Huỳnh Anh Dũng, cựu Đại sứ VN tại Campuchia
Ngày 7/9/1990: BCT họp thảo luận về kết quả
cấp cao Việt-Trung và cấp cao VN-CPC. BCT quyết định:
+ 8/9/1990: Đ/c Đỗ Mười gặp Đại sứ TQ nói
lại lập trường CPC.
+ Thông báo cho Liên Xô, Lào như nội dung
thông báo cho CPC.
+ Ai hỏi về công thức 6+2+2+2+1, nói không
biết.
- 7 giờ 15′ sáng 9/9/1990, BCT họp về thông
điệp của TQ do Trương Đức Duy trao cho anh Hồng Hà 6 giờ sáng 9/9/1990 đề nghị
tác động việc lập SNC do các bên CPC đang họp ở Jakarta. BCT quyết định: Anh
Trần Quang Cơ đi Jakarta. Anh Linh nói cố lập được SNC. Anh Thạch gửi thư cho
Hun Sen. Từ nay mọi tiếp xúc phải qua Bộ Ngoại giao và phải báo cáo trước với
Anh Thạch và Anh Lê Đức Anh.(Ý là ngăn Đại sứ TQ chỉ tiếp xúc với Ban Đối
ngoại [TW Đảng] và lờ đi Bộ Ngoại giao). Theo quyết định đó, anh Trần Quang Cơ,
có tôi đi cùng, rời ngay Hà Nội trưa 9/9/1990 qua đường Bangkok. Chiều tối
10/9/1990, anh Cơ đến Jakarta thì cuộc họp các bên CPC đã kết thúc, đã thoả
thuận lập SNC gồm 12 thành viên xếp theo vẫn chữ cái và không có Sihanouk. Mặc
dù vậy, khi anh Cơ vừa đến Sứ quán ta ở Jakarta, Vụ phó Trương Thanh chủ động
gọi điện thoại cho anh Cơ thông báo cuộc họp đạt kết quả tốt và “cám ơn sự giúp
đỡ” của anh Cơ. Tuyên bố chung cuộc họp ghi rõ “các bên CPC chấp nhận toàn
bộ văn kiện khung P-5 làm cơ sở để giải quyết cuộc xung đột CPC. “
- Ngày 24/9/1990, đ/c Lê Đức Anh sang CPC, thay mặt BCT ta làm việc với
BCT CPC (tôi không còn nhớ nội dung, nhưng nghĩ rằng nội dung là bàn giúp CPC
xây dựng lực lượng để chuẩn bị đi vào giải pháp chính trị). Ngày 26/9/1990,
Chea Sim thay mặt BCT CPC gửi thư cho BCT ta với nội dung: Cám ơn sự giúp đỡ,
hoàn toàn nhất trí với nội dung đ/c Lê Đức Anh bàn với BCT CPC ngày 24/9/1990,
đề nghị BCT sớm cử một tổ giúp nghiên cứu tổng hợp trong tình hình mới ở CPC.
Tiếp sau đó đoàn các đ/c Trần Văn Quang, Lê
Hai sang làm việc với CPC ngày 18/10/1990 có Heng Somrin, Chea Sim, Hun Sen,
Sai Phu thong, Sar Kheng. Heng Somrin trình bày bản viết sẵn về tình hình và đề
nghị ta giúp đỡ theo hướng chuẩn bị giải pháp chính trị. Anh Trần Văn Quang và
Lê Hai còn dành thì giờ làm việc thêm với Bộ trưởng Bộ quốc phòng Tia Banh, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Sin Song. Ngày 20/10, anh Quang về Hà Nội báo cáo BCT. Anh Ngô
Điền cũng làm việc với anh Trần Văn Quang và Lê Hai theo hướng dùng K-88
(chuyên gia quân sự) và K-89 (chuyên gia an ninh) để giữ liên lạc với CPC.
Trong làm việc, theo anh Ngô Điền báo cáo, Hun Sen nói: Ta xác định bước đi tìm
giải pháp chính trị là không thể lùi lại được. (Từ 3 đến 7/2/1991, đ/c Trần Văn
Quang lên CPC lần nữa, không rõ cụ thể nội dung, hướng là giúp CPC xây dựng căn
cứ địa chuẩn bị giải pháp chính trị).
- Ngày 28/9/1990, gặp anh Trần Quang Cơ tại Phnom Penh, Hun Sen nói: “Khi
gặp Sok An36 ở Bangkok 17/9, TQ dọa và đòi Nhà nước CPC phải nhận công thức
VN-TQ đã thoả thuận. Nhưng Phnom Penh độc lập. [Thủ tướng Thái] Kraisak
đã nói rất đúng khi trả lời TQ về ý trên là VN không phải là Phnom Penh” .
- Ngày 29/9/1990, ba nước VN, Lào, CPC thoả
thuận làm bị vong lục chung gửi Liên Xô nói rõ ý kiến về văn kiện khung P-5
nhưng sau đó CPC thay đổi ý kiến là bị vong lục của riêng CPC không làm chung 3
nước. Và có thể khẳng định từ lúc này trở đi, CPC không thật sự trao đổi ý
kiến với ta về giải pháp CPC nữa.
- Ngày 1 l/10/1990: Anh Lê Đức Anh gặp Hun Sen tại sân bay Nội Bài. Anh Lê
Đức Anh khuyên Hun Sen trong tình hình hiện nay CPC nên đẩy mạnh hoạt động
ngoại giao dể họp sớm SNC. SNC không quan trọng; vấn đề quan trọng là đấu tranh
sửa đổi tốt văn kiện khung P-5.
Hun Sen nhắc lại lập trường cũ với vẻ kiên
quyết, có thể nhân nhượng cho Sihanouk làm Chủ tịch nhưng Hun Sen phải là Phó
Chủ tịch.
Hun Sen thông báo đang tập trung quân để
đánh Khmer Đỏ. Anh Lê Đức Anh khuyên không nên, làm như vậy sẽ bộc lộ lực lượng
và mắc mưu Khmer
Đỏ, nên bảo toàn lực lượng để chuẩn bị khi
đi vào giải pháp. Hun Sen đồng ý, hứa sẽ báo cáo lại.
- Cùng ngày 11/10/1990, Bộ trưởng ngoại giao Hor Nam Hong nói: Cho Sihanouk về
là nguy hiểm cho ta. Để Sihanouk ở ngoài ta sẽ thắng trong tổng tuyển cử.
- 15/10/1990:
Hun Sen nói với anh Ngô Điền: “3 năm qua, tôi thấy rõ Sihanouk không trở về với
ta đâu, Sihanouk về càng thêm phức tạp”.
- Ngày 27/10/1990: Bộ trưởng ngoại giao CPC chủ động nói với phóng viên
AFP: Một số người muốn Giải pháp Đỏ, nhân dân CPC bác bỏ Giải pháp Đỏ vì họ
chưa quên hàng triệu người bị Khmer Đỏ giết hại.
- Ngày 9-10/11/1990: hai đồng chủ tịch Hội nghị Paris, P-5 và một số nước họp
bàn cụ thể văn kiện khung P-5 thành dự thảo Hiệp định.
- Ngày 18/11/1990, BCT ta họp bàn về vấn đề CPC. Anh Thạch đề nghị BCT cho
ý kiến về 2 vấn đề: một số nguyên tắc để đấu tranh trong các văn kiện của P-5
và vấn đề SNC. Anh Trần Quang Cơ trình bày đề án. BCT thảo luận, ý kiến khác
nhau, đôi lúc căng thẳng. Ý Anh Thạch là phía CPC trong SNC cần phải phê phán
mạnh văn kiện P-5 vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Đ/c Phạm Văn Đồng nói: “Ta
cứ bác một số điểm nhưng làm khéo, có sách lược. Nếu SNC không thoả thuận được
thì Hội nghị quốc tế Paris có thể họp và thoả thuận được không? …Nếu ở Jakarta,
Pháp và một số nước khác đã bàn nhau xong rồi thì sẽ trở thành vấn đề nghiêm
trọng; họ sẽ làm theo cách của họ, không đợi SNC vì họ cho là không quan trọng
và vẫn còn tranh luận nhau vấn đề Chủ tịch và Phó Chủ tịch. Lúc bấy giờ bạn và
ta sẽ ở tình thế “khó”…” Đ/c Thạch nói lại: “Ta không lo vì họ vi phạm
Hiến chương Liên hợp quốc và đây cũng chỉ mới là ý kiến 5 nước. Ta có thể phối
hợp với bạn bè đấu tranh chống những điều vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc.”
Đ/c Linh nói: …”Phải giải quyết vấn đề CPC sớm. Bạn nên tìm mọi cách thực
hiện hòa hợp dân tộc, vừa đánh Khmer Đỏ, vừa có truyền đơn kêu gọi Khmer Đỏ,
lôi kéo Sihanouk, Son San. Không nên nêu vấn đề diệt chủng vì sẽ không phân hóa
được Khmer Đỏ… Không nên găng với Sihanouk, không nên găng vấn đề Chủ tịch, Phó
Chủ tịch…” . Đ/c Võ Chí Công: “BCT đã bàn nhiều lần và nhất trí
cần giải quyết vấn đề CPC bằng giải pháp chính trị, kéo dài mãi sẽ nguy hiểm…“;
Đ/c Lê Đức Anh:
…”Vấn đề diệt chủng, phía VN ta không
nên nói nhiều vì đụng vào tim óc của TQ, trong khi ta phải làm cho TQ dịu đi
trong vấn đề CPC…“. Đ/c Linh: “nếu nói rằng ý đồ TQ và Mỹ như nhau, tôi
không đồng ý“.
Cuối cùng, đ/c Nguyễn Văn Linh kết luận:
1) Về các nội dung văn kiện, ta phối hợp
với CPC và Lào cùng một số nước khác tiếp tục đấu tranh, vận dụng Hiến chương
Liên hợp quốc.
2) Về SNC, ta không thể góp ý kiến với bạn
được.
3) Sau Hội nghị Trung ương, BCT sẽ đánh giá
lại một số vấn đề liên quan đến ngoại giao như nhận định về TQ thế nào, tuyên
bố hoặc nói về TQ như thế
nào.
Đ/c Thạch nói thêm vào: Đồng ý đánh giá
lại, kể cả cuộc hội đàm ở Thành Đô.
- Từ 23-26/1l/1990: P-5 và 2 Đồng Chủ tịch họp tại Paris thông qua dự thảo
văn kiện về giải pháp toàn bộ cho CPC, kêu gọi các bên CPC sớm hoàn tất SNC.
- Ngày 2/12/1990, đ/c Nguyễn Cơ Thạch đi Vientiane cùng đ/c Võ Chí Công
dự lễ 15 năm Quốc khánh Lào. Tại Vientiane, đ/c Thạch làm việc với Thứ trưởng
ngoại giao CPC Long Visalo và đ/c Phoun Sipaseut, phê phán mạnh dự thảo Hiệp
định 26/11 vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và dung túng bọn diệt chủng. Tại
Vientiane, đ/c Thạch và đ/c Nguyễn Mạnh Hùng (thư ký) làm rất công phu thống kê
dự thảo gồm bao nhiêu điều, bao nhiều phần; những điều vi phạm Hiên chương Liên
hiệp quốc, những điều có thể chấp nhận được và không. Cơ bản là không chấp nhận
được. Khi từ Vientiane trở về, đ/c Thạch thông báo lại Lãnh đạo Bộ Ngoại giao
tinh thần đó; đ/c Trần Quang Cơ tỏ ý không tán thành vì góp ý với CPC như vậy
sẽ không thể có giải pháp chính trị, vấn đề sẽ lại rồi bế tắc và ảnh hưởng đến
tình hình kinh tế-xã hội trong nước ta. Đ/c Thạch nổi giận, hỏi sao đ/c Cơ lo
nhiều về kinh tế-xã hội như vậy. Đ/c Thạch nói giữa đ/c Thạch và đ/c Cơ đã bắt
đầu có ý kiến khác nhau và đề nghị họp riêng Lãnh đạo Bộ để trao đổi. Buổi
chiều, Lãnh đạo Bộ họp, đ/c Thạch dịu đi, đ/c Cơ không làm găng nhưng nói rõ ý
kiến của mình.
- Ngày 8/12/1990, đ/c Thạch gửi báo cáo cho BCT theo tinh thần đã chuẩn bị
ở Vientiane, nhận định dự thảo này xấu hơn cả văn kiện khung P-5; đề nghị thái
độ ta đòi tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và phải ngăn chặn chế độ diệt
chủng lập lại. Đ/c Thạch đề nghị BCT cho ý kiến để 10/12/1990, Hun Sen ra Hà
Nội bảo vệ luận án Phó tiến sĩ đ/c Thạch sẽ làm việc.
Đ/c Phạm Văn Đồng cho ý kiến về báo cáo
này: đồng ý cách phân tích nhưng nhấn ý vấn đề nội bộ CPC do CPC phát biểu,
ta ủng hộ. Đ/c viết thêm: “Tôi không hiểu là chúng ta làm cách nào để
bạn CPC là người chủ động đề ra phương án của mình… Theo tôi biết thì trong
tình hình hiện nay những điều nói trên rất không dễ thực hiện và nếu bạn CPC
không chủ động như nói ở trên thì chúng ta không thể làm thay được. Đó là điều
cần chú ý và cần tránh bởi vì nó có thể đưa đến những điều rất phức tạp. ý kiến
tôi tóm tắt như trên bởi vì các anh đều rõ tình hình cho nên tôi không cần nói
nhiều.”
- Ngày 11/12/1990, đ/c Thạch làm việc với Hun Sen theo tinh thần trên. Hun
Sen đồng ý và đề nghị ta góp ý kiến cụ thể cần đòi hỏi bồ sung như thế nào.
Ý kiến cá nhân tôi [tác giả?] đến lúc này
không thể bổ sung nữa vì văn kiện khung bao gồm những điều cơ bản mà ta không
chấp nhận nhưng ta không thể làm gì hơn vì P-5 đã áp đặt và SNC họp ở Jakarta 1
0/9/1990 đã chấp nhận.
- Ngày 21-23/12/1990, hai Đồng Chủ tịch Hội nghị quốc tế Paris về CPC (PICC),
đại diện TTK/LHQ họp với SNC tại Paris thông qua tuyên bố cuối cùng chấp nhận
dự thảo Hiệp định do P-5 và 2 đồng Chủ tịch dự thảo. Lúc này, đ/c Nguyễn Thanh
Bình đi dự Đại hội Đảng Cộng sản Pháp, tôi được đi cùng sang Paris nhưng chỉ để
theo dõi cuộc họp về CPC. Tại cuộc họp này, Hun Sen ốm không dự hết các cuộc
họp và giao cho Tea Banh chủ trì. (Cũng có thể Hun Sen lấy cớ ốm để tránh họp).
Hẹn gặp tôi tại khách sạn ở Paris, Hun Sen tỏ ra rất mệt mỏi đề nghị tôi báo
cáo với đ/c Nguyễn Cơ Thạch rằng Hun Sen đã làm hết sức mình nhưng không thể
làm được gì hơn nữa vì SNC đã chấp nhận toàn bộ văn kiện khung P-5, CPC buộc
lòng phải chấp nhận dự thảo Hiệp định của P-5 và 2 đồng chủ tịch PICC.
- Theo yêu cầu của CPC, từ 15-16/1/1991, đ/c Trần Quang Cơ cùng 3 chuyên viên Adhoc [Nhóm đặc
biệt] CPC của Bộ Ngoại giao (Lê Công Phụng, Huỳnh Anh Dũng, Vũ Tiến Phúc) sang
CPC làm việc với nhóm B-l của CPC. Ngày 16/1/1991, Hun Sen tiếp đ/c Trần Quang
Cơ, nói: Nhận giải pháp chính trị vào lúc này thì “nội bộ CPC sẽ hỗn loạn”, “xu
hướng mạnh nhất trong nội bộ sẽ chống lại” và Hun Sen nói trong cuộc họp Trung
ương ngày mai (17/1/1991) sẽ thông báo quyết định của BCT CPC “năm 1991 sẽ chưa
có giải pháp chính trị”.
- Từ ngày 24-25/1/1991, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhân họp Hội nghị Trung ương
9, BCT đã nghe đ/c Trần Quang Cơ trình bày đề án đấu tranh về CPC theo hướng
“khi trao đổi với CPC về những mặt nội bộ của vấn đề CPC, ta sẽ gợi ý những
phương hướng khác nhau để CPC lựa chọn, ta nói rõ đó là gợi ý và tuỳ CPC quyết
định ta sẽ tôn trọng” . Đ/c Cơ cũng báo cáo kết quả đi CPC 15-16/1/1991
về ý CPC không muốn đi vào giải pháp lúc này.
- Theo chỉ thị của đ/c Nguyễn Cơ Thạch,
ngày 7/2/1991, tôi sang CPC làm việc với nhóm giải pháp CPC của Bộ Ngoại giao
CPC về ý kiến của ta bổ sung sửa đổi dự thảo Hiệp định 26/11/1990, Thứ trưởng
ngoại giao Sok An tiếp tôi và thông báo ngày 8/2/1991 BCT CPC đã quyết định
không để Liên hợp quốc tổ chức tổng tuyển cử mà Liên hợp quốc chỉ có nhiệm vụ
giám sát và kiểm soát. Tối 9/2/1991, Hun Sen cũng thông báo anh Ngô Điền như
vậy.
- Ngày 7/3/1991, đ/c Nguyễn Cơ Thạch điện cho anh Ngô Điền:
” 1) Ngày 24/2, Anh Nguyễn Văn Linh đã
gặp riêng Heng Somrin (ở Hà Nội) gợi ý về vấn đề CPC. Cuộc gặp chỉ có Anh Linh
và Heng Somrin. Anh Linh gợi ý là lúc này nên tập trung vào việc đối phó với
văn kiện P-5. Muốn như vậy cần thực hiện tốt chính sách hoà hợp dân tộc, không
nên nhấn mạnh vấn đề diệt chủng, cần tranh thủ cả 3 phái kia nên nhận SNC gồm 3
thành viên, Sihanouk làm Chủ tịch. Anh Linh nói cần có sách lược tranh chủ TQ.
Anh [Linh] cho tôi biết Heng Somrin suy nghĩ hồi lâu rồi nói là cá nhân có thể
đồng ý nhưng cần về bàn với nội bộ CPC vì có ý kiến khác nhau.
2) Ngày 5/5, anh Ba Cung báo cáo anh Lê Đức
Anh: Ngày 4/3, Hun Sen gặp anh Ba Cung, Heng Somrin báo cáo với BCT về ý kiến
Anh Linh. Các đ/c
trong BCT băn khoăn và ngại rằng đ/c Heng
Somrin không thạo tiếng Việt nên có thể sai sót. Anh nên gặp anh Hun Sen và Ba
Cung để hỏi rõ ý kiến của BCT
bạn.“
Anh Ngô Điền báo cáo: “Chiều ngày
8/3/1991, tôi gặp anh Hun Sen. Tôi chưa hỏi, anh Hun Sen chủ động nói: Anh Heng
Somrin từ Hà Nội về có thuật lại ở BCT những gợi ý của Anh Nguyễn Văn Linh. Một
số đ/c BCT sợ rằng Anh Heng Somrin nghe tiếng Việt không rành, ghi chép lại
chậm, do đó không nắm được ký ý kiến Anh Linh. Nhân chuyến đi Hà Nội sắp tới,
anh Hun Sen được giao nói rõ ý định của CPC đồng thời trao đổi thêm về những
bước đi sắp tới.
a) Về diệt chủng: nhất trí là về chiến lược
cần tranh thủ TQ nhưng về sách lược nên sử dụng con bài Khmer Đỏ trong đấu
tranh chính trị ngoại giao như thế nào? Nếu TQ đi vào hướng Giải pháp Đỏ, quyền
lợi của họ là hiện đại hoá, muốn thế phải tranh thủ Mỹ, phương Tây.
b) Về Sihanouk: BCT đã trao đổi về gợi ý
Anh Linh nhận Sihanouk làm người thứ 13 và Chủ tịch SNC, vì ta không có gì phải
sợ do SNC phải quyết định consensus.
Chúng tôi thấy 2 điều bất lợi :
- Sẽ gây chia rẽ trong nội bộ: trước đã
cố gắng lôi Sihanouk vào, đã nhiều lần nhân nhượng, mà Sihanouk luôn đổi ý kiến
làm tôi cũng chán. Càng nhân nhượng, y càng làm cao và trên thực tế uy tín của
y cũng tăng thêm nhờ ta nhượng. Nay y đã việt vị, cứ đế thế rồi sẽ tính sau.
- Tạo điều kiện cho Sihanouk và đồng bọn
đổ lỗi cho ta. Họ sẽ nói là do ta ngăn cản từ tháng 9/1990 nên đàm phán ngưng
trệ, nay bí quá phải nhận Sihanouk. Hoá ra ta cho nó đã không được công mà còn
bị lỗi.“
Lúc này, có thể do bị sức ép từ nhiều phía,
CPC lại thay đổi thái độ, chủ trương không đi vào giải pháp chính trị nữa. Có
mấy sự kiện:
Hội nghị Trung ương lần thứ 12 của Đảng
nhân dân Cách mạng CPC (17- 29/1/1991) chủ trương năm 1991 chưa đi vào giải
pháp chính trị.
Ngày 8/2/1991, BCT CPC đã họp và ngày
11/2/1991 ra nghị quyết về phương hướng đấu tranh ngoại giao tới, chủ trương
hạn chế tối đưa vai trò của Liên hợp quốc cũng như của cả SNC. Ngày 3/3/1991,
Bộ trưởng ngoại giao CPC có thông báo nội bộ cho các Đại sứ CPC ở ngoài nước
chủ trương trên.
Do tháng 1/1990 Quốc hội CPC đã chính thức
thông qua quyết định giao cho Liên hợp quốc tổ chức tổng tuyền cử, Quốc hội CPC
họp phiên họp kín và bất thường (28/2- l/3/1991) sửa lại và thông qua quyết
định hạn chế vai trò của Liên hợp quốc, biểu quyết thông qua 7 điểm:
1) Hiệp định phải nêu các biện pháp cụ thể
ngăn chế độ diệt chủng.
2) Giữ nguyên trạng chính trị và quân sự
trước tổng tuyển cử.
3) Liên hợp quốc phải tôn trọng Hiến chương
LHQ, chủ quyền và quyền tự quyết của CPC: Liên hợp quốc và nước ngoài chỉ tham
gia giải quyết mặt quốc tế của vấn đề CPC không được can thiệp công việc nội bộ
CPC.
4) Công việc nội bộ CPC do SNC quyết định.
5) SNC soạn thảo luật bầu cử, thủ tục bầu
cử.
6) Liên hợp quốc chỉ gồm các nhân viên kiểm
soát quân sự, không cần lực lượng giữ gìn hòa bình.
7) Đại diện TTK/LHQ không được giao quyền quyết
định cuối cùng.
Trong kỳ họp, Chea Sim đọc diễn văn khai
mạc và bế mạc, Hun Sen báo cáo về quá trình đàm phán và dự thảo Hiệp định của 5
nước lớn. Chea Sim nói: “Người ta không được ép nhân dân CPC chấp nhận những
gì trái với lợi ích của mình. Sự thật không ai hiểu sâu vấn đề CPC hơn người
CPC“.
Hun Sen nói: “Đấu tranh để bảo vệ độc
lập, hạnh phúc và chân lý, nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta đã
vượt qua những khó khăn lớn nhất.”
…“Vấn đề quan trọng không phải ở chỗ là
khó khăn đến mức nào mà là ở chỗ ta có dám vượt qua không? Trước hết phải xây
dựng và giữ vững lòng yêu nước, yêu dân tộc và dám hy sinh vì độc lập và chủ
quyền quốc gia.” Hun Sen phê phán công thức 6+2+2+2+l và nói: “Như các
đại biểu đã biết, vấn đề SNC này rất phức tạp, để thoát được chúng ta phải đấu
tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu kẻ thù và bọn ủng hộ chúng nó không ít
đâu, mặc dù SNC đã được thành lập trên cơ sở hai bên bình đẳng, nhưng người ta
muốn biến nó thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1 và vấn đề Chủ tịch làm cho
SNC không hoạt động được.” Hun Sen còn nói: “Chấp nhận toàn bộ văn kiện
đó (của 5 nước lớn), chúng ta sẽ ở vào địa vị thấp hơn là chế độ thuộc
địa, và là hành động tự sát.”
- Ngày 7/3/1991, mít tinh 5 vạn người trước Hoàng Cung ở Phnom Penh hoan nghênh
Nghị quyết mới của Quốc hội CPC, Hun Sen phát biểu rất hùng biện mấy tiếng đồng
hồ nhấn ý độc lập, tự chủ, đòi tôn trọng chủ quyền CPC. Trong mít tinh có cả
khẩu hiệu tiếng Anh, Pháp “Không ai hiểu CPC hơn người CPC”.
- Ngày 12/3/1991, Hun Sen ra Hà Nội bảo vệ luận án Tiến sĩ. Sáng 13/3,
anh Ngọc, Thư ký anh Lê Đức Anh truyền đạt cho tôi ý kiến của anh Lê Đức Anh để
thông báo với anh Thạch:
“Chiều 12/3, Anh Lê Đức Anh đã làm việc
với Hun Sen, Tea Banh. Hun Sen và Tea Banh thông báo lại tình hình trong thời
gian vừa qua và hỏi lại ý của BCT trong cuộc anh Linh và anh Lê Đức Anh làm
việc với anh Heng Somrin ở Hà Nội vừa qua. Bạn hoàn toàn nhất trí ý kiến của
ta, không có gì gây cấn.
Về tình hình chung: bạn thông báo tình hình
chung tốt lên. Về đấu tranh cho giải pháp: Hun Sen và Tea Banh tán thành cần đi
vào giải pháp chính trị. Nhất trí SNC sẽ do Sihanouk làm Chủ tịch; Hun Sen, Phó
Chủ tịch, không đặt vấn đề đồng chủ tịch như trước. Nhất trí thu hẹp lại diện
đối tượng đầu sỏ diệt chủng phải loại trừ, không mở rộng ra nữa. Đối với
Sihanouk, nhất trí cân có cố gắng tranh thủ Sihanouk, tạo điều kiện để có cuộc
gặp mang tính chất cá nhân giữa Hun Sen và Sihanouk. Không còn đòi tách bạch
mặt nội bộ riêng, mặt quốc tế riêng nữa.“
Chiều 13/3/1991, đ/c Nguyễn Cơ Thạch gặp
Hun Sen trong 2 giờ. Hun Sen nói sẽ đáp ứng gợi ý của Ấn Độ là có “diễn đàn anh
em” giữa Hun Sen- Sihanouk. Về diệt chủng, Hun Sen nói dứt khoát: không thể bỏ
vấn đề diệt chủng. Tối 17/3, Trung ương Đảng ta chiêu đãi mừng Hun Sen bảo vệ thành
công luận án Tiến sĩ.
Gặp anh Thạch sau chiêu đãi, Hun Sen đề
nghị VN quản lý Pen Sovan chặt chẽ hơn. Vừa qua bà Lia, thuộc Hoàng tộc CPC,
đến Hà Nội đã gặp Pen Sovan. Sau đó Pen Sovan viết thư về CPC nói ý sắp được VN
cho về CPC. CPC rất lo ngại về việc quản lý Pen Sovan và đặc biệt về tin Pen
Sovan sẽ trở lại CPC.
16 giờ ngày 13/3/1991, sau khi kết thúc
cuộc gặp giữa anh Thạch và Hun Sen ở Nhà khách Hồ Tây, anh Ngô Điền ngồi lại
nói chuyện với Hun Sen. Hun Sen nói: May quá, ra đây nghe các anh nói vậy thì
rõ ra. Anh Heng Somrin nghe không nắm hết. Vấn đề diệt chủng không thể bỏ chỉ
có vấn đề là sách lược phân hoá kẻ thù. Vấn đề diệt chủng phải giữ để sau này
bàn cả gói. Còn SNC thì Sihanouk làm Chủ tịch. Tôi, Phó Chủ tịch. Không thể
nhận 13, cần thì 12 hoặc 14.
Anh Heng Somrin ở Hà Nội về thì họp BCT.
Nghe anh Heng Somrin nói, nhiều đ/c BCT ngạc nhiên. Nếu như vậy thì suy nghĩ
của VN và CPC khác nhau nhiều. Anh Say Chhum rất lo lắng đề nghị BCT nên cử một
đoàn 3-4 người đi Hà Nội nghe kỹ và trao đổi. BCT bàn và đề nghị anh Hun Sen,
anh Tea Banh vốn đã có kế hoạch đi Hà Nội thì nên đi sớm để trao đổi cho rõ. Ra
đây, gặp anh Lê Đức Anh, nghe anh Lê Đức Anh thì thấy rõ không có vấn đề gì,
chỉ do anh Heng Somrin nghe nhầm. Chẳng lẽ khác nhau nhiều đến thế.
Về Sihanouk, anh Lê Đức Anh nêu nên lôi kéo
Sihanouk vì đã có nguyên tắc consensus. Còn 12 hay 13 không thành vấn đề. Tôi
nói nếu ta nhận 13 thì rất bất lợi kẻ thù sẽ đổ lỗi cho ta, Sihanouk sẽ làm
cao, chỉ có thể nhận Sihanouk Chủ tịch và Hun Sen, Phó Chủ tịch. (Anh Ngô Điền
báo cáo anh Trần Quang Cơ sang 14/3).
- Ngày 13/4/1991, BCT bàn đánh giá tình hình thế giới, buổi sáng đ/c
Thạch đọc bản báo cáo dài đến gần hết buổi họp mới kết thúc. Buổi chiều, đ/c
Lân ở Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng lại trình bày một bản báo cáo rất dài ngược lại
hoàn toàn ý kiến đ/c Thạch. Đ/c Nguyễn Văn Linh nhận xét nói bản trình bày sáng
và chiều có nhiều chỗ khác nhau quá. Đ/c Thạch đề nghị 3 ngành quốc phòng, an
ninh, đối ngoại thảo luận để đi tới nhất trí. Đ/c Phạm Văn Đồng nói: Nói khôi
hài lúc này thật không phải lẽ. Chúng ta cần cố gắng làm việc đúng lương tâm,
nghiêm chỉnh, đúng trách nhiệm của mình. BCT đã giao cho 3 đ/c phụ trách 3
ngành làm nhưng lại chưa làm. Đ/c Phạm Văn Đồng nói thêm: Nên gửi tài liệu
thường xuyên, nghe thế này mất nhiều thì giờ. Ba đ/c nên ngồi vào đánh giá tình
hình xem cái gì nhất trí, cái gì chưa. Làm việc như thế này không có hiệu quả.
Ngày 15/5/1991, đ/c Thứ trưởng quốc phòng
Trần Văn Quang sang CPC dự Hội nghị tổng kết mùa khô của CPC. Theo chỉ thị của
đ/c Lê Đức Anh, đ/c Trần Văn Quang đã đặt vấn đề với CPC về rút chuyên gia. TBT
Heng Somrin nói BCT CPC đã bàn nhất trí sẽ rút chuyên gia trước khi có kiểm
chứng của Liên hợp quốc. Trước mắt có thể rút [một] bộ phận vào tháng 6/1991,
số ít còn lại sẽ tuỳ hoàn cảnh mà rút sau. Hun Sen nói tháng 6/1991 rút khoảng
1.200, còn để lại khoảng 200 ở Quân khu 4 và 5 (Battambang và Siem Reap). Chiều
19/5/1991, đ/c Trần Văn Quang và Thứ trưởng Quốc phòng CPC Ker Kimm Yan ký Hiệp
định hợp tác quân sự năm 1991 theo tinh thần trên: rút hết 1.200 vào tháng
6/1991; rút hết chuyên gia ở Quân khu 1, 2, 3 (Kandal, Kompong Cham, Kratie);
Quân khu 4, 5 mỗi nơi để lại 20; ở 3 sư đoàn của CPC: F286, F4, F196 mỗi nơi
gửi lại 42; K.88 giữ lại 25; tổng số chuyên gia quân sự còn lại là 191.
- Ngày 15-17/5/1991, BCT ta họp đánh giá tình hình thế giới và công tác đối
ngoại (có trích biên bản kèm theo).
- Ngày 2/6/1991: Hun Sen và Sihanouk gặp nhau tại Jakarta, thoả thuận
Sihanouk làm Chủ tịch và Hun làm Phó Chủ tịch, phá vỡ cuộc khủng hoảng về SNC
kéo dài từ tháng 9/1990 và mở đường đi thoả thuận một giải pháp chính trị về
CPC. Sihanouk nhận lời trở về Phnom Penh vào tháng 11/1991 dù có hay không có
giải pháp chính trị.
- Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản VN. họp từ
17-22/6/1991, bầu TBT và BCT mới, chủ trương đẩy mạnh
đổi mới, thi hành chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá với tinh thần “VN
muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng động quốc tế phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển.”
- Ngày 27/6/1991, trong họp SNC tại Pattaya, Sihanouk mời Hun Sen đi Bắc
Kinh 15/7 rồi đi Bình Nhưỡng 18/7 để tiếp tục cuộc gặp riêng giữa 2 người.
- Ngày 8/7/1991, BCT CPC ra nghị quyết chủ trương: trong tình hình mới,
“cố gắng hoàn thành một giải pháp chính trị”, chủ trương lôi kéo Sihanouk và
TQ.
- Ngày 13/7/1991, đ/c TBT Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Đào Duy Tùng họp bàn về
vấn đề CPC trước khi Hun Sen đi TQ (lần đầu từ 1979). Tham dự có đ/c Bí thư
Trung ương Hồng Hà và các đ/c Hoàng Bích Sơn, Nguyễn Quang Tạo, Trịnh Ngọc
Thái, Trần Quang Cơ, Nguyễn Dy Niên, Lê Mai. Trong cuộc họp, đ/c Lê Đức Anh
nói: “Lần này anh Hun Sen đi gặp lãnh đạo TQ cố gắng thành công, việc này có
lợi cho ta. Phải thấy đây là kết thúc một giai đoạn đấu tranh, chuyên sang một
giai đoạn đấu tranh mới, cuộc đấu tranh còn dài, chưa phải kết thúc vấn đề CPC.
Với ta có thể là kết thúc, với bạn chỉ là chuyển giai đoạn đấu tranh… Thành bại
trong giai đoạn này tuỳ bạn… Thúc đẩy quan hệ với TQ, nhưng phải thấy chuyện
này vì về sau không đơn giản… Nói với anh Hun Sen không [thể] nói hết vì qua
Hun Sen, TQ có thể khai thác.”
- Ngày 1 5/7/1 991, đ/c Nguyễn Cơ Thạch gặp Hun Sen tại Sân bay quốc tế Nội
Bài, Hun Sen thông báo tinh thần Nghị quyết BCT CPC chuyển từ giai đoạn “vừa
đánh, vừa đàm” sang giai đoạn “vừa xây dựng lực lượng, vừa đàm phán”, chủ
trương tìm cách tranh thủ lôi kéo và có chính sách lâu dài với Sihanouk, tranh
thủ TQ.
- Ngày 16-17/7/1991, SNC họp tại Bắc Kinh dưới sự quan sát của đại diện 2
đồng chủ tịch PICC, TTK/LHQ và TQ, thoả thuận Sihanouk làm Chủ tịch SNC, không
có Phó Chủ tịch, giữ lại Cơ cấu SNC 12 thành viên; Sihanouk từ chức Chủ tịch
liên hiệp 3 phái. Sau Bắc Kinh, Hun Sen đi thăm Bình Nhưỡng.
- Ngày 24/7/1991, đ/c TBT Đỗ Mười gặp Hun Sen tại Hà nội sau chuyến đi
thăm TQ và Triều Tiên của Hun Sen, Hun Sen được gặp Tiền Kỳ Tham và Kim Nhật
Thành và cuộc họp SNC ở Bắc Kinh đạt kết quả, Sihanouk được bầu làm Chủ tịch
SNC. Hun Sen tỏ rất phấn khởi về kết quả chuyến đi, nói “Lần này vui lắm.
Mọi lần cũng vui nhưng không đi vào cụ thể“, Hun Sen thông báo chủ trương
tích cực tranh thủ Sihanouk,tranh thủ cả TQ và lạc quan về giải pháp chính trị.
- Từ ngày 28/7-2/8/1991, đ/c Lê Đức Anh sang thăm và làm việc nội bộ ở TQ. Cùng
đi có đ/c Hồng Hà, bí thư Trung ương, Trịnh Ngọc Thái, Phó Ban đối ngoại. Đ/c
Lê Đức Anh đã giới thiệu về nội dung Đại hội VII, về bình thường hóa quan hệ 2
nước. Đ/c Lê Đức Anh và Hồng Hà đã hội đàm với Kiều Thạch, Uỷ viên thường vụ
BCT, Chu Lương, Trưởng ban đối ngoại; gặp Thủ tướng Lý Bằng; TBT Giang Trạch
Dân tiếp và chiêu đãi.
Trong dịp này, đ/c Lê Đức Anh có buổi gặp
với Từ Đôn Tín chiều 29/7/1991 tại Điếu Ngư Đài37, đ/c Lê Đức Anh nói: “Năm
ngoái khi đ/c Từ Đôn Tín sang VN đã xảy ra một số trục trặc không hay lắm, do
phía chúng tôi gây ra. Đ/c Nguyễn Văn Linh và chúng tôi khi biết việc này,
chúng tôi không vui lắm. Đ/c thay mặt chính phủ TQ sang VN để cùng chúng tôi
thảo luận giải quyết công việc nhưng lại để xẩy ra trục trặc, chúng tôi không
vui lắm. Hôm nay gặp đ/c tôi nói tình cảm của đ/c Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và
của tôi. Mong rằng sau này không xảy ra những trục trặc như thế nữa… Tình hình
trục trặc trong quan hệ nước là một việc đau, lòng… Tôi đồng ý là không nên nêu
vấn đề diệt chủng. Tôi cũng đã nói nhiều lần với đ/c Heng Somrin và Hun Sen.” Từ
Đôn Tín nói: “Gốc là vấn đề CPC… Song song với việc giải quyết vấn đề CPC
thì tiến hành bình thường hóa quan hệ Việt-Trung… Nếu vấn đề CPC được giải
quyết xong, các đ/c sang thì việc bình thường hóa quan hệ sẽ rất tốt. Nếu các
đ/c lãnh đạo VN sang TQ mà cái đuôi CPC còn thì chúng tôi khó nói với nhân dân…
Tháng 6/1990, đã để mất cơ hội, nay loại trừ hoàn toàn vai trò Liên hợp quốc
thì không được nữa.“
Tối 31/7/1991, đ/c Hồng Hà cùng Trịnh Ngọc
Thái gặp Từ Đôn Tín. Cùng dự có Trương Tứ Giang, Tề Kiến Quốc, Hồ Càn Văn. Đ/c
Hồng Hà nói: “Sau chuyến đi TQ lần này, đ/c Lê Đức Anh và tôi phải về gặp
đ/c Nguyễn Dy Niên ở Hà Nội. Chúng tôi phải báo cáo BCT để BCT có ý kiến chỉ
đạo trước khi đ/c Nguyễn Dy Niên đi TQ, không những về nội dung mà về cả tinh
thần và thái độ làm việc. Để làm được như vậy, chúng tôi đề nghị hoãn cuộc gặp
Thứ trưởng vài ngày để có thì giờ chuẩn bị tốt. Trước đây dự định cuộc họp Thứ
trưởng từ 5 đến 8/8, nay đề nghị từ 8 đến 10/8. Đ/c Trịnh Ngọc Thái sẽ ở lại
tham dự cùng đ/c Nguyễn Dy Niên. Nếu cuộc gặp đó không nắm được tinh thần các
buổi làm việc của chúng tôi với các đ/c lãnh đạo TQ thì khó có kết quả… Đ/c Lê
Đức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với đ/c Nguyễn Dy Niên. Nếu chuẩn bị tốt,
cuộc gặp Thứ trưởng sẽ không kéo dài. Tinh thần của chứng tôi là phấn đấu làm
cho cuộc gặp thành công.” Từ Đôn Tín nói: “Cuộc gặp Thứ trưởng rất quan
trọng, phải làm cho có kết quả. Tiếp đó SNC họp ở Bangkok, TQ và VN có đại diện
ở Bangkok trao đổi ý kiến để góp phần làm cho cuộc họp SNC có kết quả. Tôi sẵn
sàng gặp các đ/c ở Bangkok.”
- Sáng 4/8/1991,
tại Văn phòng Trung ương Đảng (4 Nguyễn Cảnh Chân), đ/c Lê Đức Anh và đ/c Hồng
Hà đã làm việc với đ/c Thứ trưởng Trần Quang Cơ và Nguyễn Dy Niên về đề án họp
Thứ trưởng ngoại giao Việt-Trung.
Đ/c Lê Đức Anh phát biểu như sau:
“Hai vấn đề đối ngoại lớn ta đã bàn:
bình thường hóa quan hệ với TQ và phá cấm vận của Mỹ. Giải quyết được 2 vấn đề
này sẽ bung ra hết vấn đề khác. Hai vấn đề này tác động qua lại lẫn nhau. Sang
TQ lần này ta phải giải quyết. Nhưng giải quyết 2 vấn đề này ta không được quên
3 nước Đông Dương. Tránh đừng để xảy ra trục trặc vấn đề gì trong quan hệ 2
nước.
Ta có 3 vấn đề về CPC cần nắm chắc.
Về quan hệ 2 nước, 2 Đảng đã có một bước
khai thông quan trọng. Cố gắng không để trục trặc để đi đến gặp cấp cao chính
thức. Phải nói ta cố gắng từ khi sửa Hiến pháp mãi đến sau Đại hội VII mới giải
quyết.
Trong vấn đề với TQ, khách quan mà nói cũng
mở đầu bằng vấn đề CPC.
Bên kia đánh ta, ta phản ứng lại. Vấn đề
CPC là vấn đề giữa VN-TQ. Ta không thừa nhận vấn đề này là không đúng. Ta phải
giải quyết vấn đề này. TQ cũng đã ngán lắm rồi. 10 triệu đô la một năm (?) cũng
không phải ít. Ta cũng đã mệt.
Khi tôi ở trong Nam, anh Chu Huy Mân vào
phổ biến việc đưa quân sang CPC, tôi nói ngay lúc đó là ngay ở Tây Nguyên ta đã
làm 3 năm rồi có được đâu mặc dù ta có Đảng, có cơ sở lại là người dân tộc
mình. Vấn đề không đơn giản. Ta vào CPC, Thái Lan sợ. Khi ta giải phóng miền
Nam họ đã sợ, vào CPC họ càng sợ.
Tuy ta kiên trì bình thường hóa quan hệ với
TQ nhưng không được. Vấn đề CPC có tiến triển là do trưởng thành của bạn CPC và
cố gắng ngoại giao của ta.
Bạn CPC cũng từng bước nhận thức được vấn
đề. Bạn CPC lúc thế này lúc thế khác là điều tất yếu có thể hiểu được.
Quá trình cho đến khi gặp cấp cao Thành Đô
là do cách đặt vấn đề của TQ không đúng. Đáng lý quan hệ Đảng tốt rồi tác động
giải quyết vấn đề CPC thì thuận hơn. Ta muốn như vậy nhưng TQ lại khác. Bây giờ
TQ muốn thoát ra và muốn giữ sĩ diện nước lớn. Khách quan là như vậy. Anh ủng
hộ chế độ diệt chủng phải thoát ra như thế nào để giữ sĩ diện. Đây là vấn đề
tâm lý. Trong bữa ăn, tôi nói với Giang Trạch Dân là TQ nước lớn, VN nước nhỏ, Giang
Trạch Dân nói con chim chích tuy bé nhưng cũng đủ gan đủ mật. Về quan hệ 2
nước, cách đặt vấn đề của TQ đã khác. Về CPC, Lý Bằng nói chỉ giữ cái khung mà
TQ đã ký với tư cách là một trong 5 nước HĐBA nhưng họ thừa nhận là văn kiện đó
có điều không hợp lý. Cái khung này các bên CPC thừa nhận, cấp cao Thành Đô đã
thừa nhận và đã trở thành vấn đề pháp lý. Đây là cái vòng Kim cô. Văn kiện
khung có 2 điếm quan trọng: Liên hợp quốc tổ chức tổng tuyển cử và quyền quản
lý hành chính 5 Bộ, còn vấn đề quân đội chỉ nêu qua. Vấn đề đặt ra là bạn thấy
nguy, bạn nghĩ lấy vấn đề diệt chủng để phá vòng Kim cô này. Đó là suy nghĩ
đúng nhưng không được. Sau Vùng Vịnh, TQ cũng thấy Liên hợp quốc quá lớn cũng
nguy cho TQ. TQ muốn thay đổi nhưng TQ không muốn đứng ra thay đổi. Ta làm sao
nói thân tình ta muốn CPC độc lập, trung lập CPC chỉ có thể là một nước tiến
hành cách mạng dân tộc dân chủ, có quan hệ quốc tế rộng rãi để tranh thủ đầu tư
nước ngoài. Điều kiện CPC không thể đi lên ngay CNXH được. Ta không cần liên
minh quân sự, chính trị với CPC. Ta chỉ cần hữu nghị với CPC nhưng không đơn
giản vì vấn đề lịch sử bị nước ngoài kích động thêm. Vấn đề là ta cố giữ thế
cho bạn, làm sao ta và TQ thống nhất với nhau để giữ một CPC độc lập, trung
lập, không bị nước ngoài chiếm đóng.
Từ đó, tôi nói dứt khoát, ta không nêu vấn
đề diệt chủng. Chúng tôi sẽ nói với bạn cái này. Anh không thể lấy cái này đế
phá vòng Kim cô. Anh lấy cái này thì TQ đứng về phía P-5. Anh đánh vào tim TQ,
TQ bực, đứng về phía 5 nước ép anh bất lợi cho bạn. Liên Xô, Pháp, TQ đều thấy
hợp lý cần phải sửa. Ta và TQ thoả thuận, ta gỡ sĩ diện cho TQ thì giải quyết
được Ta cần tạo điều kiện để TQ gỡ được sĩ diện để ta giải quyết vấn đề lớn.
Tôi đã nói với bạn CPC, trong quần chúng, trong nhân dân không thể buông vấn đề
diệt chủng. Khi Sihanouk về, dẫn Sihanouk đi xem để nâng cao tinh thần dân tộc
nâng cao mặt tích cực của Sihanouk. Sihanouk nói vậy chứ chưa bao giờ tận mắt
thấy tội ác diệt chủng.
Giữ vấn đề diệt chủng thế nào cho thực
chất. Không thể ngồi với Khieu Samphan, Son Sen mà nói diệt chủng, tức là chửi
vào mặt nó thì làm sao hòa hợp dân tộc. Ta phân tích kỹ nhưng không can thiệp
công việc nội bộ bạn.
Ta nói với TQ và đồng ý tác động các bên
CPC bỏ qua quá khứ, không để trở lại sai lầm cũ, ta muốn CPC hoà hợp dân tộc
thực sự, bỏ qua quá khứ. Tôi nói với TQ bản thân vấn đề này là vấn đề nhân đạo,
hai bên TQ-VN cần tiếp tục tác động về sau. Miễn chúng ta thống nhất với nhau
thì có thể nói với bạn CPC được. Ta nói trên tinh thần người cộng sản.
Vấn đề thứ hai là vấn đề quân đội. Mỹ,
Ahmed muốn giải giáp hoàn toàn quân đội CPC. Xu hướng chung trên thế giới là
mọi người muốn giảm quân, Xô- Mỹ giảm chạy đua vũ trang. Ta nói các nước đã
chấm dứt viện trợ quân sự, các bên CPC nên giảm quân. Có ngừng bắn và chấm dứt
viện trợ, nên giảm quân. Giải giáp ngay sẽ là một vết thương quá đau. Giảm bao
nhiêu do các bên CPC thoả thuận. Nếu mà bạn CPC nói giảm 50% thì thực chất là không
giảm do quân số ma. Ta có thể ghi vào giấy là có thể giảm quân để giảm bớt đóng
góp của nhân dân. Còn Từ Đôn Tín hỏi giảm bao nhiêu, ta đề nghị TQ đưa ra
phương án. Ta có thể thống nhất giảm 50%, TQ tác động đi, VN phụ thêm. TQ nói
Thái Lan được. Chưa chắc TQ dám chịu ghi biên bản điều này. TQ tác động, VN hỗ
trợ. Nếu chúng tôi thoả thuận thì tức là can thiệp công việc nội bộ người ta,
phức tạp lắm. Ta phải làm cho bạn CPC, ta làm tất cả điều này vì lợi ích của
Đảng, Chính phủ và nhân dân CPC.
Các anh lo là phải nhưng ta có cách.
Quân đội không can thiệp vào tổng tuyển cử,
ở trong doanh trại, đi ra ngoài không mang vũ khí.
Vấn đề thứ ba là vai trò Liên hợp quốc: Cần
nâng cao vai trò SNC, hạn chế Liên hợp quốc. Ta hỏi ý TQ như thế nào. TQ nên
tác động 4 bên CPC để nâng cao vai trò SNC lên đến mức nào thì VN sẽ phối hợp.
Về tổ chức bộ máy Liên hợp quốc, ta không
chấp nhận có quân đội Liên hợp quốc, ta chỉ chấp nhận nhân viên quân sự. VN và
TQ nên thống nhất vấn đề này và tác động các bên CPC. Không thể chấp nhận đội
quân chiếm đóng của Liên hợp quốc. Ta kiên quyết cái này, không chấp nhận vì
trái với Hiến chương Liên hợp quốc. TQ không đồng ý, ra Hội nghị quốc tế ta
cũng bảo lưu cái này. Đồng ý ta đưa trước vấn đề quan hệ 2 nước, chuẩn bị gặp
Ngoại trưởng, gặp cấp cao.
Vấn đề CPC tồn tại 3 vấn đề như trên. Ta
đồng ý trao đổi vấn đề này nhưng không phải là thương lượng. Nếu nhắc vấn đề
diệt chủng thì ta dồn TQ vào thế đi với 5 nước.
Nếu quân đội Liên hợp quốc vào CPC, ta lại
phải đưa quân xuống biên giới. Đưa quân vào không phải để đối phó với Liên hợp
quốc mà đội quân Liên hợp quốc sẽ làm chỗ dựa cho bọn Khmer phản động đánh ta.
Ta sẽ lại phải tăng quân số, cả một vùng phì nhiêu ở đồng bằng sông Cửu Long
như An Giang, Đồng Tháp… lại bỏ hoang“.
Đ/c Hồng Hà nói: “Ta khẳng định với TQ
trong đoàn còn có anh Trịnh Ngọc Thái.“
Đ/c Lê Đức Anh: “Anh Niên sang cố gắng
giải toả quan hệ giữa hai Bộ Ngoại giao.
…Nói thật, ta cũng bị Pol Pot diệt chủng.
Đồng bào ta ở An Giang bị họ sang sát hại ghê gớm. Nhưng vì ta vì đại nghĩa vì
vấn đề lớn phải thoát ra.“
Buổi chiều 4/8/1991, Thường trực BCT và BBT
họp cho ý kiến tinh thần như đ/c Lê Đức Anh cho ý kiến ban sáng.
- Từ ngày 8-10/8/1991, Thứ trưởng Nguyễn Dy Niên thăm và tiến hành họp Thứ
trưởng ngoại giao 2 nước (anh Trịnh Ngọc Thái sang TQ với đ/c Lê Đức Anh từ
cuối tháng 7/1991 ở lại chờ để dự cuộc gặp này). Sau khi bàn bạc, hai bên ra
thông cáo báo chí chung: hoan nghênh Sihanouk làm Chủ tịch SNC, ủng hộ văn kiện
khung Liên hợp quốc, khuyến khích giải pháp chính trị toàn diện và hoà hợp dân
tộc và trao đổi ý kiến về bình thường hóa quan hệ 2 nước. Ngày
10/8/1991, đúng ngày Quốc hội VN thông qua việc để đ/c Nguyễn Cơ Thạch thôi
chức Bộ trưởng ngoại giao và bổ nhiệm đ/c Nguyễn Mạnh Cầm làm Bộ trưởng Bộ
ngoại giao, Ngoại trưởng TQ Tiền Kỳ Tham tiếp đ/c Nguyễn Dy Niên mời Bộ trưởng
ngoại giao VN thăm TQ vào 10/9/1991 chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao.
- Ngày 13/8/1991, Hội nghị Trung ương lần thứ 13 của CPC ra nghị quyết đi
vào giải pháp chính trị, đề ra khẩu hiệu hành động “Tất cả vì bầu cử” thôi
không nói cộng sản và chủ nghĩa Marx-Lenin.
- Ngày 26-28/8/1991, SNC họp tại Pattaya (Thái Lan) chấp nhận toàn bộ văn
kiện khung và dự thảo Hiệp định của P-5. Ngày 30/8, P-5 họp với SNC thoả thuận
triệu tập Hội nghị quốc tế Paris về CPC trước cuối tháng 10/1991. Theo
thoả thuận với TQ, đ/c Thứ trưởng Nguyễn Dy Niên và Từ Đôn Tín cũng đến Pattaya
để theo dõi cuộc họp SNC. Trong quá trình thảo luận trong SNC có lúc
phía Phnom Penh lại nêu lại vấn đề diệt chủng, một giờ sáng (vì phải chờ buổi
chiêu đãi quá kéo dài do Sihanouk và Monique liên tục hát), Từ Đôn Tín lại gặp
đ/c Niên để đề nghị VN tác động về vấn đề diệt chủng. Ta có thông báo cấp thấp
cho CPC biết ý TQ, cuối cùng phía CPC không nêu vấn đề diệt chủng nữa và cuộc
họp đạt kết quả, TQ hài lòng. Dịp ở Pattaya, đ/c Nguyễn Dy Niên, (là quan chức
cao cấp nhất của ta gặp Sihanouk từ 1975) đã đến chào Sihanouk và chuyển lời
đ/c Lê Đức Anh mời Sihanouk thăm VN.
- Ngày 9/9/1991,
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức TQ ký Thông cáo chung
nêu 5 nguyên tắc chỉ đạo quan hệ 2 nước, thoả thuận Đoàn cấp cao VN chính thức
thăm TQ để bình thường hóa quan hệ 2 nước.
- Ngày 20/9/199:
P-5 họp với SNC tại New York; ngày 24/9 Hun Sen chấp nhận toàn bộ dự thảo
26/11/1990, rút bỏ mọi bổ sung. Dịp này đ/c Trần Quang Cơ có mặt ở New York
tham dự ĐHĐ/LHQ. Lúc đầu tại New York ta và Lào đề nghị với phía CPC lập cơ chế
thông tin cho nhau, phía CPC tiến hành được vài buổi chủ yếu nghe CPC thông
báo, sau đó đến những ngày cuối cùng quyết định thì cả Lào và ta không thể nào
gặp được CPC. Admed, Phó TTK/LHQ thông báo cho ta, phía CPC đã rút bỏ mọi bổ
sung nhưng cả Lào và ta không thể gặp được CPC để xác minh. Phút cuối cùng, khi
mọi việc đã ngã ngũ, Hun Sen ra sân bay chuẩn bị rời New York, đ/c Cơ mới gặp
được Hun Sen, Hun Sen nói tình hình CPC, tình hình quốc tế Liên Xô như thế này
thì phải chấp nhận như vậy, đành phải rút hết bổ sung để còn giữ được bộ phận
quân đội, chính quyền.
- BCT và Ban Bí thư họp tối ngày 3 và sáng ngày 4/10 dưới sự chủ toạ của đ/c TBT Đỗ Mười để cho ý kiến về chủ
trương của ta đối với việc ký kết Hiệp định Paris về CPC. Trong cuộc họp, đ/c
Nguyện Cơ Thạch được mời đến phát biểu. Đến lúc này đ/c Thạch vẫn có ý kiến
khác. Đ/c Thạch nói:” Trong đàm phán không ai bỏ chủ bài. Ta đã bỏ 2 chủ bài
lớn nhất: diệt chủng, giảm quân số. Đáng lẽ phải lấy 2 vấn đề này ngăn Liên hợp
quốc. Con buôn nhỏ cũng phải mặc cả. Đây là cuộc đàm phán lớn mà ta lại bỏ chủ
bài để mặc cả. Ta có thế mạnh là Hiệp định vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc.
Ta có 2 lựa chọn: không ký; ký với bảo lưu rõ ràng, ký và chấp nhận mặt quốc tế
nhưng không chấp nhận mặt nội bộ. Cần phải làm hết mức, nếu bạn CPC không đồng
tình thì ta cũng không còn trách nhiệm lịch sử. Xin cho thêm thời gian để tôi
làm việc với Bộ Ngoại giao rồi BCT bàn lại… Khi tôi đến Paris, tôi xin gặp, anh
Hun Sen đồng ý gặp… Anh Hun Sen có nói dù tôi có thôi chức vụ vẫn yêu cầu tôi
tiếp tục góp ý với anh… Nên đi CPC trao đổi với bạn, tôi xin xung phong đi (2
lần)… Chủ quyền CPC bị vi phạm thì chủ quyền các nước bị đe dọa. TQ ký kết
chỉ tán thành mặt quốc tế, còn mặt nội bộ ta bảo lưu vì nó vi phạm chủ quyền
CPC“. Đ/c Trần Quân Cơ phản ứng nói: như vậy thì cứng quá; lâu nay ta đã
nói ta tôn trọng mọi quyết định của SNC. Đ/c Thạch vẫn giữ ý kiến bảo
lưu và nói thêm rằng: trước đây Mỹ còn không ký Hiệp định Genève về Đông Dương
mặc dù Hội nghị quốc tế đều ký.
Cuối cùng BCT kết luận: “Sau khi nghe báo
cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, BCT đã thảo luận và đi đến kết luận:
1) BCT cho rằng, bạn đã quyết tâm sớm đi
vào giải pháp và đã nhanh chóng rút bỏ tất cả những vấn đề rất quan trọng về
giải pháp mà lâu nay bạn đã đấu tranh, và đã chấp nhận một dự thảo Hiệp định
rất không có lợi.
BCT cũng cho rằng, tình hình quốc tế đã có
những thay đổi lớn. Mỹ đang ra sức khai thác lợi thế của mình, nhằm thao túng
tình hình, thực hiện ý đồ lập trật tự quốc tế mới có lợi cho chúng. Thái độ các
nước khác trong P-5 nói chung cũng lựa chiều theo Mỹ. Các nước thành viên Hội
nghị Paris cũng không muốn gay cấn và muốn sớm giải quyết vấn đề.
Trong tình hình đó, tuy ta sẽ phải ký Hiệp
định Paris, nhưng để giữ lập trường nguyên tắc nhất quán của ta, tránh việc
giải quyết vấn đề CPC trở thành một vấn đề lịch sử trong quan hệ giữa ta và CPC
như đã từng xẩy ra, đồng thời để cho nhân dân VN, nhân dân CPC và nhân dân thế
giới hiểu rõ lập trường của ta, BCT chủ trương một mặt ta cần gặp sớm BCT CPC,
chân thật, thẳng thắn nêu lại với bạn những vấn đề nguyên tắc mà lâu nay ta vẫn
kiên trì, góp với bạn nhưng ý kiến cần thiết trước khi đi vào ký kết; mặt khác
ta bảo lưu một cách khôn khéo việc đòi giữ nguyên tắc tôn trọng Hiến chương
Liên hợp quốc và chủ quyền CPC và một số vấn đề liên quan đến chủ quyền và lợi
ích của ta.
2) Cử đ/c Lê Đức Anh, đại diện BCT, đi trao
đổi với BCT CPC về: a- Đánh giá của ta đối với bản dự thảo cuối cùng của Hiệp
định.
b- Thái độ của VN:
+ VN trước sau vẫn tuân thủ nguyên tắc: các
vấn đề thuộc chủ quyền của CPC do lãnh đạo CPC quyết định. VN tôn trọng các
quyết định đó. Tuy nhiên, trên tinh thần người cộng sản đối với các đ/c CPC,
chúng ta chân thành nêu ý kiến của chúng ta để các đ/c tham khảo.
+ Khi ký kết Hiệp định, với tư cách là một
thành viên Liên hợp quốc và thành viên Hội nghị quốc tế Paris, VN sẽ ra tuyên
bố Chính phủ nói rõ lập trường của mình không tán thành và bảo lưu đối với các
điều khoản Hiệp định vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và chủ quyền của một
nước thành viên Liên hợp quốc…
c- Gợi ý bạn một số việc cần làm để ngăn
chặn tác động bất lợi của Hiệp định sau khi được ký kết …
- Ngày 6/10/1991, đ/c Đỗ Mười điện cho đ/c
Lê Đức Anh trên đường đi “Thường trực ở nhà bàn tiếp về vấn đề CPC thấy rằng
trong tuyên bố về vấn đề CPC sắp tới khi ký Hiệp định Paris, Chính phủ ta cần
nói rõ 3 ý lớn:
1) Thiện chí của ta góp phần vào đi đến
giải pháp về CPC (đã rút hết quân năm 1989).
2) Ta tôn trọng quyết định của SNC.
3) Việc thực hiện Hiệp định Paris về CPC
phải trên Cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng chú quyền CPC.
Nói như vậy là đủ, không dùng từ không tán
thành và bảo lưu vì như vậy đặt ta vào thế đối lập găng với tất cả các nước đã
đồng tình nội dung Hiệp định, mà đằng nào Hiệp định vẫn được ký.
Tôi báo lại Anh ý trên đây để anh lưu ý khi
làm việc với bạn.“
Đ/c Lê Đức Anh đến Phnom Penh sáng ngày
7/10/1991. Sai Phuthong và Hun Sen gặp riêng buổi sáng. Buổi chiều 14 giờ làm
việc với BCT và Ban Bí thư, tất cả uỷ viên đều có mặt. Anh Ngô Điền và anh Ba
Cung (đang có mặt ở Phnom Penh) tham dự cuộc họp. Đ/c Lê Đức Anh nói BCT Đảng
Cộng sản VN đã họp bàn về giải pháp chính trị CPC và cử đ/c sang báo cáo ý kiến
của BCT VN.
Đánh giá tổng quát tình hình 12 năm qua,
đ/c Lê Đức Anh nêu 2 thành tựu lớn:
- Một là giải thoát nhân dân CPC khỏi họa
diệt chủng; những người cộng sản CPC đứng lên lập mặt trận đoàn kết cứu nước
với sự giúp đỡ của Đảng cộng sản và nhân dân VN, đã cứu nhân dân CPC đang trên
bờ vực thẳm, sau đó thực hiện cuộc hồi sinh kỳ diệu, đem lại độc lập tự do và
hạnh phúc bước đầu cho nhân dân CPC. Đó là thành tựu đáng tự hào của những
người cộng sản CPC và VN.
- Hai là giữa 2 Đảng và nhân dân 2 nước đã
hun đúc tình sâu nghĩa nặng, làm cơ sở cho quan hệ hữu nghị bền vững.
Trong đấu tranh cho giải pháp chính trị,
phần đóng góp quan trọng nhất của VN là cuộc chiến đấu của quân tình nguyện VN
nhằm tạo thế cho quân đội CPC. Vì mục đích đó, quân VN đã tiến vào những vùng
chưa từng ai đến, thương vong vì sốt rét rất cao. Quân tình nguyện VN đã trả
giá rất đắt, thương vong trên 10 vạn, trên cơ sở chiến thắng, quân VN đã rút
sớm hơn dự định mà thành quả cách mạng CPC vẫn được giữ vững, do đó thúc đẩy
tiến trình đàm phán tìm giải pháp chính trị cho vấn đề CPC.
Về giải pháp, lập trường nguyên tắc của
Đảng chúng tôi là: Vấn đề CPC do nhân dân CPC quyết định. Phải tôn trọng chủ
quyền nhân dân CPC. Quốc tế chỉ giúp thôi, cao nhất là giám sát và kiểm soát,
tuyệt đối không được vi phạm chủ quyền. Từ đầu cho đến nay, Đảng chúng tôi giữ
lập trường này, không bao giờ đồng tình cho Liên hợp quốc tổ chức tổng tuyển cử
và lâm thời cai trị CPC. Tuy nhiên, chúng tôi tôn trọng quyết định của CPC; khi
CPC để cho Liên hợp quốc tổ chức tổng tuyển cử, lập trường của chúng tôi vẫn
thế nhưng chúng tôi tôn trọng quyền của CPC, không làm trở ngại. Chúng tôi hoàn
toàn không muốn Liên hợp quốc lâm thời cai quản CPC trong thời kỳ quá độ, đó là
lập trường nguyên tắc, nhưng khi Đảng CPC quyết định chấp nhận UNTAC, chúng tôi
không cản trở.
Thái độ VN có 2 vế như vậy. Cuộc họp BCT
của chúng tôi vừa rồi khẳng định lập trường nguyên tắc như vừa trình bày…
Ở Paris, nếu VN phải ký Hiệp định vì tôn
trọng SNC không phải sợ bị cô lập thì VN sẽ ra một tuyên bố chính phủ có 3 nội
dung:
- Thiện chí VN góp phần đạt sớm một giải
pháp chính trị, thể hiện bằng việc rút hết quân tình nguyện năm 1989.
- Tôn trọng các quyết định của SNC.
- Việc thực hiện Hiệp định phải trên cơ sở
tôn trọng chủ quyền của CPC và Hiến chương Liên hợp quốc.
Chúng tôi nói với nhân dân VN: 10 năm qua,
ta đã gửi con em đi làm nghĩa vụ quốc tế ở CPC, chúng ta đã làm tròn nhiệm vụ,
những người cộng sản VN tự hào mang danh hiệu đảng viên cộng sản. Về phần các
đ/c chắc cũng như thế. Đế quốc chửi cộng sản, chúng ta càng tự hào là người
cộng sản.
BCT vừa họp xong đã giục tôi đi báo cáo,
chưa có văn bản, xin các đ/c thông cảm, có gì sai sót xin lượng thứ trên tinh
thần người cộng sản. Đề nghị các đ/c chuẩn bị nhiều phương án đấu tranh, mọi
phương án phải bám dân, bám cơ sở để giành thắng lợi cuối cùng cho CPC.
Anh Heng Somrin nói mấy lời cảm ơn. Anh
nói: Đàm phán diễn ra phức tạp, ta cố giữ lập trường nguyên tắc nhưng có những
điểm 2 Đảng chúng ta nhất trí kiên trì nhưng rồi không giữ được, trong 5 nước
lớn không còn ai ủng hộ ta. Sắp tới càng phức tạp nên ta muốn hạn chế tiêu cực.
Chúng tôi sẽ nghiên cứu để tìm cách đấu tranh. Sau đó, anh Heng Somrin nói về
Đại hội Đảng bất thường (sẽ họp ngày 16-17/10).
Hun Sen phát biểu, nêu những khó khăn trong
đàm phán với tình hình quốc tế bất lợi Nhà nước CPC bị cô lập trong những vấn
đề còn lại. Họp SNC ở đâu, P-5 cũng bám theo và tạo sức ép. Vì quyền quyết định
cuối cùng của UNTAC, đã cố tránh đưa ra rộng, đòi bàn trước trong SNC nhưng
Sihanouk đưa ra, buộc Hun Sen phải trả lời. Gạt không được, chỉ có thể giảm nhẹ
đi thôi. Anh Heng Somrin vừa nói là tìm cách đấu tranh ở Paris, nhưng tôi thấy
hết cách rồi. Chỉ có VN, Lào, Ấn Độ ủng hộ còn tất cả đều ép mạnh. Liên Xô khác
trước, chỉ đến để moi tin và truyền đạt cho phía bên kia, nên chúng tôi không
dám thông báo kỹ hay bàn bạc.
- Ngày 23/10/1991, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber ở thủ đô Paris,
các nước tham gia Hội nghị quốc tế Paris về CPC dã ký Hiệp định về giải pháp
toàn bộ cho vấn đề CPC. Ngày 3/11/1991, tại Hà Nội, đoàn Đảng CPC do Heng
Somrin, Chea Sim dẫn đầu làm việc với đoàn đại biểu Đảng ta về đôi mới quan hệ
2 Đảng trong tình hình mới; ngày 9/11/1991, đ/c Hồng Hà và Ker Kim Đan ký biên
bản về những vấn đề cấp bách trong quan hệ 2 Đảng, 2 nước. Ngày 24-
31/10/1991, đ/c Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm hữu nghị các nước ASEAN:
Indonesia, Thái Lan, Singapore. Ngày 5/11/1991, đ/c TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ
Văn Kiệt thăm hữu nghị chính thức TQ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ 2 Đảng 2
nước. Ngày 14/11/1991, Sihanouk trở về Phnom Penh.
Từ đây kết thúc vấn đề VN ở CPC; quan hệ
Việt-Trung được bình thường trở lại kể từ 1978; VN-ASEAN chấm dứt 13 năm đối
đầu về vấn đề Camnuchia. Từ thời điểm này mở ra một giai đoạn hoàn toàn mới trong
hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước VN theo hướng ta thực hiện chính sách
đối ngoại rộng mở, đưa dạng hoá và đưa phương hoá với tinh thần VN muốn là bạn
với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới.
*
*
Tôi đã ghi chép và kể lại hết tất cả hiểu
biết của mình về giai đoạn 1975 – 1991, chủ yếu là vấn đề CPC. Cảm tưởng của
tôi là 13 năm đó thật sự quá nặng nề, bao nhiêu vật chất, công sức kể cả máu
xương đã đổ xuống mà chắc hậu quả còn lâu dài. Tôi nghĩ rằng ta nên tổng kết
giai đoạn này để từ đó rút ra bài học cho hoạt động của ta hiện nay. Tôi không
dám làm tổng kết chỉ xin mạnh dạn nêu một số suy nghĩ như sau.
Một là, trong từng giai đoạn cách mạng chúng ta nên xác định
mục tiêu. và lợi ích cơ bản mang tính chất bao trùm của giai đoạn đó và mọi đường
lối chiến lược và sách lược cả đối nội và đối ngoại của ta phải phục vụ cho mục
tiêu và lợi ích cơ bản đó. Việc xác định mục tiêu và lợi ích cơ bản, bao trùm
đó phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, đánh giá đúng, chính xác thế và
lực của ta, hết sức tránh chủ quan duy ý chí vì điều này có thể dẫn đến những
hậu quả không lường hết được.
Phải
chăng sau 1975, chúng ta đã đánh giá quá mức thế và lực của chúng ta như nhận
định đất nước ta mãi mãi sạch bóng quân thù, không kẻ thù nào dám nhòm ngó nữa
và từ đó chủ trương hành động của chúng ta có những sai lầm nhất định. Từ những suy nghĩ đó, phải chăng nên xác định mục tiêu
và lợi ích bao trùm của ta trong giai đoạn hiện nay là phấn đấu “duy trì và
củng cố môi trường hòa bình, tập trung sức đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội,
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mọi cố
gắng cao nhất của ta là nhằm để thực hiện mục tiêu đó, khi cần phải hy sinh,
lùi một bước để tiến hai bước như Bác Hồ đã sử dụng rất tài tình sách lược đó
trong những năm 1945-1946, phấn đấu không để những vấn đề cục bộ, tạm thời có
thể làm chệch hướng lợi ích cơ bản, bao trùm đó.
Hai là, đối với một nước vừa và nhỏ như ta, kinh nghiệm của ta
cũng như kinh nghiệm của thế giới là cần phải kiên quyết giữ vững đường lối độc
lập, tự chủ, giữ quan hệ cân bằng với tất cả các nước lớn. Cân bằng ở đây có
nội dung là tạo ra thế đứng độc lập và trong mọi hoàn cảnh tạo được khả năng
khai thác mọi thuận lợi, hạn chế mọi bất trắc trong quan hệ với tất cả các nước
lớn, các trung tâm kinh tế-chính trị lớn trên thế giới. Để thực hiện được tốt
điều đó, điều cần thiết là phải thiết lập được mối quan hệ hữu nghị, thân thiện
với các nước láng giềng xung quanh ta. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tuyệt
đối không đi với một nước lớn này chống lại một nước lớn khác.
Ba là, nhận thức đúng đắn việc làm nghĩa vụ quốc tế theo đúng
luận điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin. Cách mạng không làm thay. Sự nghiệp cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hơn nữa, cách mạng nước nào lo do bản thân quần
chúng, nhân dân nước đó quyết định, bên ngoài chỉ có thể giúp đỡ chứ không thể
làm thay. Đó phải chăng là bài học thấm thía ta rút ra được sau 13 năm tận tình
giúp cách mạng CPC.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là, trong quan hệ với CPC, chúng ta cần thiết
đi sâu nghiên cứu đặc tính của người CPC. Bản thân tôi nhiều năm gần gũi và
công tác về CPC nhưng thật sự cũng thấy khó kết luận …
Ấn tượng sâu sắc nữa của tôi là thái độ của
TQ, qua hơn 10 năm theo dõi thái độ của TQ về vấn đề CPC và trong quan hệ đối
với ta, tôi cảm nhận một
cách mạnh mẽ rằng đối với VN, những ý kiến của TQ về những vấn đề trong quan hệ
hai nước mang nặng ý kiến của “thiên triều”, những điều kiện TQ đặt ra
trong quan hệ với ta, TQ kiên quyết giữ từ đầu chí cuối, không hề thay đổi mà chỉ
một mực ép ta phải thực hiện đúng như điều TQ đặt ra, không một chút nhân
nhượng, nếu cần nhân nhượng, TQ có thể nhân nhượng với các nước lớn khác chứ
không bao giờ TQ nhân nhượng đối với ta. Liên hệ điều này với tình trạng tranh
chấp ở Trường Sa, tôi thấy đây là bài toán rất hắc búa vì tôi không nghĩ rằng
TQ có thể có nhân nhượng nào đó dù là nhỏ đối với ta trong vấn đề này./.
Tháng 6 năm 1995
—-
34 Thứ trưởng ngoại giao. Nay là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
phụ trách Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng CPC (2006)
No comments:
Post a Comment