.TS Đoàn Thế Hanh, ủy viên Ban biên tập Tạp chí Cộng sản, chỉ ra: “TTXH đang góp phần đáp ứng một nhu cầu lớn của công chúng trong xã hội hiện đại, giúp họ không chỉ là người đón nhận thông tin mà còn là người phát tán thông tin và tham gia phát triển thông tin”.
Với lợi thế về kết nối và chia sẻ, TTXH đã chứng minh vai trò đối với báo chí chính thống. “TTXH hỗ trợ nhà báo phát hiện những vấn đề đang nổi lên, đang diễn ra. Từ những sự việc mà cư dân mạng bàn tán xôn xao, báo chí có thể kịp thời xác minh, phê phán những hành động tiêu cực và biểu dương những hành vi tích cực”, ông Hanh nói.
Công chúng coi TTXH là bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin, thậm chí ở chừng mực nào đó, TTXH đang “dẫn dắt” xu hướng thông tin đối với báo chí, ông Hanh nhận định.

Ông Đoàn Thế Hanh : Báo chí là người “chính thống hóa” thông tin của truyền thông xã hội

“Báo chí cũng có thể ‘định hướng’ thông tin trên TTXH nếu nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vấn đề đang được xã hội quan tâm, bình luận sắc sảo, năng cao năng lực tư duy và nhận thức của độc giả, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề”, PGS.TS Đoàn Thế Hanh nói.
Tuy nhiên, thực tế Việt Nam ở nay, TTXH và báo chí chính thống đang có một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc “giành giật” công chúng và có vẻ TTXH đang thắng thế, nhà báo Lê Ngọc Sơn (báo Hoa Học trò) nhận định.
Theo ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng quản lý báo chí TƯ, Cục Báo chí, Bộ Thông tin – Truyền thông, sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là người trẻ, tập trung ở thành thị, nhưng số người lớn tuổi đang tăng, có thể coi là dấu hiệu về sức hấp dẫn của TTXH.

Công chúng sàng lọc kim cương và rác
Theo đa số ý kiến, khoảng cách giữa báo chí và TTXH có phần do “lỗi” của chính báo chí. “Đặc thù của nền báo chí Việt Nam, đặc biệt trong quản lý, đang tạo ra khoảng cách giữa báo chí và xã hội”, nguyên trưởng phòng thanh tra hành chính chống tham nhũng, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Phạm Viết Đào, người tự nhận đã kinh qua cả ba vai nhà quản lý – nhà báo – blogger, nhận định.
Trong nhiều ví dụ, ông Đào nêu nạn nợ xấu do tiền ngân hàng đổ nhiều vào thị trường bất động sản: “Hàng trăm tờ báo chuyên ngành về kinh tế, hoặc không chuyên nhưng vẫn có chuyên trang về thị trường, lại không có một phản biện, dự báo nào để ngăn các nhà đầu tư, tránh được thảm họa bất động sản hiện nay”.

Ông Lưu Đình Phúc : Truyền thông xã hội là hiện tượng mới với các nhà quản lý

Trong khi đó, TTXH lại “hấp dẫn mãnh liệt ở chỗ nó mở cho mỗi cá nhân cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài và bày tỏ chính kiến – một nhu cầu không có điểm dừng, là cuộc cách mạng với không chỉ một xã hội khép kín lâu năm như Việt Nam mà với cả những xã hội có truyền thống dân chủ cởi mở hơn” như nhà văn Phạm Viết Đào nhận định.
“Với cách nhìn nhận các vấn đề chính trị, xã hội theo quan điểm cá nhân, TTXH là một phần của xã hội dân chủ”, nhà báo Đào Tuấn (báo Lao động) nhận định.
Theo ông Tuấn, để cạnh tranh, nhà báo cần luôn nhớ vai trò “người chép sử của thời đại” – đừng để có những khoảng trống trong lịch sử.
Hay như nhà văn Phạm Viết Đào đúc kết: “Làm sao để các nhà báo hết mình với dòng chảy cuộc sống như các mạng xã hội”.
Từ đó, nhiều ý kiến tại hội thảo lưu tâm đến vai trò của các cơ quan quản lý – những người vẫn còn không ít nghi ngại đối với TTXH.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu kinh tế ham viết lách, TTXH thực ra là “những câu chuyện ở quán bia”, có cả rác và kim cương, tương tự ở báo chí chính thống.
Những tờ báo không còn thông tin những gì độc giả cần sẽ dần “mất khách”, những blogger không chứng minh được giá trị đối với độc giả sẽ bị “quay lưng”, ông A khẳng định độc giả đủ khả năng nhận biết rác và kim cương.
“Cơ quan quản lý cần tạo điều kiện để chính cộng đồng nâng cao năng lực sàng lọc và lựa chọn thông tin, ông Nguyễn Quang A nói.
Tuy nhiên, theo ông Lưu Đình Phúc, cần có thời gian cho các nhà quản lý vì TTXH là một hiện tượng mới.
Tính đến hết tháng 7/2012, Việt Nam có 263 mạng xã hội đăng ký hoạt động, chủ yếu là các mạng về tài chính, thương mại, giải trí, công nghệ…

Bài và ảnh: Chung Hoàng
* Ghi chú: ảnh trong bài của VNN bị lẫn lộn giữa ông Lưu Đình Phúc với ông Đoàn Thế Hanh.

——————–

Xuất hiện “cạnh tranh” giữa mạng xã hội và báo chí
Thứ Ba, 25/12/2012, 00:34 (GMT+7)

Ngày 24-12, Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) đã tổ chức hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”.
Ông Lưu Đình Phúc (trưởng phòng báo chí trung ương, Cục Báo chí Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết hiện nay VN có 263 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động. Trong đó, VN là một trong những quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội Facebook tăng nhanh nhất của khu vực châu Á.
Các diễn giả tại hội thảo đều khẳng định mạng xã hội đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nghề báo bên cạnh các kỹ năng tác nghiệp truyền thống. Nhiều nhà báo xem mạng xã hội là nơi để tìm kiếm các nguồn tin cũng như “đo lường” dư luận xã hội. Trình bày quan điểm cá nhân, ông Lưu Đình Phúc đặt vấn đề truyền thông xã hội đang cạnh tranh với các phương tiện truyền thông.
Theo ông, kết quả các khảo sát cho thấy hiện số người xem truyền hình, đọc báo, tạp chí, báo mạng, nghe đài… lớn hơn truyền thông xã hội. Tuy nhiên, một số nhà báo tại hội thảo cho rằng nhìn ra thế giới thì có nơi truyền thông xã hội đã chiếm ưu thế trong cuộc “giành giật” công chúng với báo chí. Dù vậy, theo ông Nguyễn Quang A (nguyên chủ tịch Hội Tin học VN), báo chí chính thống và truyền thông xã hội hoàn toàn có thể cộng sinh với nhau trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin thật sự của bạn đọc.
V.V.THÀNH

———————-

Báo chí phải định hướng thông tin trên mạng xã hội
05:30:00 25/12/2012

Đây là quan điểm của phần lớn các đại biểu tham dự hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 24/12 tại Hà Nội.
Với vai trò góp phần định hướng thông tin, các đại biểu còn cho rằng, báo chí khi tiếp nhận tin tức trên truyền thông xã hội cần lựa chọn và kiểm chứng để chính thống hóa thông tin. Hiện nay, khi truyền thông xã hội cung cấp nhiều thông tin, đề tài cho báo chí, giúp thông tin trên báo chí được quảng bá nhanh và rộng, giúp báo chí đối thoại trực tiếp với người đọc… thì người làm báo càng cần phải cẩn trọng lựa chọn và kiểm chứng kỹ để chính thống hóa thông tin.
Ngoài ra, tại hội thảo, tham luận của các đại biểu cũng cho rằng, truyền thông xã hội (được thể hiện dưới hình thức các trang mạng xã hội như Facebook, blog…) là cách thức truyền thông thể hiện sự tương tác thông tin đa chiều, trực tuyến trên Internet.

———————-

Báo chính thống và truyền thông xã hội cần cộng sinh
Ngày 25.12.2012, 08:29 (GMT+7)

SGTT.VN – Đó là ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Quang A tại hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” do sứ quán Anh và trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (Red) tổ chức sáng 24.12 tại Hà Nội.

Ông Lưu Đình Phúc, trưởng phòng quản lý báo chí Trung ương, cục Báo chí, bộ Thông tin và truyền thông

Theo ông Quang A, thông tin trên các mạng truyền thông xã hội (TTXH) như Facebook, blog… “thì rác cũng có mà kim cương cũng có”. Vì thể, để đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả thì báo chí chính thống và TTXH cần phải cộng sinh. “Không có gì tốt hơn là thảo luận, trao đổi, nếu có tinh thần xây dựng để đất nước phát triển tốt hơn”, ông nói.
Nhiều ý kiến của các diễn giả đồng tình, với sự phát triển nhanh chóng, TTXH đang giúp độc giả thỏa mãn nhu cầu thông tin của họ.
Ông Đoàn Thế Hanh, ủy viên ban biên tập tạp chí Cộng Sản nhận định, càng gần hiện nay, công chúng càng thừa nhận sự nhanh nhạy của mạng xã hội và coi nó là người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin. Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng trong chừng mực nào đó, mạng xã hội đã dẫn dắt xu hướng thông tin đối với báo chí.
Đến từ cơ quan quản lý, ông Lưu Đình Phúc, trưởng phòng quản lý báo chí Trung ương, cục Báo chí, bộ Thông tin và truyền thông cung cấp số liệu, tính đến tháng 7.2012, tại Việt Nam có 263 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động, tăng 112 mạng so với 2011. Số liệu cho thấy xu hướng phát triển nhanh của các mạng xã hội. Đặc biệt, TTXH có xu hướng cạnh tranh với báo chí truyền thống về số người xem, quảng cáo.
Với riêng mạng Facebook, đến nay số người sử dụng đã lên tới con số trên 1 tỉ người. Tính đến tháng 10.2012 thì châu Á (gồm các nước Trung Đông) đã vượt qua châu Âu trở thành khu vực có số lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới với trên 242 triệu thành viên, tiếp theo là châu Âu và Bắc Mỹ với 241 triệu và hơn 235 triệu thành viên. Nếu Facebook là một quốc gia thì có dân số đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Dưới góc độ người làm báo, ông Mạnh Quân (báo Sài Gòn Tiếp Thị) thừa nhận, với không ít nhà báo, việc tham gia vào TTXH như Facebook hay blog còn là công cụ để giữ “lửa nghề”. Tuy nhiên cũng chỉ nên coi là công cụ để hỗ trợ công việc phần nào chứ không nên quá sa đà.
Ông Nguyễn Hữu Vinh, giám đốc công ty VPI cho rằng, các tòa báo, trước áp lực “mất khách”, và thậm chí cả soi lưng từ TTXH, họ phải bươn chải hơn để tồn tại, tìm đủ mọi cách lách, và câu khách bằng thị hiếu tầm thường, gây tác động làm méo mó thêm từ môi trường báo chí cho tới đời sống văn hóa, tinh thần của cả xã hội.
Thế nhưng, nếu vì không thể quản được TTXH mà dẫn tới lại soi xét kỹ hơn báo chí thì vô hình trung sẽ làm khoảng cách về độ hấp dẫn độc giả của hai loại hình này ngày càng rộng. Từ đó, ông Vinh nêu đề xuất, khi bước vào cải cách, có những mô hình như đặc khu kinh tế thì có lẽ cũng cần thể nghiệm mô hình “Đặc khu thông tin”. Là khu vực trung dung giữa báo chí chính thống và TTXH. Ở đó có sự theo dõi, quản lý nhất định của cơ quan chức năng nhưng không cần chặt chẽ như với báo chí hiện nay. Ở đó thông tin cung cấp thoáng hơn báo chí chính thống nhưng sẽ cẩn trọng hơn TTXH. Có những thông tin “nhạy cảm” của Nhà nước, không tiện đưa lên báo, nhưng lại rất cần phổ biến với người dân, thử nghiệm hay tận dụng tiếng nói của công luận. Có những vấn đề cần lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng, sang kiến của dân, nhưng lâu nay khi cần tổ chức thu thập qua báo chí chính thống. Có một số hình thức như Blog trên báo, blog cá nhân chấp nhận sự quản lý mức độ nào đó của cơ quan chức năng…
THIÊN BÌNH

--------------------



Đào Tiến Thi đã nói
“Các tòa báo, trước áp lực “mất khách”, và thậm chí cả soi lưng từ TTXH, họ phải bươn chải hơn để tồn tại, tìm đủ mọi cách lách, và câu khách bằng thị hiếu tầm thường, gây tác động làm méo mó thêm từ môi trường báo chí cho tới đời sống văn hóa, tinh thần của cả xã hội” (Nguyễn Hữu Vinh, giám đốc công ty VPI).
Đúng vậy. Và hài hước ở chỗ: các blog cá nhân thì quan tâm vận mệnh quốc gia và sự sống còn của người dân, còn báo chí chính thống (vô cùng hùng hậu, cả người, phương tiện, và nhất là tính chính thống) thì đưa tin vặt cướp, giết, hiếp để câu khách rẻ tiền. Tôi thấy như thế rất xấu hổ cho nền truyền thông của cả một quốc gia 90 triệu dân, tuy rằng tôi rất thông cảm cho các báo chính thống, vì nếu họ không đưa tin bài kiểu ấy thì biết làm gì?

Đào Tiến Thi đã nói
Tham luận của bác Phạm Viết Đào và bác Nguyễn Hữu Vinh thật là sâu sắc. (Tôi chưa kịp nghe tham luận của Đào Tuấn và một số nhà báo khác). Tôi thấy bác Phạm Viết Đào và bác Nguyễn Hữu Vinh là những người lịch lãm, hiểu biết sâu rộng, tư thế phát ngôn thật là chững chạc. Tôi rất tâm đắc sự so sánh: Truyền thông xã hội (lề trái) như kinh tế tư nhân, còn truyền thông chính thống như kinh tế nhà nước; một đằng bị o ép vẫn cứ phát triển mạnh mẽ, một đằng được ưu ái thì ngày càng hỏng.
Những cuộc hội thảo như thế này rất có ích. “Lề trái” và “Lề phải” trao đổi với nhau khá cởi mở. Thực ra hai “lề” này lẽ ra hỗ trợ lẫn nhau để nước lợi dân, nhưng lâu nay “Lề phải” cậy thế cứ hằm hè “Lề trái”. Tuy nhiên, chính những hoạt động tích cực của một số phóng viên “lề phải” như Trần Ngọc Kha (Đại đoàn kết), Đoan Trang (Pháp luật TP HCM), Đào Tuấn (Lao động),… và những blogger vừa dũng cảm vừa ôn hoà như Ba Sàm, Phạm Viết Đào, Bauxite (Huệ Chi),… đã dần làm thay đổi nhận thức trong xã hội.
Cảm ơn các ông Đoàn Thế Hanh, Lưu Đình Phúc. Tuy là các quan chức quản lý báo chí những các ông có cái nhìn tương đối cởi mở, không định kiến TTXH như một “thế lực thù địch” mà muốn có sự cộng tác, bổ sung lẫn nhau.

Trần Đông A đã nói
Theo tôi thì: truyền thông xã hội (thông qua internet) giúp xã hội tiến đến tự do, dân chủ, giúp nâng cao dân trí nhanh hơn bất cứ loại hình sách báo, xuất bản, phát hành nào từng có trước đó.
Nhờ tốc độc của mạng internet ngày càng nhanh hơn, kịp thời tới từng phút (1440 phút/ ngày); số lượng bài vở, âm thanh, hình ảnh ngày càng phong phú, nhiều đến mức gần vô hạn, số người tham gia không hạn chế vì nhanh, rẻ, tức thời…giúp tác giả và độc giả đến gần nhau hơn (khoảng cách giữa họ ngày càng rút ngắn), giúp mọi người phản biện tự do, bình đẳng hơn…giúp mọi người đãi “rác” tìm “kim cương” tri thức, cái đúng, cái hợp lòng dân và cả… sửa sai, cải chính nhanh hơn, nhiều hơn, dễ dàng hơn rất nhiều…hệ quả là mọi người trong xã hội tìm được nhiều “kim cương” hơn.
Nhưng nó là kẻ thù của lười biếng, bảo thủ, độc tài.

BSJ đã nói
“Kim Cương” hả ? Thiếu khối gì, em xin góp một cục to ngay đây :
Will never…happen ! Chỉ là trò “đan lưới , đặt nôm” đấy thôi, trăm hoa đua nở, chư nở đã tàn héo, tàn mạt, tàn đời…đấy thôi ! Nghe tiếng gầm gừ của Huynh , Rứa đâu đây! Hè hè ! Mà dù nếu có “nể mích lòng” sứ quán Ăng lê thì, thực sự cũng chẳng có “ai” nghe đâu, “không nghe” theo kiểu “xác chết của Nguyễn gia Kiểng” là một phần, phần khác là bọn đầu cơ Chính trị trong đám CSVN bây giờ, đang có nhiều mối “lo cá nhơn” cận kề, sát sườn hơn nhiều!
“ Tự do ngôn luận” , “tự do họp hội” là quyền Hiến định ! CSVN đã đặt bút ký vào các văn bản của công ước quốc tế về các quyền ấy , nay phải tôn trọng đúng mức, phải thực thi và phải bảo vệ nó ! Thực tế, toàn dân đã chẳng hề đợi CSVN cho phép, chẳng những thế, càng đàn áp càng bắt bớ, ngọn lửa ngôn luận lại càng lan rộng ! Thời đại thông tin và toàn cầu hóa, thì đây là một cuộc chiến mà bọn độc tài sẽ không có cửa thắng, do đó, chẳng cần phải gợi ý hay năn nỉ chúng “vui để mắt đến ý kiến chúng tôi” về quyền được thông tin và trao đổi thông tin của người dân?!
Chúng phải thả hết bất đồng chính kiến và tù nhân lương tâm, chúng phải có luật bảo vệ “quyền tự do ngôn luận, hội họp” …v.v, đó là yêu cầu của dân tộc . Và đó là cón đường “chính đạo” ! CSVN hãy giải tán ban Tuyên giáo đi, thứ đó tồn tại vô dụng cho dân, cho nước, nhưng lại là biểu trưng của lừa dối và tôi ác , là một cổ máy buộc tội khổng lồ ! (Anh lúc nào cũng kê dao vào cổ người khác, thì làm sao có chuyện trao đổi công bằng , bình đẳng, tôn trọng nhau ?) . Thực hiện trước, bằng hành động cho dân thấy rồi bàn đến hợp tác, phối hợp cũng chưa phải muộn ( Khi ấy, có lẽ họp tác cũng chả cần thiết vì thừa thãi quá ?! ) HCM viết ngay “bản án tố cáo sự vi hiến” rõ ràng, chứ ông ta đâu thèm “chung chạ” với bọn đang nắm quyền lực trong tay để mất uy tín và trở thành con cờ của chúng ?
Đã đấu tranh thì cứ đường đường, chính chính mà đấu tranh. Nhưng vì CSVN quan niệm “luật là tao” ( mà “tao” là thù rừng) thì làm gì chúng chấp nhận “buông dao đồ tể” ! Bắt tay làm ăn Kinh tế với chúng, sẽ bị táp đến tận cùi chỏ (các nhà đầu tư quốc tế đang chạy rớt dép khỏi thị trường VN hiện nay, dường như có ng7ời cụt cả hai tay !) Thỏa hiệp thông tin với chúng, là trở thành kẻ hổ trợ cái ác, bán đứng đất nước, tổ tiên ngay ! Hãy thật cẩn thận, hỡi các Blog, và Lề dân, hãy coi chứng “cái giấy phép” chúng nó cấp và “sự vinh danh” của chúng nó tô vẽ, những thứ ấy đều có thể khiến trang ABS này lọt thõm vào vị trí của báo Nhân dân một cách…êm ả đấy !
CSVN mà ? Chúng không bao giờ thực lòng, rất thường nói khác làm khác và luôn luôn giở mọi thủ đoạn hiểm ác nhất, bẩn thỉu nhất với dân !
PS: Rác cũng được, Kim cương cũng chả sao, nhưng sự thật nó vốn thế ! He he he
Khoái bác Quang A, nhưng không khoái loại “hội thảo” này !






No comments:

Post a Comment

View My Stats