Sunday, 23 December 2012

GIÁO DỤC TƯ, LỢI ÍCH CÔNG (Olusegun Obasanjo và Sunny Varkey - Project Syndicate)




Olusegun Obasanjo và Sunny Varkey

Ngày 23 tháng 12 năm 2012

Vài lời phi lộ: Giáo dục tư, lợi ích công của Olusegun Obasanjo và Sunny Varkey do mỗ dịch và gửi cho tạp chí Tia Sáng. Sau đây là bản rút gọn của Tiasang.com.vn, còn bên dưới là bản đầy đủ.

*

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng chậm chạp, các nền kinh tế châu Phi đã bắt đầu tăng nhanh như vũ bão: Trong giai đoạn 2000-2010, 6 trong 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nằm ở phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi. Và với đà tăng trưởng như hiện nay, vào năm 2060, dân số của châu Phi có thể đạt 2,7 tỷ người, với một tầng lớp trung lưu khoảng một tỷ người.

Nhưng đây không phải là kịch bản chỉ toàn một màu hồng. Hơn 70% dân số khu vực phía Nam sa mạc Sahara là những người dưới 30 tuổi – số lượng thanh niên đông đảo có thể là chất kích thích cho phát triển nhanh chóng nền kinh tế, như đã xảy ra ở châu Á suốt ba thập kỷ qua. Hơn nữa, các nền kinh tế châu Phi đã bắt đầu đa dạng hóa, ít tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chú ý phát triển ngành du lịch, nông nghiệp, viễn thông, ngân hàng, và các lĩnh vực bán lẻ, châu Phi cần phát triển một lực lượng lao động có tay nghề cao, được đào tạo tốt. Nhưng một nền giáo dục và đào tạo không tương xứng là gót chân Achilles của châu lục này. Thật vậy, lãnh đạo doanh nghiệp châu Phi thường nói rằng tìm được những người có kỹ năng phù hợp là một thách thức to lớn đối với hoạt động của mình, đặc biệt là trong những ngành công nghệ cao.

Điều đó không làm người ta ngạc nhiên, nếu biết rằng châu Phi vốn có nền giáo dục nghèo nàn: một số nước có đến hơn 40% người mù chữ. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia Nam Phi ước tính 80% các trường công lập của nước này đang hoạt động kém hiệu quả. Ở Kenya, Uganda, Tanzania, học sinh các trường công lập không có kỹ năng căn bản mà những đứa trẻ cùng tuổi và cùng cấp học ở những nơi khác thường có.

Nguyên nhân của sự kém cỏi chủ yếu là do không có đủ kinh phí dẫn đến sách và dụng cụ giảng dạy không đầy đủ, trường học có kết cấu kém, cơ sở hạ tầng cũ kĩ. lương giáo viên thấp, khó thu hút những người tốt nhất và sáng giá nhất đối với nghề này.

Các nhà lãnh đạo châu Phi nhận thức được một cách rõ ràng những hạn chế đó, nhưng họ không có nguồn lực để tự giải quyết - đặc biệt là khi nhu cầu ngày càng tăng của số quá đông thanh niên. Vì vậy muốn giáo dục tiếp tục phát triển, khu vực tư nhân sẽ phải lấp được khoảng trống do nhà nước và các tổ chức phi chính phủ bỏ lại. Thực tế cho thấy trong các năm 2005-2008, trên 40% trẻ em ở Ghana, Kenya, Nigeria, Senegal và Uganda học trong các trường tư thục – đa số có học phí thấp.

Trong các nền kinh tế mới nổi, khu vực tư nhân có thể nhanh chóng mở rộng quy mô và đầu tư lớn vào các thị trường mới – trong đó có giáo dục được xây dựng trên các mô hình đã được thử thách và kinh nghiệm quốc tế mà không bị chậm trễ do nạn quan liêu như phát triển các mô hình giảng dạy, trong đó học sinh có thể xem trực tuyến bên ngoài lớp học các băng video do giáo viên thực hiện, vì vậy mà thời gian quý giá khi giáo viên và học sinh gặp nhau được tập trung vào trao đổi, tương tác chứ không dành chủ yếu cho việc giảng bài nữa. Hơn thế nữa, khu vực tư nhân có thể đạt được thành quả giáo dục với chi phí thấp hơn là khu vực công. Một công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về ngôn ngữ và toán học chỉ ra rằng, với cùng một chi phí cho mỗi học sinh, học sinh các trường học tư thục trong 5 nước tham gia (Colombia, Cộng hòa Dominica, Philippines, Tanzania, và Thái Lan) có thành tích học tập cao hơn từ 1,2 đến 6,7 lần so với thành tích học tập của học sinh trường công lập.

Theo Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới, “nhu cầu về các dịch vụ giáo dục (ở châu Phi) đang tăng với tốc độ nhanh hơn so với khả năng cung cấp của các chính phủ”. Vì vậy muốn đáp ứng đòi hỏi của châu Phi về năng lực giáo dục đang tăng nhanh một cách đáng kể trong vài thập kỷ tới, cần phải phát triển các trường tư thục. Tuy nhiên, một số gia đình sẽ không có khả năng cho con vào học trường tư, dù là học phí rất thấp nên khu vực tư nhân nếu có thể, thì cho những trẻ em nghèo nhất được học miễn phí.

*
*

Giáo dục tư, lợi ích công
Cuối cùng, các nền kinh tế châu Phi đã bắt đầu tăng nhanh như vũ bão. Trong giai đoạn 2000-2010, sau nhiều thập kỷ tăng trưởng chậm chạp, sáu trong 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nằm ở phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi. Vào năm 2060, dân số của châu Phi có thể đạt 2,7 tỷ người, với một tầng lớp trung lưu khoảng một tỷ người.

Nhưng đây không phải là kịch bản chỉ toàn một màu hồng. Hơn 70% dân số khu vực phía Nam sa mạc Sahara là những người dưới 30 tuổi – số lượng thanh niên đông đảo có thể là chất kích thích cho phát triển nhanh chóng nền kinh tế, như đã xảy ra ở châu Á suốt ba thập kỷ qua. Hơn nữa, các nền kinh tế châu Phi đã bắt đầu đa dạng hóa, ít tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chú ý phát triển ngành du lịch, nông nghiệp, viễn thông, ngân hàng, và các lĩnh vực bán lẻ.

Muốn duy trì tăng trưởng và tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài – đã tăng gấp sáu lần trong thập kỷ qua - Châu Phi cần phát triển một lực lượng lao động có tay nghề cao, được đào tạo tốt. Nhưng một nền giáo dục và đào tạo không tương xứng là gót chân Achilles của châu lục này. Thật vậy, lãnh đạo doanh nghiệp châu Phi thường nói rằng tìm được những người có kỹ năng phù hợp là một thách thức to lớn đối với hoạt động của mình, đặc biệt là trong những ngành công nghệ cao.

Điều đó không làm người ta ngạc nhiên, nếu biết rằng châu Phi vốn có nền giáo dục nghèo nàn. Một số nước có đến hơn 40% người mù chữ. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia Nam Phi ước tính rằng 80% của các trường công lập của nước này đang hoạt động kém hiệu quả. Ở Kenya, Uganda, Tanzania, học sinh các trường công lập không các kỹ năng căn bản mà những đứa trẻ cùng tuổi và cùng cấp học ở những nơi khác thường có.

Nguyên nhân của sự kém cỏi có nguồn gốc sâu xa và khá phức tạp. Không có đủ kinh phí nghĩa là lớp học có đông học sinh, sách và dụng cụ giảng dạy không đầy đủ, trường học có kết cấu kém, cơ sở hạ tầng cũ kĩ. lương giáo viên thấp, khó thu hút những người tốt nhất và sáng giá nhất đối với nghề này.

Các nhà lãnh đạo châu Phi nhận thức được một cách rõ ràng những hạn chế đó, nhưng họ không có nguồn lực để tự giải quyết - đặc biệt là khi nhu cầu ngày càng tăng của số quá đông thanh niên. Muốn có giai đoạn phát triển tiếp theo, khu vực tư nhân sẽ phải lấp được khoảng trống do nhà nước và các tổ chức phi chính phủ bỏ lại.

Tại nhiều nước đang phát triển, khi tầng lớp trung lưu tăng lên, nhiều gia đình tìm những trường tư thục có giá cả phải chăng cho con cái của họ. Báo cáo Tình hình Giáo dục thường niên của Ấn Độ năm 2011 cho thấy, trong các năm 2005-2008, số trẻ em vào học các trường tư thục tăng tới 38%. Tương tự như vậy, trên 40% trẻ em ở Ghana, Kenya, Nigeria, Senegal và Uganda học trong các trường tư thục – đa số có học phí thấp.

Trong các nền kinh tế mới nổi, khu vực tư nhân có một số lợi thế rõ ràng so với các tổ chức phi chính phủ và nhà nước, và điều này đúng cho cả các trường học nữa. Khu vực tư nhân có thể nhanh chóng mở rộng quy mô và đầu tư lớn vào các thị trường mới – trong đó có giáo dục - trong khi xây dựng trên các mô hình đã được thử thách và kinh nghiệm quốc tế mà không bị chậm trễ do nạn quan liêu.

Hơn thế nữa, khu vực tư nhân có thể đạt được thành quả giáo dục với chi phí thấp hơn là khu vực công. Một công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về ngôn ngữ và toán học chỉ ra rằng, với cùng một chi phí cho mỗi học sinh, học sinh các trường học tư thục trong 5 nước tham gia (Cô-lôm-bi-a, Cộng hòa Dominica, Philippines, Tanzania, và Thái Lan) có thành tích học tập cao hơn từ 1,2 đến 6,7 lần so với thành tích học tập của học sinh trường công lập.

Khu vực tư nhân còn đem sự cải tiến vào lớp học. Ví dụ, một số nhà cung cấp đang phát triển các mô hình giảng dạy, trong đó học sinh có thể xem trực tuyến bên ngoài lớp học các băng video do giáo viên thực hiện, vì vậy mà thời gian quý giá khi giáo viên và học sinh gặp nhau được tập trung vào trao đổi, tương tác chứ không dành chủ yếu cho việc giảng bài nữa.

Tương tự như thế, các giáo viên có tay nghề cao có thể cung cấp những bài học có tính tương tác trên mạng cho nhiều lớp học cùng một lúc, ngay cả khi họ đang xa hàng trăm dặm. Kết quả là, học sinh ở những nơi chưa có trường học, hay quá ít giáo viên có trình độ, vẫn có thể được học hành. Nói cho cùng, một bài giảng từ một giáo viên tốt - ngay cả khi nó được phát sóng qua Internet – đang quý hơn là mất thì giờ với người chưa được huấn luyện.

Các nhà hoạch định chính sách quốc tế phải công nhận tiềm lực của khu vực tư nhân trong sự nghiệp giáo dục, như nó đã làm trong lĩnh vực y tế và cung cấp thuốc men vậy. Lĩnh vực giáo dục tư nhân – là đối tượng quyết định của cha mẹ, họ chính là những người kiểm soát chặt chẽ những khoản đầu tư – là người bảo đảm tốt nhất chất lượng trong dài hạn.

Đây là đề xuất gây nhiều tranh cãi ở phương Tây, nơi các cuộc tranh luận về giáo dục thường bị chính trị hóa một cách cao độ và thường nằm trong ranh giới quen thuộc của ý thức hệ. Nhưng nhiều người đồng ý rằng châu Phi sẽ cần gia tăng mạnh mẽ khả năng giáo dục trong vài thập kỷ tới. Và, như Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận trong năm 2010: “Nhu cầu về các dịch vụ giáo dục (ở châu Phi) đang tăng với tốc độ nhanh hơn so với khả năng cung cấp của các chính phủ”

Nói cách khác, muốn đáp ứng đòi hỏi của châu Phi về năng lực giáo dục đang tăng nhanh một cách đáng kể trong vài thập kỷ tới, cần phải có các nhà cung cấp tư nhân. Tuy nhiên, một số gia đình sẽ không có khả năng cho con vào học trường tư, dù học phí có rẻ đến đâu thì cũng thế. Vì vậy, khu vực tư nhân phải chia sẻ kinh nghiệm với các trường công lập, và, nếu có thể, thì cho những trẻ em nghèo nhất được học miễn phí.

Hơn thế nữa, những người làm giáo dục tư nhân phải được công nhận, phải được quản lí, và giám sát chặt chẽ. Hệt như các công ty tư nhân, một số công ty tư nhân làm tốt hơn những công ty khác, một số trường có thể tỏa sáng.Nhưng tất cả phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được quy định.

Trong hàng chục năm, giáo dục là lĩnh vực của chính phủ và các tổ chức từ thiện ở châu Phi, tách hẳn khỏi kiến thức và những khoản đầu tư mà các công ty tư nhân có thể cung cấp. Châu Phi đã đạt đến điểm tới hạn mà thiếu sự gia tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục tư nhân thì quá trình chuyển đổi kinh tế có thể bị ngưng trệ.

Olusegun Obasanjo là tổng thống Nigeria giai đoạn 1999-2007. Sunny Varkey là người thành lập và chủ tịch Quỹ giáo dục GEMS.






No comments:

Post a Comment

View My Stats