12:01:am 19/12/12
Trong
mấy năm gần đây, tôi đã viết đến vài chục bài về đề tài “Xã Hội Dân Sự” (viết
tắt là : XHDS). Các bài này đã được phổ biến trên báo chí cũng như trên mạng
Internet. Tác giả cũng đã nhận được từ bạn đọc những phản hồi rất thuận lợi, có
tính khích lệ đối với người viết. Nhưng gần đây, có một số bạn đọc lại yêu cầu
nên viết thật ngắn gọn về vấn đề “ Xây dựng XHDS tại Việt nam”. Vì thế, tác giả
xin được ghi thật vắn tắt trong mấy điểm như sau :
1/ Định nghĩa XHDS
XHDS
là một trong ba khu vực tạo thành cái “Không gian Xã hội” trong một vùng địa lý
nhất định. Ba khu vực đó là: Nhà nước + Thị trường kinh tế + XHDS ( The Social
Space = The State + The Marketplace + The Civil Society). Ba khu vực này cùng
tồn tại song hành với nhau, trong một tư thế “cộng đồng sinh tồn”
(Co-existence).
Như
vậy, XHDS bao gồm mọi tổ chức phi chính phủ (NGO = Non-governmental
organizations), cụ thể như các hội thiện nguyện, hội tương tế, hội đồng hương,
hội hướng đạo, hội cựu học sinh, sinh viên, hội phụ huynh học sinh, các hội đòan
tôn giáo v.v…
Trong
khi nhà nước thì phải dùng các biện pháp cưỡng chế (coercion) để thi hành luật
pháp, thông qua Tòa án, cảnh sát, nhà tù, Sở Thuế vụ v.v…, thì XHDS hòan tòan
điều hành thông qua tinh thần hy sinh tự nguyện của đông đảo các thiện nguyện
viên, mà phần đông được đào tạo và khích lệ bởi các tổ chức tôn giáo hay văn
hóa xã hội khác.
2/ Liên hệ giữa
XHDS và Nhà nước
Trong
một xã hội thật sự dân chủ, thì XHDS hòan tòan độc lập, tách biệt đối với Nhà
nước. Mà XHDS cũng không hề nhằm thay thế được guồng máy nhà nước.Như vậy XHDS
đóng cả hai vai trò: vừa là đối tác, vừa là đối trọng đối với nhà nước
(Counterpart/Counterbalance). Cụ thể như các hội từ thiện nhân đạo, hôi phụ
huynh học sinh, hội Hồng Thập Tự v.v…, thì luôn luôn hợp tác với nhà nước để
cùng chăm lo săn sóc cho những nạn nhân thiên tai, bão lụt, cho người già yếu
hay lo việc mở mang về giáo dục… Mặt khác, giới trí thức, giới lãnh đạo tinh
thần của các tôn giáo, thì phải đóng vai trò “ nói lên tiếng nói lương tâm” để
bênh vực những nạn nhân của bất công xã hội, của sự tham nhũng thối nát do nhân
viên chánh quyền gây ra: đó là vai trò làm “đối trọng” như đã ghi ở trên.
Tại
nhiều nước, chánh phủ lại còn trích ngân sách quốc gia để hỗ trợ cho các tổ
chức tư nhân đảm trách công tác xã hội. Cụ thể như ở Mỹ, tổ chức USCC (US
Catholic Charities) nhận thực hiện nhiều dịch vụ xã hội (social service) do
chánh phủ trao phó cho họ đứng ra làm, mà được nhà nước cấp thêm ngân khoản cho
họ nữa. Ở bên Âu châu cũng tương tự như vậy: chánh phủ vẫn thường trợ cấp cho
các tổ chức tư nhân nào mà có hoạt động phục vụ công ích. Ở Pháp, những hội như
Hồng Thập Tự thì được công nhận là có ích lợi công cộng (organisation reconnue
d’utilité publique), và do đó thường được nhà nước trợ cấp về tài chánh cũng
như về các phương diện khác.
Mặt
khác, giới truyền thông báo chí, các đại học (Academy), giới lãnh đạo tinh thần
v.v…, thì luôn luôn phải thức tỉnh, cảnh giác để phê phán những sai trái, lệch
lạc, sa đoạ nhũng lạm cuả viên chức trong guồng máy nhà nước, khiến gây ra bao
nhiêu bất công, thiệt thòi cho người dân thấp cổ bé miệng, thân cô, thế cô. Tại
nước Mỹ, vai trò “Kiểm soát và Giữ sự Quân bình” (Checks and Balance) cuả người
dân đối với chánh quyền, thì luôn luôn được đề cao và thường xuyên được áp
dụng. Nhờ có sự đối trọng như vậy, mà bớt được những sự nhũng lạm vượt quá
quyền hạn của giới lãnh đạo chánh quyền.
3/ Liên hệ giữa
XHDS và Thị trường Kinh tế
Trong
một xã hội dân chủ, thì XHDS cũng như Thị trường kinh tế đều là do các tư nhân
tổ chức và điều hành, mà không bị nhà nước khống chế, lũng đọan. Thế nhưng có
sự khác biệt về động cơ thúc đẩy họat động, đó là XHDS không nhằm tìm kiếm lợi
nhuận; trong khi đó thì các công ty, xí nghiệp trong khu vực Thị trường kinh tế
chỉ họat động với mục đích cốt yếu là để kiếm lời, để làm giàu cho bản thân và
cho doanh nghiệp của mình. Mặt khác, Thị trường kinh tế còn bị nhà nước kiểm
sóat để ngăn ngừa nạn độc quyền, sự khai thác bóc lột nhân công, hay gây xáo
trộn thị trường tiêu thụ v.v…
Thường
thì các doanh nghiệp lại yểm trợ tài chánh cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo
hay cho ngành giáo dục, văn hóa… Việc này được nhà nước khuyến khích bằng cách
cho miễn đóng thuế (tax exempt). Điển hình là các Foundation lớn của Mỹ như
Ford, Rockefeller, Bill Gates Foundation v.v…, thì đều do các “đại gia” trong
Thị trường kinh tế lập ra và có tầm vóc họat động khắp thế giới, với một ngân
sách khổng lồ, chi tiêu mỗi năm có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn triệu mỹ
kim.
Sự
việc như vậy không thể nào xảy ra dưới chế độ độc tài tòan trị của cộng sản. Ta
sẽ bàn chi tiết về vấn đề này trong mục (5) dưới đây.
4/ Vai trò cuả Tôn
giáo trong XHDS
Tôn
giáo đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và củng cố XHDS, đặc
biệt là trong các quốc gia có nền móng dân chủ tiến bộ như ở Âu Mỹ. Điển hình
như tại nước Mỹ, thì trong số hơn một triệu tổ chức phi chính phủ (NGO), thì có
đến trên 60% là phát xuất từ các tôn giáo. Và trong số cỡ ba triệu nhóm nhỏ
(small groups), thì cũng phải có tới gần hai triệu nhóm là do các tôn giáo đứng
ra tổ chức hay hỗ trợ.
Các
tổ chức và nhóm nhỏ như vậy đã và đang thực hiện một “Chương trình hành động xã
hội dựa vào niềm tin” (Faith-based Social Action Program) trên toàn quốc và cả
trên thế giới nữa.
Như
ta đã thấy, các tôn giáo ngày nay không phải chỉ hoạt đông trong lãnh vực từ
thiện, nhân đạo, mà còn rất năng nổ cả trong lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội và
văn hoá nữa. Họ được sự tín nhiệm cuả đa số quần chúng, bởi vì họ hy sinh, tận
tuỵ phục vụ những người kém may mắn nhất cuả xã hội. Cụ thể như Mẹ Teresa ở
Calcutta, Ấn Độ là cả một tấm gương sáng chói mà khắp thế giới đều mến phục.
Hay như gương tranh đấu kiên cường, mà bất bạo động cho Dân quyền (Civil
Rights) cuả Mục sư Martin Luther King ở Mỹ trong thập niên 50-60, đã góp phần
cực kỳ to lớn trong việc bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền cuả người da đen, vốn
xưa kia bị đối xử rất tàn tệ vì nạn kỳ thị chủng tộc, đặc biệt là tại các tiểu
bang miền Nam nước Mỹ.
5/ XHDS trong một
thể chế độc tài, độc đảng
Trong
một chế độ độc tài chuyên chế tòan trị (totalitarian dictatorship) như ở Việt
nam, Trung hoa, Bắc Triều Tiên hiện nay, thì đảng cộng sản thâu tóm mọi quyền
hành, không những trong chánh quyền, mà còn cả về kinh tế và cả về mặt văn hóa,
tư tưởng nữa. Họ không cho tự do hội họp, tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do
tôn giáo…, nên XHDS bị khống chế, kìm hãm không làm sao phát triển tự do thỏai
mái được. Họ cấm không cho hội hướng đạo họat động, mà dành độc quyền cho “Đòan
Thanh Thiếu niên cộng sản”, cho “Hội Liên hiệp Phụ nữ”, cho “Mặt trận Tổ quốc”
… là các “cơ sở ngọai vi của đảng cộng sản” để một mình một chợ, tha hồ mà tung
hòanh “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”!. Tất cả đều do đảng cộng sản chỉ
huy, điều động.
Toàn
bộ ngành truyền thông báo chí và xuất bản sách báo, thì cũng lại do một mình
đảng cộng sản độc quyền thao túng hết, không chịu để cho bất kỳ người tư nhân
nào được ra báo, hay tổ chức truyền thanh, truyền hình khác với cuả nhà nước.
Về
sinh họat tôn giáo, thì họ chỉ cho có “tự do thờ phượng” (freedom of worship)
để các tín đồ được đi lễ ở chùa hay nhà thờ. Chứ không hề cho các tôn giáo được
tham gia họat động về xã hội từ thiện hay về y tế giáo dục v.v… Chánh quyền
cộng sản lại còn tìm mọi cách để triệt hạ các tổ chức tôn giáo nào mà không
chịu ngoan ngoãn sinh hoạt trong khuôn khổ chật hẹp do nhà nước áp đặt, bó buộc
phải rắp mắt tuân theo. Họ vẫn còn ngoan cố với thành kiến lỗi thời, coi “Tôn
giáo là thứ nha phiến, là mê tín dị đoan làm mê hoặc quần chúng” và từ đó họ
tìm mọi cách để “diệt trừ tôn giáo”, khiến gây ra sự phân hóa, chia rẽ trầm
trọng giữa các tầng lớp dân chúng với nhau.
Do
vậy, mà dưới chế độ độc tài, thì XHDS bị kiềm chế rất gay gắt, đến độ bị lụn
bại, thui chột đi, không còn sinh khí tối thiểu để phát triển khởi sắc được
nữa.
6/ Làm sao để phục
hồi XHDS trong hòan cảnh hiện nay ở Việt nam?
Đây
là một vấn nạn hết sức khó khăn được đặt ra trước hết cho giới sĩ phu trí thức,
cho giới lãnh đạo tinh thần vốn xưa nay là tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Các
quý vị này phải cùng hợp tác với nhau để nắm lấy vai trò lãnh đạo đối với quần
chúng nhân dân, tạo ra được khí thế sôi xục tranh đấu để “Nhân dân cùng nhất tề
đứng lên dành lại quyền làm chủ lấy vận mệnh của mình”. Đây không phải là việc
“lật đổ chánh quyền”, mà chỉ nhằm dành lại quyền chủ động cuả người dân trong
lãnh vực XHDS.
Việc
này ở các thành phố, thì dễ có điều kiện thuận lợi hơn để phát động lôi cuốn
giới thanh thiếu niên vốn có trình độ văn hóa cao hơn, lại được tiếp cận nhiều
với những tiến bộ của phong trào tranh đấu về Dân chủ, Tự do, Nhân quyền trên
thế giới. Rồi lần hồi từ các thành thị sẽ lan đến các vùng thôn quê xung quanh,
theo phương thức “vết dầu loang” nhằm mở rộng phạm vi sinh họat mỗi ngày khởi
sắc thêm mãi lên. Ta cần lưu ý đến nghiã vụ cuả người dân thành thị đối với
người bà con kém may mắn hơn ở nông thôn, vốn là nạn nhân lâu đời cuả nạn cường
hào ác bá xưa kia, cũng như mới hiện nay do cán bộ cộng sản chuyên môn hà hiếp,
áp bức, bóc lột dân chúng nhân danh chủ thuyết “Vô sản chuyên chính” và “Hận
thù giai cấp” v.v…
(
Xin coi bài “Xây dựng XHDS tại các thành phố” và bài “Thành thị phải tiếp ứng
nông thôn” đã phổ biến gần đây, vào tháng 11/2008).
Đây
chính là sự mở đầu cho một “nền Dân chủ Tham gia” (Participatory Democracy),
trong đó mọi người dân đều có cơ hội tham dự vào công việc chung của tập thể
cộng đồng, mà chính họ là một thành viên họat động tích cực, chứ không còn bị
gạt ra lề như trong chế độ cực quyền tòan trị của cộng sản.
Chi
tiết thực hành sẽ do tính sáng tạo và năng động của giới lãnh đạo tại từng địa
phương cơ sở cùng hợp lực với nhau mà đề ra được phương sách thích nghi cho
từng hòan cảnh đặc thù của mỗi địa phương, từng môi trường văn hóa xã hội khác
biệt nhau.
Có
thể nói thật vắn tắt là: Kinh nghiệm xây dựng XHDS đã có sẵn trong truyền thống
dân tộc, mà được cha ông chúng ta tích lũy từ lâu đời, thông qua các vị tôn
trưởng của từng thôn xã xưa kia. Các vị tôn trưởng này chính là giới lãnh đạo
nòng cốt tại hạ tầng cơ sở nông thôn từ ngàn xưa cuả xã hội dân sự trên đất
nước ta. Đó là các cụ đồ nho, các chức sắc đã về hưu, các vị tu sĩ cuả các tôn
giáo, các thân hào nhân sĩ tại điạ phương …
Và
hơn thế nữa, ngày nay ta lại còn có thể học tập được kinh nghiệm xây dựng và
phát triển XHDS cụ thể của các nước đã có truyền thống dân chủ vững chắc ở Âu
Mỹ. Đặc biệt là kinh nghiệm phục hồi và tái thiết của các nước Đông Âu vừa mới
thóat khỏi ách độc tài cộng sản 20 năm nay.
Cái
kinh nghiệm quý báu này cuả thế giới hiện đại có thể giúp ta rất nhiều trong
công cuộc “Nâng cao dân trí, Chấn hưng Dân khí và Cải tiến Dân sinh”, đó chính
là bí quyết để xây dựng và củng cố XHDS tại khắp nơi ở nước ta, như nhà cách
mạng tiền bối Phan Châu Trinh đã kêu gọi ngay từ hồi đầu thế kỷ XX vậy.
©
Đoàn Thanh Liêm
©
Đàn Chim Việt
THEO
DÒNG SỰ KIỆN:
No comments:
Post a Comment