11-12-2012
Bộ
Thông Tin Truyền Thông đã chính thức thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ viễn
thông di động của công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (Indochina
Telecom). Đông Dương Telecom có nguồn vốn và chi phối thực tế bởi ông Nguyễn
Bang. Ông Nguyễn Bang là sui gia với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Được
cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam vào tháng 8/2009, tuy nhiên sau 3 năm
không triển khai cung cấp dịch vụ, đến nay Đông Dương Telecom đã chính thức bị
loại khỏi sân chơi di động béo bở.
Đông
Dương Telecom là mạng di động thứ 8 được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, cũng
là nơi đang sở hữu đầu số 'vàng' 099.
Đông
Dương Telecom còn được gọi là 'mạng di động ảo', bởi mô hình hoạt động của nó
là đi thuê lại cơ sở hạ tầng của các mạng khác, không có băng tần riêng và cũng
không tốn chi phí đặt trạm phát sóng, mua máy móc...
Vào
tháng 3/2009, trang blog Change We Need được cho là của ông Trần Huỳnh Duy Thức
tiết lộ: Đông Dương Telecom có nguồn vốn và chi phối thực tế bởi ông Nguyễn
Bang. Ông Nguyễn Bang là sui gia với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bên
cạnh đó, Đông Dương Telecom còn có sự tham gia của ông Đỗ Trung Tá – cựu Bộ
trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông (Nay là Bộ Thông Tin & Truyền Thông).
Dưới
đây là bài viết 'Chuyện về gia đình phò mã và sui gia Thủ tướng'
liên quan được đăng trên Blog Change We Need. Đây là bài viết từng thu hút sự
chú ý của dư luận lúc bấy giờ, và có lẽ bài viết này là một trong những nguyên
nhân khiến tác giả của nó bị trả thù khủng khiếp qua mức án 16 năm tù giam.
_________________________________
Chuyện
về gia đình phò mã và sui gia Thủ tướng
Change We Need - Chắc
trong chúng ta sẽ có lần thắc mắc sao lại không có mã di động 099 mà chỉ có
090, 091, 092, 093, 094, 095, 096, 097, 098. Năm trước thấy Bộ Thông Tin Truyền
Thông nói hết kho số 09 cho di động nên mới ra kho số 012… Sắp tới mọi người sẽ
có câu trả lời vì sẽ thấy một “chú” di động mới ra đời, có dịch vụ di động mang
mã số 099-xxx-xxxx. Nhà cung cấp dịch vụ này mang tên Indochina Telecom. Chắc
ai cũng sẽ đang thắc mắc Indochina Telecom của ai mà lại được dành cho mã di
động đẹp nhất Việt Nam như thế.
Indochina
Telecom được thành lập dưới danh nghĩa của Tổng cục II Bộ Quốc Phòng nhưng
nguồn vốn và chi phối thực tế từ ông sui của anh 3 Thủ Tướng – ông Nguyễn Bang
(cha của Nguyễn Bảo Hoàng hay Henry) và con rễ của ông ấy (Thomas O’Cornor, tức
anh rễ của Hoàng), có sự tham gia của ông Đỗ Trung Tá – nguyên Bộ trưởng Bộ
BCVT. Ngoài ưu tiên được dành mã số đẹp, công ty viễn thông này còn có một đặc
tính khác lạ hơn so với các công ty di động khác hiện nay, đó là nó không phải
bỏ ra hàng trăm triệu Đô-La để đầu tư nhà trạm phát sóng, máy móc thiết bị đắt
tiền tốn kém, mà tất cả các công ty di động của Tập Đoàn Bưu chính Viễn Thông
VNPT bao gồm Vinaphone, Mobifone và một phần của Viettel Mobile sẽ phải “phát
sóng thay” cho nó. Mà nó cũng chẳng phải bỏ tiền ra mua các sóng này, thay vào
đó nó chơi rất “cha” bằng cách khi nào nó bán được dịch vụ, tức là khách hàng
099 mà có gọi và phát sinh doanh thu thì nó ăn chia phần trăm lại cho các công
ty di động này. Đúng là một hợp trong trong mơ cũng không thể có được. Chẳng
phải bỏ tiền ra đầu tư ban đầu tốn kém, cũng chẳng phải chịu rủi ro nếu mua
sóng theo dung lượng nào đó mà chưa biết bán tới đó hay không. Ấy vậy mà một
công ty di dộng có mã đẹp như thế chỉ cần vài chục triệu Đô-La Mỹ là hoạt động
được rồi. Dự kiến là siêu lợi nhuận vì di động bình thường (phải đầu tư lớn) đã
lời rất nhiều, còn cái này thì chẳng phải đầu tư gì đáng kể.
Mấy
chục triệu Đô-La này phía Tổng cục II không phải bỏ ra mà gia đình ông sui anh
3 lo hết. Nhưng trên thực tế, khoản tiền này cũng chẳng phải là tiền túi của
gia đình này mà nó có nguồn gốc thật đáng xấu hổ. Những ai đọc các loạt bài ca
ngợi phò mã Henry cách đây hơn một tháng trên các báo lề phải thì chắc vẫn còn
nhớ các bồi bút nhắc tới VITC là một công ty được vị phò mã (tức là lúc đó chưa
phải phò mã) Henry thành lập và phát triển nó lớn mạnh đến mức doanh số cả chục
triệu Đô. Doanh số lên cả chục triệu là thật nhưng sự thật đầy đủ thì hãy đọc
tiếp dưới đây.
Nguyễn
Bang khi mới sang VN móc nối được với Đỗ Trung Tá và mua chuộc tay quan tham
này cho một kế hoạch mà nhiều người tin là được toan tính từ đó đến nay. VITC
do con rễ của ông Bang là Thomas O’Cornor thành lập, đang buôn linh tinh đủ thứ
từ xử lý môi trường, PVC, xuất khẩu ở VN thì đột ngột nhảy vào lĩnh vực viễn
thông và có ngay hợp đồng với công ty Viễn thông Quốc tế VTI (trực thuộc VNPT)
để chuyển lưu lượng điện thoại từ nước ngoài về VN với trị giá cả triệu Đô-La
Mỹ một tháng. Điều kỳ lạ là nếu như các công ty khác làm ăn tương tự với VTI
(như AT&T, France Telecom, …) đều phải thanh toán trước thì VITC luôn
được thanh toán sau với trị giá có thời điểm lên đến gần 50 triệu Đô. Việc làm
ăn này bắt đầu từ 2002 và lúc đó Henry đang làm Giám đốc kinh doanh cho VITC,
anh rễ Thomas làm Tổng Giám Đốc, ông bố Nguyễn Bang làm Chủ Tịch. Ai cũng thắc
mắc tại sao những tay Việt kiều này lại có thể chiếm dụng một số lượng vốn hàng
chục triệu Đô thường xuyên và lâu dài như vậy. Có một số quan chức VNPT muốn
đưa vấn đề này ra nhưng đều thất bại vì lúc đó ông Đỗ Trung Tá đã trở thành Bộ
Trưởng Bộ BCVT từ cái ghế Chủ Tịch HĐQT VNPT.
Số
vốn chiếm dụng này gia đình Nguyễn Bang dùng đầu tư vào chứng khoán, bất động
sản và mở một nhà hàng tên Vine ở số 1 Xuân Diệu, Hà Nội. Đến tháng 3/2008 VITC
tuyên bố đóng cửa VPĐD tại VN với số nợ VTI lúc đó lên tới 23 triệu Đô-La Mỹ,
và giải tán toàn bộ nhân viên đang làm việc ở đây. Tuy nhiên sau đó, theo đề
nghị của ông Tá và lãnh đạo VTI nên VITC duy trì một văn phòng giả, lẳng lặng
chuyển hết máy móc về số 1 Xuân Diệu, cho thiết bị chạy không tải, không có lưu
lượng để qua mắt các nhà chức trách để duy trì cái hợp đồng với VTI nhằm chiếm
dụng 23 triệu lâu dài. Kế hoạch của gia đình Nguyễn Bang cấu kết với Đỗ Trung
Tá (dù giờ đây không còn làm Bộ Trưởng nhưng vẫn còn ảnh hưởng mạnh trên chính
trường, đặc biệt là với ông 3 Dũng) là VTI sẽ xóa nợ 23 triệu này bằng những
thủ đoạn như đối soát cước, mua lại cổ phần của VITC bên Mỹ, … Tuy nhiên việc
này đến hiện nay đang gặp phản đối của nhiều người trong VNPT nên đến giờ vẫn
không thực hiện được. Nhưng số tiền 23 triệu Đô thì vẫn nằm trong túi gia đình
Nguyễn Bang và bây giờ được tiếp tục đầu tư vào Indochina Telecom.
Trong
quá trình lừa đảo trên, có một số nhân viên VITC, người nước ngoài lẫn người
Việt cũng bị gia đình Nguyễn Bang lừa đảo và lợi dụng nên rất bất bình. Họ đang
tìm cách đưa vấn đề này ra ánh sáng. Donald Berger (người Canada) đầu tiên hùn
hạp với Thomas làm nhà hàng Vine, mới đây bị Thomas hất văng khỏi nhà hàng này.
Hay như Larry Grace, một luật sư ở Chicago và là bạn học đại học của Hoàng phò
mã, có thời được Thomas (thường gọi là Tom) mời sang tư vấn vụ bán một phần cổ
phần của VITC cho VNPT (25%). Tuy nhiên chỉ sau 1 thời gian ngắn làm việc với
gia đình này thì Larry phát hiện ngay ra đây là một công ty lừa đảo và ngay lập
tức bỏ dở dự án và rút về nước làm Thomas và Hoàng vô cùng cay cú. Larry đã
nhận ra bản chất lừa đảo của Tom và gia đình Nguyễn Bang từ rất sớm đã có một
lần khởi kiện Tom ở Singapore liên quan đến việc lừa đảo và sử dụng vốn sai mục
đích. Tom đã phải tốn khá nhiều tiền để lo lót vụ này êm xuôi. Larry cách đây
vài năm đã gửi thư đến VNPT tố cáo bản chất lừa đảo của VITC và dụng ý xấu của
Tom nhưng chả ai quan tâm. Nhưng Larry tuyên bố sẽ không bỏ cuộc trong việc
vạch mặt việc chiếm dụng 23 triệu Đô tiền của nhà nước (tức của nhân dân).
Tôi
tin là câu chuyện này sẽ bị lôi ra ánh sáng, không sớm thì muộn. Anh 4 cũng đã
nắm được thông tin này, hy vọng sẽ là một bằng chứng tốt để trừng trị Đỗ Trung
Tá – thân tính của anh 3.
No comments:
Post a Comment