Posted by basamvietnam
on 30/11/2012
Đôi lời: Bài viết dưới đây là
lời trần tình về lý do biên tập viên báo Thanh niên đã bỏ bớt hai chữ “rác
rưởi” khi đăng lại lời bình của một thành viên mạng Trung Quốc quanh tấm
“hộ chiếu lưỡi bò” và lời nhận xét về bình luận trên trang Ba Sàm trước việc
cắt xén đó. Tuy chỉ là một bài viết nhỏ, về một lời bình ngắn, nhưng xét thấy
cần đăng lại và có những trao đổi, vì liên quan tới chuyện lớn-Biển Đông, và
vấn đề không nhỏ-cách làm báo, mối quan hệ với giới blogger tự do.
1
Trước hết, tạm coi đây là lời giải thích lý do của người
tự nhận là có trách nhiệm duy nhất với việc cắt xén đó. Cùng với bài viết này,
Nhà báo Ngô Minh Trí, qua hộp thư cá nhân, cũng đã gửi email cho chúng tôi
biết. Trân trọng trước những trao đổi này và thử tạm tin vào lý do của việc cắt
xén đó, tức là không có gì gọi là “nỗi sợ hãi” cả, mà chỉ là quan điểm biên tập
thôi.
Tuy nhiên, khi đã tin vào lý do đó thì lại phải đặt dấu
hỏi lớn trước hết vào nghiệp vụ báo chí khi người biên tập coi một tư liệu quan
trọng để chứng minh một hiện tượng lại không khác gì một bài báo được gửi tới
để đăng. Một bài báo “thô” thì có thể biên tập, sửa chữa cho hay, hoặc bớt …
“phiền toái” cho tờ báo. Thế nhưng một tư liệu thì không thể tùy tiện cắt xén, nhất
là phần cắt xén lại quá ư quan trọng.
Câu hỏi thứ hai là về sự tinh nhạy của một nhà báo. Lời
bình luận của thành viên mạng TQ về tấm “hộ chiếu lưỡi bò” là rất có ý nghĩa,
cho chúng ta thấy phần nào dư luận nhân dân nước này, đâu phải vào hùa cả với
chính quyền làm điều sai quấy, mà khắp thế giới đã chỉ trích và lo ngại. Tiếc
rằng, bằng nhận thức quá non nớt (?), người biên tập đã bỏ đi hai chữ rất đắt.
Bởi nếu thiếu nó, chúng ta chỉ có thể thấy sự khó chịu của người bình luận-dân
TQ về nỗi phiền hà khi mang tấm hộ chiếu vào VN thôi. Còn khi chúng ta biết đã
có người dân TQ coi tấm hộ chiếu có in bản đồ nước mình, thể hiện cả chủ quyền
biển lại như một thứ “rác rưởi” thì quả là hiếm có chưa từng thấy trên thế
giới. Hai chữ ấy đã mang nhiều hàm ý, trong đó không thể không có sự coi
thường, thậm chí phản bác, với thứ được coi là “chủ quyền” trên biển của nước
họ.
Thật tự hào người dân VN ta không thấy ai lại có thái độ
với chủ quyền biển đảo nước mình như vậy. Cũng thật vui nếu như báo Thanh niên
không những cho độc giả thấy nội dung trọng vẹn đó, mà thậm chí còn có thêm lời
phân tích mổ xẻ hai chữ “rác rưởi”.
Nhưng đáng tiếc khi việc phát hiện và cho dịch đăng những
bình luận của cư dân mạng TQ là một sáng kiến, đóng góp rất có ý nghĩa của báo
Thanh niên, thế nhưng, người biên tập lại đã làm giảm bớt cái ý nghĩa và tác
dụng đó.
2
Nhà báo Ngô Minh Trí tự đánh giá lời bình của thành viên
mạng TQ là quá khích, rồi so sánh nó với cái quá khích khi người TQ phản đối
Nhật quanh vụ Senkaku/Điếu Ngư. So sánh này là hết sức khập khiễng, thậm chí
ngược đời. Một đằng, cư dân mạng TQ nổi giận, có thái độ phản đối chính quyền
nước họ liên quan tới một hành động “nhận vơ” chủ quyền biển đảo, còn một đằng
là nổi giận với người nước khác tranh chấp với họ biển đảo. Cách chống chế của
tác giả bài viết là không thuyết phục chút nào, lại còn thể hiện cái kém trong
nhận thức, tư duy.
3
Với tựa đề kêu gọi sự “sòng phẳng” trong đánh giá công
việc làm báo, thiết tưởng tác giả bài viết cũng cần sòng phẳng để vừa nhìn
“xuống” người dân, cư dân mạng, nhưng cũng vừa nên nhìn sang “bên” làng báo của
mình và nhìn “lên” các cơ quan nhà nước, quản lý báo chí. Bởi vì trong bài đã
phê phán thái độ được cho là nóng nảy của blogger, cư dân mạng khi đánh giá về
báo chí nhà nước đã không thấy công lao họ cung cấp thông tin cho độc giả tới
đâu; một cách nói như ban ơn, mà dường như quên rằng các nhà báo đang ăn lương
từ tiền của dân, để làm bổn phận như công bộc.
Câu hỏi tức thì với Nhà báo Ngô Minh Trí là trên báo nhà
nước có hay không, được bao nhiêu những lời phê phán, những tiết lộ về sự quản
lý hà khắc, thậm chí trái pháp luật nhà nước, đi ngược đường lối được ghi trong
rất nhiều nghị quyết của đảng? Lối gọi là “quản lý” đó đã tới độ mà mới cách
đây ba hôm thôi, vị lãnh đạo cao nhất của nhà nước này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phải lên tiếng
ta thán, tìm cách trấn an báo giới và người dân (mà chính báo Thanh niên cũng đã trích dẫn). Trong khi đó
thì tác giả bài viết này chỉ có phê phán một chiều “xuống”, không cần biết rằng
thái độ nóng nảy đó, dẫu có thì một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân sâu xa
là một nền báo chí quá yếu kém, bị kiểm duyệt đủ kiểu. Cũng không nhận ra rằng
thái độ nóng nảy đó nhiều khi, và cũng có chủ đích, là giúp cho báo giới, những
nhà báo tâm huyết, dũng cảm có được chỗ dựa nhất định để mà gắng làm được chút
gì đó được gọi là “làm báo”. Bao nhiêu bài viết trên báo nhà nước phê phán nặng
nề cư dân mạng, mà không hề cho một lời trao đổi lại, cũng không có một bài
viết, một nhà báo của nhà nước nào lên tiếng công khai góp ý, tranh luận lại
với đồng nghiệp. Như thế thì có phải là “sòng phẳng” không?
Trong khi đó, chúng tôi đã đăng lại không biết bao nhiêu
bài viết đó, kể cả bài trên báo của ngành công an chỉ trích
đích danh blog Ba Sàm. Vì độc giả, vì sự thật khách quan và khích lệ
báo chí nước nhà, chúng tôi vẫn luôn quảng bá, khen ngợi những bài báo hay trên
chính những tờ báo đã chỉ trích mình hoặc vốn bị dư luận đánh giá rất không
tốt. Hầu hết trên các bài đăng lại, chúng tôi không có lời bình, mà để độc giả
tự nhận xét qua hàng trăm phản hồi trên mỗi bài, cũng không kiểm duyệt những
nhận xét đó. Kết quả ra sao, có sòng phẳng hay không thì mấy năm qua đã được
phơi bày hết cả, chắc Nhà báo Ngô Minh Trí cũng đã biết.
Chúng tôi, với ước nguyện mạnh mẽ muốn góp phần nhỏ nhoi
đưa nền báo chí nước nhà tiến theo kịp thế giới, trong nhiều năm qua đã lặng
lẽ, bền bỉ quảng bá hết sức, góp ý chân thành, khen chê thẳng thắn cho làng
báo, ngay cả với những nhầm lẫn oan, những o ép phi lý với họ. Một trong những
nhà báo, tờ báo mà chúng tôi góp phần đưa tin tức, bình luận để bảo vệ là Nhà
báo Nguyễn Việt Chiến và báo Thanh niên, ít nhất qua một bài dịch đăng cách đây gần 4 năm.
Phải nêu lên cả một quá trình, tất cả quan điểm của mình
ở đây cũng vì bài viết của Nhà báo Ngô Minh Trí không chỉ tranh luận đúng/ sai
về một lời bình của chúng tôi.
Cuối cùng, với những phân tích trên đây, với thực trạng
quản lý báo chí hiện nay, với thái độ của chính quyền và cơ quan quản lý báo
chí trước vấn đề chủ quyền biển đảo liên quan tới TQ, chúng tôi lại phải trở về
với lời đánh giá của mình về “nỗi sợ hãi”, mà không thể tin với một tờ báo lớn
mạnh hàng bậc nhất VN, với nhiều nhà báo gạo cội như tờ Thanh niên, lại có thể
non nớt đến vậy.
Xin cám ơn Nhà báo Ngô Minh Trí đã trao đổi và cho chúng
tôi một cơ hội bàn luận.
---------------------------------
HÃY SÒNG PHẲNG
Ngô Minh Trí
Một lần nữa, tôi lại phá vỡ nguyên tắc của
mình khi phản hồi về những thị phi trên thế giới mạng. Có thể, sẽ hứng chịu một
trận “ném đá” tơi tả, nhưng đôi khi chẳng thể không lên tiếng.
Sáng nay, một trang điểm báo * có đưa ra nhận xét
như sau: “Tin đã điểm sáng qua: Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên
hộ chiếu (TN). * Một độc giả liên lạc cho biết, đoạn bình luận của người
dân TQ “Dù sửa thế nào cũng không thể sửa được diện mạo vốn có của tấm hộ
chiếu [rác rưởi] này, giờ chỉ tổ mang lại phiền phức cho người dân…”. Thế
nhưng khi dịch ra, dường như bá0 Thanh niên đã cố tình bỏ đi 2 chữ “rác rưởi”.
Nguyên văn tiếng Trung: 再怎么改也改变不了垃圾护照的本来面目. Tới
mức này mà cũng còn phải “tự kiểm duyệt” theo kiểu kỳ quái như vậy, mới thấy rõ
nỗi sợ hãi đã lên đến đâu rồi!”.
Khi biên tập bài viết trên, tôi từng phân
vân việc để nguyên hay bỏ chữ “rác rưởi”. Sự phân vân “tự kiểm duyệt” không
phải vì một “nỗi sợ hãi đã lên đến đâu rồi!”. Sự phân vân bắt nguồn từ việc
liệu có cần thiết hay không phải để những từ ngữ mang tính quá khích lên mặt
báo. Tôi vẫn nhớ, khi tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư bùng phát, người TQ có nhiều
hành động quá khích. Ngược lại, người Nhật hành động chừng mực hơn vì họ bảo
rằng họ có phẩm giá của họ.
Đánh giá điều gì cũng cần toàn cục và sòng
phẳng với nhau. Liên quan đến tấm hộ chiếu “đường lưỡi bò”, có một blogger khá
nổi tiếng bình rằng sao các “báo lề phải” không “ẳng” lên. Hình như, blogger
này là một chức sắc tôn giáo gì đấy. Nếu thế, cách dùng câu từ như thế thì có
xứng với cái được gọi là “phẩm giá” của người đó không. Chưa gì hết, vội vã
chụp mũ rằng: “tự kiểm duyệt” theo kiểu kỳ quái như vậy, mới thấy rõ nỗi sợ hãi
đã lên đến đâu rồi!” có là cách truyền thông khách quan, đa chiều hay không?.
Không có đám “báo lề phải” chịu “ẳng” thì các vị có nhiều thông tin thế không.
Suốt nhiều tháng qua, tôi và không ít đồng
nghiệp của mình phải nhọc công theo dõi từng diễn biến trên biển Đông. Chúng
tôi từng sử dụng những câu chữ mạnh mẽ nhất, như xâm phạm, bành trướng, mưu
đồ…, để phản đối những hành động phi pháp của TQ. Chúng tôi phải liên lạc lấy ý
kiến của những chuyên gia quốc tế để tăng thêm tiếng nói chính nghĩa cho người
dân VN. Khi phát hiện truyền thông TQ đưa tin sai lệch, cắt tỉa ý kiến giới
chuyên gia, chúng tôi đã nhanh chóng làm rõ: Trò “phù phép” của Hoàn Cầu thời báo.
Thế thì đâu là sự sợ hãi!
Cách quy chụp vội vã trên chỉ khiến những
người đang nỗ lực vì lợi ích quốc gia lại phải trải qua cảm giác “bị đâm” bởi
chính những người cùng đứng chung trên một đất nước. Điều đó chỉ tạo ra sự phân
hóa sâu rộng hơn mà không giúp ích điều gì. Hãy sòng phẳng với nhau hơn, mọi
góp ý hãy thực sự mang tính xây dựng!
Ngô Minh Trí
Ngày 29.11.2012
–
* Mời xem:
Tin thứ Năm, 29-11-2012 (Ba Sàm)
-------------------------------------
HUỲNH NGỌC CHÊNH
30-11-2012
Nặc danh10:36 Ngày 30
tháng 11 năm 2012
Ngô Minh Trí mắc hội chứng
stockhom,yêu kẻ cướp nước mình, hơn người dân nước họ, người dân nước họ còn đủ
lý trí biết phân biệt biển của ai. Ngô Minh Trí tự kiểm duyệt, thành công của
67 năm cộng sản trị vì, đó chính là sự tha hóa của kẻ bồi bút, bởi sự tha hóa
quyền lực của kẻ cầm quyền. Đáng thương, bồi bút cho kẻ cướp nước, mà vẫn cho
mình là người cầm bút lương thiện, chân chính
Nặc danh10:46 Ngày 30
tháng 11 năm 2012
Đọc những tờ báo lề đảng như Tuổi
Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp Thị, Tiền Phong thấy toàn là những tin hiếp dâm,
tham nhũng, cướp giật, buôn lậu... cho nên không đủ tư cách để so sánh với báo
"lề dân".
Nặc
danh17:46
Ngày 01 tháng 12 năm 2012
Tùy
theo đối tượng độc giả chứ, những ai quan tâm đến tương lai nền chính trị xã
hội nước nhà thì vào đọc các báo lề dân. Còn những ai quan tâm đến cuộc sống
thường nhật hằng ngày thì vào đọc các báo lề đảng
Đọc báo lề dân mang tính suy ngẫm dài lâu còn đọc báo lề đảng thỏa tính quan tâm trước mắt
Đọc báo lề dân mang tính suy ngẫm dài lâu còn đọc báo lề đảng thỏa tính quan tâm trước mắt
quang
huy10:58
Ngày 30 tháng 11 năm 2012
Tôi
nghỉ rằng tất cả nên đoàn kết lại vì mục đích cao cả là chủ quyền quốc gia. Tôi
đang làm một phóng viên của một tờ báo lề đảng tại sài Gòn nên rất hiểu tâm
trạng của anh Ngô Minh Trí. (xin lổi mọi người vì cơm áo của vợ con nên phải
hèn như vậy và không dám công bố công tác ở báo nào). Có hai điều khó khăn của
dân làm báo lề đảng (tất cả phóng viên, biên tập viên chứ không riêng gì anh
Trí). Một là: các báo điều được định hướng từ trước viết gì không viết gì; thứ
hai nếu viết theo ý mình thì không được đăng. Nên chúng tôi phải "né"
những gì nhạy cảm để được đăng lên mặt báo dù có bị bớt một ít thông tin, cũng
là sự cố gắng rùi. không đơn giãn như báo lề dân...Nói ra thì nhục: vì cơm áo
gạo tiền thôi...nói cho nhanh không nghe thì nó đuổi việc
Thật
thú vị : ông Ngô Minh Trí - thay mặt cho báo lề phải - đã chịu "ẳng"
lên, song đáng tiếc, không phải với bọn bá quyền, mà dành cho các đồng nghiệp
trái chiều động chạm đến mình ! Ngay trong các luận cứ "phản biện",
ông Trí cũng không thoát khỏi cái bóng đè ghê gớm của định hướng, là thứ chắc
chắn ông và các bạn cùng lề hàng ngày đều được nhồi nhét vào tâm thức mỗi sáng
giao ban. "Định hướng" chính trị một khi đã thấm vào tim óc thì cũng
giống như bệnh nói láo : một lần, trăm lần, vạn lần nói láo thì người nghe
không còn nghĩ đó là láo, thậm chí ai nói lên sự thật họ còn quát lên rằng nói
xạo . Tâm bệnh thì khó chữa hơn trí bệnh...
Người
Việt Yêu Nước14:12
Ngày 30 tháng 11 năm 2012
Ngô
Minh Trí biết đọc trên ABS và ẳng lại như vậy cũng là điều tốt. Có lẽ bác Thịnh
đã nói đúng tâm lý: Bị mặc cảm là bút nô nên dễ chạm tự ái.
Nhưng MT nói rằng những thông tin do báo lề đảng đăng thì dân mới biết thì không đúng nghe. Các bạn viết luôn phải theo định hướng, điều này thì không trách các bạn. Đó là do TBT làm theo chỉ đạo, các bạn muốn ẳng cũng chẳng ai cho ẳng. Nhưng viết thiếu, cắt xén thông tin, thông tin một chiều thì đó là cách làm báo kiểu “bút nô” vô cùng nguy hiểm, nó làm ngu dân và kéo cả một dân tộc đi xuống. Thông cảm cho bạn vì cơ chế nó thế. Nhưng nếu bạn hiểu điều mình làm sai trái với lương tâm của một nhà báo thì đừng ẳng theo kiểu này, đó là bạn đang tiến đến làm một tội đồ của dân tộc đó bạn.
Hãy thức tỉnh để hiểu được nỗi đau của đất nước, của dân tộc. Và nếu bạn còn phải làm báo để kiếm cơm thì phải biết đến lương tâm của một con người, TỨC LÀ ĐỪNG ẲNG MẢ HÃY LÊN TIẾNG
Nhưng MT nói rằng những thông tin do báo lề đảng đăng thì dân mới biết thì không đúng nghe. Các bạn viết luôn phải theo định hướng, điều này thì không trách các bạn. Đó là do TBT làm theo chỉ đạo, các bạn muốn ẳng cũng chẳng ai cho ẳng. Nhưng viết thiếu, cắt xén thông tin, thông tin một chiều thì đó là cách làm báo kiểu “bút nô” vô cùng nguy hiểm, nó làm ngu dân và kéo cả một dân tộc đi xuống. Thông cảm cho bạn vì cơ chế nó thế. Nhưng nếu bạn hiểu điều mình làm sai trái với lương tâm của một nhà báo thì đừng ẳng theo kiểu này, đó là bạn đang tiến đến làm một tội đồ của dân tộc đó bạn.
Hãy thức tỉnh để hiểu được nỗi đau của đất nước, của dân tộc. Và nếu bạn còn phải làm báo để kiếm cơm thì phải biết đến lương tâm của một con người, TỨC LÀ ĐỪNG ẲNG MẢ HÃY LÊN TIẾNG
Ông
Ngô Minh Trí có một nhận thức quá ư là nông cạn.(tôi không hiểu ông có học
hành, học vị đến đâu)/ Cắt xén nguyên văn và nghĩa quan trọng của một tư liệu
mà còn cho đó như một ứng xử có văn hóa. Tiếc rằng Basam đã tranh luận hơi dài
với loại tư duy luôn bị định hướng này.Trong một xã hội còn quá nhiều người
không có được năng lực tự do trong tư duy và hành vi tư duy (chưa nói gì đến tự
do trong hành động), rằng nó luôn phải nhờ đến sự định hướng của người khác coi
như bề trên thì đó là một xã hội chưa trưởng thành. Nói chuyện với một xã hội
chưa trưởng thành, những con người chưa trưởng thành là một điều rất khó khăn.
Nhưng đó lại là một thực tế mà tất cả chúng ta phải tư duy đến
Ngô
Minh Trí:
1/ Không trung thực:
khi trích đoạn từ người khác thì cần trích nguyên văn, đó là nguyên tắc của viết bài.
"visa rác rưởi", đó là lời của người dân Tàu phát biểu, không phải của báo, vậy sao lại tự cho rằng mình lược bỏ cho khỏi quá khích ?
2/ Ngụy biện:
khi cho rằng không sòng phẳng với báo "lề đảng". Báo lề đảng có hơn 700 tờ, trong đó có tờ Thanh Niên, dưới sự điều khiển chặt chẽ của một nhóm người, khi cần đánh hội đồng ai là toàn ban bu vào đánh tới tấp, vu cáo đủ kiểu, cho đến khi bị bắt và đi tù, ví dụ vụ Cù Huy Hà Vũ. Báo "lề dân" là của các cá nhân hay nhóm riêng lẻ tự do, thế yếu, xin yên thân phát biểu ý kiến trong hòa bình còn khó khăn, lấy gì sòng phẳng với tập đoàn báo chí lề đảng ?
3/ Nói dóc:
khi cho rằng không có báo lề đảng thì báo lề dân lấy tin ở đâu ra.
Hiện nay rất nhiều tin đăng trên báo lề dân mà báo lề đảng không hề đăng, dù rằng tin đã được kiểm chứng là có thật, ví dụ tin biểu tình chống Tàu ở Sài gòn và Hà Nội.
Ngô Minh Trí nói rằng thường im lặng, có lẽ đó là cái tốt nhất cho Trí
1/ Không trung thực:
khi trích đoạn từ người khác thì cần trích nguyên văn, đó là nguyên tắc của viết bài.
"visa rác rưởi", đó là lời của người dân Tàu phát biểu, không phải của báo, vậy sao lại tự cho rằng mình lược bỏ cho khỏi quá khích ?
2/ Ngụy biện:
khi cho rằng không sòng phẳng với báo "lề đảng". Báo lề đảng có hơn 700 tờ, trong đó có tờ Thanh Niên, dưới sự điều khiển chặt chẽ của một nhóm người, khi cần đánh hội đồng ai là toàn ban bu vào đánh tới tấp, vu cáo đủ kiểu, cho đến khi bị bắt và đi tù, ví dụ vụ Cù Huy Hà Vũ. Báo "lề dân" là của các cá nhân hay nhóm riêng lẻ tự do, thế yếu, xin yên thân phát biểu ý kiến trong hòa bình còn khó khăn, lấy gì sòng phẳng với tập đoàn báo chí lề đảng ?
3/ Nói dóc:
khi cho rằng không có báo lề đảng thì báo lề dân lấy tin ở đâu ra.
Hiện nay rất nhiều tin đăng trên báo lề dân mà báo lề đảng không hề đăng, dù rằng tin đã được kiểm chứng là có thật, ví dụ tin biểu tình chống Tàu ở Sài gòn và Hà Nội.
Ngô Minh Trí nói rằng thường im lặng, có lẽ đó là cái tốt nhất cho Trí
Đăng
Nguyên09:41
Ngày 01 tháng 12 năm 2012
Tôi
cũng là một phóng viên làm việc cho báo lề đảng anh Trí ạ. Nhưng tôi biết nhục
nên im lặng vì cơm áo gạo tiền và vì sợ. Thôi anh im luôn đi như 3 triệu đảng
viên cộng sản VN và 17.000 nhà bồi bút của đảng cho nó lành. Tôi thấy còm của
quang Huy là thực tế đó dù rất đau nhưng anh ấy cố nói thật lòng mình. Đừng cố
chống chế làm gì thật ra không phải mình anh nhục đâu? Mong anh tiếp tục công
tác tốt nhé, giống như hai đồng nghiệp củ chúng ta ở đài tiếng nói nhé.
Trân trọng!
Trân trọng!
Nặc
danh17:52
Ngày 01 tháng 12 năm 2012
Nhiều
nhà báo vì những sự kiểm duyệt nên không viết được trên báo đảng nên họ đành
dốc hết tâm tư vào những blog cá nhân của họ như Huy Đức, Đoan Trang, Trương
Duy Nhất, Đào Tuấn, và cả bác Chênh,...
Tại sao bác Ngô Minh Trí cũng có blog mà lại khác những nhà báo này như vậy?
Tại sao bác Ngô Minh Trí cũng có blog mà lại khác những nhà báo này như vậy?
-------------------------------
30/11/2012
HH – Một phía tự đặt mình ở một đẳng cấp cao hơn (là nhà
báo chuyên nghiệp?) để khi tranh luận cũng phải mào đầu rằng đã “phá vỡ
nguyên tắc của mình khi phản hồi về những thị phi trên thế giới mạng”, cũng
không thèm nhắc đến tên trang mạng đã điểm bài báo của mình trong khi lại viết
bài tranh luận lại với những ý kiến đăng ở trang đó và gửi email ngầm thông báo
cho chủ trang đó.
Một đằng là cái “trang điểm báo” mà mình không thèm nhắc
tên ấy vẫn trao đổi ý kiến một cách hết sức nghiêm túc với mình, cuối bài vẫn
rất nhã nhặn “Xin cám ơn Nhà báo Ngô Minh Trí đã trao đổi và cho chúng tôi
một cơ hội bàn luận.”
Sự tương phản ấy đã cho thấy phía nào có văn hóa ứng xử
cao và sự sòng phẳng hơn hẳn phía nào, phía nào sử dụng những ngôn từ đàng
hoàng, lịch sự, chững chạc, tôn trọng người có ý kiến khác, phía nào sử dụng
những ngôn ngữ có tính thị phi, coi thường người mà mình đang tranh luận?
Chủ blog tôi chỉ đặt ra câu hỏi trên. Còn bạn đọc, tùy sự
cảm nhận mà đưa ra câu trả lời cho riêng mình sau khi đọc 2 bài viết dưới đây:
bài của nhà báo Ngô Minh Trí và bài trao đổi lại của BTV trang Ba Sàm:
1) Bài của BTV trang Ba Sàm (basamvietnam)
2) Bài của nhà báo Ngô Minh Trí:
HÃY SÒNG PHẲNG
No comments:
Post a Comment